• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/ 9/ 2021

BÀI 2: XÂY DỰNG NHÀ Ở Thời gian thực hiện: Tuần: 3, 4 Tiết: 3, 4 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.

- Hiểu tính chất của các vật liệu và công dụng của nó.

- Tự học nội dung về các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

- Năng lực nhận thức công nghệ, sử dụng công nghệ cụ thể, đánh giá công nghệ.

- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vật liệu xây dựng nhà ở.

b) Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên:

- Các tranh giáo khoa.

- Hình ảnh, tranh, video về vật liệu xây dựng nhà ở, các bước chính xây dựng nhà ở.

2. Đối với học sinh:

- Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1:

1. Hoạt động mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và gợi nhu cầu nhận thức của học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV sử dụng một bức tranh/ ảnh về ngôi nhà, cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: Điều gì tạo nên một ngôi nhà bền đẹp? Nhà ở được xây dựng như thế nào và bằng những vật liệu gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

(2)

- HS bất kì trình bày kết quả.

- GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định kết quả của HS:

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, nhà ở có thể được tạo thành từ nhiều vật liệu khác nhau, đó là vật liệu nào? Cách xây dựng nhà ở ra sao? Chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài: Xây dựng nhà ở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Hoạt động tìm hiểu về vật liệu làm nhà:

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được vai trò của vật liệu trong xây dựng nhà ở, hiểu được các loại vật liệu khác nhau, vật liệu xây dựng đã có sự thay đổi theo thời gian.

b. Nội dung: HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát, thảo luận và trả lời c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vai trò của vật liệu xây dựng. Bảng ghi một số vật liệu cùng với ứng dụng chính của chúng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục I sgk và trả lời câu hỏi: Vật liệu xây dựng có vai trò gì?

Vì sao con người phải sáng tạo ra một số vật liệu mới?

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn.

? Kể tên các vật liệu có sẵn trong tự nhiên?

? Kể tên một số vật liệu nhân tạo?

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1- SGK- Tr 13 và trả lời câu hỏi:

? Nêu tính chất của vật liệu bằng gỗ? Ứng dụng của chúng?

? Nêu tính chất của vật liệu bằng gạch?

Ứng dụng của chúng?

- GV giới thiệu cách làm gạch phần i+ (SGK-Tr12).

? Nêu tính chất của vật liệu bằng đá? Ứng dụng của chúng?

? Nêu tính chất của vật liệu bằng thép?

Ứng dụng của chúng?

I. Vật liệu làm nhà

- Trong xây dựng nhà ở, vật liệu đóng một vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng đến tuổi thọ, chất lượng và tính thẩm mĩ của công trình.

- Sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để xây dựng nhà ở.

- Các vật liệu có sẵn tron g thiên nhiên: đất, đá, cát, gỗ, tre,…

- Các vật liệu nhân tạo: gạch nung, thép, kính, thạch cao,…

- Gỗ: có khả năng chịu lực tốt, dễ tạo hình, tuổi thọ cao. Dùng để làm khung nhà, mái nhà, sàn nhà, giá đỡ, nội thất, vật liệu cách nhiệt.

- Gạch: Có khả năng chịu lực và cách nhiệt tốt, tuổi thọ cao. Dùng làm tường nhà, xây cột trụ.

- Đá: Có khả năng chịu lực cao, chống ẩm, tuổi thọ rất cao. Dùng làm tường nhà, cột trụ.

- Thép: Chịu lực và chịu nhiệt tốt,

(3)

? Nêu tính chất của vật liệu bằng cát?

Ứng dụng của chúng?

? Nêu tính chất của vật liệu bằng xi măng? Ứng dụng của chúng?

- GV tích hợp giáo dục nghề nghiệp: giới thiệu về Kĩ sư xây dựng (SGK- Tr12).

- GV tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: mục i+ (SGK- Tr 13).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đại diện nhóm trình bày kết quả:

H2.2a) Vật liệu chính là gỗ;

H2.2b) Vật liệu chính là thép và kính.

H2.2c) Vật liệu chính là gạch.

H2.2d) Vật liệu chính là đất.

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định kết quả của HS:

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

không bị nứt, ít bị cong vênh. Dùng làm khung nhà, cột nhà.

- Cát: Hạt nhỏ, cứng. Kết hợp với xi măng, nước tạo ra vữa xây dựng.

- Xi măng: Có khả năng tạo kết dính, tạo độ dẻo. Kết hợp với cát, nước tạo ra vữa xây dựng.

- Cần kết hợp các vật liệu với nhau để xây dựng lên những ngôi nhà đảm bảo bền vững và thẩm mĩ.

Tiết 2:

Hoạt động 2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước chính xây dựng nhà ở:

a. Mục tiêu:

- HS hiểu biết được những nguyên tắc, những bước cơ bản trong xây dựng nhà ở.

b. Nội dung: HS đọc nội dung mục II trong SGK, tự tìm hiểu các bước chính xây dựng nhà ở

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

(4)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:

Câu 1: Vật liệu được dùng trong xây dựng nhà ở theo thời gian đã thay đổi như thế nào?

Câu 2: Ở nơi em sống, những vật liệu chính được sử dụng để xây dựng nhà ở là gì? Hãy giải thích về việc sử dụng các vật liệu đó?

Câu 3: Quan sát hình 2.3, hãy mô tả công việc trong mỗi hình. Sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính xây dựng nhà ở?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ngày xưa xây nhà thường sử dụng vật liệu sẵn có trong tự nhiên.

Ngày nay vật liệu xây dựng thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng, tính thẩm mĩ và bảo vệ môi trường.

Câu 2: Ở nơi em sống, những vật liệu chính được sử dụng để xây dựng nhà ở là gạch, gỗ, thép, xi măng, cát, kính. HS nêu tác dụng của từng vật liệu.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định kết quả của HS + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

(Hướng dẫn về nhà: GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi)

1. Hãy tìm hiểu tác động tiêu cực của vật liệu xây dựng đối mới môi trường.

2. Việc xây dựng nhà ở theo trình tự những bước: thiết kế, thi công thô, hoàn thiện có tác dụng gì?

3. Tìm hiểu phương pháp xây dựng nhà ở bằng công nghệ in 3D Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

(5)

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả trong tiết học sau.

Bước 4: Kết luận, nhận định kết quả của HS + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

+ GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh

- Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh