• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

A M B

Ngày soạn: 6/ 11/ 2020 Tiết 10

KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?

I. Mục tiêu 1. Kiến thức :

-Biết nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB 2. Kĩ năng :

-Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

Bước đầu tập suy luận dạng:“ Nếu có a + b = c , và biết hai trong ba số a , b , c thì suy ra số thứ ba”.

3.Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

4. Định hướng phát triển phẩm chất: Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy, kiên trì.

5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo nhóm.

II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, luyện tập và thực hành

- Thiết bị dạy học: Thước kẻ có chia khoảng, máy chiếu, máy tính xách tay.

III. Chuẩn bị của GV và HS

1. Giáo viên: SGK máy tính xách tay, thước thẳng có chia khoảng.

2. Học sinh: SGK, Bảng nhóm, thước thẳng có chia khoảng.

IV. Tiến trình dạy học - Giáo dục : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

2. HĐ1: Khởi động: (5 phút)

Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về điểm nằm giữa 2 điểm, cách đo đoạn thẳng.

Phương pháp: Thực hành

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân Câu hỏi:Cho hình vẽ

Điền vào chỗ chấm

1/ Điểm ... nằm giữa hai điểm ...

2/ Hãy đo đoạn thẳng AM; MB; AB?

AM = ………

MB = ………

AB = ………

(2)

3/ Tính AM + MB?AM + MB = ……

4/ So sánh AM + MB và AB?AM + MB …. AB Trả lời:HS lên bảng thực hiện

1/ Điểm M nằm giữa hai điểm A và B 2/ Hãy đo đoạn thẳng AM; MB; AB?

AM = 2cm MB = 3cm AB = 5cm

3/ Tính AM + MB?

AM + MB = 5cm

4/ So sánh AM + MB và AB?

AM + MB = AB

ĐVĐ: ( 1 phút) Vậy khi nào AM + MB =AB ta đi nghiên cứu bài học hôm nay 3. HĐ 2:Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB ?

- Thời gian: 15phút

- Mục tiêu: + Biết nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB + Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

Bước đầu tập suy luận dạng: “ Nếu có a + b = c, và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp:Quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, dự đoán; hoạt động nhóm - Năng lực: NL tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Hs đọc và nêu yêu cầu ?1

HS: ?1 cho biết Điểm M nằm giữa hai điểm A và B

Yêu cầu:

- Đo độ dài các đoạn thẳng AM, MB, AB.

- So sánh AM + MB với AB ở hình 48a và 48b (độ dài đoạn thẳng AB không đổi).

GV: Cho hs quan sát đo các đoạn thẳng trên máy chiếu

HS: So sánh AM + MB với AB ở H. 48a;

48b

HS: AM + MB = AB

1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB ?

?1

Đo:AM = 2cm MB = 3cm AB = 5cm AM + MB = AB

H.48a

(3)

? Điểm M có vị trí như thế nào so với hai điểm A và B để AM + MB = AB?

HS: Điểm M nằm giữa A và B GV: Đưa ra NX 1

GV: Chiếu 2 trường hợp

TH1: 3 điểm A, B, M thẳng hàng

HS: AM = 1 cm ; MB = 5 cm ; AB = 4 cm Suy ra: AM + MB > AB

Hoặc AM + MB AB ( 64) TH 2: A,B,M không thẳng hàng HS: AM + MB = 2,3 + 3,7 = 6 cm AB = 5cm

Suy ra: AM + MB > AB Hoặc AM + MB AB ( 6 5)

GV:Vậy nếu M không nằm giữa A và B thì AM +MB có bằng AB không?

HS: Nếu điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB không bằng AB . GV: Đưa ra NX2

? Vậy để có AM + MB = AB thì điều kiện của điểm M là gì ?.

HS:Điểm M nằm giữa hai điểm A và B GV: Nhận xét và khẳng định :

Nếu diểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B

GV: Nêu TQ và nhấn mạnh t/c 2 chiều Điểm M nằm giữa A và B

ó AM + MB = AB

HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.

Đo:AM = 1,5cm MB = 2,5cm AB = 4cm AM + MB = AB

Nhận xét: sgk/ 120

Tổng quát:

Điểm M nằm giữa A và B ó AM + MB = AB

Ví dụ : (SGK ) Tóm tắt:

2

,

3cm

M

A

5cm

3,7cm

(4)

GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong SGK- trang 120.

GV: Đề bài cho bết gì và yêu cầu làm gì?

HS: - Cho biết :điểm M nằm giữa A và B;

AM = 3cm; AB = 8cm - Y/c:Tính MB

GV: Hướng dẫn hs tính MB

Nếu điểm M nằm giữa A và B ta có điều gì?

HS: AM + MB = AB

GV: Thay AM = 3cm; AB = 8 cm, ta có:

3 + MB = 8

? Tìm MB

? Cho ba điểm thẳng hàng ta chỉ cần đo ít nhất mấy đoạn thẳng là biết độ dài cả ba đọan thẳng ?

HS: Cho ba điểm thẳng hàng ta chỉ cần đo ít nhất 2 đoạn thẳng là biết độ dài cả ba đọan thẳng

Bài tập :

Hãy chọn câu đúng, câu sai trong các câu sau đây:

Phát biểu Đ S

1) Nếu B nằm giữa C, D thì CB + BD = CD

x 2) Nếu M thuộc đường thẳng AB thì AM + MB = AB

x 3) Nếu TV + VX=TX thì

V nằm giữa T và X

x 4) Nếu TV + VX = TX thì T, V, X thẳng hàng

x 5) Cho 3 điểm V, A, T và

TA = 1cm, VA = 2cm ,VT = 3 cm thì A nằm giữa T và V

x

HS: Lần lượt trả lời

- Cho biết : Điểm M nằm giữa A và B; AM = 3cm; AB = 8cm

- Tính MB

Giải

Vì M nằm giữa A và B nên : AM + MB = AB

Thay AM = 3cm; AB = 8 cm, ta có:

3 + MB = 8 MB = 8 - 3 MB = 5cm

Hoạt động 2.2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất

(5)

- Thời gian: 10 phút

-Mục tiêu: + HS biết tên một số dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.

+ HS biết cách sử dụng một số dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện vấn đề; trực quan

-Năng lực:NL giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo nhóm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Giới thiệu một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.

- Thước dây - thước cuộn - Thước gấp - Thước chữ A

? Để đo khoảng cách hai điểm trên mặt đất người ta cần làm gì trước?

HS: Để đo khoảng cách hai điểm trên mặt đất, trước hết người ta gióng đường thẳng đi qua hai điểm ấy, rồi dùng thước đo.

? Nếu khoảng cách giữa hai điểm A và B trên mặt đất nhỏ hơn độ dài của thước cuộn thì đo như thế nào ?.

HS: + Giữ cố định một đầu của thước tại một điểm .

+ Căng thước đi qua điểm thứ hai .

? Nếu khoảng cách giữa hai điểm A và B trên mặt đất lớn hơn độ dài của thước cuộn thì đo như thế nào ?

HS: Nếu khoảng cách hai điểm đó trên mặt đất dài hơn độ dài của thước đo thì đo hết độ dài của thước, rồi đánh dấu điểm trên mặt đất và tiếp tục đo tiếp bắt đầu từ điểm vừa đánh dấu cho tới khi đến điểm cuối cùng cần đo.

GV chốt:

* Biết A,M ,B thẳng hàng ; AM + MB

2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.

- Thước dây - thước cuộn - Thước gấp - Thước chữ A

(6)

AB thì M không nằm giữa A và B

* Biết A,M ,B thẳng hàng ; AM + MB = AB thì M nằm giữa A và B

* AM + MB = AB thì A,M ,B thẳng hàng

HĐ 3- 4: Củng cố -Áp dụng: ( 14phút)

GV: Có 6 câu hỏi, mỗi tổ trả lời 2 câu, nếu trả lời sai sẽ nhường phần trả lời cho tổ nào giơ tay trước.Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.Tổ nào cao điểm tổ đó thắng.

Trò chơi ô chữ

Câu 1: Gồm 10 chữ cái. Đây là dụng cụ chủ yếu để vẽ đường thẳng

T H Ư Ớ C T H Ẳ N G

Câu 2: Gồm 5 chữ cái. Đây là yếu tố cơ bản của đoạn thẳng dùng trong so sánh hai đoạn thẳng

Đ Ộ D À I

Câu 3: Gồm 6 chữ cái. Số lần đo tối thiểu để tìm độ dài ba đoạn thẳng AB;BC;AC thỏa mãn: AB + BC = AC

H A I L Ầ N

Câu 4: Gồm 8 chữ cái. Đây là dụng cụ đo của các thợ may

T H Ư Ớ C D Â Y

Câu 5: Gồm 7 chữ cái. Cho ba đoạn thẳng: AB=1cm;BC=4cm;AC=2cm.Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?

K H Ô N G C Ó

Câu 6: Gồm 8 chữ cái. Đây là đơn vị đo độ dài ghi trên thước kẻ học sinh.

C E N T I M E T

Ô chữ hàng ngang

T H Ẳ N G H À N G GV: Chốt kiến kiến thức

1. Điểm M nằm giữa A và B ó AM + MB = AB 2. Các loại bài tập:

- Cho ba điểm thẳng hàng ta chỉ cần đo 2 lần mà biết đợc độ dài của cả ba đoạn thẳng.

- Thêm một cách nhận biết một điểm nằm giữa hai điểm.Thêm một phương pháp nhận biết ba điểm thẳng hàng.

Chú ý: Quan hệ “nằm giữa” => Quan hệ “thẳng hàng”. Quan hệ “thẳng hàng” =>

quan hệ “nằm giữa”

(7)

HĐ5. Hướng dẫn về nhà: ( 1'):

- Tìm hiểu dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất

- Học bài theo SGK và làm các bài tập 47; 48; 49; 50; 51 SGK trang 121 và 122; bài tập 44, 45, 46 SBT.

- CBBS: LUYỆN TẬP

* Hướng dẫn bài 48 : Sau 4 lần đo 4 . 1,25 = 5(m) K/C còn lại bằng 5

1

của 1,25 ; 5

1

. 1,25 = 0,25 Chiều rộng lớp học là : 5 + 0,25 = 5,25 (m) V. Rút kinh nghiệm:

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

So với những tiêu chí chấm điểm bài văn nghị luận do Bộ GD &ĐT ban hành từ kì thi THPT Quốc gia năm 2015 thì một vài chỉ số hành vi trong mô hình cấu trúc NL TLVB

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo

Để phát huy tốt, phát triển tốt và khai thác tối đa các năng lực của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến

Định hướng phát triển năng lực: Tự học, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự giải quyết vấn đề, mô hình hóa toán học..

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ,năng lực tư duy, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực hợp tác theo