• Không có kết quả nào được tìm thấy

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 9 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 MÔN HÓA HỌC ĐỀ SỐ 9 - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

/

Trang 1

Đề dư đoán minh họa ĐỀ SỐ 9

(Đề có 04 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2022 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ...

Số báo danh: ...

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;

Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 41: Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo muối FeCl3?

A. HCl. B. Cl2. C. CuCl2. D. NaCl.

Câu 42: Trong công nghiệp, phần lớn chất béo được dùng để sản xuất glixerol và

A. axit béo. B. etanol. C. xà phòng. D. glucozơ.

Câu 43: Kim loại kiềm nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?

A. Cs. B. K. C. Na. D. Li.

Câu 44: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?

A. MgCO3. B. CaCl2. C. Ca(HCO3)2. D. NaNO3. Câu 45: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HCl?

A. H2NCH2COOH. B. CH3COOH. C. CH3NHCH3. D. C2H5NH2. Câu 46: Chất nào sau đây làm dung dịch phenolphtalein hóa hồng?

A. C2H5OH. B. KOH. C. HCl. D. NaCl.

Câu 47: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. khử. B. cho proton. C. bị khử. D. nhận proton.

Câu 48: Cacbohiđrat nào sau đây là thành phần chính của gạo?

A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.

Câu 49: Chất nào sau đây là hiđrocacbon?

A. CH3Br. B. HCHO. C. CH3NH2. D. CH4. Câu 50: Số electron lớp ngoài cùng của Al (Z = 13) là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 51: Khí X màu xanh nhạt, tập trung ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại của mặt trời chiếu xuống Trái Đất có thể gây tổn hại đến sức khỏe con người. Khí X là

A. O2. B. O3. C. H2. D. N2.

Câu 52: Kim loại nào sau đây tan hết trong dung dịch Ba(OH)2 dư?

A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag.

Câu 53: Este nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 54: Tính chất vật lí chung của kim loại là

A. khối lượng riêng. B. tính cứng. C. nhiệt độ nóng chảy. D. tính dẻo.

Câu 55: Chất nào sau đây chỉ tồn tại trong dung dịch?

A. CaCO3. B. CaSO4.2H2O. C. Ca(HCO3)2. D. CaO.

Câu 56: Trên bề mặt của đồ vật làm bằng nhôm được phủ kín một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua. Tên gọi của Al2O3

A. nhôm clorua. B. nhôm oxit. C. nhôm (II) oxit. D. nhôm nitrat.

Câu 57: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac, CO2…) được gọi là

(2)

/

Trang 2

A. sự peptit hoá. B. sự polime hoá. C. sự tổng hợp. D. sự trùng ngưng.

Câu 58: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là

A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe.

Câu 59: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. K. B. Na. C. Ba. D. Fe.

Câu 60: Đun nóng hỗn hợp gồm NH2CH2COOCH3 và NH2CH2CONHCH(CH3)COOH với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm hữu cơ gồm

A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol.

C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol.

Câu 61: Cho các polime sau: sợi bông, tơ tằm, polietilen và policarpoamit. Số polime tổng hợp là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 62: Để điều chế 39,6 gam 2,4,6-tribromanilin cần dùng vừa đủ m gam anilin. Giá trị của m là

A. 11,16. B. 13,47. C. 12,10. D. 13,87.

Câu 63: Cho 3-4 giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch Na3PO4, thấy xuất hiện A. kết tủa màu trắng. B. kết tủa màu đen. C. kết tủa màu vàng. D. sủi bọt khí.

Câu 64: Khử hoàn toàn 8,0 gam CuO bằng khí H2 dư, ở nhiệt độ cao thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 6,4. B. 8,0. C. 1,6. D. 3,2.

Câu 65: Cho các chất: metyl fomat, vinyl axetat, etyl axetat, benzyl acrylat. Số chất thủy phân trong môi trường axit tạo ra sản phẩm ancol là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 66: Cacbohiđrat X là chất rắn, kết tinh không màu, có vị ngọt, có chứa nhiều trong cây mía. Thủy phân hoàn toàn X, thu được hai monosaccarit Y và Z. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Y và Z là đồng phân của nhau. B. X có vị ngọt hơn cả Y và Z.

C. Phân tử khối của X bằng 342. D. Có thể dùng nước brom để phân biệt Y với Z.

Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn một lượng xenlulozơ cần 2,24 lít O2 và thu được m gam H2O. Giá trị của m là

A. 1,80. B. 1,62. C. 1,65. D. 1,50.

Câu 68: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc).

Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,112. B. 0,224. C. 0,896. D. 0,448.

Câu 69: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu ở dạng bột. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4

(loãng, dư), thu được dung dịch Y và chất rắn không tan. Các chất tan trong dung dịch Y gồm A. Fe2(SO4)3 và H2SO4. B. FeSO4 và H2SO4.

C. FeSO4, Fe2(SO4)3 và H2SO4. D. FeSO4, CuSO4 và H2SO4.

Câu 70: Để đốt cháy hoàn toàn 0,52 mol hỗn hợp X gồm: metyl metacrylat, đivinyl oxalat, anlyl fomat, axit acrylic thì cần dùng tối thiểu 51,744 lít khí O2 ( đo ở đktc), thu được 26,28 gam H2O. Để tác dụng hết với 0,52 mol hỗn hợp X trên, thì cần tối thiểu bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?

A. 0,64. B. 0,52. C. 0,32. D. 0,60.

Câu 71: Cho các phát biểu sau:

(a) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư, thu được dung dịch chứa hai muối.

(b) Kim loại xesi được dùng làm tế bào quang điện.

(c) Sử dụng nước cứng trong ăn uống gây ngộ độc.

(d) Thành phần chủ yếu của quặng boxit là Al2O3.2H2O.

(e) Dùng dung dịch HNO3 có thể phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4. Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

(3)

/

Trang 3

Câu 72: Cho m gam hỗn hợp dạng bột gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 47,6 gam rắn Y gồm ba kim loại.

Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị m là

A. 8,0. B. 6,0. C. 16,0. D. 12,0.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, saccarozơ là chất rắn kết tinh, màu trắng, có vị ngọt.

(b) Etylamin có độ tan trong nước kém hơn so với metyl fomat.

(c) Poli(metyl metacrylat) được dùng để sản xuất chất dẻo.

(d) Protein đơn giản chứa chủ yếu các gốc β-amino axit.

(e) Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ là nhờ các enzim.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 74: Chất X có công thức phân tử C10H19O6N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Cho Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hỗn hợp T gồm axit glutamic và một axit cacboxylic không tham gia phản ứng tráng bạc.

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.

(b) Muối của axit cacboxylic trong Y được biết đến như một loại gia vị có thể thêm vào thực phẩm.

(c) Có 2 công thức cấu tạo của X thỏa mãn.

(d) Đun Z trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được tối đa hai ete.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 75: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong bình kín, không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất rắn không tan Z và 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 6,80. B. 6,96. C. 8,04. D. 7,28.

Câu 76: Hỗn hợp E gồm triglixerit X và các axit béo. Cho 14,5 gam E tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được 14,58 gam hỗn Y. Mặt khác, 14,5 gam E phản ứng tối đa với 0,05 mol NaOH, thu được glixerol và 15,22 gam hỗn hợp muối. Để đốt cháy hết 34,8 gam E cần vừa đủ a lít O2. Giá trị của a là

A. 71,4432. B. 70,6944. C. 73,3824. D. 70,1568.

Câu 77: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm mỗi ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO4 2%.

Bước 2: Thêm tiếp 4 ml dung dịch NaOH 10% vào mỗi ống nghiệm. Gạn bớt phần nước lọc trong dung dịch của ống nghiệm thứ nhất.

Bước 3: Thêm vào ống nghiệm thứ nhất khoảng 4 ml dung dịch glucozơ 1%; thêm vào ống nghiệm thứ hai 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và ống nghiệm thứ ba để nguyên.

Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:

(a) Kết thúc bước 2, trong ba ống nghiệm có kết tủa màu xanh.

(b) Ở bước 3, glucozơ bị oxi hóa thành phức đồng(II) gluconat.

(c) Sau bước 3, ba ống nghiệm đều không có sự thay đổi về màu sắc.

(d) Ở bước 3, ống nghiệm thứ hai xảy ra phản ứng giữa Cu(OH)2 và anbumin của lòng trắng trứng tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng.

(e) Sản phẩm trong ống nghiệm sau bước (2) có thể dùng để phân biệt etanol và glixerol.

Số lượng phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

(4)

/

Trang 4

Câu 78: Hỗn hợp A gồm một amin X (no, hai chức, mạch hở) và hai hiđrocacbon mạch hở Y, Z (đồng đăng kế tiếp, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 19,3 gam hỗn hợp A cần vừa đủ 1,825 mol O2, thu được CO2, H2O và 2,24 lít N2 (ở đktc). Mặt khác, 19,3 gam A tác dụng tối đa với 0,1 mol brom trong dung dịch. Biết trong A có hai chất cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của Y trong A là

A. 21,76%. B. 18,13%. C. 17,62%. D. 21,24%.

Câu 79: Để xử lý 100 kg hạt giống trước khi gieo trồng người ta cần dùng 8 lít dung dịch CuSO4 0,02%, khối lượng riêng 1g/ml. Khối lượng CuSO4.5H2O cần thiết kế để hòa tan vào nước cất tạo thành dung dịch CuSO4 0,02% đủ dùng cho việc xử lý 200 tấn hạt giống là

A. 5,0 kg. B. 2,5 kg. C. 50,0 kg. D. 25,0 kg.

Câu 80: Cho 0,22 mol hỗn hợp E gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và Y no, mạch hở) tác dụng tối đa với 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,2 gam hai ancol cùng dãy đồng đẳng liên tiếp nhau và a gam hỗn hợp T chứa 4 muối (trong đó 3 muối của axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn b gam T cần vừa đủ 1,611 mol O2, thu được Na2CO3; 56,628 gam CO2 và 14,742 gam H2O. Khối lượng (gam) của Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 7,8 gam. B. 4,3 gam. C. 4,4 gam. D. 4,5 gam.

---HẾT---

(5)

/

Trang 5

I. MA TRẬN ĐỀ:

Lớp CHUYÊN ĐỀ

CẤP ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

12

Este – lipit 2 1 1 1 5

Cacbohidrat 1 2 3

Amin – Aminoaxit - Protein 2 1 1 4

Polime và vật liệu 1 1 2

Đại cương kim loại 4 2 1 7

Kiềm – Kiềm thổ - Nhôm 4 2 1 7

Crom – Sắt 3 3

Thực hành thí nghiệm 1 1

Hoá học thực tiễn 1 1

11

Điện li 0

Phi kim 1 1

Đại cương - Hiđrocacbon 1 1

Ancol – Anđehit – Axit 0

Tổng hợp hoá vô cơ 1 1 2

Tổng hợp hoá hữu cơ 2 1 3

II. ĐÁNH GIÁ – NHẬN XÉT:

- Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:

+ Este, lipit.

+ Đại cương về kim loại.

+ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất.

+ Amin, amino axit, protein.

+ Sắt - Crom và hợp chất.

+ Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ và hữu cơ.

- Về sự phân bổ kiến thức theo lớp:

+ Lớp 11: Chiếm khoảng 10%.

+ Lớp 12: Chiếm khoảng 90%.

- Các câu hỏi cơ bản trải dài toàn bộ chương trình lớp 12 và hầu hết các phần của lớp 11.

- Các chuyên đề có câu hỏi khó:

+ Bài toán hỗn hợp Este.

+ Bài toán chất béo.

+ Biện luận hợp chất hữu cơ.

+ Bài toán hợp chất có chứa N.

+ Bài toán vô cơ tổng hợp.

+ Thí nghiệm thực hành hóa hữu cơ.

(6)

/

Trang 6

III. ĐÁP ÁN: Mã đề thi 009

41-B 42-C 43-D 44-C 45-B 46-B 47-C 48-D 49-D 50-C 51-B 52-A 53-A 54-D 55-C 56-B 57-D 58-B 59-D 60-D 61-C 62-A 63-C 64-A 65-B 66-B 67-D 68-D 69-D 70-A 71-A 72-C 73-A 74-C 75-C 76-B 77-C 78-A 79-A 80-B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 70: Chọn A.

Quy đổi X thành C (a mol), H (b mol) và CO2

2

2

O H O

n a 0, 25b 2, 31 a 1, 58

n 0, 5b 1, 46 b 2, 92

  

 

 

 

 

  

Sau khi bỏ CO2 thì X còn lại CxHy với x = 1,58/0,52 và y = 2,92/0,52 Kết hợp công thức tính độ bất bão hòa:

Br2

n = 0,52.k = 0, 52. 2x

 

2

2 – y

 = 0,64 mol.

Câu 71: Chọn A.

(a) Sai. Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư, thu được ba muối CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 dư.

(c) Sai. Nước cứng không gây ngộ độc ăn uống.

(e) Đúng. Fe2O3 + 6HNO3  2Fe(NO3)3 + 3H2O

3Fe3O4 + 28HNO3  9Fe(NO3)3 + NO (khí không màu hóa nâu trong không khí) + 14H2O Câu 72: Chọn C.

Đặt nMg = nFe = x mol

Vì hỗn hợp rắn gồm 3 kim loại nên Fe dư và nFe dư =

H2

n = 0,1 mol

Đặt

3 3 2

AgNO Cu NO

n  2y molvà n  y mol

Dung dịch X chứa Mg2+ (x mol), Fe2+ (x – 0,1 mol), NO3-

(4y mol) Bảo toàn điện tích  2x + 2(x – 0,1) = 4y

mY = 108.2y + 64y + 0,1.56 = 47,6

 x = 0,2 và y = 0,15  m = 16g.

Câu 73: Chọn A.

(a) Sai, saccarozơ không có màu.

(b) Sai, etylamin có độ tan trong nước tốt hơn so với metyl fomat vì tạo được liên kết hiđro với nước.

(d) Sai, protein đơn giản chứa chủ yếu các gốc α-amino axit.

Câu 74: Chọn C.

Dễ thấy X có k = 2 nhưng lại có 6 oxi nên phải có 1 muối amoni.

Axit không tráng gương nên ít nhất 2C.

X là CH3COONH3CH(COOC2H5)CH2CH2COOCH3

CH3COONH3CH(COOCH3)CH2CH2COOC2H5

Hai muối trong hỗn hợp Y là NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa và CH3COONa Hai ancol trong Z là CH3OH và C2H5OH

 nX : nNaOH = 1 : 3 (a), (b), (c) đúng.

(d) Sai, vì đun 2 ancol CH3OH, C2H5OH trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp gồm 3 ete là CH3OCH3, C2H5OC2H5 và CH3OC2H5.

Câu 75: Chọn C.

(7)

/

Trang 7

Quá trình:

2

0

2 4

CO

2 2 3

0,03 mol dd Y 0,11mol

t Na

20 OH

x y 2 3 H SO (d Æc, nãng) 2 3 2

4 2

hçn hîp r¾n X r¾n

0,155 mol ,76 (g)

H NaAlO Al(OH)

Al, Fe O Fe, Al O , Al

Fe(Z) Fe , Fe ,SO SO

 

 

 

2 3

2 3

Al(OH) Al(X)

BT:e H BT:Al

Al Al O

n n

n 2n 0, 02 mol n 0, 045 mol

3 2

      

nO(r¾n) 3nAl O2 3 0,135 mol. Khi cho Z tác dụng với H2SO4 đặc nóng, có:nSO42 nSO2 0,155 mol

2 3 2

Fe , Fe SO4

m 20, 76 96n 5,88 (g)

    mFe Ox y mFe2, Fe3 16nO8, 04 (g) Câu 76: Chọn B.

Đặt x, y là số mol của chất béo và các axit béo

H2

14,5 14,58

n 0, 04 mol

2

   và 3x y 0, 05 x 0, 01

14,5 0, 05.40 15, 22 92x 18y y 0, 02

  

 

      

 

Ta có:

2 2 2 2

2 2 2 2 2

2 2 2 2

CO H O 1 2 H CO

CO H O O H O O

BT: O

CO H O O O

n n (k 3 1).0, 01 (k 1 1).0, 02 n 0, 02 0, 06 n 0,93

44n 18n 32n 14,5 n 0,87 V 29, 456 (l)

n 1,315 2n n 2n 6.0, 01 0, 02.2

            

 

       

 

      

 

Trong 34,8 gam (gấp 2,4 lần so với 14,5 gam) có

O2

V = 70,6944 lít.

Câu 77: Chọn C.

(b) Sai, phản ứng giữa glucozơ với Cu(OH)2 không phải là phản ứng oxi hóa khử.

(c) Sai, sau bước 3 thì ống nghiệm 1 có xuất hiện màu xanh, ống nghiệm 2 có xuất hiện màu tím.

Câu 78: Chọn A.

Theo bảo toàn N: nX =

N2

n = 0,1 mol và số mol pi của Y, Z = mol Br2 = 0,1 mol Ứng dụng độ bất bão hòa:

2 2

CO H O 1 X 2 Y,Z Y,Z

n n (k  1 0,5t).n (k 1)n  2.0,1 0,1 n  (3) Theo bảo toàn khối lượng:

2 2

CO H O

44n 18n 19,3 1,825.32 0,1.28  74,9 (1) Bảo toàn O:

2 2

CO H O

2n n 2.1,825 (2) Từ (1), (2) suy ra:

2 2

CO H O

n 1,15 mol ; n 1,35 mol. Thay vào (3) suy ra: nY,Z= 0,1 mol Bảo toàn C: 0,1.CX + 0,1.CY,Z = 1,15  CX = 5 = CY và CZ = 6

Y là C5H10 (do mol Y, Z = mol Br2 nên thuộc dãy đồng đẳng của anken) Giải hệ 2 anken Y, Z tìm ra mol của Y là 0,05 mol  %mY = 21,76%.

Câu 79: Chọn A.

Xử lí 100 kg hạt giống:

Khối lượng dung dịch CuSO4 cần dùng là:

dd CuSO 4

m = D.V = 8 kg Khối lượng của CuSO4 trong 8 kg dung dịch CuSO4 0,02% là:

CuSO 4

m = mdd.C%/100 = 0,0016 kg CuSO4.5H2O  CuSO4

250 (kg) 160 (kg) 0,0025 (kg) ← 0,0016 (kg)

Để xử lí 100 kg hạt giống cần 0,0025 kg CuSO4.5H2O

Để xử lí 200 tấn hạt giống cần x kg CuSO4.5H2O  x = 200.0,0025/100 = 0,005 tấn = 5 kg Câu 80: Chọn B.

Nhận thấy: nNaOH neste  Trong E có chứa este của phenol (A) Đặt a là số mol của các este còn lại và b là số mol của A

với b = 0,25 – 0,22 = 0,03 mol và a = 0,22 – 0,03 = 0,19 mol

(8)

/

Trang 8

Ta có: ancol

M 7, 2 37,89

 0,19  ⇒ CH3OH (0,11 mol) và C2H5OH (0,08 mol) Hỗn hợp b gam muối gồm RCOONa (0,22k mol) và R’C6H4ONa (0,03k mol)

Khi đốt cháy T có: Na CO2 3 0, 25 BT: O 0, 47k 3, 222 0,375k 3,393 k 1

n k 0,125k mol

2       ,8

 

1 2

BT:

1 C

.C 0, 054.C 1,512 2

0,396   C 3; C 6

  

Vì 3 muối của axit cacboxylic có cùng số cacbon  C2H5COONa, CH2=CHCOONa, HC≡C-COONa và muối còn lại là C6H5ONa.

Do Y no và MY > MX nên Y là C2H5COOC2H5 (0,08 mol).

Giả sử X là HC≡C-COOCH3 (0,11 mol) và Z là CH2=CHCOOC6H5 (0,03 mol) BTNT(H):

H O2

n /a(g) muối = 0,75 mol  0,455 (loại). Vậy Z là HC≡C-COOC6H5 có m = 4,38 gam.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối.. Bước 2: Thêm từ

Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br 2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra.. Cho dung dịch NaOH vào Y lại thấy

Xà phòng hóa hoàn toàn a gam T bằng lượng vừa đủ 620 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và 19,44 gam hỗn hợp

Biết đồ thị biểu diễn theo hướng từ O đến A là một đường thẳng, từ A đến D là một phần của Parabol có đỉnh là B (tham khảo hình vẽ)A. Quãng đường (tính bằng mét) chất

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói (d) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói (d) Khi thủy phân metyl fomat thu được sản phẩm có khả năng tham gia

Phần 2: Thủy phân hoàn toàn phần hai, lấy toàn bộ lượng monosaccarit tạo thành phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được tối đa 10,8 gam Ag... Câu

Câu 22: Cho hỗn hợp gồm Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl 2 , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm ba kim loại.. Chất béo nhẹ hơn nước