• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trường Đại học Kinh tế Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trường Đại học Kinh tế Huế"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG 1. KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – ĐO LƯỜNG, GHI NHẬN VÀ TRÌNH BÀY TRÊN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1. Kế toán nhập khẩu trực tiếp 1.1.1. Chứng từ sử dụng

Để phục vụ cho quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp, kế toán sử dụng các chứng từ sau:

* Bộ chứng từ thanh toán, gồm:

- Contract (hợp đồng nhập khẩu hàng hóa) - Invoice (hóa đơn)

- Packing list (Phiếu đóng gói) - Specification (tờ kê chi tiết)

Tùy thuộc vào điều kiện giao hàng mà chứng từ có hoặc không P hay S nhưng I luôn luôn có.

- Bill of lading (vận đơn đường biển) - Insurance policy (hóa đơn bảo hiểm)

- Insurance certificate (giấy chứng nhận bảo hiểm) - Certificate of Origin (giấy chứng nhận xuất xứ) - Certificate of quality (giấy chứng nhận phẩm chất) - Hối phiếu....

* Ngoài bộ chứng từ thanh toán, còn có các chứng từ khác như:

- Thông báo thuế của Hải quan - Biên lai thu thuế

- Tờ khai hải quan - Phiếu nhập kho

- Các chứng từ thanh toán

1.1.2. Tính giá gốc đối với hàng nhập khẩu

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Giá gốc của hàng nhập khẩu bao gồm: giá mua, thuế nhập khẩu (không tính thuế GTGT hàng nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản chi phí trực tiếp như bảo hiểm hàng hóa, chi phí kiểm nghiệm, chi phí vận chuyển,...cho đến khi hàng nhập kho về ở trong trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Nếu hàng nhập khẩu không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng để sản xuất kinh doanh hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ và được tính vào giá gốc hàng nhập khẩu

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Giá gốc của hàng nhập khẩu bao gồm: giá mua, thuế nhập khẩu , thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, các khoản chi phí trực tiếp như bảo hiểm hàng hóa, chi phí kiểm nghiệm, chi phí vận chuyển,...cho đến khi hàng nhập kho về ở trong trạng thái sẵn sàng sử dụng.

1.1.3. Ví dụ minh họa

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa trị giá 1.000USD/CIF.HCM, hàng đã giao nhận tại cảng, tiền chưa thanh toán, thuế suất thuế nhập khẩu 2%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, chi phí vận chuyển chở hàng về nhập kho trả ngay bằng tiền mặt 100.000đ.

Tỷ giá ngày giao dịch: 19.800VND/USD.

- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 1561 1.000 x 19.800 = 19.800.000

Có TK 331 1.000 x 19.800 = 19.800.000 Nợ TK 1561 19.800.000 x 2% = 396.000

Có TK 3333 396.000

Thuế GTGT khấu trừ của hàng nhập khẩu:

Nợ TK 1331 (19.800.000 + 396.000) x 10% = 2.019.600 Có TK 33312 2.019.600

Chi phí vận chuyển:

Nợ TK 1562 100.000

Có TK 111 100.000

Giá gốc của hàng nhập khẩu = 19.800.000 + 396.000 + 100.000 = 20.296.000 - Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 156 22.315.600

Có TK 331 1.000 x 19.800 = 19.800.000 Có TK 3333 19.800.000 x 2% = 396.000

Có TK 33312 (19.800.000 + 396.000) x 10% = 2.019.600 Có TK 111 100.000

1.2. Kế toán nhập khẩu ủy thác 1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Việc hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác trong các doanh nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo Thông tư 108/2001 của Bộ Tài chính ban hành vào ngày 31/12/2001 – “Hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ủy thác”.

Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác nhập khẩu giao quyền nhập khẩu hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Bên nhận uỷ thác nhập khẩu thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, chịu trách nhiệm kê khai và nộp các loại thuế của hàng nhập khẩu và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu như: Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài, Hoá đơn thương mại (Invoice) do người bán (nước ngoài) xuất, Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu. Khi xuất trả hàng nhập khẩu cho chủ hàng, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập Hoá đơn GTGT (ngoài hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác) trong đó ghi rõ tổng giá thanh toán phải thu ở bên uỷ thác, bao gồm giá mua (theo Hoá đơn thươngmại), số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu (theo thông báo thuế của cơ quan Hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở

tính thuế đầu vào của bên giao uỷ thác.

Trường hợp bên nhận uỷ thác chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập uỷ thác, bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị

trường. Sau khi đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, bên nhận uỷ thác mới lập Hoá đơn GTGT giao cho bên uỷ thác.

1.2.2. Các bên tham gia vào nhập khẩu ủy thác

Bên giao ủy thác NK Bên nhận ủy thác NK Bên xuất khẩu Người mua Người bán / Người mua Người bán

Theo thông tư 108 thì bên nhận ủy thác vẫn có thể xem hàng hóa nhập khẩu về là

tài sản thuộc sở hữu của DN để hạch toán

Đối với nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, bên nhận uỷ thác là bên có trách nhiệm thực hiện đúng theo cả 2 hợp đồng:

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được ký kết với bên giao uỷ thác. Theo hợp đồng này, bên nhận uỷ thác có trách nhiệm nhận tiền của bên giao uỷ thác để trực tiếp nhập khẩu hàng hoá, sau đó chuyển giao hàng hoá cho bên giao uỷ thác và nhận tiền hoa hồng nhập khẩu uỷ thác.

- Hợp đồng mua - bán ngoại thương được ký kết với bên xuất khẩu nước ngoài. Theo hợp đồng này, bên nhận uỷ thác nhập khẩu có trách nhiệm hoàn thành mọi thủ tục nhập

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

khẩu hàng hoá, kê khai thuế của số hàng nhập khẩu, quản lý số hàng nhập khẩu, đồng thời có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nhập khẩu với nhà xuất khẩu nước ngoài.

- Bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân để nhập hàng, chịu trách nhiệm nộp thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế GTGT hàng nhập khẩu.

DN được hưởng hoa hồng ủy thác nhập khẩu và phải nộp thuế GTGT cho hoa hồng này.

- Bên giao ủy thác phải chịu trách nhiệm chi phí để nhập được hàng được thỏa thuận trên hợp đồng ủy thác nhập khẩu, có trách nhiệm hoàn trả cho bên nhận ủy thác các loại thuế mà bên nhận ủy thác đã trả thay (nếu có).

1.2.3. Kế toán tại bên nhận ủy thác NK - Tài khoản sử dụng:

TK 331: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với bên xuất khẩu TK 131: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với bên giao ủy thác TK 151, 156: phản ánh giá trị hàng nhập khẩu

TK 3332, 3333, 33312: phản ánh các khoản thuế phải nộp của hàng NK TK 1112, 1122, 007

- Trình tự hạch toán:

(1). Khi nhận tiền trả trước của bên giao ủy thác Nợ TK 1112/1122: TGTT

Có TK 131: TGTT Nợ TK 007

(2). Khi hàng về đến cảng và đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu

• Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu Nợ TK 151/1561: TGTT

Có TK 331 (bên xuất khẩu): TGTT hoặc Có TK 1112/1122 : TGGS Có TK 515/Nợ TK 635

• Phản ánh các khoản thuế có liên quan

Vì hàng nhập khẩu không thuộc sở hữu của bên nhận ủy thác nên họ sẽ không được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu mà cả 3 loại thuế: NK, TTĐB, GTGT hàng NK đều làm tăng giá trị hàng hóa.

Nợ TK 151/1561

Có TK 3332, 3333, 33312

Khi nộp thuế của hàng NK (bằng tiền Việt Nam) Nợ TK 3332, 3333, 33312

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

Có TK 1111/1121

(3). Khi chuyển hàng bàn giao cho bên giao ủy thác

• Phản ánh giá trị của số hàng chuyển giao

Nợ TK 131 (bên giao ủy thác): TGGS (tại thời điểm nhận tiền trả trước từ bên giao) Có TK 156: TGGS (tại thời điểm nhận hàng từ bên xuất khẩu)

Có TK 515/Nợ TK 635

Trong trường hợp bên giao ủy thác chưa chấp nhận thanh toán thì hạch toán vào TK 1388, khi nào chấp nhận thanh toán thì mới đưa vào TK 131

• Phản ánh các khoản thuế liên quan đến hàng chuyển giao Nợ TK 131 (bên giao ủy thác)

Có TK 1561

(4). Khi xác định hoa hồng ủy thác nhập khẩu phải thu của bên giao ủy thác -> khoản hoa hồng này được ghi nhận vào doanh thu cung cấp dịch vụ của bên nhận ủy thác

Nợ TK 131 (bên giao ủy thác) Có TK 5113

Có TK 3331

(5). Đối với các khoản chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu

• Nếu chi phí này do bên nhận ủy thác chịu -> được ghi nhận vào TK 641 (tuân thủ nguyên tắc phù hợp, tương ứng với doanh thu cung cấp dịch vụ đã ghi nhận ở trên)

Nợ TK 641 Nợ TK 1331

Có TK 1111/1121

• Nếu chi phí này là chi hộ cho bên giao ủy thác Nợ TK 131 (bên giao ủy thác)

Có TK 1111/1121

(6). Khi bên giao ủy thác thanh toán toàn bộ số nợ còn lại

• Đối với số nợ bằng ngoại tệ Nợ TK 1112/1122: TGTT

Có TK 131 (bên giao ủy thác): TGGS Có TK 515/Nợ TK 635

Nợ TK 007

• Đối với số nợ bằng Việt nam đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

Nợ TK 1111/1121 Có TK 131

1.2.4. Kế toán tại bên giao ủy thác NK - Tài khoản sử dụng:

TK 331: dùng để phản ánh tình hình thanh toán với bên nhận ủy thác TK 156: phản ánh giá trị hàng nhập khẩu

TK 1331: do đây là đơn vị chủ sở hữu của lô hàng nhập khẩu nên họ sẽ được khấu trừ thuế đầu vào của hàng nhập khẩu, còn việc đi nộp do bên nhận ủy thác nộp nên bên nhận ủy thác mới lập TK 33312

TK 1112, 1122 - Trình tự hạch toán:

(1). Khi chuyển trước tiền hàng cho bên nhận ủy thác:

Nợ TK 331 (bên nhận ủy thác): TGTT Có TK 1112/TK 1122

Có TK 515/Nợ TK 635

(2). Khi nhận hàng do bên nhận ủy thác giao: (khi hàng chỉ mới về cảng, chỉ làm thủ tục chứ không hạch toán)

• Phản ánh giá trị hàng nhận về

Nợ TK 1561: TGTT

Có TK 331 (bên nhận ủy thác): TGGS (chính là TGTT ở nghiệp vụ 1) Có TK 515/Nợ TK 635

• Phản ánh thuế có liên quan

Nếu bên nhận ủy thác đã nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu thì khi chuyển giao hàng, bên nhận ủy thác sẽ lập hóa đơn GTGT và bên giao ủy thác sẽ căn cứ vào chứng từ này để phản ánh các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu:

Nợ TK 1561: giá trị thuế NK Nợ TK 1331: thuế GTGT hàng NK

Có TK 331 (bên nhận ủy thác)

Nếu bên nhận ủy thác chưa nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu thì khi chuyển giao hàng, bên nhận ủy thác chưa lập hóa đơn GTGT mà chỉ lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và bên giao ủy thác sẽ căn cứ vào chứng từ này để phản ánh các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Do chưa nộp thuế nên bên giao ủy thác không được hạch toán vào TK 1331 mà toàn bộ thuế (thuế NK, thuế GTGT của hàng NK) đều được phản ánh làm tăng giá trị hàng NK

Nợ TK 1561: thuế NK + thuế GTGT hàng NK Có TK 331 (bên nhận ủy thác)

Khi nhận được hóa đơn GTGT của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác sẽ tiến hành phản ánh thuế GTGT đầu vào của hàng NK -> sử dụng TK 1331

Nợ TK 1331: thuế GTGT hàng NK Có TK 1561

(3). Khi xác định hoa hồng phải trả cho bên nhận ủy thác. Khoản hoa hồng này bên giao ủy thác xem như 1 khoản chi phí khi mua hàng -> sử dụng TK 1562 để theo dõi

Nợ TK 1562 Nợ TK 1331

Có TK 331 (bên nhận ủy thác)

(4). Đối với các khoản chi phí liên quan đến hàng NK mà bên nhận ủy thác đã chi hộ, ví

dụ: chi phí vận chuyển hàng từ cảng về kho DN là do DN chịu những bên nhận ủy thác là

người chịu trách nhiệm vận chuyển và đã bỏ tiền ra chi hộ -> DN trả tiền lại cho bên nhận ủy thác

Nợ TK 1562 Nợ TK 1331

Có TK 331 (bên nhận ủy thác)

(5). Khi thanh toán toàn bộ số nợ còn lại cho bên nhận ủy thác:

• Đối với số nợ bằng ngoại tệ

Nợ TK 331 (bên nhận ủy thác): TGGS tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

Có TK 1112/1122: TGGS theo 1 trong 4 phương pháp tính giá xuất kho Có TK 515/Nợ TK 635

• Đối với số nợ bằng tiền Việt Nam Nợ TK 331 (bên nhận ủy thác)

Có TK 1111/1121 1.2.5. Ví dụ minh họa

Doanh nghiệp A nhận ủy thác nhập khẩu từ nhà cung cấp C ở nước ngoài cho doanh nghiệp B, hoa hồng ủy thác 2%/giá trị hàng thực nhập và thuế GTGT trên hoa hồng ủy thác 10%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1. Doanh nghiệp B ứng trước tiền cho doanh nghiệp A 19.900.000đ (tương đương 1.000USD) bằng chuyển khoản

2. Doanh nghiệp A đã thực hiện:

- Chi tiền mặt 200.000đ lo thủ tục nhập khẩu tại cảng, số tiền này phải thu lại doanh nghiệp B.

- Nhập khẩu về kho trị giá hàng 1.000USD, thuế nhập khẩu 3%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, chi phí khác 100.000đ bằng tiền mặt do doanh nghiệp A chịu. Tỷ giá ngày giao dịch 19.950VND/USD

- Doanh nghiệp A chuyển khoản nộp hết các loại thuế, sau đó xuất trả hàng cho doanh nghiệp B. Doanh nghiệp B nhận hàng nhập kho đủ và trả chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 50.000đ.

3. Doanh nghiệp A gửi các chứng từ chi phí và đòi tiền hoa hồng doanh nghiệp B. Doanh nghiệp B đã chuyển khoản tiền Việt Nam để thanh toán, hai bên thỏa thuận quy đổi theo tỷ giá 19.950VND/USD

Yêu cầu:

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phương pháp KKTX hàng tồn kho tại doanh nghiệp A và doanh nghiệp B. Biết rằng: ngoại tệ gửi ngân hàng vào đầu kỳ của doanh nghiệp A là 2.000 USD với tỷ giá ghi sổ kế toán là 19.800VND/USD. Tỷ giá xuất ngoại tệ được xác định theo phương pháp NT-XT

Tại bên nhận ủy thác (Bên A) - Khi nhận tiền trả trước của bên B Nợ TK 1121 19.900.000

Có TK 131 (khoản trả trước của bên B) 19.900.000 - Chi tiền mặt chi hộ phí NK cho bên B

Nợ TK 131 (bên B) 200.000

Có TK 111 200.000

- Nhận hàng về nhập kho

• Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu

Nợ TK 1561 1000 x 19.950 = 19.950.000

Có TK 331 (bên C) 1000 x 19.950 = 19.950.000

• Phản ánh các khoản thuế có liên quan: thuế NK và thuế GTGT hàng NK Nợ TK 1561 19.950.000 x 3% = 598.500

Có TK 3333 598.500

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Nợ TK 1561 (19.950.000 + 598.500) x 10% = 2.054.850 Có TK 33312 2.054.850

- Chi phí khác do bên A chịu

Nợ TK 641 100.000

Có TK 111 100.000

- Khi nộp thuế của hàng NK: thuế NK và thuế GTGT hàng NK Nợ TK 3333 598.500

Nợ TK 33312 2.054.850

Có TK 112 2.653.350 - Khi chuyển hàng bàn giao cho bên B Phản ánh giá trị của số hàng chuyển giao

Nợ TK 131 (bên B): 1.000 x 19.900 = 19.900.000 Nợ TK 635 50.000

Có TK 1561 19.950.000 Phản ánh thuế các khoản thuế có liên quan Nợ TK 131 (bên B): 2.653.350

Có TK 1561 598.500 + 2.054.850 = 2.653.350 - Khi xác định hoa hồng ủy thác nhập khẩu phải thu của bên B Nợ TK 131 (bên B) 438.900

Có TK 5113 2% x 1000 x 19.950 = 399.000 Có TK 3331 39.900

- Nhận tiền bên B thanh toán những khoản mà bên A đã chi hộ: phí NK, thuế NK, thuế GTGT hàng NK, hoa hồng ủy thác

Nợ TK 1121 200.000 + 598.500 + 2.054.850 + 438.900 = 3.292.250 Có TK 131 (bên B) 3.292.250

Tại bên giao ủy thác (Doanh nghiệp B) - Khi chuyển trước tiền hàng cho bên A

Nợ TK 331 (bên A) 1000 x 19.900 = 19.900.000

Có TK 112 19.900.000

- Khi nhận hàng do bên A giao:

• Phản ánh giá trị hàng nhận về

Nợ TK 1561 1000 x 19.950 = 19.950.000

Có TK 331 (bên A) 1000 x 19.900 = 19.900.000

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Có TK 515 50.000

• Phản ánh thuế có liên quan: thuế NK và thuế GTGT hàng NK được khấu trừ Nợ TK 1561 19.950.000 x 3% = 598.500

Có TK 331 (bên A) 598.500

Nợ TK 1331 (19.950.000 + 598.500) x 10% = 2.054.850 Có TK 331 (bên nhận A) 2.054.850

- Chi phí vận chuyển hàng nhập kho, bên B đã trả bằng tiền mặt Nợ TK 1562 50.000

Có TK 111 50.000

- Khi xác định hoa hồng phải trả cho bên A.

Nợ TK 1562 2% x 1000 x 19.950 = 399.000

Nợ TK 1331 39.900

Có TK 331 (bên A) 438.900 - Phí NK mà bên A đã chi hộ

Nợ TK 1562 200.000

Có TK 331 (bên A) 200.000

- Chuyển tiền thanh toán những khoản mà bên A đã chi hộ: phí NK, thuế NK, thuế GTGT hàng NK, hoa hồng ủy thác

Nợ TK 331 (bên A) 200.000 + 598.500 + 2.054.850 + 438.900 = 3.292.250

Có TK 1121 3.292.250

1.3. Trình bày thông tin về hàng nhập khẩu trên báo cáo tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mức giá kê khai đang có hiệu lực của 01 mặt hàng là mức giá kê khai, kê khai lại tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp kê khai được công bố trên trang thông tin điện

Bacterial lysates of Haemophilus influenzae; Diplococcus pneumoniae; Klebsialla pneumoniea and azaenae;..... 2348 Broncho Vaxom

Giai đoạn vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước mà điển hình là Sở Công thương đã có tổ chức các hội thảo, hội nghị liên quan đến hiệp định CPTPP như hội nghị phổ

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Kết quả ước lượng đã chỉ ra rằng, những đặc trưng của địa bàn cư trú, số nhân khẩu của hộ, số thành viên phụ thuộc, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm đi biển của

Trường hợp phát sinh vướng mắc hoặc có sự khác biệt trong việc xác định mã hàng trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và

Điều này có thể hiểu rằng, công tác khuyến ngư tại địa phương vùng bãi ngang chưa thực sự góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản, hoặc có thể do

Các hóa chất, chế phẩm khi lƣu hành tại Việt Nam phải có nhãn bằng tiếng Việt, nội dung của nhãn phải đúng với nội dung ghi trong mẫu nhãn đã đƣợc phê duyệt đính kèm