• Không có kết quả nào được tìm thấy

50 câu vận dụng cao Quy luật phân li độc lập có lời giải chi tiết ôn thi THPTQG năm 2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "50 câu vận dụng cao Quy luật phân li độc lập có lời giải chi tiết ôn thi THPTQG năm 2022"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

Đề thi gồm có 07 trang

THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 MÔN THI: SINH HỌC

Chuyên đề: Quy luật phân li, phân li độc lập Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi: 19/09/2021

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: ...

Số báo danh: ...

Câu 1: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, hai tế bào sinh trứng của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại giao tử?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 8.

Câu 2: Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở đời con của phép lai AaBbDd × AaBbDd, có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:

A. 8 và 27. B. 18 và 4. C. 27 và 8. D. 12 và 4.

Câu 3: Cho cây hoa đỏ (P) thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng, F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1

lai phân tích đời con có tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ: 75% hoa trắng. Kiểu gen của F1 là:

A. AaBB. B. AaBb. C. AABB. D. AABb.

Câu 4: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:

(1) Đưa ra giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3. (3) Tạo các dòng thuần chủng.

(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là:

A. (2) → (3) → (4) → (1). B. (1) → (2) → (4) → (3).

C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4).

Câu 5: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có:

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu 6: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

(2)

Trang 2/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh kéo theo sự phân li và tổ hợp của cặp alen.

B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

C. Sự phân li và tổ hợp của cặp alen trong giảm phân và thụ tinh.

D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Câu 7: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1: 1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?

A. Aa × Aa. B. aa × aa. C. AA × Aa. D. AA × AA.

Câu 8: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là:

A. Tính trạng ưu việt. B. Tính trạng lặn.

C. Tính trạng trội. D. Tính trạng trung gian.

Câu 9: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là:

A. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ.

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1: 2: 1.

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 10: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng:

A. Sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

B. Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.

C. Luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau.

D. Luôn tương tác với nhau cùng quy định 1 tính trạng.

Câu 11: Ai là người phát hiện ra quy luật phân ly và phân ly độc lập?

A. Menđen. B. Moocgan. C. Coren. D. Jacob.

Câu 12: Kiểu gen nào sau đây thuần chủng?

A. AABb. B. Aabb. C. AaBb. D. AAbb.

Câu 13: Để kiểm nghiệm giả thuyết của mình Menđen đã thực hiện:

A. Phép lai thuận nghịch. B. Phép lai phân tích.

C. Cho F1 tự thụ phấn. D. Lai xa.

Câu 14: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:

A. Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1.

B. Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gen (1: 2: 1)2

C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

D. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

(3)

Trang 3/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu 15: Cho phép lai sau: AaBb × aaBb. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình của phép lai trên là:

A. 9: 3: 3: 1. B. 1: 1: 1: 1: 1: 1. C. 3: 3: 1: 1. D. 2: 2: 1: 1: 1: 1.

Câu 16: Gen alen có đặc điểm nào?

1. Gồm 2 alen có cùng lôcut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng.

2. Mỗi alen trong 1 cặp alen có nguồn gốc 1 alen của bố, 1 alen của mẹ.

3. Có vị trí khác nhau trên cặp NST tương đồng.

4. Cùng tham gia xác định sự phát triển của một tính trạng nào đó.

A. 1, 2. B. 2, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.

Câu 17: Theo quy luật phân ly độc lập của Menđen với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi bố mẹ dị hợp là:

A. (3: 1)n. B. (1: 1)n. C. 9: 3: 3: 1. D. (1: 2: 1)n.

Câu 18: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và tính trạng trội lặn hoàn toàn. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là?

A. 1

128. B. 9

128. C. 3

32. D. 9

64.

Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai (P)

♂AaBbDD × ♀AabbDd. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội ở F1 là?

A. 1

4. B. 1

16. C. 1

8. D. 3

8.

Câu 20: Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ:

A. 1

4. B. 1

3. C. 3

4. D. 2

3.

Câu 21: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn.

Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?

A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb.

C. aabb × AaBB. D. AaBb × Aabb.

Câu 22: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB. B. AaBb, aaBb, AABb.

(4)

Trang 4/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

C. AaBb, aabb, AABB. D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 23: Ở một loài thực vật, locut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

A. Các cây F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50%

số cây có cả quả đỏ và quả vàng.

B. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.

C. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

D. Trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả là quả đỏ hoặc quả vàng.

Câu 24: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai AaBbGgHh × AaBbGgHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ là?

A. 9

64. B. 81

256. C. 27

64. D. 27

256.

Câu 25: Một cơ thể động vật cái có kiểu gen AaBbDdee. Biết rằng không có đột biến. Theo lý thuyết, khi cơ thể đó giảm phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hai tế bào sinh trứng sẽ có thể tạo ra 2 loại trong số 8 loại trứng khác nhau.

II. Muốn tạo ra 8 loại giao tử thì phải có ít nhất 8 tế bào giảm phân.

III. Nếu có 2 tế bào phân ly NST ở giảm phân I giống nhau thì sẽ tạo ra chỉ một loại trứng.

IV. Khi có 4 tế bào sinh trứng, tỉ lệ các loại trứng có thể là 100%, 1: 1: 1: 1 hoặc 3: 1.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 26: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

I. AABb × AAbb. II. AaBB × AaBb. III. Aabb × aabb. IV. AABb × AaBB.

V. AaBB × aaBb. VI. AaBb × aaBb. VII. Aabb × aaBb. VIII. AaBB × aaBB.

Theo lí thuyết, trong số các phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con mỗi kiểu hình luôn có 1 kiểu gen?

A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 27: Cho phép lai sau: AaBbCcddEe × aaBBccDdEe. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con khác cả bố lẫn mẹ là:

A. 13

18. B. 11

16. C. 13

16. D. 11

18.

Câu 28: Một loài thực vật có A - cây cao, a - cây thấp, B - hoa kép, b - hoa đơn, DD - hoa đỏ, Dd - hoa hồng, dd - hoa trắng. Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 6: 6:

3: 3: 3: 3: 2: 2: 1: 1: 1: 1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên?

A. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × AabbDd.

B. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbDD.

C. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbdd.

D. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd.

(5)

Trang 5/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu 29: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P) thu được các hợp tử, dùng conxixin xử lý các hợp tử, sau đó cho phát triển thành cây F1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân bình thường chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết các cây F2 thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 30: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen quy định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng:

43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 12,5%?

A. 24

2401. B. 216

2401. C. 1296

2401. D. 864

2401.

Câu 31: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ. Biết giao tử đực (n + 1) không có khả năng thụ tinh, các loại giao tử cái thụ tinh bình thường. Sức sống của hợp tử là tương đương nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là?

A. 4 đỏ: 5 trắng. B. 83 đỏ: 79 trắng.

C. 52 đỏ: 35 trắng. D. 7 đỏ: 9 trắng.

Câu 32: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được chi phối bởi 2 cặp alen phân li độc lập là A/a và B/b. Kiểu gen chứa cả alen A và B sẽ cho hoa màu đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Một locus thứ 3 nằm trên cặp NST khác có 2 alen trong đó D cho lá xanh và d cho lá đốm trắng. Tiến hành phép lai AaBbDd × aaBbDd được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết phát biểu nào dưới đây chính xác về F1?

A. Có 3 loại kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng, lá đốm.

B. Có 43,75% số cây hoa trắng, lá xanh.

C. Có 4 loại kiểu hình xuất hiện với tỉ lệ 3: 3: 8: 8

D. Có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá đốm.

Câu 33: Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu được toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ, và F1 xảy ra bình thường).

Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là?

A. 35 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

B. 3 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

C. 1 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

D. 11 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

Câu 34: Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:

(6)

Trang 6/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

(1) Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

(2) Quy luật di truyền của Menđen vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.

(3) Quy luật di truyền của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.

(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.

(5) Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.

(6) Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.

(7) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.

Số nhận định sai là:

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 35: Cho P dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 6 loại kiểu hình. Biết 2 gen cùng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Có hiện tượng trội không hoàn toàn.

II. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 6: 3: 3: 2: 1: 1.

III. Tỷ lệ kiểu gen ở đời con là 4: 2: 2: 2: 1: 1.

IV. Hai gen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 36: Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 8

49. B. 9

16. C. 2

9. D. 4

9.

Câu 37: Ở một loài thực vật, thực hiện phép lai P: AaBb × AaBb thu được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Biết một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1 và F2?

I. Ở F1, các cây có kiểu hình trội về hai tính trạng có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1.

II. Ở F1, các cây mang ít nhất 2 alen trội chiếm 56,25%.

III. Ở F1, các cây chỉ chứa 1 alen lặn chiếm 25%.

IV. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1.

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 38: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Các cặp gen này phân ly độc lập với nhau. Phép lai P xảy ra giữa cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa trắng, thân cao thu

(7)

Trang 7/7 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

được F1 có 32 kiểu tổ hợp. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, những cây hoa đỏ, thân cao chiếm tỉ lệ 9

32. II. Ở P có 2 phép lai thỏa mãn đời con.

III. Trong các cây hoa trắng, thân thấp F1, cây mang kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3

5. IV. Cho các cây hoa đỏ, thân thấp F1 giao phấn với nhau, đời con thu được 7

18 hoa đỏ, thân thấp.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 39: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ 3

16.

II. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F225

36.

III. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F21

81.

IV. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F21

9.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 40: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb tương tác kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng; gen E quy định quả to trội hoàn toàn so với e quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm hai loại kiểu hình về màu sắc nhưng toàn quả nhỏ trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1: 1: 1: 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

---

--- HẾT ---

(8)

Trang 1/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

Đáp án gồm có 14 trang

THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 MÔN THI: SINH HỌC

Chuyên đề: Quy luật phân li, phân li độc lập Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi: 19/09/2021

ĐÁP ÁN CHI TIẾT THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08

Câu 1: Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, hai tế bào sinh trứng của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại giao tử?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 8.

Lời giải

 Một TB sinh trứng có KG AaBbDd qua giảm phân cho ra 1 giao tử  Hai TB sinh trứng qua giảm phân cho ra tối đa 2 loại giao tử (Nếu 2 TB có kiểu phân li giống nhau) và cho ra tối thiểu 1 loại giao tử (Nếu 2 TB có cùng 1 kiểu phân li).

Câu 2: Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập.

Ở đời con của phép lai AaBbDd × AaBbDd, có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:

A. 8 và 27. B. 18 và 4. C. 27 và 8. D. 12 và 4.

Lời giải

 Số KG: 33 = 27 và số KH: 23 = 8.

Câu 3: Cho cây hoa đỏ (P) thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng, F1 đồng loạt hoa đỏ.

Cho F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ: 75% hoa trắng. Kiểu gen của F1 là:

A. AaBB. B. AaBb. C. AABB. D. AABb.

Lời giải

 Xét Fa: Đỏ : Trắng = 1: 3  Tương tác bổ sung kiểu 9:7 Quy ước: A-B-: Đỏ; A-bb, aaB- và aabb: Trắng.

 9 + 7 = 16 kiểu tổ hợp = 4 gt x 4 gt  F1: AaBb x AaBb.

Câu 4: Phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm các bước:

(1) Đưa ra giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.

(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3. (3) Tạo các dòng thuần chủng.

(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.

Trình tự đúng của các bước mà Menđen đã thực hiện là:

(9)

Trang 2/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. (2) → (3) → (4) → (1). B. (1) → (2) → (4) → (3).

C. (3) → (2) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4).

Câu 5: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có:

A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.

D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Lời giải

 Tách riêng từng cặp tính trạng để tính kiểu gen, kiểu hình:

Số loại kiểu gen là: 2.2.3.1 = 12.

Số loại kiểu hình là: 2.1.2.1 = 4.

Câu 6: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:

A. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh kéo theo sự phân li và tổ hợp của cặp alen.

B. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

C. Sự phân li và tổ hợp của cặp alen trong giảm phân và thụ tinh.

D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân.

Lời giải

 Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong GP và thụ tinh kéo theo sự phân li và tổ hợp của cặp alen do alen nằm trên NST.

Câu 7: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?

A. Aa × Aa. B. aa × aa. C. AA × Aa. D. AA × AA.

Câu 8: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là:

A. Tính trạng ưu việt. B. Tính trạng lặn.

C. Tính trạng trội. D. Tính trạng trung gian.

Câu 9: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là:

A. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ.

B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Lời giải

(10)

Trang 3/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

 Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định. Trong tế bào cả cặp nhân tố di truyền không hòa lẫn với nhau. Bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó.

Câu 10: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng:

A. Sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

B. Di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết.

C. Luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nucleotit giống nhau.

D. Luôn tương tác với nhau cùng quy định 1 tính trạng.

Lời giải

 Nếu các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân ly độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Câu 11: Ai là người phát hiện ra quy luật phân ly và phân ly độc lập?

A. Menđen. B. Moocgan. C. Coren. D. Jacob.

Câu 12: Kiểu gen nào sau đây thuần chủng?

A. AABb. B. Aabb. C. AaBb. D. AAbb.

Câu 13: Để kiểm nghiệm giả thuyết của mình Menđen đã thực hiện:

A. Phép lai thuận nghịch. B. Phép lai phân tích.

C. Cho F1 tự thụ phấn. D. Lai xa.

Câu 14: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:

A. Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn để F2 có tỉ lệ kiểu hình 9: 3: 3: 1.

B. Số lượng và sức sống của đời lai phải lớn để F2 có tỉ lệ kiểu gen (1: 2: 1)2

C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

D. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.

Câu 15: Cho phép lai sau: AaBb × aaBb. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình của phép lai trên là:

A. 9:3:3:1. B. 1:1:1:1:1:1. C. 3:3:1:1. D. 2:2:1:1:1:1.

Lời giải

 Aa x aa → 1Aa: 1aa → TLKH 1:1.

Bb x Bb → 1BB: 2Bb: 1bb → TLKH 1:2:1 do trội không hoàn toàn.

Ta có TLKH (1:1)(1:2:1) = 2:2:1:1:1:1.

Câu 16: Gen alen có đặc điểm nào?

1. Gồm 2 alen có cùng lôcut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng.

2. Mỗi alen trong 1 cặp alen có nguồn gốc 1 alen của bố, 1 alen của mẹ.

3. Có vị trí khác nhau trên cặp NST tương đồng.

(11)

Trang 4/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

4. Cùng tham gia xác định sự phát triển của một tính trạng nào đó.

A. 1, 2. B. 2, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4.

Lời giải

 Gen alen là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định (locut) của cặp NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit.

Gen alen gồm 2 alen thuộc cùng 1 locut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng, một chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc từ mẹ, cùng tham gia quy định một tính trạng nào đó.

Câu 17: Theo quy luật phân ly độc lập của Menđen với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi bố mẹ dị hợp là:

A. (3:1)n. B. (1:1)n. C. 9:3:3:1. D. (1:2:1)n.

Câu 18: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và tính trạng trội lặn hoàn toàn. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là?

A. 1

128. B. 9

128. C. 3

32. D. 9

64.

Lời giải

 Trội 5 tính trạng = 1 3 1 1 3

1 .

2    4 2 2 32

Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai (P) ♂AaBbDD × ♀AabbDd. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội ở F1 là?

A. 1

4. B. 1

16. C. 1

8. D. 3

8.

Lời giải

 Tỉ lệ KH mang 3 tính trạng trội ở F1 là: 3 1 3 1 . 4  2 8

Câu 20: Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F1

tự thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ:

A. 1

4. B. 1

3. C. 3

4. D. 2

3. Lời giải

 F1 đồng tính  Ptc

(12)

Trang 5/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP Quy ước: Dài: A >> Tròn: a.

 Ptc: AA x aa  F1: 100% Aa.

F1 x F1: Aa x Aa  F2: 1AA: 2Aa: 1aa.

 Lúa hạt dài: 3; Hạt dài tự thụ cho ra hạt dài 100% (AA) = 1.

 Tỉ lệ: 1 3.

Câu 21: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn.

Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?

A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb.

C. aabb × AaBB. D. AaBb × Aabb.

Lời giải

 P: AaBb x AaBb → F1: 9 vàng trơn; 3 vàng nhăn; 3 xanh trơn; 1 xanh nhăn.

P: Aabb x aaBb → F1: 1 vàng trơn; 1 vàng nhăn; 1 xanh trơn; 1 xanh nhăn.

P: aabb x AaBB → F1: 1 vàng trơn; 1 xanh trơn.

P: AaBb x Aabb → F1: 3 vàng trơn; 3 vàng nhăn; 1 xanh trơn; 1 xanh nhăn.

Câu 22: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB. B. AaBb, aaBb, AABb.

C. AaBb, aabb, AABB. D. AaBb, aabb, AaBB.

Lời giải

 Cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn cho ra F1 gồm 4 loại kiểu hình thì cây này phải có kiểu gen AaBb.

Cây AaBb lai với aabb sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.

Để tạo ra đời con chỉ duy nhất 1 loại kiểu hình thì cây đem lai chỉ tạo ra 1 loại giao tử AB duy nhất. Do đó cây đem lai có kiểu gen là AABB.

Câu 23: Ở một loài thực vật, locut gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây (P) có kiểu gen dị hợp Aa tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen này không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dự đoán nào sau đây là đúng khi nói về kiểu hình ở F1?

(13)

Trang 6/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

A. Các cây F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó có 25% số cây quả vàng, 25% số cây quả đỏ và 50% số cây có cả quả đỏ và quả vàng.

B. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 75% số quả đỏ và 25% số quả vàng.

C. Trên mỗi cây F1 có 2 loại quả, trong đó có 50% số quả đỏ và 50% số quả vàng.

D. Trên mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả là quả đỏ hoặc quả vàng.

Lời giải

**Lưu ý: Trên 1 cây, quả và hạt thuộc 2 thế hệ khác nhau, quả do bầu nhụy phát triển nên vẫn thuộc thế hệ của cây nhưng hạt do 2 giao tử đực và cái kết hợp nên thuộc 2 thế hệ tiếp theo. Bởi vậy, khi cây P tự thụ phấn thì màu quả trên cây P là tính trạng của cây P nhưng hạt của cây P thì được tính là tính trạng F1.

 P: Aa x Aa  F1: 1AA: 2Aa: 1aa.

A. Sai. Các cây F1 chỉ có 1 loại quả, đồng nghĩa với việc có 1 loại KH.

B, C Sai Mỗi cây F1 chỉ có 1 loại quả.

D. Đúng.

Câu 24: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết phép lai AaBbGgHh × AaBbGgHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ là?

A. 9

64. B. 81

256. C. 27

64. D. 27

256.

Lời giải

 3 trội 1 lặn có tỉ lệ:

3 3 4

3 1 27

4 4 64. C      

Câu 25: Một cơ thể động vật cái có kiểu gen AaBbDdee. Biết rằng không có đột biến. Theo lý thuyết, khi cơ thể đó giảm phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hai tế bào sinh trứng sẽ có thể tạo ra 2 loại trong số 8 loại trứng khác nhau.

II. Muốn tạo ra 8 loại giao tử thì phải có ít nhất 8 tế bào giảm phân.

III. Nếu có 2 tế bào phân ly NST ở giảm phân I giống nhau thì sẽ tạo ra chỉ một loại trứng.

IV. Khi có 4 tế bào sinh trứng, tỉ lệ các loại trứng có thể là 100%, 1 : 1 : 1 : 1 hoặc 3 : 1.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Lời giải

 1 TB chỉ có 1 kiểu phân li nhưng 1 cơ thể có thể có nhiều kiểu phân li.

1 TB sinh trứng này cho ra tối đa 1 trứng trong số 8 loại trứng: ABDe, aBDe, AbDe, ABde, abDe, Abde, aBde, abde.

1 cơ thể này có thể cho ra tối đa 8 loại trứng khác nhau: ABDe, aBDe, AbDe, ABde, abDe, Abde, aBde, abed.

Xét các phát biểu:

(14)

Trang 7/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. 2 TB sinh trứng sẽ có thể tạo ra 2 loại trong số 8 loại trứng khác nhau nếu 2 TB này có kiểu phân li khác nhau  Đúng.

II. Muốn tạo ra 8 loại giao tử thì phải có ít nhất 8 tế bào giảm phân  Đúng vì 1 TB chỉ cho 1 loại giao tử và điều kiện là 8 TB này phải có kiểu phân li khác nhau.

III. Nếu có 2 tế bào phân ly NST ở giảm phân I giống nhau nhưng giảm phân 2 khác thì sẽ tạo ra 2 loại trứng  Sai.

IV. 4 TB sinh trứng khi:

- Cùng 1 kiểu phân li  100%.

- 4 kiểu phân li khác nhau  1: 1: 1: 1.

- 3 TB có cùng 1 kiểu phân li và 1 TB còn lại có kiểu phân li khác 3 TB kia  3: 1.

 Đúng.

Câu 26: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

I. AABb × AAbb. II. AaBB × AaBb. III. Aabb × aabb. IV. AABb × AaBB.

V. AaBB × aaBb. VI. AaBb × aaBb. VII. Aabb × aaBb. VIII. AaBB × aaBB.

Theo lí thuyết, trong số các phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con mỗi kiểu hình luôn có 1 kiểu gen?

A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

Lời giải

 Mỗi kiểu hình có 1 kiểu gen hay tỷ lệ kiểu gen bằng tỷ lệ kiểu hình  I, III, VII và VIII.

Câu 27: Cho phép lai sau: AaBbCcddEe × aaBBccDdEe. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng.

Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con khác cả bố lẫn mẹ là:

A. 13

18. B. 11

16. C. 13

16. D. 11

18.

Lời giải

 A-B-C-ddE- = 1 1 1 3 3 2    1 2 2 4 32. aaB-ccD-E- = 1 1 1 3 3

2    1 2 2 4 32.

 Tỉ lệ KH con khác bố mẹ là: 3 13

1 2 .

32 16

  

Câu 28: Một loài thực vật có A - cây cao, a - cây thấp, B - hoa kép, b - hoa đơn, DD - hoa đỏ, Dd - hoa hồng, dd - hoa trắng. Cho giao phấn hai cây bố mẹ thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên?

A. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × AabbDd.

B. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbDD.

C. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbdd.

(15)

Trang 8/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

D. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd.

Lời giải

 Số kiểu tổ hợp thu được là: 6.2 + 3.4 + 2.2 + 1.4 = 32 = 8gt x 4gt ( 1 bên dị hợp 2 cặp và 1 bên dị hợp 3 cặp).

Mặt khác, có 12 loại KH = 2.2.3 Ta có: 2 = Aa x aa hoặc Bb x bb 2 = Aa x aa hoặc Bb x bb

3 = Dd x Dd ( Đáp án các cặp Dd đều dị hợp).

 P: AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd.

Câu 29: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P) thu được các hợp tử, dùng conxixin xử lý các hợp tử, sau đó cho phát triển thành cây F1. Cho 1 cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân bình thường chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết các cây F2

thu được tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Lời giải

 Ptc: AA x aa  Hợp tử: 100% Aa

Xử lý hợp tử bằng conxisin  AAaa  Phát triển thành F1 F1 x F1: AAaa x AAaa

GF1: (1AA: 4Aa: 1aa)(1AA: 4Aa: 1aa)

 F2 có tối đa 5 KG: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.

Câu 30: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen quy định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỷ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 12,5%?

A. 24

2401. B. 216

2401. C. 1296

2401. D. 864

2401. Lời giải

 F1 đồng tính  Ptc và Đỏ: A >> Trắng: a.

 P: AA x aa  F1: 100% Aa

Đỏ F1 x Trắng P: Aa x aa  Fa: 1Aa: 1aa

Fa tạp giao: (1Aa: 1aa)( 1Aa: 1aa)  (1A: 3a)(1A: 3a)

 F2: 1AA: 6Aa: 9aa Hoa đỏ F2 gồm: (1

7AA: 6 7Aa)

(16)

Trang 9/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP Tỉ lệ mọc thành hoa trắng = 12,5%  Đó phải là 2 cây AA và 2 cây Aa.

 XS:

2 2

2 4

1 6 216

7 7 2401.

C          

Câu 31: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ. Biết giao tử đực (n + 1) không có khả năng thụ tinh, các loại giao tử cái thụ tinh bình thường. Sức sống của hợp tử là tương đương nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là?

A. 4 đỏ: 5 trắng. B. 83 đỏ: 79 trắng.

C. 52 đỏ: 35 trắng. D. 7 đỏ: 9 trắng.

Lời giải

 P: Aaa x Aaa

 GP: 2Aa :1aa :1 :2 2Aa :1aa :1 :2

6 6 6A 6a 6 6 6A 6a





 1 :2 2Aa :1aa :1 :2

3A 3a 6 6 6A 6a







 F1: 2

18AAa: 5

18Aaa: 2

18aaa: 1

18AA: 4

18Aa: 4 18aa Mỗi KG trên tự thụ phấn:

 aaa + aa = 79

162 A- = 83 162

 Tỉ lệ: 83 Đỏ: 79 Trắng.

Câu 32: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được chi phối bởi 2 cặp alen phân li độc lập là A/a và B/b. Kiểu gen chứa cả alen A và B sẽ cho hoa màu đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng.

Một locus thứ 3 nằm trên cặp NST khác có 2 alen trong đó D cho lá xanh và d cho lá đốm trắng. Tiến hành phép lai AaBbDd × aaBbDd được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết phát biểu nào dưới đây chính xác về F1?

A. Có 3 loại kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng, lá đốm.

B. Có 43,75% số cây hoa trắng, lá xanh.

C. Có 4 loại kiểu hình xuất hiện với tỉ lệ 3:3:8:8

D. Có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá đốm.

Lời giải

 AaBbDd × aaBbDd → (Aa :aa)(1BB :2Bb :1bb)(1DD :2Dd:1dd) A Sai, có 2 kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng, lá đốm.

B Sai tỉ lệ cây hoa trắng, lá xanh là 1 1 3 3 46,875%

2 4 4

   

.

C Sai tỉ lệ kiểu hình là (3 đỏ :5 trắng)(3 xanh : 1 đốm).

D Đúng : AaBBdd ; AaBbdd.

Câu 33: Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả màu vàng. Cây tứ bội (4n) thuần chủng quả màu đỏ giao phấn với cây tứ bội quả màu vàng, F1 thu

(17)

Trang 10/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

được toàn cây quả đỏ. (Biết rằng quá trình giảm phân ở các cây bố, mẹ, và F1 xảy ra bình thường). Cho các cây F1 giao phấn với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là?

A. 35 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

B. 3 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

C. 1 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

D. 11 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng.

Lời giải

 P : AAAA × aaaa → F1: AAaa F1 × F1: AAaa × AAaa

Cây AAaa giảm phân cho các loại giao tử: 1

6AA: 4 6Aa: 1

6aa.

Tỉ lệ quả màu vàng (aa) là: 1 36.

Câu 34: Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:

(1) Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

(2) Quy luật di truyền của Menđen vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.

(3) Quy luật di truyền của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.

(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.

(5) Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.

(6) Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.

(7) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.

Số nhận định sai là:

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

 Số nhận định sai là: (2),(3),(4).

Ý (2), (3) sai vì điều kiện nghiệm đúng của quy luật di truyền của Menđen là:

Quy luật phân ly:

- P thuần chủng.

- F2 đủ lớn.

- Trội hoàn toàn.

- Các gen quy định tính trạng ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Tương tự như trên và thêm 2 ý sau.

- Các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Các gen tác động riêng rẽ lên từng tính trạng, mỗi gen quy định 1 tính trạng.

Ý (4) sai vì ông cho F1 tự thụ phấn.

(18)

Trang 11/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

Câu 35: Cho P dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 6 loại kiểu hình. Biết 2 gen cùng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Có hiện tượng trội không hoàn toàn.

II. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 6:3:3:2:1:1.

III. Tỷ lệ kiểu gen ở đời con là 4:2:2:2:1:1.

IV. Hai gen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Lời giải

 Có 6 loại kiểu hình (6 =2.3) hay 1 gen trội hoàn toàn 1 gen trội không hoàn toàn.

2 cây dị hợp: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb) Xét các phát biểu:

I Đúng.

II Đúng,tỷ lệ kiểu hình là (3:1)(1:2:1).

III Sai, tỷ lệ kiểu gen là (1:2:1)(1:2:1).

IV Sai, nếu 2 gen cùng quy định 1 tính trạng thì có tối đa 5 kiểu hình.

Câu 36: Ở một loài thực vật, cho giao phấn cây hoa trắng thuần chủng với cây hoa đỏ thuần chủng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Theo lý thuyết cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 8

49. B. 9

16. C. 2

9. D. 4

9. Lời giải

 Quy ước: A-B-: Đỏ; A-bb và aaB-: Vàng; aabb: Trắng.

Ptc: AABB x aabb  F1: 100% AaBb.

F1 X F1  F2: Vàng và trắng giao phấn ngẫu nhiên, ta có:

(2

7Ab: 2

7aB: 3

7ab) (2

7Ab: 2

7aB: 3 7ab)

 Đỏ F3 (A-B-) = 8 49.

Câu 37: Ở một loài thực vật, thực hiện phép lai P: AaBb × AaBb thu được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Biết một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1 và F2?

I. Ở F1, các cây có kiểu hình trội về hai tính trạng có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 3:3:1:1.

II. Ở F1, các cây mang ít nhất 2 alen trội chiếm 56,25%.

III. Ở F1, các cây chỉ chứa 1 alen lặn chiếm 25%.

IV. F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1.

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Lời giải

(19)

Trang 12/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

 I Sai. Phân li theo tỉ lệ: 1: 2: 2: 4.

II. Sai. Cây mang ít nhất 2 alen trội =

0 1

4 4

1 4 68, 65%

2 CC

 

III. Đúng. Câu chứa 1 alen lặn chiếm

3 4

4 25%

2 C

. IV. Đúng.

Câu 38: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Các cặp gen này phân ly độc lập với nhau. Phép lai P xảy ra giữa cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa trắng, thân cao thu được F1 có 32 kiểu tổ hợp. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, những cây hoa đỏ, thân cao chiếm tỉ lệ 9

32. II. Ở P có 2 phép lai thỏa mãn đời con.

III. Trong các cây hoa trắng, thân thấp F1, cây mang kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3

5. IV. Cho các cây hoa đỏ, thân thấp F1 giao phấn với nhau, đời con thu được 7

18 hoa đỏ, thân thấp.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Lời giải

 Có 3 phát biểu đúng là I, II và III.

(P) đỏ, cao x trắng, cao  F1 có 32 kiểu tổ hợp = 8 x 4  AaBbDd x AabbDd hoặc aaBbDd.

Giả sử ở đây là phép lai AaBbDd x AabbDd (với aaBbDd thì kết quả tương tự).

- I Đúng, vì hoa đỏ, thân cao F1 A-B-D- chiếm tỉ lệ = 3/4 x 1/2 x 3/4 = 9/32.

- II Đúng, như đã phân tích ở trên.

- III Đúng, cây hoa trắng, thân thấp F1 có tỉ lệ = (1- 3/4 x 1/2) x 1/4 = 5/32, trong đó những cây dị hợp gồm

Aabbdd và aaBbdd chiếm tỉ lệ 3/32  Tỉ lệ đề bài yêu cầu là 3/32 : 5/32 = 3/5.

- IV Sai, vì các cây hoa đỏ, thân thấp F1 gồm 2AaBbdd + 1AABbdd; nhóm này cho giao tử gồm có 2/6ABd + 2/6Abd + 1/6aBd + 1/6abd.

 Khi giao phấn với nhau, đời con thu được hoa đỏ, thân thấp = 2/6 + 2 x 2/6 x 1/6 = 4/9.

Câu 39: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(20)

Trang 13/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. Các cây có kiểu gen đồng hợp thu được ở F1 chiếm tỉ lệ 3

16.

II. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F225

36.

III. Chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F1 cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F21

81.

IV. Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa trắng và một cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ F1

cho giao phấn với nhau. Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở thế hệ F21

9.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Lời giải

 P: AaBb x AaBb → F1

I. Sai. Tỉ lệ đồng hợp là: AABB + AAbb + aaBB + aabb = 4/16 = 1/4.

II. Đúng. Các cây thân cao, hoa đỏ ở F1 là: 4AaBb : 2AABb : 2AaBB : 1AABB.

Chọn ngẫu nhiên một cây thân cao ,hoa đỏ ở thế hệ F1 cho tự thụ phấn . Xác suất thu được cây thân cao, hoa đỏ ở F2 là:

1/9 + 2 x 2/9 x 3/4+ 4/9 x 9/16 = 25/36.

III. Đúng. 2 cây thân cao, hoa đỏ F1 cho giao phấn với nhau → cây thân thấp hoa trắng ở thế hệ F2 là :

4/9 x 4/9 x 1/16 = 1/81.

IV. Sai.

Thân cao, hoa trắng F1: 1AAbb: 2Aabb → 2/3 Ab; 1/3 ab.

Thân thấp, hoa đỏ F1: 1aaBB: 2aaBb → 2/3 aB; 1/3 ab.

Cao, trắng F1 x Thấp, đỏ F1 có 4 TH:

TH1: AAbb x aaBB  Cao, đỏ (A-B-) = 1/9.

TH2: AAbb x aaBb  Cao, đỏ (A-B-) = 1/9.

TH3: Aabb x aaBB  Cao, đỏ (A-B-) = 1/9.

TH4: Aabb x aaBb  Cao, đỏ (A-B-) = 1/9.

Vậy tổng là 4/9.

Câu 40: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do hai cặp gen Aa và Bb tương tác kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng;

gen E quy định quả to trội hoàn toàn so với e quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm hai loại kiểu hình về màu sắc nhưng toàn quả nhỏ trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho cây P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1: 1: 1: 1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai phù hợp với phép lai nói trên?

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(21)

Trang 14/14 – KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 08 – QUY LUẬT PHÂN LI, PHÂN LI ĐỘC LẬP

Lời giải

 Ta có P hoa đỏ quả nhỏ tự thụ phấn thu được 2 kiểu hình, tỉ lệ hoa đỏ chiếm 56,25%.

→ cây P có kiểu gen AaBbee.

Cho P giao phấn với 1 cây khác cho tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) = (1:1:1:1)×1 TH (1:1:1:1)×1 không thể xảy ra.

Các phép lai có thể xảy ra là AaBbee × AAbbEe; AaBbee × aaBBEe.

---

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 4: Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào.. Câu 5: Thực chất của di

Câu 13: Một cặp NST tương đồng quy ước là aa, nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra những loại giao tử nào.. Câu 16: Một tế bào lưỡng

- Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen: các gen quy định các nhóm tính trạng khác nhau có thể cùng nằm trên 1 NST và cùng

Biết rằng mặt phẳng  ABC  luôn tiếp xúc với một mặt cầu cố định, bán kính của mặt cầu đó

Vào ngày mồng một hàng tháng kể từ tháng 9/2016 về sau anh không vay ngân hàng nữa và anh còn trả được cho ngân hàng 2 triệu đồng do có việc làm thêm.. Vào ngày mồng

Tìm tọa độ điểm A thuộc trục Oy, biết rằng ba mặt phẳng phân biệt qua A có các vec-tơ pháp tuyến lần lượt là các vec-tơ đơn vị của các trục tọa độ cắt mặt cầu theo

cắt trục hoành tại bốn điểm phân biệt sao cho hình phẳng giới hạn bởi  C m  và trục hoành có phần phía trên trục hoành và phần phía dưới trục hoành có diện

Gọi , là hai điểm cực trị của đồ thị hàm số và The linked image cannot be display ed.. The