• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường: TH&THCS Việt Dân Tổ: KHXH

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Huyền

BÀI 3: CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Môn: Giáo dục địa phương; Lớp: 6 Số tiết thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Nêu được khái quát đặc điểm các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc ở Quảng Ninh.

- Trình bày được một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết tìm hiểu, lựa chọn và giới thiệu được văn bản phù hợp với nội dung bài học để trình bày. Biết vận dụng những hiểu biết của bản thân để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định nhiệm vụ được giao của cá nhân, nhóm, đánh giá được khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ.

3. Phẩm chất

-Yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của thế hệ trước.

- Có tinh thần, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.

II. Thiết bị, học liệu

- Giấy A1, bút dạ, bút màu, tranh ảnh về trang phục, lễ hội của các dân tộc ở Quảng Ninh, bản đồ phân bố các dân tộc.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về các dân tộc Quảng Ninh qua trò chơi để vào bài học mới.

- Nêu được cảm xúc của cá nhân khi biết được các dân tộc của tỉnh.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(2)

Trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng"

Cách chơi: Chọn đội chơi: Hai nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm khoảng 3 bạn. Từng thành viên của mỗi nhóm luân phiên lên ghi tên của các dân tộc có ở tỉnh Quảng Ninh. Mỗi lần chỉ ghi một dân tộc (không ghi trùng). Nhóm nào không ghi được thêm (sau khi đếm đến 10) thì coi như thua.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Khái quát về các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

a. Mục tiêu: HS đọc và biết được các dân tộc của Quảng Ninh b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói trong sách giáo khoa.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc đoạn ngữ liệu phần Khám phá trong SGK.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kể tên các dân tộc thiểu số trên địa bàn Quảng Ninh được nhắc đến trong bài em vừa đọc.

- HS hoạt động cặp đôi để lựa chọn thông tin đúng.

Xác định thông tin đúng (Đ) và sai (S) về các dân

(3)

tộc ở tỉnh Quảng Ninh trong bảng sau:

Stt Thông tin Đúng Sai

1 Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dân số của tỉnh Quảng Ninh.

2

Dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Thái, H’mông là những dân tộc có dân số đông, sống thành cộng đồng làng bản.

3 Mỗi dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh có một bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo.

4 Bản sắc văn hoá của các dân tộc được thể hiện chủ yếu thông qua các lễ hội.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

Stt Thông tin Đúng Sai

1 Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng dân số của tỉnh Quảng Ninh.

x 2 Dân tộc Dao, Tày, Sán Dìu, Thái, H’mông là những dân

tộc có dân số đông, sống thành cộng đồng làng bản.

x 3 Mỗi dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh có một bản sắc văn

hoá riêng biệt, độc đáo.

x 4 Bản sắc văn hoá của các dân tộc được thể hiện chủ yếu

thông qua các lễ hội.

x Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

- Dân số tỉnh Quảng Ninh (thời điểm đến ngày 1/4/2019) là 1.320.324 người, với 43 thành phần dân tộc

- Trong đó có 5 thành phần dân tộc sống tập trung thành cộng đồng làng bản gồm: dân tộc Dao, dân tộc Tày, dân tộc Sán Dìu, dân tộc Sán Chay, dân tộc Hoa.

Còn lại là các thành phần thiểu số khác như: Nùng, Mường, Thái, Khơ-me,

(4)

H’mông, Thổ, Giáy,...và 38 thành phần dân tộc thiểu số khác

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu hình ảnh văn hoá đặc sắc của các dân tộc QN trên màn hình

- Y/c hs quan sát thật kỹ và trả lời câu hỏi bằng cách nối tên dân tộc với lễ hội tương ứng

Dân tộc Nối Lễ hội

1. Dân tộc Tày A. Lễ hội cấp sắc

2. Dân tộc Sán Dìu B. Lễ hội Soóng Cọ

3. Dân tộc Dao C. Diễn xướng then

4. Dân tộc Sán Chỉ D. Lễ hội Đại Phan

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Học sinh trình bày miệng

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

Đáp án: 1- C; 2 - D; 3 - A; 4 - B

2.2. Một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh

a. Mục tiêu: HS đọc và biết được một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin nói trong sách giáo khoa.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu Một số giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc phần nội dung trong sgk - Y/c hs hoạt động cá nhân

? Mục tiêu của tỉnh QN trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn háo các dân tộc là gì?

? Quảng Ninh đã đưa ra những biện pháp nào để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc?

- Mục tiêu: Văn hoá là thành tố hết sức quan trọng, là nền tảng, mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh QN.

- Giải pháp:

+ Chú trọng bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích, danh thắng

+ Bảo tồn, khôi phục các

(5)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả - Học sinh trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

làng nghề truyển thống + Đề cao vai trò chủ thể của cộng đồng

+ Tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh…

TIẾT 2

2.3. Xác định trang phục của các dân tộc

a. Mục tiêu: hs quan sát và nhận biết được một số trang phục của các dân tộc ở QN

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sta hình ảnh c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu hình ảnh trang phục của các dân tộc.

- Y/c hs quan sát thật kỹ và hoạt động cá nhân

? Hãy xác định trang phục của các dân tộc qua những hình ảnh trên. Em có nhận xét gì về trang phục của các dân tộc?

(6)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs quan sát, suy nghĩ, liên tưởng Bước 3: Báo cáo kết quả

- Hs trả lời

- Kết quả dự kiến

1, Dân tộc: Sán Chỉ 2, Dân tộc: Dao 3, Dân tộc: Tày

Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv nhận xét, đánh giá, chốt

Nhận xét: Mỗi dân tộc có một trang phục riêng, thể hiện nét văn hóa, thẩm mĩ riêng. Trang phục dân tộc Tày có màu đen đơn giản. Trang phục dân tộc Sán Chỉ và dân tộc Dao rực rỡ hơn với nhiều sắc màu và phụ kiện đi kèm...

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: HS Đề xuất ý tưởng tại sao cần phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đề xuất các ý tưởng, giải pháp để giữ gìn và phát huy

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Nhiệm vụ:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Cần phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các

(7)

- HS làm việc nhóm đôi, đề xuất ý tưởng tại sao cần phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

? Mỗi dân tộc đều có truyền thống và sắc thái văn hoá riêng. Theo em, tại sao cần phải bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời các nhóm đứng dậy trình bày và các nhóm khác góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

HS làm việc nhóm lập sơ đồ tư duy nêu ý tưởng về giải pháp để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.

GV chia lớp thành các nhóm.

HS làm việc nhóm và nêu ý tưởng về giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc qua sơ đồ tư duy.

GV yêu cầu một số nhóm trình bày sản phẩm (có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy).

dân tộc vì:

- Bối cảnh hiện nay, giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc có xu hướng mai một do sự hội nhập văn hóa từ bên ngoài.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc giúp làm giàu đời sống tinh thần, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc, hướng về cội nguồn,.

Gợi ý trả lời:

- Tuyên truyền, quảng bá qua các kênh khác nhau về văn hóa của các dân tộc nhằm nâng cao ý thức người dân (tổ chức lễ hội, hội diễn văn nghệ,...).

- Tích cực tham gia các hoạt động nhằm phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc (giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia trực tiếp vào các hoạt động,.).

- Tìm hiểu về văn hóa truyền thống của các dân tộc (phong tục, lễ hội, trang phục,.).

- Thực hành những nét văn hóa truyền thống của dân tộc (mặc trang phục truyền thống vào dịp phù hợp, tham gia các lễ hội, sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong một số ngữ cảnh phù hợp để không bị lãng quên,.).

4. Hoạt động vận dụng

Thực hiện dự án tìm hiểu về một dân tộc ở tỉnh Quảng Ninh.

GV cho HS chuẩn bị ở nhà.

Các nhóm thực hiện dự án, tìm hiểu về một dân tộc trên địa bàn tỉnh

(8)

Quảng Ninh theo mẫu. Các em có thể giới thiệu bằng bài viết, bằng trình chiếu;

bằng tranh, ảnh...

GV yêu cầu một số nhóm HS trình bày sản phẩm.

HS góp ý.

GV đánh giá, tổng kết.

TÊN DỰ ÁN

...

1. Nhóm : ...

2. Thời gian thực hiện:………..

3. Nội dung dự án: ...………

- Tên dân tộc:………..

- Địa bàn cư trú:……….

- Đặc trưng văn hoá:………..

+ Trang phục:………

+ Ẩm thực:……….

+ Lễ hội:……….

4. Cách thức thực hiện:...

...

5.Hoạt động tổng kết và đánh giá

GV đặt câu hỏi củng cố và tổng kết: Kể tên các dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc?

Gợi ý:

GV có thể sử dụng trò chơi khác hoặc hoạt động khởi động khác như:

xem một đoạn clip có nội dung liên quan,...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song