• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường: THCS Yên Thọ Tổ: Khoa học Xã hội

Họ và tên giáo viên: Hà Thu Dung

Bài 7: Tiết 20-21

BÀI 7. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ TỈNH QUẢNG NINH Hoạt động giáo dục: Giáo dục địa phương- Lớp: 6A

Thời gian thực hiện: 02 tiết I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

-Trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ, sự phân chia hành chính của tỉnh trên bản đồ.

-Xác định được trên bản đồ của tỉnh các cửa khẩu và các địa phương có chung đường biên giới với Trung Quốc.

-Vẽ được sơ đồ thời gian sự thay đổi tên gọi và địa giới hành chính của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử.

-Xác định được trên bản đồ vị trí, sự phân chia hành chính của huyện/thị xã/thành phố nơi học sinh đang sống, học tập;

-Biết tìm đường đi, tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ của tỉnh hoặc huyện/thị xã/thành phố nơi học sinh đang sống (bản đồ in hoặc bản đồ số, bản đồ trực tuyến,..).

2. Năng lực

2.1. Về năng lực đặc thù

- Vận dung kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong chương trình môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 về bản đồ để tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Quảng Ninh và địa phương nơi học sinh sinh sống, ứng dụng bản đồ trong đời sống.

- Tìm hiểu Địa lí: Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết;

- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập: Sử dụng được bản đồ Google map/ ứng dụng Google Earth Pro để xác định vị trí, giáp giới của tỉnh, tính được khoảng cách giữa các địa điểm trên bản đồ; Sử dụng được một số phần mềm/web/ứng dụng để tương tác trong quá trình học tập.

2.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện khác để trình bày và thảo luận về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của tỉnh;

3. Phẩm chất

Yêu nước, trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh/ địa phương, từ đó thêm yêu và tự hào về quê hương, đất nước; thể hiện mong muốn học tập, rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

(2)

* Giáo dục học sinh khuyết tật

- HS nhớ được vị trí của tỉnh Quảng Ninh, nhớ được tên gọi của Quảng Ninh ở một số thời kì.

- HS hăng hái, hứng khởi tham gia các hoạt động của lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh, lược đồ/

bản đồ địa phương nơi học sinh sinh sống; lược đồ Quảng Ninh (trống).

- Một số hình ảnh thực tế về các địa danh gắn liền với giới hạn của hệ tọa độ (B, N, Đ, T);

- Phiếu học tập; Rubric/Bảng kiểm.

- Máy tính, Zoom

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1.

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) – 5 phút a) Mục tiêu: HS xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học (các thông tin cơ bản để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ một đơn vị hành chính) và tạo hứng thú trong học tập cho HS.

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân/

Dựa vào TLĐP 6 trang 35 và vận dụng kiến thức của bản thân, để trả lời câu hỏi sau theo Phiếu học tập GV chiếu:

Để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay một tỉnh, thành phố, theo em cần tìm hiểu các thông tin cơ bản nào sau đây?”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (02 phút):

HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn để đưa ra ý kiến của mình và trả lời khảo sát của giáo viên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận (02 phút):

Giáo viên hiển thị kết quả khảo sát trên màn hình, GV gọi một số HS nhận xét

(3)

- Bước 4: Kết luận, nhận định (01 phút):

GV đánh giá kết quả khảo sát cũng như nhận xét của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới .

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (23 phút)

a) Mục tiêu: HS trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ, sự phân chia hành chính của tỉnh trên bản đồ. Xác định trên bản đồ một số cửa khẩu, các huyện/tp giáp Trung Quốc;

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút):

Giáo viên cho HS hoạt động cá nhân thực hiện yêu cầu theo trình tự sau:

(1) Học sinh làm việc cá nhân: Đọc tài liệu GDĐP 6, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh, hoàn thành Phiếu học tập cá nhân (Phụ lục);

(2) Hoạt động tập thể: Cá nhân trình bày, nêu ý kiến, tập thể lớp cùng thảo luận, xây dựng sơ đồ tư duy về đặc điểm vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của tỉnh Quảng Ninh trên vở.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (10 phút):

+ HS làm việc cá nhân (04 phút); Làm việc tập thể (06 phút);

+ GV: quan sát, nhắc nhở hs về hiệu lệnh thời gian, trợ giúp các cá nhân.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận (08 phút):

+ Các cá nhân chụp ảnh sơ đồ tư duy đã hoàn thành (trên vở) gửi cho GV qua Zalo,…

+ Giáo viên gọi ngẫu nhiên đại diện 1 bạn trình bày trên bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh về vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của tỉnh; Xác định trên bản đồ một số cửa khẩu, các huyện/tp giáp Trung Quốc;

Mời HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Giáo viên đưa bảng kiểm, hs dựa vào bảng kiểm hoặc Rubric (Phụ lục) của GV để chấm chéo sản phẩm nhóm của nhau ; Học sinh hoàn thiện phiếu học tập cá nhân.

- Bước 4: Kết luận, nhận định (04 phút)

+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức. Giới thiệu một số hình ảnh thực tế của 4 địa điểm cực B, N, Đ, T của tỉnh) và chia sẻ với học sinh về ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh;

NỘI DUNG HỌC TẬP

(Phiếu học tập của hs sau khi hoàn thiện)

(4)

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về sự phân chia hành chính của tỉnh Quảng Ninh (17 phút)

a) Mục tiêu: HS trình bày được sự phân chia hành chính của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ hành chính; vẽ được sơ đồ thời gian (timeline) sự thay đổi tên gọi và địa giới hành chính của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử;

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút)

GV yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, dựa vào TLĐP 6 trang 37, bản đồ trống để:

(1) Điền tên các huyện/tx/tp vào lược đồ trống (Phụ lục);

(2) Hoàn thành sơ đồ thời gian vào vở ghi về sự thay đổi tên gọi và địa giới hành chính của tỉnh qua các thời kỳ lịch sử theo tiêu chí: Thời gian; Tên gọi; Sự thay đổi địa giới;

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (06 phút)

+ Hs nghiên cứu tài liệu hoàn thành yêu cầu của GV + GV: quan sát và trợ giúp hs.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (08 phút)

+ Hs trao đổi chéo sản phẩm và bổ sung cho nhau bằng cách chụp sản phẩm để GV chiếu

+ GV chọn ngẫu nhiên sản phẩm của 1 hs (sau khi đã được bạn góp ý), chụp ảnh và chiếu lên bảng để nhận xét, bổ sung cho bài học sinh.

+ Hs đối chiếu , hoàn thiện sản phẩm (nội dung ghi bài) - Bước 4: Kết luận, nhận định: (08 phút)

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

NỘI DUNG HỌC TẬP

1. Tên các huyện/tx/tp của tỉnh Quảng Ninh (điền trên lược đồ);

2. Sơ đồ thời gian (Timeline)

Tên g i

S thay đ i đ a gi i Năm… Năm…

(5)

TIẾT 2

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về vị trí địa lí, giáp giới và sự phân chia hành chính của huyện/tx/tp nơi học sinh sinh sống (20 phút)

a) Mục tiêu: HS sử dụng được bản đồ/lược đồ (treo tường/ bản đồ Google Earth) trình bày vị trí địa lí, giáp giới và sự phân chia hành chính của huyện/tx/tp nơi học sinh sinh sống.

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (01 phút) : GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, dựa vào TLĐP 6, bản đồ hành chính tỉnh QN, bản đồ/lược hành chính của địa phương treo tường/ bản đồ Google Earth (nếu có máy tính/MTB, điện thoại kết nối mạng) để xác định vị trí, giáp giới và phân chia hành chính của địa phương hs sinh sống.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (06 phút)

+ Hs làm việc cá nhân, sử dụng các bản đồ/phương tiện để thực hiện yêu cầu của GV

+ GV: quan sát và trợ giúp hs.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: (10 phút)

+ GV gọi ngẫu nhiên 1 hs lên bảng xác định trên bản đồ các nội dung theo yêu cầu;

+ GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, lên bảng trình bày lại (nếu cần) - Bước 4: Kết luận, nhận định: (03 phút). GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

NỘI DUNG HỌC TẬP

 Tên địa phương:

 Giới hạn xa nhất về 4 phía B,N, Đ,T (địa danh/ tọa độ nếu có Google map):

 Giáp các địa phương (huyện/tx/tp; tỉnh)

 Gồm các đơn vị hành chính:

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 3.1. Bài tập mục 3 TLĐP 6 trang 38 (10 phút)

a) Mục tiêu: luyện tập, củng cố kiến thức về vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ của tỉnh thông qua bài tập trắc nghiệm dạng đúng/sai

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu/nêu câu hỏi, yêu cầu HS lần lượt trả lời nhanh tại chỗ;

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm

(6)

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Giáo viên chia sẻ kết quả trả lời của học sinh;

gọi hs chữa những câu có nhóm học sinh bị sai.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan.

NỘI DUNG HỌC TẬP

(Kết quả trả lời tại bảng “ Lựa chọn thông tin phù hợp” trang 38) 3.2. Bài tập mục 4,5 TLĐP 6 trang 38 (13 phút)

a) Mục tiêu: luyện tập, củng cố kỹ năng xác định đường đi và tính khoảng cách thực tế của trên bản đồ của tỉnh Quảng Ninh/ bản đồ Google

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ của tỉnh Quảng Ninh/ bản đồ Google để thực hiện nhiệm vụ:

(1). Xác định các huyện/thị xã/thành phố cần đi qua khi di chuyển từ địa phương nơi hs sống đến thành phố Móng Cái/Thị xã Đông Triều.

(2) Trả lời câu hỏi tại mục 5, TLĐP6. Trong điều kiện CNTT cho phép, học sinh tính khoảng cách thực tế giữa 2 địa điểm được đề cập đến trong nhiệm vụ số 1 (đo khoảng cách trực tiếp giữa 2 điểm trên Google map/ Google Earth Pro)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Học sinh làm việc cá nhân

GV hỗ trợ trong thời gian hs làm việc - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi ngẫu nhiên 1 hs lên bảng xác định trên bản đồ các nội dung theo yêu cầu;

+ GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, lên bảng trình bày lại (nếu cần) - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (02 phút)

a) Mục tiêu: HS về nhà, vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để hoàn thành bài tập tại mục 6/7 TLĐP 6 trang 39

b) Tổ chức thực hiện: GV trình chiếu câu hỏi, nêu yêu cầu HS về nhà, vận dụng hoặc liên hệ kiến thức hoàn thành bài tập tại mục 6/7 TLĐP 6 trang 39.

(7)

PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập S

TT

NỘI DUNG 1. - Khái quát:

2. - Phần đất liền (diện tích):

3. - Hệ toạ độ địa lí:

4. - Khoảng cách đông – tây; bắc – nam:

5. - Tiếp giáp:

+ Phía bắc + Phía nam 6. + Phía đông

+ Phía tây và tây bắc 7. - Phần biển:.

8. - Một số cửa khẩu:

9. - Các huyện/tx/tp giáp Trung Quốc:

10. - Ý nghĩa:

2. Bảng kiểm ST

T NỘI DUNG KHÔ

NG 1. - Khái quát: Quảng Ninh là một tỉnh biên giới, nằm ở phía

Đông Bắc Việt Nam. Lãnh thổ vừa có phần đất liền, vừa có phần biển đảo.

2. - Phần đất liền: Tỉnh có tổng diện tích là 6.178,2 km2

3. - Hệ toạ độ địa lí: khoảng 106⁰26’ đến 108⁰31’ kinh độ Đông; từ 20⁰40’ đến 21⁰40’ vĩ độ Bắc.

4. - Từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km; từ bắc xuống nam, nơi dài nhất là 102 km.

5. - Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp Trung Quốc (đường biên giới dài 132,8 km).

(8)

+ Phía nam giáp với các tỉnh: Hải Dương, tp Hải Phòng

6. + Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài 250 km.

+ Phía tây và tây bắc giáp với các tỉnh: Lạng Sơn,Bắc Giang 7. - Phần biển: Quảng Ninh có vùng biển rộng với hơn 2.000

hòn đảo, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trong đó có nhiều đảo gần bờ tập trung thành một dải.

8. - Một số cửa khẩu:

9. - Các huyện/tx/tp giáp Trung Quốc:

10. - Ý nghĩa: Vị trí địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh sẽ đồng hành cùng với cô Huỳnh Nga trong việc chăm lo

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.. III.Phương pháp v à

Nội dung tích hợp: Nguồn gốc và đặc điểm của công nhân mỏ than Quảng Ninh?. Phát huy tinh thần đoàn kết của công nhân mỏ

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình

- Một số đặc điểm của các giai đoạn hình thành lãnh thổ và ảnh hưởng của nó tới cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên nước ta.. - Xác định trên sơ đồ các vùng địa chất

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hìn ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo

- Hiểu châu Mĩ là lãnh thổ của dân nhập cư từ châu Âu và quá trình nhập cư này gắn với sự tiêu diệt thổ dân.. - Sự phân bố dân cư gắn liền với quá

Mục tiêu: hs trình bày được vị trí địa lí và địa hình của Nam Á trên lược đồ.. Thời gian: 9