• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: .2018 Tiết 101 Ngày giảng: .3.2018 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA ( Trích “Bình Ngô đại cáo” -

Nguyễn Trãi).

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Kiến thức chung:

+ Sơ giản về thể cáo.

+ Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

+ Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

- Kiến thức trọng tâm: Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

+ Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

- Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tư duy phê phán. + Kĩ năng giao tiếp.

+ Kĩ năng tự nhận thức. + Kĩ năng xác định giá trị 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập.

Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và độc lập dân tộc

* GD niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm giết giặc cứu nước 4.

Năng lực : Phát triển năng lực hợp tác ,giải quyết vấn đề B. Chuẩn bị : GV: Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.

HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp/KT dạy học:

- PP:Đàm thoại, phân tích, quy nạp, nêu vấn đề.

- KT : Hỏi và trả lời, động não, chia nhóm . D. Tiến trình dạy học –giáo dục:

1.ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )

? Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ mà em cho là hay nhất? Nêu luận điểm chính của đoạn văn ấy là gì?

3.Bài mới:- GV dẫn vào bài: ( 1’)

Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại nữa đó là cáo trong bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo (1428), bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng được gọi là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc VN.

Hoạt động 1. ( 5’) I. Giới thiệu chung

(2)

Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm

- PP/KT : nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi và trả lời, - Hình thức : cá nhân

? Nêu hiểu biết của em về tác giả ? ( Dựa vào SGK Ngữ văn 7)

- Là người có tài năng lỗi lạc: về chính trị, quân sự, ngoại giao, một tác giả lớn của nền văn học trung đại.

- Luôn kề vai sát cánh cùng Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?

Năm 1418 Lê lợi phất cờ khởi nghĩa ở núi rừng Lam Sơn, Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân với Bình Ngô sách, Ông trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi thực hiện mưu phạt tâm công. Sau 10 năm kháng chiến nhân dân ta đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi thay lời Lê lợi thảo Bình Ngô đại cáo,tuyên bố nớc Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới muôn thuở nền thái bình vững chắc.

Bình Ngô đại cáo gồm 4 phần : Phần 1: Nêu luận đề chính nghiã

Phần 2: Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh

Phần 3: Tái hiện lại cuộc kháng chiến từ ngày gian khổ đến ngày thắng lợi cuối cùng

Phần 4: Tuyên bố độc lập và nêu lên bài học lịch sử

? Vì sao gọi là bình Ngô?

Ngô là tên nước Đông Ngô thời Tam Quốc,là quê hương của Chu Nguyên Chương (từng xưng là Ngô Quốc Vương) sau trở thành Minh Thành Tổ

Dùng từ Ngô để chỉ giặc Minh là dùng từ truyền thống của nhân ta với quân xâm lược Trung Hoa đến từ phương Bắc (giặc Ngô)

1. Tác giả. Nguyễn Trãi (1380 - 1442) là nhà yêu nước, nhà chính trị lỗi lạc, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

2. Tác phẩm.

- Đầu năm 1428 sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược.

- Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài cáo gồm 4 phần, nêu luận đề chính nghĩa.

Hoạt động 2. ( 27’)

Mục tiêu: HS nắm được thể loại, bố cục, nội dung văn bản

- PP/KT : nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi và trả lời,, phân tích, giảng bình, chí nhóm

- Hình thức : cá nhân, nhóm GV đọc trước, gọi học sinh đọc .

Giọng trang trọng, chậm rãi, khẳng định, tự hào.

- HS đọc các chú thích trong sgk.

II. Đọc, tìm hiểu văn bản.

1. Đọc và tìm hiểu chú thích.

2. Thể loại: - Cáo

- Mục đích : trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp

- Bố cục: gồm 4 phần

- Lời văn : lối văn biền ngẫu - Tác giả : Vua chúa hoặc thủ

(3)

? VB được viết bằng thể loại gì?

? Em hiểu cáo là gì ?

là thể văn nghị luận do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết để trình bày chủ trương, công bố kết quả.

? So sánh với thể Hịch, Chiếu mà em đã được học?

? Giải thích ngắn gọn về tên tác phẩm? Sự ra đời của tác phẩm?

Bình Ngô Đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.

? Tìm và nhận xét về bố cục của bài.

Bài cáo chia làm bốn phần. Đoạn trích trong SGK là đoạn 1.

+ 2 câu đầu: Đề cao nguyên lí nhân nghĩa làm tiền đề.

+ 12 câu tiếp: Quan niệm về tổ quốc, chân lí độc lập dân tộc.

+ phần còn lại: là kết luận.

Nhận xét: Bố cục đoạn văn chính luận cổ rất chặt chẽ.

lĩnh viết

3. Bố cục: 3 phần

? Nhân nghĩa ở đây có những nội dung nào?

- Có 2 nội dung: Yên dân và điếu phạt.

? Em hiểu nhân nghĩa, yên dân, điếu phạt ở đây ntn?

- Nhân nghĩa: tình thương giữa con người với con người, lòng nhân ái.

- Cốt lõi tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yêu dân, trừ bạo”.

- Yêu dân: giữ yên cuộc sống cho dân, làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.

- Trừ bạo: diệt trừ kẻ thù độc ác, tàn bạo.

? Dân ở đây là ai? Quân điếu phạt là ai ? - Dân: là người dân nước Đại Việt.

- Quân điếu phạt: Người giữ yên c/s cho dân.

? Qua câu đầu, em thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có chỗ nào tiếp thu của Nho giáo, chỗ nào là sáng tạo phát triển của ông?

Câu hỏi thảo luận: Điểm sáng tạo trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

Trả lời : tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với t tởng yêu nớc chống giặc ngoại xâm.Nhân nghĩa không chỉ là mối quan hê giữa con ngời với con ngời mà còn có trong quan hệ giữa dân tộc này

4. Phân tích.

a. Nguyên lí nhân nghĩa.

(4)

với dân tộc khác

GV: Như vậy Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái tinh hoa, cái tư tưởng tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa:

chủ yếu là yên dân, trước nhất là trừ bạo.

? Tư tưởng chính của nguyên lí này là gì

Nhân nghĩa, yên dân, trừ bạo, yêu nước, chống xâm lược, bảo vệ đất nước và nhân dân chính là chân lí khách quan, là nguyên nhân của mọi thắng lợi

- Là diệt trừ quân xâm lợc để cứu nước, cứu dân,vì độc lập của nước, vì tự do,hạnh phúc, hoà bình của nhân dân.

? Quan niệm về nhân nghĩa, yên dân được tác giả thể hiện như thế nào ở đoạn tiếp ?

- Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược thì bảo vệ nền độc của đất nước cũng là nhân nghĩa.

Có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân tộc

? Có ý kiến cho rằng ý thức dân tộc trong đoạn trích là sự tiếp nối và phát triền ý thức dân tộc ở bài Sông núi nước Nam ? ý kiến của em nh thế nào?

Trong bài “Sông núi nước Nam” quan niệm vể Tổ quốc, về chân lí độc lập xác định chủ yếu ở hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền (nước độc lập của vua).

“Nước Đại Việt ta”của Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.

=> Trong quan niệm về dân tộc.

? Vậy quan niệm về Tổ quốc và chân lý về ĐL DT Đại Việt ntn?

- Một đất nước ĐL vì có lãnh thổ riêng.

? Những chi tiết nào KĐ điều đó ?

- Khẳng định nước ta độc lập có phong tục riêng, văn hoá riêng sánh vai cùng với các dân tộc khác,

? Tác giả dựa trên những chứng cớ nào để khẳng định nền độc lập DT đời nào cũng có? Tính thuyết phục?

- Các triều đại Đại Việt từ: Triệu, Đinh, Lí Trần xây dựng nền độc lập trong các cuộc đương đầu với Hán, Đường, Tống, Nguyên.

ý nghĩa khách quan của sự thật lịch sử không chối cãi

=> Sử dụng câu văn biền ngẫu, so sánh: khẳng định nền văn hiến dân tộc và sánh ngang với các nước phương Bắc, thể hiện tình cảm tự hào dân tộc

? Qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm gì của tác giả?

- Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt, tình cảm tự hào DT.

? So sánh với Nam quốc sơn hà?

b) Quan niệm về Tổ Quốc và chân lí về độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

(5)

- HS tự trình bày.

? Nêu nhận xét của em về tư tưởng này của tác giả?

Tác giả khẳng định nền độc lập dân tộc và sánh ngang với các nước phương Bắc, thể hiện tình cảm tự hào dân tộc.

? Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi đã thể hiện bước tiến và tầm cao tư tưởng khi quan niệm: văn hiến là yếu tố cơ bản nhất,là hạt nhân để xác định dân tộc

? Chỉ ra những nét NT đặc sắc của những câu trên?

 câu văn biền ngẫu sóng đôi, liệt kê các dẫn chứng lịch sử,sử dụng phép so sánh ngang bằng khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc - Đọc đoạn tiếp: Vậy nên….hết.

? Nhận xét về giọng điệu đoạn này như thế nào?

- Giọng văn châm biếm, khinh bỉ, khẳng định sự thất bại của vua quan Trung Quốc.

? Các chứng cớ còn ghi trong lời văn như thế nào?

? Việc tác giả dẫn ra những dẫn chứng từ thực tế lịch sử nhằm mục đích gì ?

Để nêu cao nguyên lí nhân nghĩa, tác giả đa ra những minh chứng rất cụ thể và thuyết phục. Khẳng định về sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc Đại Việt.

? Qua đó thể hiện tư tưởng t.cảm nào của người viết?

Đề cao, tự hào về ý thức dân tộc Đại Việt. Hào khí chiến thắng, niềm tự hào dân tộc như trào dâng trong lòng tác giả -> có sức lay động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc.

? Tác dụng của các câu văn biền ngẫu?

=> Câu văn có 2 vế sóng đôi: làm nổi bật các chiến công của ta.Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc

- Dân tộc Đại Việt có nền văn hiến lâu đời,có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử, có thể bình đẳng ngang hàng với dân tộc Trung Hoa

c. Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập chủ quyền

- Được chứng minh bằng những dẫn chứng hùng hồn từ thực tiễn lịch sử, là lời khẳng định dứt khoát: kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

Hoạt động 3 ( 7’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- PP/KT: vận dụng, thực hành, kĩ thuật động não - Hình thức thực hiện: cá nhân

? Nêu các biện pháp NT sử dụng trong VB ?

? ý nghĩa của VB ?

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn

- Viết theo thể văn biền ngẫu - Sử dụng từ ngữ có tính chất hiển nhiên,vốn có, sử dụng phép so sánh, liệt kê.

(6)

- Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng, trang trọng, tự hào, ngân vang.

2. Nội dung:

3. Ghi nhớ sgk/69 Gv treo bảng phụ. HS lên bảng làm

HS khác nhận xét

IV. Luyện tập

Khái quát kiến thức bằng sơ đồ lập luận

4.Củng cố: ( 2’ ) ý nghĩa văn bản?

- Thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.

5. HDVN: ( 1’ )

- Học thuộc lòng văn bản

- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa văn bản Nước Đại Việt ta và Nam quốc sơn hà về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện?

- Nắm vững nội dung bài học

- Đọc và chuẩn bị văn bản : Bàn luận về phép học - Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm

? ‘Tấu’ có gì khác với hich và cáo ?

? Chủ đề của VB này là gì?

? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

? Trong câu văn biền ngẫu (câu châm ngôn): “Ngọc không mài, không thành đồ vật; ngời không học, không biết rõ đạo” , tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?

? Qua đó nhận xét gì về thái độ của tác giả từ lời văn nói về mục đích học?

? Quan niệm về mục đích của đạo học nh thế có gì đúng sai, phù hợp hay không phù hợp trong thực tế hiện nay?

? Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tác giả đã đưa ra p2 học tập nào?

? Tại sao TG lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được “nhân tài”,

“vững yên” được nước nhà ?

? Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được tác giả gọi là đạo học? Theo tác giả thành có tác dụng ntn?

? ý nghĩa lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa ntn đối với việc học hôm nay?

? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

E.RKN:

...

...

...

(7)

Ngày soạn: 2018 Tiết 102 Ngày giảng: . .2018 ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM I.Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức:

- Kiến thức chung:

+ Khái niệm luận điểm.

+ Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

- Kiến thức trọng tâm: Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.

+ Sắp sếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.

- Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tư duy sáng tạo. Kĩ năng hợp tác. Kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức học tập.

4.

Năng lực : Phát triển năng lực hợp tác ,giải quyết vấn đề B. Chuẩn bị : GV:Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ, máy chiếu HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. Phương pháp/KT dạy học:

- PP:Đàm thoại, phân tích, quy nạp, nêu vấn đề, phân tích mẫu.

- KT : Hỏi và trả lời, động não, chia nhóm D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.ổn định tổ chức ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong giờ học ) 3.Bài mới: - Gv dẫn vào bài: ( 1’)

ở lớp 7 chúng ta đã được tìm hiểu về văn nghị luận (Luận điểm, cách lập luận, bố cục), vậy luận điểm có vai trò ntn trong bài văn nghị luận, mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận, mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau như thế nào?

Chúng ta cùng ....

Hoạt động 1. ( 25’)

- Mục tiêu : Hs ôn tập luận điểm, mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề giải quyết trong văn nghị luận.

- PP/KT: Hỏi và trả lời, kĩ thuật trình bày 1 phút, chia nhóm, pt mẫu

- Hình thức thực hiện: cá nhân, nhóm .

A. Ôn tập phần lí thuyết I. Khái niệm luận điểm.

1. Khảo sát, PT ng ữ liệu

- Gv: chiếu bảng phụ. Lựa chọn câu trả lời NL1: Đáp án: C là luận điểm

(8)

đúng về khái niệm luận điểm.

? Vì sao lại chon câu C ?

- Chọn c. Vì luận điểm đóng vai trò cực kì quan trọng trong bài văn nghị luận. Nếu không có hệ thống luận điểm, bài văn nghị luận sẽ bị vỡ vụn.

? Gọi h/s đọc lại văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và “Chiếu dời đô”

Yêu cầu h/s thảo luận nhóm theo câu hỏi sgk – đại diện trình bày. GV nhận xét.

? GV yêu câu HS xác định các luận điểm của bài Chiếu dời đô

+ Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài.

+ Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi

+Thành Đại La xét về mọi mặt, thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.

+ Vậy, vua sẽ dời đô ra đó.

? GV khái quát ý 1 phần ghi nhớ

NL 2:

a. Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của HCM có những luận điểm chính:

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

- LS đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của ND ta.

- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý ấy đều được đưa ra trưng bày.

b. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.

- Xác định hai luận điểm chưa đúng vì chưa thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm, mà chỉ là những vấn đề.

2.Ghi nhớ (ý 1)

?) Có thể làm sáng tỏ vấn đề trong bài

“Tinh thần yêu nước...” chỉ bằng luận điểm “đồng bào ta ngày nay...nồng nàn”

được không? Vì sao?

- Không. Vì không đủ làm rõ VĐ của bài

?) Trong bài “Chiếu dời đô” chỉ đưa ra luận điểm” các triều đại trước dây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của bài chiếu có đạt không? Vì sao?

- Không. vì không đủ làm sáng tỏ vấn đề

“cần phải dời đô đến Đại la” -> không thuyết phục được nhân dân

? Từ đó rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận?

=> Trong văn nghị luận, luận điểm phải phù hợp và đủ để làm sáng tỏ vấn đề (có

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trongbài văn nghị luận.

1. Khảo sát, PT ngữ liệu

- Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và “ Chiếu dời đô” thể hiện ngay ở nhan đề

- Các luận điểm đưa ra chưa đủ để giải quyết vấn đề

2.Ghi nhớ (ý 2)

(9)

nhiều luận điểm)

? Em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong bảng hệ thống ?Vì sao?

- Hs thảo luận nhóm

- Hs đại diện nhóm trình bày

- Bảng hệ thống 1 đạt yêu cầu. Vì rất chính xác, các luận điểm có sự liên kết với nhau, không bị trùng lặp. Sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Hệ thống thứ 2 không đạt được các điều kiện vì: Trong hệ thống đó có những luận điểm chưa chính xác, chưa phù hợp, không liên kết, không kế thừa phát huy được kết quả của những luận điểm trên.

Bài viết sẽ không mạch lạc, rõ ràng.

? Có ý kiến cho rằng để giải quyết một vấn đề nào đó, có càng nhiều luận điểm càng tốt. Em có tán thành không? Vì sao?

- Không phải cứ đưa ra nhiều luận điểm là tốt, mà luận điểm phải vừa đủ để làm sáng tỏ nội dung, có sự liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề .

? Qua việc tìm hiểu trên em rút ra nhận xét gì mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

- Luận điểm phải có hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, cái đích của vấn đề) và luận điểm phụ (luận điểm xuất phát hay mở rộng.

- Các luận điểm không trùng lặp nhau mà cần có sự liên kết chặt chẽ: Luận điểm trước làm cơ sở cho LĐ sau; luận điểm sau kế thừa và phát triển luận điểm trước.

Tất cả đi đến LĐ chủ chốt ở phần kết bài . GV khái quát nội dung phần ghi nhớ

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

1. Khảo sát, PT ngữ liệu

- Bảng hệ thống 1 là hợp lí. Vì:

+ Luận điểm (a) là cơ sở, tiền đề cho các luận đ’ khác. Làm sáng tỏ vấn đề tác dụng, p2 học tập đến kq’ học tập

+ Luận điểm (b) kế thừa phát triển ý của luận điểm (a), trả lời câu hỏi vì sao p’

thay đổi p2 học tập cũ.

+ Luận điểm (c) là kết luận, cái đích của bài đó là ưu đ’ và hiệu q’ c’ p2 học tập mới so với p2 cũ.

2.Ghi nhớ (ý 3,4)

Hoạt động 2. ( 15’)

- Mục tiêu : Hs vận dụng làm bài tập - PP/KT: thực hành, thảo luận, kĩ

thuật động não, chia nhóm - Hình thức thực hiện: nhóm

B. Luyện tập.

1. Bài tập 1 sgk/75.

Cả 2 luận đ’ nêu ra đều k0 đúng vì:

- LĐ1. Không phải là luận điểm. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, vì đoạn

(10)

GV yêu cầu HS trình bày miệng

Yêu cầu h/s đọc 2. HS Thảo luận nhóm - trả lời. Gv nhận xét, sửa chữa.

văn không giải thích, chứng minh và làm rõ ý đó.

- LĐ2 .Không phải luận điểm “NT như một ông tiên.” vì TG đã đưa ra lời bác bỏ

=> Luận điểm: “NT là khí phách, tinh hoa của dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.

2. Bài tập 2 sgk/75:

Các luận điểm được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự sau:

- GD là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống trong thương lai

- GD trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hiện nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai

- Do đó, GD là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai

- Cũng do đó, GD là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho sự tiến bố xã hội sau này

4.Củng cố: ( 3’ )

Gv yêu cầu 2 Hs hệ thống lại NDKT cần nắm trong bài.

5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’ ) - HS học bài, làm bài,

- Soạn: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.

- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi trong bài

- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học V.RKN:

...

...

...

Ngày soạn: .3.2018 Tiết 103 Ngày giảng: .3.2018 BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC ( Luận học pháp ) ( La Sơn Phu Tử- Nguyễn Thiếp)

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được:

- Kiến thức chung:

(11)

+ Những hiểu biết bước đầu về tấu.

+ Quan điểm tu tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

+ Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

- Kiến thức trọng tâm:

+ Hiểu được hoàn cảnh sử dụng và đặc điểm của thể tấu trong văn học trung đại.

+ Nắm được nội dung và hình thức của Bàn luận phép học 2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Đọc - hiểu một văn bản theo thể tấu.

+ Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp trình bày luận điểm trong văn bản.

- Kĩ năng sống: + Kĩ năng tư duy sáng tạo + Kĩ năng hợp tác.

+ Kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Trân trọng lối học thực chất

- Khát vọng hòa bình phát triển, tình yêu quê hương đất nước 4. Năng lực : Nêu vấn đê, giao tiếp, thưởng thức văn học B. Chuẩn bị : GV:Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ.

HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp/KT dạy học:

- PP:Đàm thoại, giảng bình, phân tích, nêu vấn đề.

- KT:Giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, trình bày 1 phút D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.ổn định tổ chức ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) ? Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước Đại Việt ta ? Quan niệm về đất nước và độc lập dân tộc như thế nào?

3. Bài mới: ( 1’) GV dẫn vào bài:

Học để làm gì? Học ntn? Nói chung vấn đề học tập đã được ông cha ta bàn đến từ rất lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhng rất sâu sắc và thấu tình đạt lí là đoạn “ Luận về phép học” trong bản tấu dâng vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.

Hoạt động 1 ( 5’)

Mục tiêu: HS nắm được tác giả, tác phẩm

- PP/KT : nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi và trả lời, - Hình thức : cá nhân

- HS đọc dấu sao phần chú thích.

? Dựa vào chú thích nêu những nét ngắn gọn về tác

I. Giới thiệu chung.

1.Tác giả:

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), quê Hà Tinh, là người học rộng, hiểu sâu, đỗ đạt dưới triều Lê, được người đời rất trọng vọng.

(12)

giả?

? VB này được trích từ đâu ?

“Bàn luận về phép học” do Nguyễn Thiếp dâng vua Quang Trung để bày tỏ kiến nghị của mình về việc chấn chỉnh sự học của quốc gia .

2. Tác phẩm:

“Bàn luận về phép học” là một phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung (8/

1791).

Hoạt động 2. ( 25’)

Mục tiêu: HS nắm được thể loại, bố cục, nội dung văn bản

- PP/KT : nêu vấn đề, đàm thoại, hỏi và trả lời,, phân tích, giảng bình, chia nhóm

- Hình thức : cá nhân, nhóm

? Xác định giọng đọc văn bản

- Hs : giọng chân tình, tự tin, khiêm tốn.

Gọi HS đọc . GV uốn nắn.

? HS đọc thầm phần chú thích SGK.

? VB đc viết theo thể gì?

? Nêu đặc điểm riêng của bài tấu “Bàn luận về phép học”?

? ‘Tấu’ có gì khác với hich và cáo ?

- Hịch: kêu gọi toàn thể nd làm 1 việc gì đó.

- Cáo: Báo cáo kq’ đạt đc cho mọi ng biết sau 1 sự kiện .

? Chủ đề của VB này là gì?

- Chủ đề: bày tỏ kiến nghị của Ng~ Thiếp về việc chấn chỉnh sự học c’ q. gia.

? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

- Từ đầu ...tệ hại ấy: Bàn về MĐ của việc học.

- Cúi xin....bỏ qua: Bàn về cách học.

- Còn lại: Tác dụng của phép học.

II. Đọc - hiểu văn bản.

1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Thể loại: Tấu

- Tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

- Được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu .

3. Bố cục: (3 phần)

? Trong câu văn biền ngẫu (câu châm ngôn):

“Ngọc không mài, không thành đồ vật; ngời không học, không biết rõ đạo” , tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?

Chỉ có học tập con ngời mới trở nên tốt đẹp.

-> Học tập là một quy luật trong cuộc sống của con người.

? Tác giả pt rõ ‘đạo’ ấy ntn? Hoặc ‘đạo’ là gì?

4. Phân tích.

a) Mục đích chân chính của việc học.

(13)

? Tác giả cho rằng đạo học của kẻ đi học là học cái gì?

? Em hiểu đạo học này như thế nào?

- Đạo ‘tam cương’: Tức học để hiểu và giữ qh vua - tôi, cha- con, vợ – chồng.

- Đạo ‘ngũ thường’: Học để hiểu sống theo 5 đức của con ngời: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín .

? Bên cạnh đó phê phán lối học lệch lạc của nhiều người qua chi tiết nào ?

-Lối học h` thức, hòng cầu danh lợi-> Phê phán lối học sai trái, học vì danh lợi của bản thân.

? Em có tán thành việc học đó không ?

? Hậu quả của lối học tệ hại đó như thế nào?

- Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

? Tác giả chỉ ra những tác hại nào của việc học lệch lạc, sai trái đó ?

- Đảo lộn giá trị con ng`.

- K0 còn có ng` tài đức cho đất nước.

- Từ đó dẫn đất nước đến thảm hoạ .

? Qua đó nhận xét gì về thái độ của tác giả từ lời văn nói về mục đích học?

- Xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính.

Coi trọng lối học lấy mục đích thành người tốt đẹp cho đất nước vững bền .

? Quan niệm về mục đích của đạo học nh thế có gì đúng sai, phù hợp hay không phù hợp trong thực tế hiện nay?

- Hs thảo luận nhóm

- Hs đại diện nhóm trình bày

- Điểm tích cực: coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học. Khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”

trong nhà trường hôm nay.

- Điểm cần bổ sung:mục đích học không chỉ rèn đạo đức mà còn rèn năng lực trí tuệ của con người sau này có sức mạnh XD, cải tạo XH trên mọi lĩnh vực: đạo đức, VH,KT, KHKT

? Nhận xét về đặc điểm lời văn trong đoạn văn? tác dụng ntn ?

- Bằng lời giải thích ngắn gọn, rõ ràng, cùng với việc phê phán những lệch lạc, sai trái tác giả khẳng định mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học không cầu danh lợi, học vì sự thịnh trị của đất nước.

(14)

? Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học tác giả đã đưa ra p2 học tập nào?

- Mở trường dạy học ở phủ huyện, mở trường tư, con cháu nhà …đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

- Phép dạy lấy Chu Tử làm chuẩn.

- Học tuần tự từ thấp đến cao.

- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lại theo điều học mà làm.

- Học kết hợp với hành.

? ở đây,kế sách mới cho việc học là gi

Chấp nhận n` tầng lớp học,ND học từ thấp đến cao, hình thức học rộng nhưng gọn, học đi đôi với hành

? Trong số các phép học đó, em tâm đắc với phép học nào ? Vì sao?

- Hs chia se cặp đôi, trình bày

- Gv: Việc học được phổ biến rộng khắp mục đích là tạo sự thuận lợi cho con em các gia đình khi đi học. Kể từ sau CMT8 nhà nước ta đã có nhiều chính sách khuyến khích việc học để đông viên tinh thần hiếu học của nhân dân ta. VD: Mở các lớp Bình dân học vụ (Bác Hồ); khuyến khích học sinh nghèo vợt khó – học bổng.

? Kế sách này ngày nay còn đc áp dụng không ? - được áp dụng rất nhiều

? Tại sao TG lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được “nhân tài”, “vững yên” được nước nhà ?

- Học như thế sẽ: Tạo được nhiều người tài giỏi, giữ vững đạo đức, biết gắng học với hành, tránh được lối học hình thức.

- Sau khi đề xuất ý kiến với vua về việc học c’

nước nhà tg’ đã dùng n~ từ ngữ: ‘Cúi xin, xin chớ bỏ qua’

? Em có NX gì về n~ từ ngữ đó ? Tác dụng ntn?

=> Từ ngữ cầu khiến: Thái độ chân thành c’ tg’ với sự học tin ở điều tấu trình là đúng đắn, tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi.

b.Bàn về cách học .

Bằng lời lẽ ngẵn gọn, rõ ràng, nghiêm cẩn, tác giả khẳng định quan điểm phương pháp học đúng đắn: việc học phải được phổ biến rộng khắp, phương pháp học phải tuần tự từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lấy tính chất, học phải đi đôi với hành.

? Mục đích chân chính và cách học đúng đắn được c. Tác dụng của phép học :

(15)

tác giả gọi là đạo học? Theo tác giả thành có tác dụng ntn?

- nhiều người học có tài đức sẽ = người tốt.

- Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị.

? Tại sao đạo học thành lại sinh ra nhiều ngời tốt, triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị ?

Mục đích chân chính là cơ sở tạo người tài đức, nhiều người học có tài đức sẽ thành nhiều người tốt, không còn lối học hình thức – cầu danh lợi .

? Tại sao có thể nói ‘triều đình ngay ngắn’ liên quan đến đạo học thành?

- Đạo học thành thì không còn lối học hình thức vì danh lợi cá nhân, không còn hiện tượng chúa tầm thường, thần nịnh hót, nhiều người giỏi có đ2 đỗ đạt làm quan sẽ khiến triều đình ngay ngắn

? Theo em, đằng sau lí lẽ bàn về t/d của phép học, người viết đã thể hiện một thái độ ntn?

=> Đề cao tác dụng của việc học chân chính.

- Tin tưởng ở đạo học chân chính.

- Kì vọng về tương lai đất nước.

? Đọc những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp về phép học, em thu nhận được những điều sâu xa nào về đạo học của cha ông ta ngày trước?

Mục đích và tác dụng của việc học chân chính là học để làm người, học để biết và làm, học cho rộng nhng phải nắm cho gọn để góp phần hng thịnh đất nước.

? ý nghĩa lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa ntn đối với việc học hôm nay?

Bằng suy luận khúc triết, tác giả chỉ rõ tác dụng của việc học chân chính : đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

Hoạt động 3 ( 7’)

- Mục tiêu : Hs hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- PP/KT: vận dụng, thực hành, kĩ thuật động não

- Hình thức thực hiện: cá nhân

? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ.

? ý nghĩa của văn bản?

- Nguyễn Thiếp đã nêu quan điểm tiến bộ của ông

III. Tổng kết.

1.Nghệ thuật:

- Lập luận bằng cách đối lập hai quan niệm về việc học, bao hàm sự lựa chọn.

- Lập luận chặt chẽ, sáng rõ.

- Lời văn khúc triết, giọng điệu chân tình, tự tin, khiêm tốn.

2. Nội dung 3.Ghi nhớ sgk/79

(16)

về sự học.

? Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp học đi đôi với hành?

IV. Luyện tập.

4.Củng cố: ( 3’ )

Hs hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy bài học 5.Hướng dẫn về nhà: ( 2’ )

- Tìm hiểu thêm về cuộc đời Nguyễn Thiếp - Nhớ được 10 yếu tố Hán Việt trong văn bản - Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm - Đọc và soạn văn bản: Thuế máu

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm

? Đại ý của văn bản?

? Tìm hiểu và nhận xét về bố cục văn bản ?

? Giải thích nhan đề thuế máu ? Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên chương là “Thuế máu”?

? Tên tiêu đề gợi lên điều gì. Vì sao chữ “ Người bản xứ” được viết trong ngoặc kép

? Trước chiến tranh, thái độ của quan cai trị TD với người dân thuộc địa được bộc lộ ntn ?

? Bức tranh minh hoạ do Ng Ai Quốc vẽ có y/n gì ?

? Khi chiến tranh xảy ra, thái độ của quan cai trị TD với ng bản xứ thay đổi ntn ?

? Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?

? Cuối cùng tác giả đã nêu ra kết quả số phận của họ bằng cách nào ? Con số ấy có tác dụng như thế nào ?

? Mâu thuẫn trào phúng được bộc lộ ntn trong đoạn văn?

? N/x về biện pháp NT, cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu của t/g ? Tác dụng ntn ? V RKN:

...

...

...

...

...

Ngày soạn: .3.2018 Tiết 104 Ngày giảng: .3.2018 VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I.Mục tiêu cần đạt:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Kiến thức chung:

+ Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

(17)

+ Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

- Kiến thức trọng tâm: Nắm được cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo các phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học:

+ Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.

+ Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.

+ Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị, hoặc xã hội.

- Kĩ năng sống: + Kĩ năng tư duy sáng tạo. + Kĩ năng hợp tác.

+ Kĩ năng giao tiếp. + Kĩ năng tự nhận thức.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh ý thức học tập, luyện viết đoạn văn

* Tích hợp môi trường: vấn đề nghị luận về chủ đề biến đổi khí hậu

* GD đạo đức: - Nhận thức đúng đắn tích cực các vấn đề nghị luận - GD sự khoan dung, lòng nhân ái

4. Năng lực : Nêu vấn đê, giao tiếp,

B. Chuẩn bị : GV:Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp/KT dạy học:

- PP:Đàm thoại, phân tích mẫu, nêu vấn đề.

- KT:Giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, trình bày 1 phút D. Tiến trình dạy học – giáo dục:

1.ổn định tổ chức ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) Gv kiểm tra kiến thức phần ghi nhớ bài : Ôn tập về luận điểm

3.Bài mới: Gv dẫn vào bài ( 1’)

Luận điểm có thể nằm ở đầu hoặc ở những vị trí khác trong đoạn văn. Khi viết câu văn mang luận điểm ta thường sử dụng những cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 1. ( 15’)

- Mục tiêu : Hs biết cách trình bày luận điểm thành đoạn văn nghị luận.

- PP/KT: Hỏi và trả lời, kĩ thuật trình bày 1 phút - Hình thức thực hiện: cá nhân

GV yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc đoạn văn nghị luận:

Diễn dịch Quy nạp Luận điểm Luận cứ 1,2,3

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.

1. Khảo sát ngữ liệu

* NL 1.

- Đoạn văn a. Chiếu dời đô Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối cùng. Câu “Thật là ...muôn đời”

(18)

Luận cứ 1,2,3... Luận điểm

- Đọc ví dụ mục I1 và trả lời câu hỏi SGK?

* Đoạn văn a. Chiếu dời đô

? Câu chủ đề trong đoạn văn nêu luận điểm là câu nào? ở vị trí nào trong đoạn văn ?

- Câu chủ đề đặt ở vị trí cuối cùng. Câu “Thật là ...

muôn đời”

- Để nêu luận điểm: Thành Đại La là trung tâm đất nước, thật xứng đáng là kinh đô muôn đời .

? Đó là kiểu đoạn văn gì ? - Đây là đoạn văn quy nạp.

? PT cách lập luận của đoạn văn theo trình tự nào?

- Cách lập luận theo trình tự:

+ Vốn là kinh đô cũ.

+ Vị trí trung tâm đất trời.

+ Thế đất quý hiếm: Rồng cuộn hổ ngồi

+ Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú , tốt tươi.

+ Nơi thắng địa.

-> Xứng đáng là kinh đô muôn đời.

? Em có nx gì về các luận cứ đưa ra trong đv này ? - Luận cứ đưa ra rất toàn diện, đầy đủ. lập luận rất mạch lạc, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.

-> Đây là đoạn văn quy nạp.

Yêu cầu HS theo dõi trả lời như ví dụ a.

? Câu chủ đề nêu luận điểm đoạn văn b là gì?

? tác giả đưa ra những luận cứ nào?

- Cách lập luận theo trình tự:

+ Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng trẻ thơ.

+ Theo không gian, vùng miền: kiều bào ở nước ngoài - vùng bị tạm chiến trong nước;miền xuôi miền ngược.

+ Theo vị trí công tác, ngành nghề: chiến sĩ ngoài mặt trận – công chức ở hậu phương – công nhân – nông dân - điều chủ.

? Nhận xét cách đa luận cứ và lập luận?

-> Đầy đủ, toàn diện, vừa khái quát vừa cụ thể. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc giàu sức thuyết phục. Nếu xét kỹ trong đvb ta thấy câu cuối cùng c’ đv: ‘n~ cử chỉ...y0 nước’-> cũng nêu lên luận đ’, đúng hơn là nhấn mạnh luận đ’ đã nêu=> Đây chính là đv NL

- Đoạn văn b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu chủ đề mang luạn đ’:

Đồng bào ta ngày nay ....ngày trước.

-> ĐV diễn dịch.

.

(19)

tổng - phân – hợp.

GV khắc sâu ghi nhớ1,2.

? Yêu cầu hS đọc và quan sát kĩ đoạn văn.

? Hãy nhắc lại lập luận là gì ?

Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

? Em hãy chỉ ra luận điểm trong đoạn văn trên?

? ND luận điểm diễn đạt gọi là gì?

- Nội dung: bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó

? Đây là đv viết theo kiểu đv gì?

? Nhà văn có LL theo cách tương phản không? Vì sao?

- Sử dụng cách lập luận tương phản, có tác dụng rất lớn trong việc chứng minh và làm rõ luận điểm: Bản chất chó má của giai cấp địa chủ . - Cách lập luận tương p’ luận cứ ‘Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu’sau luận cứ ‘vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc nhằm làm cho luận điểm không bị mờ nhạt đi mà nổi bật lên.

? Nếu thay đổi trật tự sắp xếp khác thì có ảnh hưởng gì đến văn bản?

- Nếu tác giả đưa nhận xét về Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì sẽ làm cho luận điểm bị mờ nhạt đi, đoạn văn rời rạc không liên kết .

? Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhằm MĐ gì?

- Những cụm từ: chuyện chó, giọng chó, rước chó, chất chó đểu được sắp xếp cạnh nhau nhằm mục đích: Làm cho đoạn văn vừa xoáy vào luận điểm, vào vấn đề, vừa làm cho bẳn chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khách quan và khinh bỉ của người phê bình.

GV khái quát nội dung phần ghi nhớ

* NL 2.

- Câu chủ đề mang luận điểm:

“Cho thằng …mua chó”.

-> Đoạn quy nạp.

- Cách lập luận tương phản đặt chó bên cạnh người, đặt cảnh yêu chó quý chó bên cạnh giọng chó má với người

=> làm nổi bật bản chất chó má của giai cấp địa chủ.

2. Ghi nhớ sgk/81.

Hoạt động 2. ( 20’) - Mục tiêu : Hs vận dụng

II. Luyện tập.

1. Bài tập 1/81.

(20)

làm bài tập

- PP/KT: thực hành, thảo luận, kĩ thuật động não, chia nhóm

- Hình thức thực hiện:

nhóm

HS lên bảng làm BT. HS khác nhận xét.

? HS đọc bài SGK và nêu yêu cầu của bài. HS trình bày miệng

Bài 3, 4 GV gợi ý HS tự làm.

a. Luận điểm:

- Cách diễn đạt 1: Tránh lối viết dài dòng làm người xem khó hiểu.

- Cách diễn đạt 2: Cần viết ngắn gọn, dễ hiểu.

b. Luận điểm:

- Cách diễn đạt 1: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.

- Cách diễn đạt 2: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng

2.

Bài tập 2/81: Đoạn văn phê bình thơ Tế Hanh.

- Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh …tinh lắm (câu cuối của đv)

- Luận điểm: Tế hanh là một nhà thơ tinh tế.

Thuộc đoạn văn diễn dịch.

+ Luận cứ 1: Tế Hanh... … q.hương.

+ Luận cứ 2: Thơ Tế Hanh …. cảnh vật:

* Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước, nhờ vậy người đọc càng thấy được hứng thú khi đọc.

Bài tập 4

a) Văn GTđược viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu

b) GT càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích

c) Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo

d) Vì thế, văn GT phải được viết sao cho dễ hiểu 4.Củng cố: ( 3’ )

- 1Hs hệ thống kiến thức toàn bài.

5 Hướng dẫn về nhà: ( 2’ ) - HS học bài và làm bài.

- Soạn: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.

- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi trong bài - Sưu tầm 2 đoạn văn trình bày luận điểm E. RKN :

...

...

...

(21)

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh