• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: TIẾT 11.

BÀI LUYỆN TẬP 1 I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm cơ bản: Chất, đơn chât, hợp chất, phân tử, nguyên tử, nguyên tố, ký hiệu hoá học, phân tử khối.

- Hiểu thêm được nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào và đặc điểm của những loại hạt đó.

2/ Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng phân biệt chất, vật thể ; Xác định NTHH dựa vào NTK 3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4.Về thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa.

5.Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

II/ Chuẩn bị:

1/ GV: - Sơ đồ câm về mối quan hệ giữa các khái niệm.

- Bảng phụ tổ chức trò chơi ô chữ. Hệ thống câu hỏi, bài tập.

2/ HS: Ôn tập các kiến thức cơ bản trong chương.

III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, học tập hợp tác nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1’) - Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3/ Bài mới: (40’)

* Đặt vấn đề: Để thấy mối quan hệ giữa các khái niệm đã học, nắm chắc nội dung các khái niệm và phân biệt trong thực tế đời sống.

* Phát triển bài

Hoạt động 1:

Mục tiêu: Củng cố kiến thực trọng tâm về chất, nguyên tử, phân tử Thời gian: 15’

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm Phương pháp: Vấn đáp tái tạo, hợp tác nhóm

Kỹ thuật: Động não, đọc tích cực, hỏi và trả lời.

(2)

Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV cho HS nhắc lại các kiến thức đã

học(Vật thể, chất, nguyên tử, phân tử).

- GV đưa sơ đồ câm , học sinh lên bảng điền các từ - cụm từ thích hợp vào ô trống.

Vật thể

(Tự nhiên, nhân tạo)

(Tạo nên từ NTHH)

( 1 NTHH) ( 2 NTHH trở lên)

(Hạt hợp thành (Hạt hợp thành là các ng. tử hay phân tử) phân tử)

* GV nhận xét, bổ sung và tổng kết các khái niệm trên.

- GV tổ chức cho HS trò chơi ô chữ để khắc sâu các khái niệm đã học.

- GV chia lớp theo nhóm, phổ biến luật chơi- cho điểm theo nhóm bằng việc trả lời câu hỏi.

*Câu 1: (8 chữ cái) Hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.

*Câu 2: ( 6 chữ cái) Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.

*Câu 3: (7 chữ cái) Khối lượng phân tử tập trung hầu hết ở phần này.

*Câu 4: (8 chữ cái) Hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích âm.

*Câu 5: (6 chữ cái) Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang giá trị điện tích dương.

*Câu 6: (8 chữ cái) Chỉ tập trung những nguyên tử cùng loại( có cùng số proton trong hạt nhân).

- Các chữ cái gồm: Ư,H, Â,N, P, T.

Nếu học sinh không trả lời được thì có 1

I.Kiến thức cần nhớ:

1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm:

- GV đưa sơ đồ lên bảng.

2. Tổng kết về chất, nguyên tử hay phân tử:

* Đáp án:

+ Hàng ngang:

C1: Nguyyên tử.

C2: Hổn hợp.

C3: Hạt nhân.

C4: Electron.

C5: Proton.

C6: Nguyên tố.

+ Cột dọc: Phân tử.

(3)

gợi ý

- GV tổng kết, nhận xét.

GV: yêu cầu HS làm bài tập 1,2 trang 30- 31/sgk

HS trả lời ngay.

- GV đưa 1số bài tập lên bảng phụ, hướng dẫn HS cách làm.

Hoạt động 2:

Mục tiêu: Luyện một số dạng bài tập cơ bản Thời gian: 20’

Phương pháp: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Hình thức tổ chức: dạy học cá nhân, dạy học nhóm Kỹ thuật dạy học: động não, hỏi và trả lời.

Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG

*Bài tập 1: Phân tử một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hiđro, và nặng bằng nguyên tử oxi.

a, Tính NTK của X, cho biết tên và KHHH của nguyên tố X.

b, Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.

- GV hướng dẫn:

a, Dựa vào thành phần hợp chất. Biết NTK của oxi X.

b, Biết KLNT C trong phân tử, tìm % C.

Bài tập 3/sgk/31 - GV hướng dẫn:

a, Dựa vào thành phần phân tử hợp chất hợp chất.

Tính PTK của khí hiđro PTK của hợp chất.

b,Từ PTK của hợp chất tìm được NTK của X.

II/ Bài tập:

* BT 1,2 trang 30-31 Giải:

a, KLNT oxi là: 16 đvC.

PTK hợp chất = 16 đvC

NTK X + 4.1 = 16 đvC.

X = 16 - 4 = 12 đvC.

Vậy X là Cac bon, kí hiệu: C.

b,

% C = .100% 75%.

16

12

* BT3:( trang 31) Giải:

a,PTK hợp chất = 2.31 = 62 đvC

b, 2.NTKX + 16 = 62 đvC

(4)

Tìm X. NTK X = 62 16 23

2

đvC. X là Na

4/ Củng cố: (2 phút)

- Nhắc lại kiến thức cơ bản.

- Phân biệt đơn chất, hợp chất . 5/ Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Ôn tập các khái niệm.

- Bài tập về nhà: 4,5 (31- Sgk).

V/ Rút kinh nghiệm

(5)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 12.

CÔNG THỨC HOÁ HỌC I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức : Biết được:

- Công thức hoá học (CTHH) dùng để biểu diễn thành phần phân tử của chất.

- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiêu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có)

- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.

- Cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.

- CTHH cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và PTK của chất.

2/ Kĩ năng :

- Quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.

- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.

- Nêu ý nghĩa CTHH của chất cụ thể.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Về thái độ và tình cảm

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa.

5/ Định hướng phát triển năng lực

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

II/ Chuẩn bị:

1. GV: - Tranh vẽ mô hình tượng trưng 1 mẫu kim loại đồng, khí oxi, khí hydro, muối ăn, khí cacbonic.

2. HS: đọc trước bài ở nhà III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: ( 1 phút)

(6)

- Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

HS1: Thế nào là đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ phân tích thành phần?

Đáp án:

- Đơn chất: là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học VD: Đơn chất photpho được tạo nên từ nguyên tố P

Hợp chất: là chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên

VD: Hợp chất muối ăn được tạo nên từ nguyên tố natri và nguyên tố Clo 3/ Bài mới: ( 30 phút)

*Đặt vấn đề: Người ta đặt ra ký hiệu hoá học để biểu diễn nguyên tố hoá học.

Thế còn chất thì biểu diễn bằng cách nào. Ta đã biết chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học. Vậy dùng ký hiệu của nguyên tố hoá học có thể viết thành công thức hoá học để biểu diễn chất. Bài học này giúp ta biết được cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học.

* Phát triển bài:

Hoạt động 1:

Tìm hiểu CTHH của đơn chất Mục tiêu: biết CTHH của đơn chất

Thời gian: 10’

Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV treo tranh vẽ mô hình tượng trưng một mẫu đồng, khí oxi, khí hydro.

- Yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử có trong 1 phân tử mỗi mẫu đơn chất trên.

?Hạt hợp thành của đơn chất là gì?

Đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học?

- HS: Hạt hợp thành đơn chất là nguyên tử hoặc phân tử. Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học tạo nên (Mẫu đơn chất kim loại đồng, đơn chất oxi).

? Có đơn chất nào mà hạt hợp thành là phân tử không?(Phi kim là chất khí).

- Hãy viết công thức hoá học của đơn chất phi kim.

- HS viết công thức chung của đơn chất (Au)...

- CTHH dùng dể biểu diễn chất.

I/ Công thức hoá học của đơn chất:

1/ Đơn chất kim loại:

Hạt hợp thành là nguyên tử: Ký hiệu hoá học được coi là công thức hoá học.

Ví dụ: Cu, Na, Zn, Fe.

2/ Đơn chất phi kim:

- Hạt hợp thành là nguyên tử : Ký hiêu hoá học là công thức hoá học.

Ví dụ: C, P, S.

- Hạt hợp thành là phân tử (thường là 2): Thêm chỉ số ở chân ký hiệu.

Ví dụ: O2, H2, N2. Hoạt động 2: ( 7 phút)

Mục tiêu: biết CTHH của hợp chất Hình thức tổ chức:Dạy học phân hóa

(7)

Phương pháp:nêu và giải quyết vấn đề Kĩ thuật dạy học:kt đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV treo tranh mô hình mẫu nước,

khí cacbonic, muối ăn.

- HS phân tích hạt hợp thành của các chất này.

- HS suy ra cách viết công thức hoá học của hợp chất từ công thức chung của đơn chất.

- HS nêu A,B,C,x,y,z..biểu diễn gì?

- GV lưu ý: Chỉ số là 1 thì không ghi.

- HS viết công thức hoá học của các mẫu trên.

*GV cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ.(Phần công thức hoá học của hợp chất).

- Đại diện nhóm làm, nhóm khác nhận xét. Cách đọc tên.

II/ Công thức hoá học của hợp chất:

- Công thức hoá học của hợp chất gồm ký hiệu của những nguyên tố tạo ra chất, kèm theo chỉ số ở chân.

Tổng quát:

AxBy Trong đó: A, B, C là KHHH

AxByCz x, y, z: là chỉ số Ví dụ: H2O, CO2, NaCl.

*Lưu ý: CaCO3 thì CO3 là nhóm nguyên tử.

(NH4)2SO4 thì SO4 là nhóm nguyên tử.

Hoạt động 3: ( 13 phút) Mục tiêu: nêu được ý nghĩa của CTHH

Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm Kĩ thuật dạy học: động não

Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV đặt vấn đề: Các công thức hoá

học trên cho ta biết gì.

-HS thảo luận nhóm rồi ghi vào giấy trả lời.

-GV tổng hợp lại.

*GV lưu ý cách viết : +Ký hiệu: 2Cl và Cl2. +Chỉ số: CO2.

+Hệ số: 2H2O, 3H2.

GV: Cho biết ý nghĩa của các CTHH sau:

1/ CaCO3 3/ Fe2O3

2/ Al2(SO4)3 4/ C2H6O

HS: thảo luận nhóm làm ra bảng phụ

III/ Ý nghĩa của công thức hoá học:

*Mỗi công thức hoá học chỉ 1 phân tử của chất cho biết:

- Nguyên tố nào tạo ra chất.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.

- Phân tử khối của chất.

VD: 2/ Al2(SO4)3

- Hợp chất tạo nên từ 3 nguyên tố: Al, S và O

- Trong 1 phân tử hợp chất có 2 Al, 3 S và 12 O

(8)

- PTK = 27.2+(32+16.4).3=342 đvC

4/Củng cố: ( 8 phút) Bài tập 3/ SGK/34

Tên hợp chất Thành phần phân tử

CTHH PTK

a/ Canxi oxit 1 Ca và 1 O CaO 40.1+16.1=56

b/ Amoniac 1 N và 3 H NH3 14.1+1.3=17

c/ đồng sunfat 1 Cu, 1 S và 4 O CuSO4 64.1+32.1+16.4=

160 - HS đọc phần ghi nhớ.

5/ Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút) - Học bài, đọc phần đọc thêm.

- Bài tập về nhà:1,3,4 (sgk trang 33).

- Chuẩn bị bài Hóa trị

V/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng