• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn: 27/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIẾT 63: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI ( phần 1 ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học....

- Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán âu sầu của vương quốc nọ vì thiéu tiếng cười. Đoạn cuối đọc nhanh hơn, háo hức hi vọng.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ nội dung bài .

- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài: “ Con chuồn chuồn nước” và trả lời câu hỏi.

+ Nội dung chính của bài là gì?

- Nhận xét.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

+ Tên chủ điểm tuần này là gì?

+ Chủ điểm gợi cho em về điều gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK.

+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh?

- GV giới thiệu: Vì sao mọi người lại buồn bã rầu rĩ như vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay .

2.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Chủ điểm : Tình yêu và cuộc sống . + Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ con người nên lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, yeuu con người xung quanh mình.

- HS quan sát tranh

+ Tranh vẽ một vị quan đang quỳ lạy đức vua ngoài đường. Trong tranh vẻ mặt của tất cả mọi ngời đều rầu rĩ.

- Lắng nghe.

(2)

- 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

- Hs đọc nối tiếp lần 1, kết hợp : + Sửa lỗi phát âm, ngắt câu dài.

- HS đọc thầm chú giải

- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ:

+ Giải nghĩa các từ: Nguy cơ, thân hình, du học ( Như chú giải SGK ).

- HS đọc nối tiếp lần 3, nhận xét.

- HS đọc theo nhóm bàn.

- GV đọc mẫu bài.

b. Tìm hiểu bài:

* Đoạn 1:

- Yêu cầu HS đọc lướt.

+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn ?

+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?

+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ? + Đoạn 1 cho ta biết điều gì?

- GVnhận xét,bổ sung, ghi bảng

- Giảng: Đoạn 1 vẽ lên trước mát chúng ta một vương quốc buồn chán, tẻ nhật đến mức chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, ở đâu cũng thấy khuôn mặt rầu rĩ héo hon.

Nhưng nhà vua vẫn còn tỉnh tao để thấy mối nguy hại đó. Ông liền cử một viên đạu thần đi du học môn cười. Vậy kq ra sao chúng ta tìm hiểu đoạn 2 .

* Đoạn 2 + 3 :

- Yêu cầu HS đọc thầm.

+ Kết quả của viên đại thần đi du học như

- HS đọc nối tiếp 3 lượt.

+ HS 1: Ngày xửa ngày xưa … về môn cười.

+ HS 2: Một năm trôi qua … học không vào.

+ HS 3: Các quan nghe vậy … ra lệnh

- HS lập nhóm đọc bài.

- 1 HS đọc.

- Lắng nghe GV đọc.

1. Kể về cuộc sống của vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười .

+ Mặt trời không muốn dậy, Chim không hót, hoa không nở, khuôn mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà .

+ Vì dân cư ở đó không ai biết cười.

+ Nhà vua đã cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên môn về cười .

+ Kể về cuộc sống của vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười .

- HS chú ý lắng nghe.

2. Nói về việc nhà vua cử người đi du học nhưng bị thất bại và hy vọng mói của triều đình

+ Sau một năm viên đại thần về xin

(3)

thế nào?

+ Điều gì xảy ra ở phần cuối của đoạn này?

+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?

+ Em hãy nêu ý chính của đoạn 2 và 3 ?

- GV chốt ý đúng, ghi bảng.

- Giảng: Không khí ảo não lại bao trùm lên triều đình khi việc cử người đi học bị thất bại. Nhưng hi vọng mới của triều đình lại được nháy lên khi thị vệ đang bắt được một người đang cười sằng sặc ở ngoài đường.

Điều gì sẽ xảy ra các em sẽ tìm hiểu ở phần sau.

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm nội dung bài.

- GV kết luận, ghi bảng.

- Yêu cầu HS nhắc lại ND bài.

* Liên hệ giáo dục quyền trẻ em: Quyền được giáo dục về các giá trị.

c. Luyện đọc diễn cảm:

- Gọi 4 HS đọc bài theo hình thức phân vai + Cần đọc bài với giọng ntn ?

- Treo bảng phụ đoạn cần đọc diễn cảm:

Đoạn 2, 3 + Gọi 1 HS đọc

+ Phát hiện giọng đọc

+ Những từ ngữ cần nhấn giọng + Gọi HS thể hiện lại.

+ Nhận xét

+ HS thi đọc diễn cảm, bình chọn + GV nhận xét.

chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng không học nổi. Các quan đại thần nghe vậy thì ỉu xìu, còn nhà vua thì thử dài. Không khí triều đình ảo não.

+ Thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường .

+ Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào .

+ Đ2 : Nói về viậc nhà vua cử người đi du học nhưng thất bại .

+ Đ3. Hi vọng mới của triều đình . - HS lắng nghe.

- HS đọc thầm tìm ND bài.

- HS phát biểu .

* Ý chính: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt , buồn chán .

- 4 HS đọc bài.

- HS nêu: Bài cần đọc với giọng rõ ràng và theo từng nhân vật trong bài.

“ Vị đại thần vưa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội.

Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy đã ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não.

Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Đức vua phấn khởi ra

(4)

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Qua bài học em học em thấy cuộc sống nếu thiếu tiếng cười sẽ như thế nào ? - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài, kể lại phần đầu câu truyện cho người thân nghe và xem bài

“Ngắm trăng”.

lệnh.”

+ Thiếu tiếng cười cuộc sống trở nên buồn chán, ảm đạm ...

TOÁN

TIẾT156: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH CÓ SỐ TỰ NHIÊN ( Tiếp) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phép nhân, phép chia các số tự nhiên.

- Tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

2. Kĩ năng:

- Giải bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 em lên bảng làm bài tập số 4.

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên.

2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

+ Nhân với số có hai, ba chữ số, cách viết các tích riêng có gì đặc biệt?.

- Lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.

a) 1268 + 99 + 501 = 1868 745 + 268 + 732 = 1745 b) 121 + 85 + 115 + 469 = (121 + 469) + (85 +115) = 590 + 200 = 790

- Nhận xét.

- Lắng nghe

Bài 1.

Đặt tính rồi tính.

- HS lên bảng cả lớp làm vào vở.

a) 2057 x 13 = 26741

(5)

+ Muốn chia số có hai (ba) chữ số, ta cần ước lượng như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài

- Nhận xét

+ Nêu đặc điểm của phép chia có dư?

* Chốt: Cách nhân chia với/cho có hai chữ số.

Bài 2

- HS đọc yêu cầu bài tập và nhận xét:

- HS làm bài. 2 HS lên bảng làm.

- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.

+ Muốn kiểm tra kết quả phép nhân, chia, ta làm như thế nào?

- GV nhận xét Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- HS điền kết quả theo nhóm đôi GV phát phiếu cho 2 HS làm bài.

- HS dán kết quả, nhận xét, góp ý.

+ Đó là tính chất nào? phát biểu.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở bài tập để kiểm tra.

Bài 4:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?

428 x 125 = 53500 3167 x 204 = 646068 b) 7368 : 24 = 307

13498 : 32 = 421 (dư 26) 285 120 : 216 = 1320 - Nhận xét, sửa sai.

Bài 2: Tìm x:

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở

a) 40 x x = 1400 x = 1400 : 40 x = 35

b) x : 13 = 205 x = 205 x 13 x = 2665

a) x là thừa số chưa biết trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

b) x là số bị chia chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia.

- Hs trả lời.

Bài 3:

- Viết chữ và số vào "….".

+ a x b = b x a -> Tính chất giao hoán.

+ (a x b) x c = a x (b x c) => nhân 1tích với 1 số.

+ a x 1 = 1 x a = a => nhân 1 số với 1.

+ a x (b + c) = a x b + a x c => nhân 1 số với 1 tích.

+ a : 1 = a.

+ a : a = 1 ( a#0).

+ 0 : a = 0 (a #0) Bài 4 (>; <; =)

+ Chúng ta phải tính giá trị biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn

(6)

- Yờu cầu HS làm bài

+ Nhận xột

dấu so sỏnh phự hợp.

- 3 HS lờn bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở

13500 = 135  100 257 > 8762 x 0 26  11 > 280 1600 : 10 < 1006 320: (16 2) = 320: 16: 2

15 x 8 x 37 = 37 x 15 x 8 - Gọi HS đọc đề và túm tắt.

+ Bài toỏn cho biết gỡ? Hỏi gỡ?

+ Muốn biế 180 km cần sử dụng bao nhiờu xăng, cần biết điều gỡ?

- HS làm bài. 1 HS lờn bảng thực hiện.

- HS khỏc nhận xột, gúp ý. GV chốt kết quả.

+ Tại sao lấy 180 : 12?

+ 15 (l) xăng cú giỏ bao nhiờu?

III. Củng cố- dặn dũ: ( 5’)

+ Qua bài ụn tập hụm nay cỏc em nắm chắc được những gỡ?

- Nhận xột tiết học

- Về nhà học bài, làm VBT, xem trước bài sau.

Bài 5:

Bài giải:

180 km đường cần số lớt xăng là:

180 : 12 = 15 (l).

180 km đường cần sử dụng số tiền mua xăng là:

15 x 7500 = 112500 (đồng).

Đỏp số: 112500 đồng

Thực hành Toỏn LUYậ́N TẬP A. Mục tiêu: Củng cố cho HS :

- Kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ phân số.

- Giải toán có lời văn.

B. Đồ dùng dạy học:

- Thớc mét, vở bài tập toán trang 53 C. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định:

2.Bài mới:

- Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán và gọi HS lên bảng chữa bài

- Tính?

- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính? Bài 2: Cả lớp làm vở - 2 em lên bảng chữa bài- lớp nhận xét

a. 3 4 +

3 1 +

5 1=

15 20+

15 5 +

15 3 =

15 29

b. 3 4 +

3 1 -

5 1 =

15 20+

15 5 -

15 3 =

15 3 5 20

=

(7)

- Tính?

- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính?

- GV chấm bài nhận xét:

- Giải toán

- Đọc đề - tóm tắt đề?

- Nêu các bớc giải?

- GV chấm bài nhận xét:

15 22

(Còn lại làm tơng tự)

Bài 3: Cả lớp làm vở - 2 em chữa bài a.

2 5 x

4 1 -

8 1 =

8 5 -

8 1 =

2 1

b.

2 5 +

4 1 x

8 1 =

4 11 x

8 1 =

32 11

(Còn lại làm tơng tự)

Bài 4: Cả lớp làm vở - 2 em lên bảng chữa

Số phần bể có nớc là:

5 2+

3 1=

15 11(bể) Số phần bể cha có nớc là:

1 -

15 11 =

15 4 (bể) Đáp số :

15 4 (bể) D. CỦNG Cễ́ – DẶN DÒ

1.Củng cố :

2 9 - (

3 1:

4 1) =?

2.Dặn dò : Về nhà ôn lại bài.

Ngày soạn: 28/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 01 thỏng 5 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 63: THấM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I. MỤC TIấU:

1. Kiến thức:

- Hiểu tỏc dụng, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian trong cõu.

2. Kĩ năng:

- Xỏc định được trạng ngữ chỉ thời gian trong cõu.

- Thờm đỳng trạng ngữ chỉ thời gian cho phự hợp với nội dung từng cõu.

3. Thỏi độ:

- Học sinh tự giỏc và hứng thỳ học bộ mụn.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết bài tập 1 phần luyện tập và phần nhận xột . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giỏo viờn Hoạt động của học sinh

(8)

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Dưới lớp trả lời câu hỏi:

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì trong câu ?

+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?

- Nhận xét từng học sinh.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về trạng ngữ chỉ thời gian, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu . 2. Phần nhận xét:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tìm trạng ngữ trong câu.

- Gọi HS phát biểu. GV dùng phấn gạch chân dưới trạng ngữ.

Bài 2 :

+ Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?

- GVKL: Bộ phận trạng ngữ bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.

Bài 3, 4 :

- Gọi HS đọc yêu câu bài tập.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- Kết luận những câu đúng. Khen ngợi các nhóm hiểu bài .

+ Trạng ngữ chỉ thời gian có ý nghĩa gì trong câu ?

+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào ?

3. Ghi nhớ.

- HS đặt câu trên bảng.

- 2 HS thực hiên yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe .

Bài 1

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và dùng bút chì gạch chân vào SGK.

- Trạng ngữ : Đúng lúc đó.

Bài 2

+ Bộ phận trạng ngữ : Đúng lúc đó bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu .

- Lắng nghe

Bài 3, 4 - 1 HS đọc.

- 2 HS cùng bàn thảo luận và nói với nhau.

- HS nêu VD :

+ Ngày mai lớp em kiểm tra môn toán.

-> Khi nào lớp mình kiểm tra môn toán ? -> Bao giờ lớp mình kiểm tra môn toán ? + Đúng 8 giừo sáng buổi lễ bắt đầu . -> Khi nào buổi lễ bắt đầu ?

-> Bao giờ buổi lễ bắt đầu ? -> Mấy giờ buổi lễ bắt đầu ?

+ Trạng ngữ chỉ thời gian giúp ta xác địng thời gian diễn ra sự việc trong câu .

+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ?

(9)

- Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK).

- Yêu cầu HS lấy ví dụ.

4. Luyện tập.

Bài 1 :

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài: GV dán 2 băng giấy đã viết bài tập lên bảng.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:

Bài 2 :

GV chọn câu a hoặc câu b.

a. Thêm trạng ngữ vào câu.

- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng băng giấy đã viết sẵn đoạn văn a.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà thuộc phần ghi nhớ và đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ thời gian vào vở.

- 2 HS nối tiếp nau đọc ghi nhớ - HS lấy VD :

+ Sáng sớm, bà em đi tập thể dục . + Mùa xuân, hoa đào nở.

+ Chiều chủ nhật, chúng em chơi đá bóng.

Bài 1

- 2 HS nối tiếp đọc đoạn văn.

- Cả lớp làm bài vào VBT.

- 2 HS lên gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.

a) Trạng ngữ chỉ thời gian trong đoạn văn này là:

+ Buổi sáng hôm nay, … + Vừa mới ngày hôm qua, …

+ Thế mà, qua một đêm mưa rào, … b) Trạng ngữ chỉ thời gian là:

+ Từ ngày còn ít tuổi, …

+ Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, …

- Lớp nhận xét.

- HS chép lời giải đúng vào vở.

Bài 2

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS lên bảng thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào trong đoạn văn.

+ Thêm trạng ngữ: …Mùa đông , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi…

+ Thêm trạng ngữ …Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn…

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

(10)

TOÁN

TIẾT 157: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phép nhân, phép chia, phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.

- Tính chất, mối quan hệ giữa phép tính với STN.

2. Kĩ năng:

- Giải bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi HS làm các bài tập1,2 tiết 154( VBT)

- Chấm 1 số VBT . - Nhận xét, ghi điểm.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV chữa bài Bài 2 :

- 2 em chữa bài trên bảng lớp.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe.

Bài 1

+ Tính giá trị của các biểu thức có chứa chữ.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

a) Với m = 952 ; n = 28 thì:

m + n = 952 + 28 = 980 m – n = 952 – 28 = 924 m  n = 952  28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34

b) Với m = 2006; n = 17 thì:

m + n = 2006 + 17 = 2032 m - n = 2006 - 17 = 2032 m x n = 2006 x 17 = 34102 m : n = 2006 : 17 = 118 Bài 2

(11)

- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trong bài, khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia, biểu thức có dấu ngoặc.

Bài 3 :

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

+ Để tính được nhanh, thuận tiện ra sẽ áp dụng những tính chất nào? Tại sao?

- HS làm bài theo nhóm 5 người.

- Lần lượt HS lên bảng điền kết quả.

HS khác đối chiếu bài và nhận xét:

+ Cách làm đó thuận tiện chưa? Tại sao?

+ Em sử dụng tính chất nào để tính giá trị biểu thức đó?

c. GV: Sử dụng tính chất đã học (BT3 - tiết 2) để tính giá trị biểu thức được thuận tiện.

Bài 4 :

- Gọi HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải chúng ta phải biết được gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

a) 12054 : ( 15 + 67 ) = 12054 : 82 = 147

29150 – 136 x 201 = 29150 – 27336 = 1814 b) 9700 : 100 + 36 x 12 = 97 + 432 = 529

( 160 x 5 – 25 x 4 ) : 4 = ( 800 – 100 ) : 4 = 700 : 4 = 175 Bài 3

- Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 36 x 25 x 4 = 36 x ( 25 x 4 )

= 36 x 100 = 3600 18 x 24 : 9 = ( 18 : 9 ) x 24

= 2 x 24 = 48

41 x 2 x 8 x 5 = ( 41 x 8 ) x ( 2 x 5 ) = 328 x 10 = 3280 b) 108 x ( 23 + 7 ) = 108 x 30 = 3240

215 x 86 + 215 x 14 = 215 x ( 86 + 14 ) = 215 x 100 = 21500

53 x 128 – 43 x 128 = ( 53 – 43 ) x 128 = 10 x 128 = 1280 Bài 4

- 1 HS đọc thành tiếng, các HS khác đọc thầm trong SGK.

+ Trong hai tuần, trung bình cửa hàng mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải?

+ Chúng ta phải biết:

 Tổng số mét vải bán trong hai tuần.

 Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

Bài giải:

(12)

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

+ Bài tập ôn kiến thức nào?

Bài 5 :

- Gọi HS đọc đề bài và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ Muốn biết số tiền lúc đầu, cần phải biết những gì? Điều kiện nào đã biết, cần tìm?

- HS làm bài. 1 HS lên bảng giải bài tập

- HS đối chiếu bài và nhận xét:

+ Tại sao tìm được số tiền mua bánh và sữa?

+ Bài toán ôn những kiến thức nào?

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học, làm bài và xem trước bài sau.

Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:

319 + 76 = 395 (m)

Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là 319 + 395 = 714 (m)

Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:

7  2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

714 : 14 = 51 (m) Đáp số: 51 m + Cách tìm trung bình cộng của 1 số.

Bài 5

- Hs đọc đề bài và tóm tắt.

Bài giải:

Số tiền mua bánh là:

24000 x 2 = 48000 (đồng) Số tiền mua sữa là:

9800 x 6 = 58800 (đồng) Số tiền mua cả bánh và sữa là 48000 + 58800 = 106800(đồng)

Số tiền lúc đầu mẹ có là:

106800 + 93200 + 200000 = 400 000(đồng) Đáp số: 400 000 đồng

___________________________________________

CHÍNH TẢ: ( Nghe- viết)

TIẾT 32: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ: Ngày xửa ngày xưa ... trên những mái nhà.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc o/ô/ơ.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

- Có ý thức viết đúng và trình bày bài đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

(13)

- Bảng phụ, khổ giấy to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 HS dưới lớp đọc lại 2 mẩu tin Băng trôi hoặc Sa mạc đen.

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay các em sẽ nghe viết lại đoạn

" Ngày xửa ngày xưa … trên những mái nhà " trong bài Vương quốc vắng nụ cười và làm bài tập phân biệt s/x, hoặc o / ô / ơ.

2. Hướng dẫn viết chính tả.

a. Trao đổi về nội dung đoạn văn.

- Gọi HS đọc văn

+ Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì

+ Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đây tẻ nhạt, buồn chán ?

b. Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết.

- Yêu cầu HS đọc và viết những từ vừa tìm được.

c. Viết chính tả:

+ Nêu cách trình bày?

+ Nêu tư thế viết?

- GV nhắc nhở HS tên bài lùi vào 2 ô, viết các dòng sát lề

d. Soát lỗi, chấm bài:

- Chấm 5- 7 bài, nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 2:

- GV chọn câu a hoặc câu b.

a) Điền vào chỗ trống.

- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.

- Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức:

GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết mẫu chuyện có để ô trống.

- Thực hịên yêu cầu.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm.

+ Đoạn văn kể về một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì người dân ở đó không ai biết cười .

+ Những chi tiết : Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, toàn gương mặt rầu rĩ, héo hon.

- HS đọc và viết các từ : Vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo, thở dài …

- HS nêu.

Bài 2

- HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- 3 nhóm lên thi tiếp sức.

Đáp án :

a) Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ .

(14)

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

- Nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau.

b) Nói chuyện – dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện – nổi tiếng . - HS về nhà thực hịên yêu cầu .

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 63: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Thực hành viết đoạn văn

- Yêu cầu sử dụng từ ngữ, hình ảnh miêu tả làm nổi bật con vật định tả.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT.

- Tranh ảnh con vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn miêu tả các bộ phận của con gà trống.

- Nhận xét từng HS.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Các em đã được học về cách viết đoạn văn ở các tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại kiến thức về đoạn văn, các em sẽ thực hành viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.

2. Hư ớng dẫn làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo cặp.

- Gọi HS phát biểu ý kiến. GV ghi nhanh nội dung lên bảng.

+ Bài văn trên có mấy đoạn, em hãy nêu nội

- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống đã làm ở tiết TLV trước.

HS lắng nghe.

Bài 1.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

+ Bài văn trên có 6 đoạn.

(15)

dung từng đoạn.

+ Tác giả chú ý đến những đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?

+ Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều điểm lý thú ?

* KL: Để có một bài văn miêu tả con vật sinh động, hấp dẫn người đọc chúng ta cần phải biết cách quan sát.

Bài 2:

Cho HS đọc yêu cầu BT2.

- Cho HS làm việc. GV cho HS quan sát một số tranh ảnh + nhắc HS không viết lại đoạn văn đã viết ở tiết TLV trước.

- Cho HS trình bày kết quả làm bài.

- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay.

Bài 3:

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.

. Đoạn 1 : Giới thiệu chung về con tê tê.

. Đoạn 2 : Miêu tả bộ vảy của con tê tê.

. Đoạn 3 : Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê.

. Đoạn 4 : Miêu tả chân và bộ móng của tê tê.

. Đoạn 5 : Miêu tả nhược điểm dễ bị bắt của tê tê.

. Đoạn 6 : Tê tê là loại vật có ích nên con người cần bảo vệ nó.

+ Các bộ phận ngoại hình được miêu tả: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi, bốn chân. Đặc biệt tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những so sánh rất hay: rất giống vẩy cá gáy …

+ Những chi tiết cho thấy tác giả miêu tả tỉ mỉ.

. Miêu tả cách tê tê bắt kiến: “Nó thè cái lưỡi dài … xấu số”.

. Miêu tả cách tê tê đào đất: “Khi đào đất, nó díu đầu xuống … lòng đất”.

Bài 2.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về ngoại hình con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài.

- HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết.

- Lớp nhận xét.

Bài 3.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh hoặc nhớ lại những gì đã quan sát được về hoạt động con vật mà mình yêu thích ở nhà để viết bài.

- HS lần lượt đọc đoạn văn.

Bài văn tham khảo:

Chú chó nhà em rất đáng yêu.

(16)

- Gv nhận xét; khen những HS viết đoạn văn hay.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành 2 đoạn văn vào vở, mượn vở của những bạn làm hay để tham khảo. Chuẩn bị bài sau.

Nó đỏng đảnh lắm. Khi ăn cơm phải gọi nhẹ nhàng nó mới ăn. Nó ăn từ ngoài vào trong rất gọn gàng, ít khi làm đổ ra đất. Ban ngày nó lim dim giả vờ ngủ. Ai đi qua hay có bất kì tiếng động nào là chú ta mở choàng mắt ra dáo dác nhìn quanh. Khi em chơi bóng ngoài đường, chú ta lại gần, lấy chân khều khều vào chân em, lấy lưỡi liếm nhẹ vào chân em, như muốn gọi em về.

- Lớp nhận xét.

____________________________________

Ngày soạn: 29/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 02 tháng 5 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIẾT 64: NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài, lưu loát hai bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.

- Đọc diễn cảm hai bài thơ với giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung, thư thái, hào hứng, lặc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

2. Kĩ năng:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: hững hờ, không đề....

- Hiểu nội dung ý nghĩa 2 bài thơ: Nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cộng sản.

Bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác Hồ.

- Học thuộc lòng 2bài thơ

- Bài Không đề cho thấy Bác Hồ là người yêu mến trẻ em.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

* BVMT: HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu

*TTHCM: Hs thấy được tình yêu BH dành cho thiên nhiên, cuộc sống tinh thần lạc quan dù trong hoàn cảnh khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

(17)

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ phần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 4 HS đọc bài theo hình thức phân vai truyện Vương quốc vắng nụ cười . + Tìm những chi tiết cho thấy ở vương quốc nọ rất buồn?

+ Bài tập đọc muốn nói với em điều gì?

- Nhân xét.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ về 2 bài thơ và hỏi :

+ Bức tranh vẽ về ai ? Em cảm nhận điều gì qua 2 bức tranh?

- Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ là một chiến sĩ cách mạng mà còn là một nhà thơ lớn. Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, Người cũng thể hiện được phong thái ung dung, thư thái, hào hùng lạc quan. Hai bài thơ Ngắm trăng – Không đề hôm nay sẽ giúp các em thấy được điều đó.

- GV ghi đề.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 2.1. Bài Ngắm trăng

a) Luyện đọc

- GV đọc diễn cảm bài thơ và nói xuất xứ: Hơn một năm trời từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943, Bác Hồ bị giam cầm tại nhà lao của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Trong hoàn cảnh tù đầy Bác vẫn luôn lạc quan, vẫn hoà tâm hồn mình vào thiên nhiên. Và bài thơ ngắm trăng được ra đời trong hoàn cảnh đó.

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp bài thơ 2 lần - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.

- 4 HS thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát tranh minh họa

+ Bức tranh vẽ về Bác Hồ. Cả hai bức tranh đều cho thấy Bác rất yêu đời; ngồi trong tù vẫn Ngắm trăng, Bác làm việc, vui chơi cùng các cháu nhỏ.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Tiếp nối nhau đọc từng câu - HS đọc từ khó.

(18)

Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm - GV đọc diễn cảm cả bài.

+ Toàn bài đọc với giọng ngân nga, thư thái.

b) Tìm hiểu bài

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?

*TTHCM: Bài thơ nói về điều gì về Bác Hồ?

- GV: Trong hoàn cảnh ngục tù, Bác vẫn say mê ngắm trăng, xem trăng như một người bạn tâm tình.

c) Đọc diễn cảm

- GV hướng dẫn đọc diễn cảm: Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: không rượu, không hoa, hững hờ, nhòm, ngắm.

- Cho HS nhẩm HTL bài thơ.

- Cho HS thi đọc.

- GV nhận xét và chốt lại khen những HS đọc hay.

2.2. Bài Không đề a) Luyện đọc

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu

- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1.

Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- GV giải nghĩa một số từ khó:

- yêu cầu hs đọc trong nhóm - Gọi 1 hs đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm cả bài.

+ Cần đọc với giọng ngâm nga, thư thái, vui vẻ.

b) Tìm hiểu bài

+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

+ HS luyện đọc câu thơ khó.

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

+ Bác ngắm trăng qua cửa sổ nhà giam của nhà tù Tưởng Giới Thạch.

+ Đó là hình ảnh:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

+ Bài thơ nói về lòng yêu thiên nhiên, lòng lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khó khăn.

- HS luyện đọc.

- HS nhẩm HTL bài thơ.

- Một số HS thi đọc.

- Lớp nhận xét.

- Tiếp nối nhau đọc - HS đọc từ khó.

+ HS luyện đọc câu thơ khó.

- HS đọc chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

- Hs đọc, lắng nghe

+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

(19)

+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác.

- GV: Giữa cảnh núi rừng Việt Bắc, Bác Hồ vẫn sống giản dị, yêu trẻ, yêu đời.

c) Đọc diễn cảm

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

- Cho HS thi đọc.

- Cho HS nhẩm HTL bài thơ và thi đọc.

- GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc, đọc hay.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác?

+ Liên hệ giáo dục

* BVMT: HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu

* TTHCM: Em học được điều gì ở Bác?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò: Học bài và tìm đọc tập thơ :

“Nhật kí trong tù” của Bác Hồ.

- Chuẩn bị bài sau.

+ Những từ ngữ cho biết điều đó: đường non, rừng sâu quân đến.

* Đó là những hình ảnh: Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa quân đến, chim rừng tung bay. Bàn xong việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

- HS lần lượt đọc diễn cảm bài thơ.

- Một số HS thi đọc diễn cảm.

- HS HTL và thi đọc.

- Lớp nhận xét.

Ý nghĩa: Trong mọi hoàn cảnh, Bác luôn lạc quan yêu đời, ung dung, thư thái khó khăn không nản lòng.

+ Em học được ở Bác tinh thần lạc quan, yêu đời, không nản chí trước khó khăn, gian khổ.

KỂ CHUYỆN

TIẾT 32: KHÁT VỌNG SỐNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Dựa vào tranh minh họa và lời kể của GV, kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện

“Khát vọng sống”.

2. Kĩ năng:

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

* GDMT: GD ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.

(20)

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa

- Bảng lớp viết sẵn đề bài.

III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân - Kĩ năng tư duy sáng tạo: Bình luận, tự nhận xét - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

Kể lại câu chuyện buổi cắm trại mà em được tham gia?

- Nhận xét HS.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Giắc Lơn- đơn là nhà văn Mĩ nổi tiếng.

Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm mà Khát vọng sống là một trong những tác phẩm rất thành công của ông. Câu chuyện hôm nay chúng ta kể là một trích đoạn trong tác phẩm Khát vọng sống.

2. Hướng dẫn và thực hành kể chuyện:

a) GV kể chuyện:

- GV kể chuyện lần 1: Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả gian khổ.

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa và đọc lời nói dưới mỗi tranh.

- GV đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện.

+ Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?

+ Chi tiết nào cho em thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ?

+ Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy?

+ Anh phải chịu những đau đớn, gian khổ như thế nào?

- HS kể chuyện.

- Nhận xét - Lắng nghe.

a) Nghe GV kể chuyện:

- Quan sát tranh minh họa, đọc nội dung mỗi bức tranh.

+ Giôn bị bỏ rơi giữa lúc bị thương, anh đã mệt mỏi vì những ngày gian khổ đã qua.

+ Giôn đã gọi bạn như một người tuyệt vọng.

+ Anh ăn quả dại, cá sống để sống qua ngày.

+ Anh bị con chim đâm vào mặt, đói rét ruột gan làm cho đầu óc mụ mẫm. Anh phải cắn răng chịu đựng.

(21)

+ Anh đã làm gì khi bị gấu tấn công?

+ Tại sao anh không bị sói ăn thịt?

+ Nhờ đâu mà Giôn đã chiến thắng được con Sói?

+ Anh đựơc cứu sống trong tình cảnh nào?

+ Theo em nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót?

b) Kể trong nhóm

- Tổ chức cho HS kể trong nhóm.

c) Kể trước lớp

- Gọi HS thi kể tiếp nối.

- Gọi HS kể toàn truyện.

- GV nhận xét HS kể chuyện.

+ Câu chuyện muốn nói gì với mọi người?

* GDMT: Câu chuyện muốn giáo dục chúng ta vượt qua mọi khó khăn khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Em hãy nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.

- Kết luận: Nhờ tình yêu cuộc sống, khát vọng sống con người có thể chiến thắng được mọi gian khổ, khó khăn cho dù đó là kẻ thù, sự đói, khát, thú dữ.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

+ Anh không chạy mà đứng im vì biết rằng chạy thì sói sẽ đuổi theo và ăn thịt nên anh thoát chết.

+ Vì nó cũng đã đói lả, bị bệnh và yếu ớt.

+ Nhờ khát nỗ lực, anh dùng chút sức lực của mình để bóp lấy hàm con sói.

+ Anh được cứu sống khi chỉ bò trên mặt đất như một con sâu.

+ Nhờ khát vọng sống, yêu cuộc sống mà Giôn đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tìm được sự sống.

b) Kể trong nhóm

- HS tạo thành một nhóm. HS kể tiếp nối trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. Mỗi HS kể một nội dung 1 tranh.

c) Kể trước lớp - HS thi kể.

- HS kể chuyện

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta hãy cố gắng không nản chỉ trước mọi hoàn cảnh khó khăn.

+ Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết .

TOÁN

TIẾT 158: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc phân tích và sử lý số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đôd hình cột.

(22)

2. Kĩ năng:

- Phân tích và sử lý số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đôd hình cột.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- SGK; Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 em lên bảng làm bài tập số 3

- GV nhận xét II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học này các em sẽ cùng ôn tập về đọc, phân tích và xử lí các số liệu của biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.

2. Hướng dẫn ôn tập Bài 1

- HS đọc yêu cầu quan sát biểu đồ, nhận xét.

+ Biểu đồ cho biết những gì?

- HS làm bài theo nhóm đôi. 1 HS lên bảng điền kết quả.

- Lớp và giáo viên nhận xét.

+ Tổng số hình của 4 tổ? Cách tìm?

+ Để tìm ra câu trả lời so sánh số lượng hình của mỗi tổ, em làm như thế nào?

+ Bài ôn tập những gì?

Bài 2 : Treo hình và tiến hành tương tự như bài tập 1.

- Lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất a) 36 x 25 x 4 = 36 x ( 25 x 4 )

= 36 x 100 = 3600 b) 215 x 86 + 215 x 14 = 215 x ( 86 + 14 ) = 215 x 100 = 21500

- Nhận xét, sửa sai.

- HS lắng nghe.

Bài 1

- Dựa vào biểu đồ, trả lời câu hỏi: Số hình của bốn tổ đã cắt được.

a) Cả 4 tổ: 16 hình + 4 hình tam giác.

+ 7 hình vuông + 5 hình chữ nhật

b) Tổ 3 cắt được nhiều hơn tổ 2 là 1 hình vuông, nhưng ít hơn tổ 2 là 1 hình vuông chữ nhật.

Bài 2

- HS trả lời miệng câu a, làm câu b vào vở.

a) Diện tích thành phố Hà Nội là 921 km2 Diện tích thành phố Đà Nẵng là 1255 km2

Diện tích thành phố Hồ Chí Minh là

(23)

Bài 3 : GV treo biểu đồ, yêu cầu HS đọc biểu đồ, đọc kĩ câu hỏi và làm bài vào vở.

- GV chữa bài, nhận xét III. Củng cố- dặn dò: ( 5’)

+ Bài ôn hôm nay giúp các em nắm chắc điều gì?

- Nhận xét tiết học. Về nhà học, làm bài và xem trước baì sau.

2095 km2

b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn diện tích Hà Nội số ki- lô- mét là:

1255 – 921 = 334 (km2)

Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh số ki- lô- mét là:

2095 – 1255 = 840 (km2) Bài 3

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải hoa là:

50  42 = 2100 (m)

b) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số cuộn vải là:

42 + 50 + 37 = 129 (cuộn)

Trong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải là:

50  129 = 6450 (m) Đáp số: a) 2100m b) 6450m.

+ Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ về đọc; phân tích và sử lý số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 64: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức cơ bản về MB, KB trong bài văn miêu tả con vật.

2. Kĩ năng:

- Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ, phiếu khổ lớn cho HS làm BT2, BT3

(24)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật,

- HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật?

- Nhận xét từng HS.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bà

+ Các em đã được học những cách mở bài nào?

+ Có những cách kết bài nào?

- GV giới thiệu

2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1

- HS đọc yêu cầu của BT1.

+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng?

+ Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa?

+ Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học ?

+ Em có thể chọn những câu nào trong bài văn trên để mở bài trực tiếp? và kết bài theo cách không mở rộng?

- HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét, bổ sung ý cho đoạn văn.

+ Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

+ Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

+ Mở bài trực tiếp là: giới thiệu luôn con vật định tả.

+ Mở bài gián tiếp là: nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả.

+ Kết bài mở rộng: Nói cảm nghĩ của mình về con vật, lợi ích của con vật, có kèm theo lời bình.

+ Kết bài không mở rộng: Nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật.

- HS làm việc theo cặp thảo luận

a) + Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

+ Kết bài: Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

b) - Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng mà em đã học.

c) - Để mở bài theo kiểu trực tiếp có thể chọn câu: “Mùa xuân là mùa công múa”

(bỏ đi từ cũng).

- Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có

(25)

- GVKL: Cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bao giờ cũng sinh động, lôi cuốn người đọc.

Bài 2

- HS đọc đề bài và xác định yêu cầu.

+ Em tả con gì? ở đâu?

- HS làm bài vào vở luyện tập. GV phát phiếu cho 3 HS viết.

- Mời HS dán kết quả và trình bày. Lớp nhận xét, đọc bài của mình.

- GV đánh giá kết quả

+ Thế nào là mở bài gián tiếp.

thể chọn câu: “Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp” (bỏ câu kết bài Quả không ngoa khi…).

Bài 2.

- Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong bài tập giờ trước theo cách mở bài gián tiếp.

VD: Buổi sáng, muôn cây xoè lá. Ánh sáng tràn ngập không gian. Chú gà trống oai vệ nhảy lên đống rơm cất vang tiếng gáy "ò, ó, o"

Bài 3

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS viết bài; 2 HS làm bài ở phiếu gắn trên bảng.

- Lớp quan sát và nhận xét bài bạn.

- 5 - 7 HS đọc bài làm. GV chốt kết quả, nhận xét bài viết của HS.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.

Bài 3: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật (BT3 - tiết trước) theo cách kết quả mở rộng.

VD: Dù mai sau, cuộc sống có nhiều thay đổi: đồng hồ báo thức, rô - bốt phục vụ, thiết bị định giờ....nhưng tiếng gà gáy vẫn là thứ báo giờ mà tôi yêu quý nhất.

Thực hànhTiếng Việt

LUYỆN TẬP: TIẾT 1- TUẦN 32

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Hiểu nội dung bài: Quê ngoại 2.Kĩ năng:- Đọc trôi chảy toàn bài.

3.Thái độ: - Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở thực hành Tiếng Việt

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc bài tập đọc: Chinh phục đỉnh Ê – vơ – rét. Nêu nội dung chính của bài - Nhận xét, đánh giá

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- 2 Hs đoc - Nhận xét bài.

(26)

b. Luyện đọc(14’) - Giáo viên đọc mẫu

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn

- Quan sát , sửa phát âm, cách ngắt nghỉ - Nhận xét- đánh giá

c. Tìm hiểu bài(15’)

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm - Nhận xét - kết luận

a. Trong những ngày hè.

b. chanh, khế, lúa, cỏ.

c. Nắng, tiếng chim, dòng sông, giọt sương, hương hoa cỏ

d. Nhờ cả thị giác…

e. Nắng chiều có màu vàng ong ả như màu ngọn cây chanh.

g. Giống như một dòng sông.

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Bài 2: Gạch chân trạng ngữ trong mỗi câu sau:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ làm bài và báo cáo.

- Gv nhận xét.

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ làm bài và báo cáo.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- 1 học sinh đọc toàn bài và nêu nội dung - Nhận xét giờ học.

- Nghe

- Luyện đọc theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc

- Luyện đọc diễn cảm đoạn cuối - 1 Hs đọc cả bài

- Đọc yêu cầu

- Thảo luận nhóm bàn - làm và báo cáo kết quả - nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài tập - Hs làm bài.

- 2 hs báo cáo.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ làm bài và báo cáo.

- Hs nhận xét.

_______________________________

Ngày soạn: 30/ 4/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 03 tháng 5 năm 2018 TOÁN

(27)

TIẾT 159: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm ban đầu về phân số 2. Kĩ năng:

- Rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.

- Sắp xếp thứ tự các phân số.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ vẽ hình bài tập 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 em lên bảng trả lời bài tập số 3

- Nhận xét

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn tập một số kiến thức đã học về phân số.

2. Hư ớng dẫn ôn tập Bài 1

- Yêu cầu HS quan sát các hình minh họa và tìm hình đã được tô màu

5 2

hình.

- Yêu cầu HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các hình còn lại.

- Lên bảng làm

a) Trong 12 tháng cửa hàng bán được số vải hoa là: 50 x 42 = 2100 (m)

b) Trong 12 tháng c/hàng bán được số cuộn vải là:

42 + 50 + 37 = 129 (cuộn) Trong 12 tháng cửa hàng bán được số m vải là: 50 x 129 = 6450 (m)

Đáp số: a) 2 100 m b) 6 450 m

- HS lắng nghe.

Bài 1

- Hình 3 đã tô màu

5

2 hình.

 Hình 1 đã tô màu

5

1 hình.

 Hình 2 đã tô màu

5

3 hình.

(28)

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

Bài 2

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở ôly.

- Gọi hs làm bảng, giải thích cách làm.

- Nhận xét Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét

Bài 4

- Yêu cầu HS nêu cách quy đồng hai phân số, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài

 Hình 4 đã tô màu 62 hình.

Bài 2

- Hs tự làm vở - Trình bày kết quả.

12 2 18 3

; ;

18 3 24 4

4 1 20 4 60 5

; ; 5;

40 10 35 7 12 1

 

   

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1, 2 HS nhắc lại cách rút gọn phân số.

- 5 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

+ 3

2 6 : 18

6 : 12 18

12 +

10 1 4 : 40

4 : 4 40

4

+ 4

3 6 : 24

6 : 18 24

18 +

7 4 5 : 35

5 : 20 35

20

+ 5

12 : 12

12 : 60 12

60

- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau

Bài 4

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1, 2 HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

a) 5 2

7 3

Ta có:

35 14 7 5

7 2 5

2

x

x ;

35 15 5 7

5 3 7

3

x x

Vậy QĐMS của

5 2

7

3 ta được

35 14

35 15. b) 15

4

45 6

Ta có:

45 12 3 15

3 4 15

4

x

x . Giữ nguyên 456 Vậy: QĐMS của

15 4

45

6 ta được

45 12

45 6 . c) 5

;1 2 1

3 1. Ta có:

30 15 3 5 2

3 5 1 2

1

x x

x

x ;

30 6 3 2 5

3 2 1 5

1

x x

x

x ;

(29)

Bài 5

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1.

+ Hãy so sánh hai phân số

3

1 ; 61 với nhau.

+ Hãy so sánh hai phân số 25 ;

2 3 với nhau.

III. Củng cố- dặn dò: ( 5’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Hoàn thành bài và chuẩn bị bài sau.

30 10 5 2 3

5 2 1 3

1

x x

x

x .

Vậy QĐMS

5

;1 2 1

3

1 ta được

30 15;

30 6

30 10. Bài 5

+ Sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần + Phân số bé hơn 1 là

3 1 ;

6 1

+ Phân số lớn hơn 1 là 25 ;

2 3

+ Hai phân số cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. Vậy

3 1 > 61 + Hai phân số cùng mẫu số nên phân số có tử số bé hơn thì bé hơn, phân số có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vậy 25 >

2 3. Ta có : 61 ;

3 1 ;

2 3 ; 25 - Theo dõi

______________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 64: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu tác dụng, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.

2. Kĩ năng:

- Xác định được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.

- Thêm đúng trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho phù hợp.

3. Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

* Giảm tải: Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ. Phần luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ không yêu cầu nhận diện trạng ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Bảng phụ viết phần nhận xét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(30)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian.

- Kiểm tra dưới lớp:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian có tác dụng gì trong câu?

+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho những câu hỏi nào?

- Nhận xét HS.

II. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.

Biết được ý nghĩa của nó và cách thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.

2. Luyện tập

Bài 1: Tìm trạng ngữ trong những câu sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Nhận xét lời giải đúng.

+ Bộ phận chỉ ba tháng sau trong câu a là gì?

* GVKL: Trong một câu có thể sử dụng nhiều trạng ngữ. Mỗi trạng ngữ đều có ý nghĩa riêng bổ sung ý nghĩa cho câu.

Bài 2: Điền các từ nhờ, vì, hoặc tại vì vào chỗ trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Nhận xét, kết lụân lời giải đúng.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 2 HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS lên bảng làm.

- HS khác nhận xét bài làm trên bảng.

- Đáp án :

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, câu vượt lên đầu lớp.

b) Vì rét, những cây Lan trong chậu sắt lại.

c) Tại Hoa mà tổ không được khen.

+ Bộ phận Chỉ ba tháng sau là trạng ngữ chỉ thời gian.

- Lắng nghe.

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu của bài tập trước lớp.

- HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.

- Đáp án:

Câu a: Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.

Câu b: Nhờ bác lao công, sân trường lúc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.. - Đoạn văn

- Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ tìm hiểu cách tả mùa xuân trong một đoạn văn của nhà văn Tô Hoài. Sau đó chúng ta sẽ luyện viết một

Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tả đồ vật với hai cácg mở.. - Trao đổi theo cặp và nối tiếp nhau trả

1) Giới thiệu bài: Các em đã biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối. Dựa trên hiểu biết đó, trong tiết học này, các em sẽ luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn

Hàng tuần chúng em đều tổ chức ít nhất một lần đi học nhóm nhằm để giải quyết những bài tập khó mà các bạn trong tổ còn thắc mắc chưa hiểu rõ về hai môn Tiếng việt và

Viết 3-5 câu kể về một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi

Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhà thơ. Chỉ ra nét độc đáo trong cách

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền