• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: /11/2021 Ngày giảng:

Tiết 27:

ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH Thời gian thực hiện: 1 (tiết) I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Học sinh biết được công thức biểu thị mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Hiểu được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Biết hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không?

- Biết tìm hệ số của tỉ lệ nghịch, tìm một giá trị của đại lượng khi biết hệ số của tỉ lệ nghịch và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

2. Về năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* Năng lực đặc thù:

- Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập liên quan đến định nghĩa, tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch để giải bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Học sinh tiếp thu về hai đại lượng tỉ lệ nghịch, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; trao đổi giữa thầy và trò nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Học sinh biết vận dụng định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch một cách sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể nhằm phát triển năng lực sáng tạo.

- Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ, tư duy và lập luận toán học để trình bày bài giải và nhận xét bài làm của bạn nhằm phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Học sinh biết vận dụng kĩ năng tính toán vào giải bài tập nhằm phát triển năng lực tính toán.

3. Về phẩm chất

- Độc lập: Biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp.

- Trách nhiệm: Biết chia sẻ, có trách nhiệm với bản thân khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Chăm chỉ: Miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực hiện.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, - Học liệu: SGK, SBT, đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

(2)

a) Mục tiêu: Hs nhận xét được mối quan hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

b) Nội dung: Nhắc lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học.

c) Sản phẩm: câu trả lời của hs

d) Tổ chức thực hiện: hoạt động cá nhân

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV giao nhiệm vụ:

Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa các đại lượng có trong các ví dụ dưới đây.

1. Vận tốc v (km/h) và thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên một quãng đường nhất định.

2. Tiền công được nhận sau khi hoàn thành một công việc và số người tham gia làm việc (với tổng mức khoán đã được cố định).

3. Chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật khi diện tích của hình chữ nhật là không đổi.

4. Chu vi và bán kính của một bánh xe.

-HS thực hiên nhiệm vụ: Các cặp đôi thực hiện

Phương thức hoạt động: Cặp đôi Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nếu cần Báo cáo, thảo luận :

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, trao đổi chéo tự đánh giá chấm điểm.

-Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức.

- Giáo viên: Nếu đại lượng này tăng đại lượng kia giảm và ngược lại thì hai đại lượng đó gọi là nghịch đảo của nhau. Vậy hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì được mô tả theo công thức nào và chúng có tính chất gì ta cùng vào bài học hôm nay.

a) Khi vận tốc chuyển động của vật càng lớn thì thời gian chuyển động của vật càng nhỏ.

b) Nếu số lượng người tham gia công việc càng nhiều thì tiền công nhận được càng ít.

c) Khi diện tích của hình chữ nhật không thay đổi thì chiều dài càng lớn thì chiều rộng càng bé.

d) Bán kính của bánh xe càng lớn thì chu vi của bánh xe càng lớn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Định nghĩa (12 phút)

(3)

a) Mục tiêu: Hs hiểu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

b) Nội dung: Bài ?1, ?2

c) Sản phẩm: Bài giải ?1, ?2; Định nghĩa của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

d) Tổ chức thực hiện: Cá nhân, cặp đôi

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV giao nhiệm vụ 1: làm trong phiếu học tập ?1:

Viết công thức tính:

1/ Cạnh y (cm) theo cạnh x (cm) của hình chữ nhật có kích thước thay đổi nhưng có diện tích bằng 12cm3

2/ Lượng gạo y (kg) trong mỗi bao theo x khi chia đều 50 kg gạo vào x bao;

3/ Vận tốc v (km/h) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 16 km.

-HS thực hiên nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện

Phương thức hoạt động: Cặp đôi Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nếu cần -Báo cáo, thảo luận :

Đại diện cặp đôi trình bày bảng, các học sinh khác nhận xét. Từ đó rút ra định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

-Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức.

1. Định nghĩa

?1 a) Diện tích của hình chữ nhật là:

. 12 12

x y y

   x

b) Lượng gạo trong tất cả các bao là:

. 500 500

x y y

   x

c) Quãng đường đi được của vật c/đ đều:

. 16 16

v t v

   t

* Định nghĩa: sgk/57

- Công thức: y ax Hay .x y a (a 0)

-GV giao nhiệm vụ 2: làm trong phiếu học tập ?2:

Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ 3,5. Hỏi x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào?

-HS thực hiên nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện

Phương thức hoạt động: Cặp đôi Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nếu cần

?2y 3,5x  x 3,5y

(4)

-Báo cáo, thảo luận :

Đại diện cặp đôi trình bày bảng, các học sinh khác nhận xét. Từ đó rút ra chú ý hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

-Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức.

*Chú ý: Khi x tỉ lệ nghịch với y thì y cũng tỉ lệ nghịch với x và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau.

Hoạt động 2.2: Tính chất (15 phút)

a) Mục tiêu: Hiểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

b) Nội dung: ?3

c) Sản phẩm: ?3 và các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

d) Tổ chức thực hiện: Cá nhân, nhóm.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV giao nhiệm vụ: làm ?3

-HS thực hiên nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện

Phương thức hoạt động: nhóm lớn Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nếu cần -Báo cáo, thảo luận :

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung

-Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của HS và chuẩn hóa lời giải, từ đó cho học sinh nhắc lại tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

2. Tính chất

?3

a) Hệ số tỉ lệ là:a x y1 1 2.30 60

2 3 4

) y =20, y =15, y =12 b

1 1 2 2 3 3 4 4

) x y =x y =x y =x y =60 c

*Tính chất: (sgk)

Nếu hai đại lượng x y1, 1tỉ lệ nghịch với nhau thì:

1 1 2 2 3 3 4 4

x y =x y =x y =x y =....=a

...

;

;

2 3 3 2 1 3 3 1 1 2 2 1

y y x x y y x x y y x

x

3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)

a) Mục tiêu: Biết tìm hệ số của tỉ lệ nghịch, tìm một giá trị của đại lượng khi biết hệ số của tỉ lệ nghịch và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

b) Nội dung: Bài 12, 13/sgk.

c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: hoạt động cá nhân

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV nhiệm vụ: Làm bài 12/58 sgk; bài 3. Luyện tập

(5)

13 sgk/58

-HS thực hiên nhiệm vụ: Các cá nhân thực hiện

Phương thức hoạt động: cá nhân Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

Hướng dẫn, hỗ trợ: hỗ trợ nếu cần -Báo cáo, thảo luận :

Hai hs lên bảng trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

-Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của HS ,chuẩn hóa lời giải và chốt kiến thức.

Bài 12/58 sgk:

a 15.8 120

a y a xy

  x

120

b y x

6 120 20

c x  y 6 10 120 12

x  y 10

Bài 13/58 sgk:

Hệ số tỉ lệ:

. 4.1,5 6 a x y  

x 0,5 -1,2 2 -3 4 6

y 12 -0,2 3 -2 1,5 1

4. Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút)

a) Mục tiêu: Biết vận dụng định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch để giải bài tập

b) Nội dung: Bài 13 sgk/trang 58 c) Sản phẩm: câu trả lời của hs

d) Tổ chức thực hiện: hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập:

Trung bình 8 người gặt bằng tay, gặt xong cánh đồng lúa trong 4 ngày (mỗi ngày 8 giờ). Một máy gặt liên hợp có công suất tương đương 128 người gặt.

Hỏi máy gặt đập liên hợp gặt hết cánh đồng trong bao lâu?

-HS thực hiên nhiệm vụ: Các cá nhân thực hiện

Phương thức hoạt động: cá nhân Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh

Hướng dẫn, hỗ trợ:

- Tính hệ số tỉ lệ a, tìm thời gian làm việc của máy: a

xy

-Báo cáo, thảo luận : hs lên bảng trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

Bài tập: Trung bình 8 người gặt bằng tay, gặt xong cánh đồng lúa trong 4 ngày (mỗi ngày 8 giờ). Một máy gặt liên hợp có công suất tương đương 128 người gặt. Hỏi máy gặt đập liên hợp gặt hết cánh đồng trong bao lâu?

Giải:

4 ngày = 32 giờ làm việc

Vì số người gặt x và thời gian gặt xong y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nhau

Nên: a x y . 8.32 256

Thời gian làm việc của máy gặt liên hợp là:

256 2 128 x a

 y  (giờ)

(6)

-Kết luận, nhận định:

- Giáo viên đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải.

* Hướng dẫn tự học (1 phút)

- Học thuộc định nghĩa, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Bài tập 14,15 SGK, 18-22 SBT.

- Ôn lại tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau.

- Đọc trước bài Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi chơi thể thao, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự hoạt động liên tục của cơ bắp. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng tăng lên đó, quá trình chuyển

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,... nhằm phát triển năng lực sáng tạo. Phẩm chất:. - Chăm chỉ:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,.... nhằm phát triển năng lực

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,.... nhằm phát triển năng lực

- Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể: tính toán, so sánh,... nhằm phát triển năng lực sáng tạo. Phẩm chất:.. - Chăm chỉ:

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.. + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước,

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,