• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

(Thực hiện từ ngày 29/11 đến ngày 03/12) Ngày soạn: 26/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai,ngày 29 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.

- Sử dụng được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương vào giải toán có lời văn. Trình bày được cách giải. Đưa ra được lời giải phù hợp cho bài toán.

- HS có năng khiếu vận dụng làm bài 1 dòng 3 và bài 2, 3.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: 5 bông hoa, 5 chú ong ( Phần khởi động). Bảng phụ bài 2.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức trò chơi: Ong đi tìm nhụy + GV đưa ra 5 bông hoa khác màu, mỗi bông được ghi đáp án phép tính. 5 chú ong tương ứng với 5 phép tính. Khi có hiệu lệnh bắt đầu các chú ong sẽ đi tìm nhụy tương ứng với đáp án đúng. Chú ong nào tìm đúng nhụy trong thời gian sớm nhất sẽ dành chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- Vậy khi chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương sẽ thực hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài: Thương có chữ số 0.

- GV viết tên bài lên bảng 2. Hoạt động khám phá (10p)

* Cách tiến hành:

a) Phép chia trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương.

- GV ghi bảng phép tính 9450 : 35 gọi HS đọc.

- Y/C học sinh thực hiện đặt tính và tính.

- Học sinh lắng nghe - 10 HS tham gia chơi.

10575 : 45 = 235 4935 : 44 = 112 (dư 7) 4368 : 23 = 189 ( dư 21) 4674 : 82 = 57

18510 : 15 = 1234

+ Chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.

- HS lắng nghe

- HS đọc phép tính

- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm ra nháp.

(2)

- GV theo dõi học sinh làm bài. Nếu học sinh làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?

- GV hướng dẫn HS cách đặt và chia (vừa hướng dẫn HS cách thực hiện vừa ghi bảng) - Lưu ý HS : ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0, phải viết số 0 ở vị trí thứ ba của thương.

- GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên

b) Phép chia trong trường hợp thương có chữ số 0 ở giữa

- GV viết bảng phép tính 2448 : 24 = ? và yêu cầu học sinh thực hiện đặt tính và tính.

- GV theo dõi học sinh làm bài. Nếu học sinh làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?

- GV ghi bảng phép tính và hướng dẫn HS cách đặt và chia (vừa hướng dẫn HS cách thực hiện vừa ghi bảng)

- Lưu ý HS : ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0, phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương.

- Hai phép tính có gì khác nhau?

* Kết luận: GV chốt cách thực hiện đối với hai phép tính trên.

3. Hoạt động luyện tập ( 7p) Bài 1/T85: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm cá nhân.

- Theo dõi, hướng dẫn HS lúng túng.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố cách đặt tính rồi tính.

4. Hoạt động vận dụng( 15p)

HS nêu.

- Theo dõi.

9450 35 245 270 000

Vậy : 9450 : 35 = 270

- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm ra vở nháp.

- HS nêu cách tính của mình

2448 24 0048 102 00

Vậy : 2448 : 24 = 102

- Phép chia thứ nhất có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương. Phép chia thứ hai có chữ số 0 ở thươn

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân. 3 HS lên bảng làm bài.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

a) 8750 : 35 = 250;

23520 : 56 = 420

11780 : 42 = 280 (dư 20 ) b) 2996 : 28 = 107;

2420 : 12 = 201 (dư 8) 13870 : 45 = 308 (dư 10 )

(3)

Bài 2/T85: Bài toán

- Gọi HS đọc và tóm tắt đề.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu nêu cách giải của bài . - Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- GV treo bảng phụ có đáp án.

- Gv nhận xét, chốt kết quả, củng cố cách giải toán.

Bài 3/T85: Bài toán - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán yêu cầu gì ?

+ Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu?

+ Nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, củng cố về chu vi và diện tích hình chữ nhật

- GV nhận xét giờ học

- Yêu cầu HS về hoàn thành bài tập, vận dụng tốt vào các dạng bài và thực tế.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Một máy bơm nước trong 1 giờ 12p bơm được 97 200l.

+ Hỏi trung bình mỗi phút bơm...

lít ?

- 1 HS thực hiện.

- Làm cá nhân.

- HS so sánh kết quả, đổi chéo vở kiểm tra.

Đổi 1giờ 12 phút = 72 phút.

Trung bình 1 phút bơm được số l nước là:

97200 : 72 = 1350 (l) Đáp số: 1350 l nước.

- 2 HS đọc đề bài.

+ Mảnh đất chữ nhật có độ dài 2 cạnh liên tiếp là 307m, chiều dài hơn chiều rộng 97m.

+ Tính chu vi và diện tích mảnh đất.

+ 2 HS nhắc lại.

- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

Bài giải

a) Chu vi mảnh đất là:

307 × 2 = 614 (m) b) Chiều rộng mảnh đất là:

(307 – 97) : 2 = 105 (m) Chiều dài mảnh đất là:

105 + 97 = 202 (m) Diện tích mảnh đất là:

202 × 105 = 21210 (m2) Đáp số: a) Chu vi: 614 m b) Diện tích: 21210 m2 - HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

______________________________________

Tiếng việt Tập đọc

(4)

CHÚ ĐẤT NUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

* Các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài: KN xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động(5')

- GV gọi 2 HS đọc bài Văn hay chữ tốt và nêu ý nghĩa của bài đọc.

- GV nhận xét, đánh giá

B. Hình thành kiến thức luyện tập thực hành 1. Giới thiệu bài (3')

- GV treo tranh minh hoạ + Hãy mô tả bức tranh - GV giới thiệu bài 2. HD luyện đọc (10') - GV chia đoạn: 4 đoạn:

Đoạn 1: Tết trung thu … chăn trâu.

Đoạn 2: Cu Chắt … lọ thuỷ tinh.

Đoạn 3: Còn một mình ….

* GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- Lần 1: Sửa lỗi phát âm:

+ GV đưa ra số từ HS khó phát âm.

+ Chú ý cách đọc các câu hỏi.

- Lần 2: Giải nghĩa từ (chú giải) - Lần 3: Luyện đọc theo cặp - GV gọi HS nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS đọc cả bài - GV HD đọc và đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài (10')

* Đoạn 1:Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt - Gọi 1 HS đọc đoạn 1.

+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?

+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?

+ Đoạn 1cho em biết điều gì?

* Đoạn 2:Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột

- YC HS đọc thầm đoạn 2.

+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- HS QS tranh mô tả

- 3 HS đọc nối tiếp và sửa lỗi phát âm.

- 3 HS đọc nối tiếp, giải nghĩa các từ.

- HS đọc theo cặp, đại diện 3 cặp đọc nối tiếp trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá 3 cặp vừa đọc bài.

- 1 HS đọc - HS nghe

- 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi.

-Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn đất có hình người.)

+ giới thiệu đồ chơi của cu Chắt.

- HS đọc thầm

- Chú cất đồ chơi vào nắp cái tráp hỏng.

(5)

+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?

+ Đoạn 2 cho biết điều gì?

* Đoạn 3:Chú bé Đất quyết định trở thành đất nung

- YC HS đọc thầm đoạn 3.

+ Vì sao chú bé Đất lại ra đi?

+ Chú Đất đi đâu, gặp những chuyện gì?

+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?

+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?

+ Chi tiết “nung trong lửa” có ý nghĩa gì?

- GV giảng

+ Nội dung đoạn 3?

- GV ghi bảng.

+ Nội dung chính của bài?

- GV ghi bảng.

+ Qua bài đọc, em học tập ở chú bé Đất điều gì?

+ Muốn trở thành người can đảm, em cần rèn luyện đức tính gì?

4. Luyện đọc diễn cảm (10')

- GV gọi 3 em nối tiếp đọc bài, YC cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- GV giới thiệu đoạn văn “Ông Hòn Rấm … chú thành Đất Nung” YCHS đọc phân vai theo nhóm và tìm cách đọc.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.

- GV nhận xét nhận xét, tuyên dương.

5. Vận dụng mở rộng (2')

+ Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?

- GV chốt lại ND, nhận xét, dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa.

- Cuộc làm quen của cu Đất và hai người bột.

- HS đọc thầm

- Vì chơi 1 mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê

- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thuỷ tinh.

- Ông chê chú nhát

- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.

- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.

- Kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành đất nung.

- Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ

- Sự can đảm - HS nêu

- 3 em nối tiếp đọc bài, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- HS đọc theo nhóm và dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng, gạch chéo chỗ cần ngắt giọng rồi nêu cách đọc.

- 2 nhóm HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhận xét - HS nêu

- Theo dõi, ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

……….

---o0o--- Lịch sử

NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

(6)

I.Yêu cầu cần đạt

* Năng lực nhận thức lịch sử: Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần với sản xuất nông nghiệp.Nhà Trần quan đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. Biết được nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển,nhân dân ấm no.

* Năng lực tìm tòi khám phá, tìm hiểu lịch sử: Nghiên cứu SGK, tư liệu để tìm hiểu về sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp của nhàTrần.

* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê”. Biết được lợi ích của việc đắp đê.

* Định hướng phát triển phẩm chất: Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.

* BVMT: Qua việc đắp đê của nhà Trần liên hệ về thực tế để giáo dục HS.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa bài học ; phiếu câu hỏi, tranh hệ thống đê.

- HS :SGK; VBT

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động ( 5p)

GV mời lớp trưởng lên cho các bạn khởi động. Trò chơi “Bắn tên”.

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV treo tranh giới thiệu : Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say? Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân? Trong bài học hôm nay cô và các con cùng đi tìm hiểu điều đó,

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Hình thành kiến thức, luyện tập thực hành

2.1. Hoạt động 1:(8p) Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân

- HS lên cho các bạn khởi đứng dậy thực hiện chơi.

- Quản trò hô: Bắn tên, bắn tên - Cả lớp hô: Tên gì?, tên gì?

- Quản trò: Tên một bạn bất kì trong lớp. Sau đó bạn đó đứng dậy thực hiện theo yêu cầu.

+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

(Bạn khác tương tự)

+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe

(7)

dân ta.

* Cách tiến hành:

- HS đọc SGK/39 và trả lời :

+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì?

+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào?

+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?

+ Em có được chứng kiến hoặc biết câu chuyện nào về cảnh lụt lội không? Hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó

*KL : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất. Vậy nhà Trần đã có những chính sách gì trong việc tổ chức đắp đê chống lụt, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2.2. Hoạt động 2:Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt.(8p)

* Cách tiến hành:

- HS đọc SGK từ "Nhà Trần ...phát triển"

- GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:

+ Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?

+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

*KL: Dưới thời Trần, công việc đắp đê chống lũ lụt rất được coi trọng vậy nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê, lớp mình chuyến

- 1 HS đọc. Trả lời:

+ Là nghề trồng lúa nước

+ Hệ thống sông ngòi ở nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu,...

+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân + Một vài HS kể trước lớp

- Lắng nghe

- 1 HS đọc.

- Nhận phiếu, thảo luận theo nhóm 4

- Đại điện nhóm trả lời:

- Lập ra Hà đê sứ dể trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê...

+ Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê

+ Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê

+ Hàng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê

+ Có lúc vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

(8)

tiếp sang hoạt động thứ 3.

2.3. Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần.(8p)

* Cách tiến hành

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?

- Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?

+ Vì sao nhà Trần được gọi là “triều đại đắp đê”?

Gv nhận xét, chốt ý rút ra bài học.

- Gọi HS đọc nội dung

* Kết luận: Hệ thồng đê điều được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐồngBằng Bắc Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Đời sống nhân dân thêm no ấm. Công cuộc dắp đê , trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.

- Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ

- Sưu tầm tranh ảnh về đê điều và việc đắp đê.

- Vậy muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì?

*BVMT: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố. Vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì?

+ Ở địa phương em có sông gì? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?

3. Hoạt động vận dụng, mở rộng + Kế tên một số con đê mà em biết?

- GV cho HS xem một số con đê.

+ Qua quan sát, các con có nhận xét gì về hệ thống đê điều của nước ta hiện nay?

- Nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm?

=> Tiếp nối truyền thống đắp đê chống lụt của cha ông, Đảng và Nhà nước ta đã rất

- Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

- Hệ thồng đê điều được hình thành dọc theo những con sông chính - Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no, thiên tai, lụt lội giảm rất nhiều

- HS trả lời

- 2 – 3 HS đọc

- HS lắng nghe và thực hiện.

- 2 HS đọc

- xây dựng trạm bơm nước, trồng rừng...

- Lắng nghe

- HS trả lời theo thực tế: Sông Bạch Đằng.

- HS nêu: Đê sông Hồng, sông Đà,...

- HS quan sát

- Hệ thống đê điều ở nước ta được xây dựng rất chắc chắn và kiên cố.

- Do sự phá hoại đê điều, chặt phá

(9)

quan tâm đến hệ thống đê điều như kè đá, trải bê tông,..

- Nhận xét giờ học, dặn dò.

rừng đầu nguồn.

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

---o0o--- Đạo đức

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2) I.Yêu cầu cần đạt

- Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà đã sinh thành,nuôi dạy mình. Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, cha mẹ, làm những việc thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

- Biết yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khỏe, niềm vui, công việc của ông bà cha mẹ.

Năng lực cần đạt: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp. Năng lực đánh giá hành vi, tự nhận thức bản thân

* QTE: Quyền trẻ em được sống chung với cha mẹ và có bổn phận hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

Các KNS cơ bản Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ.

*. Yêu cầu cần đạt dành cho HS khuyết tật - HS đọc được bài đọc; nghe và hiểu nội dung bài.

- Biết làm việc theo yêu cầu của GV; nêu được tên nhân vật.

- Rèn ý thức tự giác đọc bài và yêu thích môn học.

II.Đồ dùng dạy học - SGK đạo đức.

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động (4')

+ Vì sao phải hiểu thảo với ông bà, cha mẹ?

+ Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá

B. Hình thành kiến thức, luyện tập thực hành:

1. Giới thiệu bài (2')

+ Em làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

- GV giới thiệu tiết học 2. Nội dung

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- HS nhận xét

- 2 HS nêu

(10)

* Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng/

sai (10')

Mục tiêu: HS biết việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- GVYCHS thực hiện BT2-SGK theo cặp.

- Gọi các cặp báo cáo kết quả thảo luận, gọi các cặp khác nhận xét, bổ sung.

+ Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

+ Nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chuyện gì sẽ xảy ra?

* Hoạt động 2: Em sẽ làm gì? (10')

Mục tiêu: Biết ứng xử, giải quyết tình huống hợp lí

- YCHS làm việc theo nhóm 4 BT3 - SGK:

Đọc nội dung từng tranh, thảo luận cách ứng xử, đóng vai trong nhóm.

- Gọi các nhóm lên đóng vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình.

- Gọi các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại cách ứng xử thể hiện sự hiếu thảo.

* Hoạt động 3: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo (10')

Mục tiêu: HS kể được các tấm gương hiếu thảo

- YC làm việc cả lớp: Kể những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát về sự hiếu thảo.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò (2')

+ Hãy kể những việc em làm để thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?

- Nhận xét tiết học và dặn dò

- HS thực hiện BT2-SGK theo cặp.

- Các cặp báo cáo kết quả thảo luận, gọi các cặp khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời.

- HS làm việc theo nhóm 4 BT3 - SGK: Đọc nội dung từng tranh, thảo luận cách ứng xử, đóng vai

- Gọi các nhóm lên đóng vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình.

- Gọi các nhóm nhận xét.

- HS nối tiếp kể những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát về sự hiếu thảo; trao đổi với các bạn về ND, ý nghĩa của những câu chuyện, ca dao, ... đó.

- HS nối tiếp nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Buổi chiều

TC Toán ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

Củng cố cho học sinh các kiến thức về chia với số có 2 chữ số (chia hết và chia có dư); giải toán văn.Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

(11)

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài

tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu

học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm

Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc

B. Hoạt động 2: Thực hành ôn tập Bài 1: tính

a) 2145 : 33 b) 11968 : 34 c) 1998 : 26

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:

a) 665 : 19 = 35 b) 2444 : 47 = 53

b) 1668 : 45 = 37 (dư 3) c) 1499 : 65 = 23 (dư 3) Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :

Thực hiện phép tính 6396 : 52 được kết quả là:

A. 121 (dư 4) B. 122 (dư 52) C. 123 D. 121

Bài 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 4080m2 và chiều rộng là 48m.

Tính chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật đó.

Bài giải

(12)

………

………

………

………

……….

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiết 4: Chào cờ tuần 13

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 27/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021 Buổi sáng

Toán

CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).

- Vận dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số vào tìm thành phần chưa biết của phép chia.

- HS cả lớp vận dụng làm bài 1 (cột b).

GT: Không làm bài 1( cột a); bài 2; bài 3.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ phần khởi động.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5’):

- GV tổ chức phần thi: “Ai nhanh - Ai đúng”.

+ GV đưa ra một số phép cộng. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ, S.

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ/S.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV lưu ý những lỗi thường gặp khi thực

- 4 HS tham gia thi.

23576 : 56 = 421 Đ 4674 : 82 = 57 Đ 31628 : 48 = 656 (dư 44) S 1780 : 42 = 42 (dư 16) Đ

- HS lên thực hiện phép tính và giải thích.

(13)

hiện phép chia với số có hai chữ số.

- GV giới thiệu vào bài mới: “Chia cho số có ba chữ số”.

- GV viết tên bài lên bảng.

2. Hoạt động khám phá (12’):

* Cách tiến hành:

a) Hướng dẫn thực hiện phép chia:

Trường hợp chia hết

- GV ghi bảng: 1944: 162 = ?

+ Em có nhận xét gì về phép tính chia?

+ Nêu cách đặt tính?

+ Nêu cách chia?

- Yêu cầu HS quan sát GV hướng dẫn.

1944 162 0324 12 000

- Vậy: 1944 : 162 = 12

- GV hướng dẫn HS ước lượng thương trong các lần chia.

- Yêu cầu HS làm lại.

b) Hướng dẫn thực hiện phép chia:

Trường hợp chia có dư

- GV ghi bảng: 8496 : 241 = ?

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm ra nháp.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

Vậy: 8469 : 241 = ... (dư ...).

+ Hãy so sánh số chia và số dư?

- GV nhận xét, chốt lại các chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).

3. Hoạt động luyện tập (8’):

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu 2 HS làm bảng phụ. HS khác làm bài vào vở.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-> GV chốt: Củng cố cách đặt tính và tính.

- HS lắng nghe.

+ Số có 4 chữ số chia cho số có 3 chữ số.

- 1 HS nêu.

+ Chia từ trái sang phải.

- 1 HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS ước lượng và thực hiện chia lại.

- HS thực hiện.

8496 241 1239 35 034

- HS nhận xét.

8469 : 241 = 35 (dư 34).

+ Số dư bé hơn số chia.

+ Đặt tính rồi tính.

- 2 HS làm bảng phụ. HS khác tự làm bài vào vở.

- HS trình bày.

- HS nhận xét bài của bạn.

Đáp án:

6420 : 321 = 20

4957 : 165 = 30 (dư 7) - Lắng nghe.

(14)

4. Hoạt động vận dụng (7’):

* Cách tiến hành:

- GV đưa đề bài: Tìm x x × 123 = 5166

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

+ Qua bài tập trên giúp củng cố kiến thức gì?

- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”.

- HS nêu đề bài.

+ Lấy tích chia cho thừa số kia.

- HS làm việc theo bàn; đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài vào bảng phụ, HS dưới lớp làm vào giấy nháp.

- HS nhận xét.

Đáp án:

x × 123 = 5166 x = 5166 : 123 x = 42

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………..

……….

---o0o---

Tiếng việt Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I. Yêu cầu cần đạt

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); Phân biệt được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).

- HS có ý thức sử dụng câu hỏi đúng mục đích.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: 4 phiếu nhóm, bút dạ, bảng phụ - HS: vở BT, bút, ...

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- GV cho HS chơi trò chơi: Chiếc hộp bí mật

- Cho cả lớp hát và truyền hộp quà. GV dừng bài hát bạn nào cầm hộp quà sẽ bốc thăm phiếu trong hộp và trả lời câu hỏi.

- Các câu hỏi:

+ Câu hỏi dùng để làm gì?

+ Cho ví dụ về câu hỏi?

+ Hãy đặt 1 câu hỏi dùng để hỏi người khác.

+ Hãy đặt 1 câu hỏi dùng để tự hỏi mình.

- Nhận xét, tuyên dương - GV giới thiệu bài học

2. Hoạt động khám phá, luyện tập. (30 phút)

- Cả lớp hát và thực hiện theo yêu cầu

(15)

Bài 1

- Yêu cầu hs tự làm vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Ai có câu hỏi khác ?

- Gv nhận xét chung về câu hỏi của học sinh.

Bài 3

- Yêu cầu hs dùng bút chì gạch chân dưới các từ nghi vấn.

- Gv giúp đỡ hs nếu cần.

Bài 4

- Yêu cầu hs đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3.

- Yêu cầu hs đặt câu.

- Gv nhận xét chung.

Bài 5

- Gv yêu cầu hs trao đổi theo nhóm.

Gợi ý: Thế nào là câu hỏi ?

- Gv chốt lại: Câu a, d là câu hỏi. Câu b, c, e không phải là câu hỏi, câu b nêu ý kiến của người nói, câu c, e nêu ý kiến đề nghị.

3. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Xây dựng 1 đoạn hội thoại giữa em và bạn cùng lớp trong đoạn hội thoại có sử dụng câu hỏi.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương.

- 1 hs đọc yêu cầu của bài.

- Hs tự làm và chữa.

- Hs đặt câu hỏi.

Đáp án:

a, Ai hăng hái nhất và khoẻ nhất ? - Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ? b, Trước giờ học, chúng ta thường làm gì ?

c, Bến cảng như thế nào ?

d, Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài.

- Lớp chữa bài.

a) Có phải chú Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b) Chú Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?

c) Chú Đất trở thành chú Đất Nung à ? - 1 hs đọc yêu cầu bài

- 1 hs đọc - 3 hs đặt câu - Lớp nhận xét.

- Hs trao đổi theo cặp - Hs phát biểu

- Lớp nhận xét.

+ Câu a), d) là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều chưa biết.

+ Câu b), c), e) không phải là câu hỏi.

Vì câu b) là nêu ý kiến của người nói.

Câu c), e) là nêu ý kiến đề nghị.

- HS viết - 2 hs đọc - HS theo dõi

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o---

Tiếng việt Kể chuyện

MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I. Yêu cầu cần đạt

- Dựa vào lời kể của GV và các tranh minh hoạ, bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.

- Hiểu nội dung truyện: Cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra quy luật của tự nhiên.

(16)

- Hiểu ý nghĩa truyện: Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Khởi động (5')

- Yêu cầu kể lại câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc bạn em

- GV nhận xét tuyên dương

B. Hình thành kiến thức, luyện tập thực hành

1.Giới thiệu bài (1')

2. Hướng dẫn HS kể chuyện (30')

- GV kể lần 1 kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ

- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ

+ Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

+ Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

+ Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

+ Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

+ Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.

- Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm - Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp

-Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

- GV nhận xét, chốt lại

- GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất

* Củng cố dặn dò (2')

- GV nhận xét chung

- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại

- HS kể chuỵên được chứng kiến hoặc tham gia về đồ chơi.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nghe và giải nghĩa một số từ khó

- HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ

- HS kể chuyện trong nhóm

- HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh

- 2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện

- HS trao đổi, phát biểu

- HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất

- Theo dõi.

- Ghi đầu bài.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 29/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2021

(17)

Buổi sáng Toán

Tiết 79: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được chia cho số có ba chữ số.

- Vận dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số vào tìm thành phần chưa biết của phép chia.HS cả lớp vận dụng làm bài 1 (cột a). Giảm tải: Không làm cột b Bài 1; Bài 2; Bài 3.

-Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5p) - GV tổ chức trò chơi: Đoàn kết

- GV hô “Đoàn kết, Đoàn kết”. Học sinh hỏi: “Kết mấy, kết mấy?”. GV hô kết phép tính: 2120 : 424 = ?

- Yêu cầu HS tính nhanh kết quả sau đó kết thành nhóm theo tổ. Nhóm nào có kết quả đúng, nhanh nhiều nhất nhóm được tuyên dương.

- Giới thiệu vào bài:

+ Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

+ Để củng cố cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số chúng ta học tiết: Luyện tập

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động luyện tập (15p)

* Cách tiến hành:

Bài 1a: Đặt tính rồi tính.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm ra vở ô ly.

- Yêu cầu 1 HS làm bảng phụ nêu cách thực hiện phép tính.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

4. Hoạt động vận dụng (15’):

- HS dưới lớp thực hiện nhanh kết quả ra giấy nháp

+ Chia số có 4 chữ số cho số có ba chữ số

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 3 HS làm bảng phụ. HS khác tự làm bài vào vở.

- HS trình bày.

- HS nhận xét bài bạn

a) 708 : 354 = 2; 7552 : 236 = 32;

9060 : 453 = 20 - Lắng nghe.

(18)

* Cách tiến hành:

- GV đưa đề bài: Tìm x

6532 : x = 284 6023 : x = 317

+ Bài yêu cầu chúng ta tìm thành phần nào chưa biết của phép chia?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào?

- Gv chốt lai cách tìm thành phần chưa biết của phép chia.

+ Bài hôm nay chúng ta củng cố kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương HS có ý thức học tập tốt.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo)”

- HS nêu đề bài.

- Tìm số bị chia.

- HS làm việc nhóm 4; đại diện 2 nhóm làm bài vào bảng phụ, HS dưới lớp làm vào giấy nháp.

- HS nhận xét.

Đáp án:

6532 : x = 284

x = 6532 : 284 x = 23

6023 : x = 317

x = 6023 : 317 x = 19

+ Lấy số bị chia chia cho thương.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

……….

---o0o--- Tiếng việt

Luyện từ và câu

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ).

- Phân biệt được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III).Nêu được một vài tình huống có thể dùng CH vào mục đích khác (BT3, mục III).

- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.

Các kĩ năng sống trong bài: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp. Lắng nghe tích cực II. Đồ dùng dạy học

- GV: + Bảng lớp viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét.

+ Các tình huống ở bài tập 2 viết vào những tờ giấy nhỏ.

- HS: Vở BT, bút, ..

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút)

- GV cho cả lớp hát một bài và chuyền một quả bóng - HS thực hiện yêu cầu.

(19)

nhỏ. Khi bài hát kết thúc, quả bóng trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ thực hiện yêu cầu sau (Hát 3 lần):

+ Đặt câu hỏi với một trong các từ sau: ai, gì, nào,vì sao, không.

- Nhận xét câu của HS .

=> Câu hỏi ngoài mục đích dùng để hỏi còncó những câu hỏi được đặt ra với mục đích khác. Vậy mục đích đó là gì? cô cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay.

(GV ghi đề bài)

2. Hoạt động khám phá (15 phút) Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại...

- Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn.

Bài 2: Yêu cầu HS trao đổi cặp.

+ Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không, chúng được dùng để làm gì?

+ Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì?

+ Câu: “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?

=> Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà nó dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.

Bài 3:

- GV gọi HS đọc tình huống trong bài tập 3 phần nhận xét.

- Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Gọi HS trả lời, bổ sung.

+ Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết, câu hỏi còn dùng để làm gì?

=> Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê; khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị, mong muốn một điều gì đó.

- GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ.

- Gọi một số HS lấy VD.

3. Hoạt động luyện tập (15 phút)

Bài 1/142 (SGK):Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Nhận xét, bổ sung câu bạn đặt.

VD: Ai đi cùng bạn đến trường?

Mẹ có mệt lắm không?

Vì sao bạn không học bài?

...

- 1HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi.

- Sao chú mày nhát thế?

Nung ấy à?

Chứ sao?

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời.

+ Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất.

+ Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát.

+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.

+ Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó.

- Lắng nghe

-2 HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm.

- 2 HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác.

(20)

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu,bổ sung đến khi có câu hỏi trả lời chính xác.

=> Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau.

Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn.

Bài 2/143(SGK):Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm 4. GV phát phiếu có ghi sẵn tình huống cho các nhóm.

- Gọi HS đại diện mỗi nhóm phát biểu.

- Nhận xét, kết luận câu hỏi đúng.

=> Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút)

Bài 3/143(SGK): Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định, phủ định.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Yêu cầu HS làm nhóm đôi.

-1HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

+ Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc.

Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.

Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.

Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ.

- Lắng nghe.

- Chia nhóm và nhận tình huống.

- Thảo luận và tìm câu hỏi phù hợp.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?

b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?

c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú

lẫn thế nhỉ?

d) Chơi diều cũng thú vị đấychứ?

- Theo dõi, chữa bài.

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu và nội dung - Thảo luận nhóm đôi.

a) Tỏ thái độ khen, chê:

- Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó:

“Sao mày hư thế?”

- Tối qua, em bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức quá, kêu lên: “Sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa”.

b) Khẳng định, phủ định:

- Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp.

Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng thú

vịđấy chứ?”

- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi:

“Tiếng Anh thì hay gì?”

(21)

- Nhận xét, khen nhóm HS có tình huống hay.

=> Sử dụng câu hỏi vào các mục đích khác trong giao tiếp hàng ngày để thể hiện phép lịch sự.

+ Ta dùng câu hỏi vào những mục đích nào?

+ Nhận xét tiết học.

c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú

học bài. Em bảo:

“Em ra ngoài cho chị học bài được không?”

- Theo dõi.

- Lắng nghe.

- HS trả lời - Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ………

………

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 30/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2021 Buổi sáng

Toán

CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiếp) I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5p)

- GV tổ chức chơi trò: Đội nào vô địch - GV chia lớp thành 3 đội.

- Viết sẵn ra bảng phụ các phép tính. Học sinh có nhiệm vụ tính và cử đại diện lên bảng ghi nhanh kết quả. Đội nào tính đúng và trong thời gian ngắn nhất là đội chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương

- Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- Vậy khi chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số chúng ta thực hiện như thế nào chúng ta tìm hiểu bài: Chia cho số có ba chữ số( tiếp theo)

- GV ghi tên bài

2. Hoạt động khám phá (15p)

- HS tính cử đại diện lên bảng ghi kết quả

945 : 315 = 3 3570 : 210 = 17 2645 : 115 = 23

- Chia cho số có ba chữ số

- HS lắng nghe

(22)

* Cách tiến hành:

a, Phép chia 41535 : 195 = ? - GV viết phép chia 41535 : 195 ? - Nhận xét về số bị chia ?

- Trước khi thực hiện phép chia em phải làm gì?

- Yêu cầu HS đặt tính và nêu cách tính.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- Muốn chia 41535 cho 195 em làm như thế nào ?

b, Phép chia 80120 : 245 = ?

- GV đưa phép tính: 80120 : 245 = ? - Yêu cầu HS tự làm tính.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- Muốn chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số ta làm thế nào ?

- Nhận xét về số dư và số chia

- Muốn biết kết quả phép chia vừa thực hiện đúng hay sai ta làm như thế nào?

* Kết luận: GV chốt cách thực hiện đặt tính và tính.

3. Hoạt động luyện tập ( 8p)

* Cách tiến hành:

Bài 1/T88: Đặt tính rồi tính:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Hãy nhắc lại các bước thực hiện phép tính?

- GV nhấn mạnh lại cách nhẩm thương, số dư trong mỗi lần chia.

- HS đọc phép chia.

- HS nêu.

- Đặt tính rồi tính.

- 1 HS nêu cách tính và thực hiện trên bảng. HS khác làm ra nháp.

- HS nhận xét.

41535 195 0253 213 0585 000

- HS phát biểu.

- HS đọc và nhận xét phép tính.

- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm ra nháp

- HS nhận xét.

80120 245

0662 327 1720

005

Vậy : 80120 : 245 = 327(dư 5) - 2 Hs phát biểu.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia - HS: Thử lại

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- 2 HS làm ra bảng phụ. HS khác làm bài vào vở ôly.

- HS nhận xét kết quả.

62321 307 81350 187 00921 203 0655 435 000 0940

005 - HS nêu.

- HS lắng nghe.

(23)

4. Hoạt động vận dụng (7p)

* Cách tiến hành:

- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng

- GV đưa tình huống- gọi HS đọc: Một công ty làm được 14 760 cái áo trong 120 ngày. Hỏi trung bình mỗi ngày công ty đó sản xuất được bao nhiêu cái áo?

Hãy chọn đáp án đúng:

A. 123 cái áo C.132 cái áo C. 125 cái áo D.135 cái áo - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng - Bài tập củng cố kiến thức gì?

+ Muốn chia cho số có ba chữ số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về hoàn thành bài, vận dụng tốt các dạng bài vào thực tế.

- Dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- 1 HS đọc

- HS thực hiện phép chia ra nháp, chọn đáp đúng

Đáp án: A - HS nhận xét - HS trả lời

- HS lắng nghe

___________________________________________

Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài KN xác định giá trị. KN tự nhận thức bản thân. KN thể hiện sự tự tin.

III. Đồ dùng dạy học

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK (phóng to) + Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động (5')

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn truyện và TLCH.

- GV nhận xét, tuyên dương - Yêu cầu HS quan sát

+ Hãy nêu nội dung bức tranh minh họa

- GV giới thiệu: Chú bé đất đã dám làm gì để mình cứng cáp hơn chúng ta tìm hiểu đoạn cuối truyện.

2. Hình thành kiến thức, luyện tập thực hành:

a. Luyện đọc (10') - GV chia đoạn:

+Đoạn 1: Hai người … công chúa .

- 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi - HS nhận xét

- HS quan sát, mô tả tranh

(24)

+Đoạn 2: Gặp ……….chạy trốn +Đoạn 3: Chiếc thuyền…se bột lại.

+Đoạn 4 : Phần còn lại

* GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn:

- Lần 1: Sửa lỗi phát âm:

+ GV đưa một số từ HS khó phát âm.

+ Chú ý câu văn dài.

- Lần 2: Giải nghĩa từ (chú giải).

- Lần 3: Luyện đọc theo cặp:

- GV gọi HS nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá - Gọi HS đọc toàn bài - GV HD đọc và đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài (10')

- YC HS đọc đ1, trao đổi trong nhóm trả lời câu hỏi.

+ Kể lại tai nạn của hai người bột?

+ Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột bị nạn?

+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?

+ Câu nói cộc tuếch ở cuối truyện của Đất Nung có ý nghĩa gì ?

+ Qua câu chuyện nói lên điều gì?

c. Luyện đọc diễn cảm (10')

- GV gọi 4 em nối tiếp đọc bài, YC cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- GV giới thiệu đoạn văn “Hai người bột tỉnh dần

… ở trong lọ thuỷ tinh mà”, GV đọc mẫu, YCHS thảo luận tìm cách đọc và đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.

- GV nhận xét nhận xét, tuyên dương.

*Củng cố dặn dò (2')

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- Về nhà học bài, rèn kĩ năng đọc.

- Chuẩn bị tiết sau: Cánh diều tuổi thơ

- HS đánh dấu đoạn

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn - HS luyện đọc theo cặp.

- Đại diện cặp đọc - HS nhận xét - 1 HS đọc

- Thảo luận nhóm 4

+ Hai người bột sống trong lọ thủy tinh.

Chuột cạp nắp lọ tha nàng công chúa vào cống.Chàng kị sĩ tìm nàng công chúa và bị chuột lừa vào cống. Hai người chạy trốn, thuyền lật, cả hai người ngấm nước, nhũn cả chân tay.

+ Đất Nung nhảy xuống nước nước, vớt họ lên bờ để se bột lại.

- Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ nước, không sợ bị nhũn cả chân tay khi gặp nước như hai người bột.

- Câu nói ngắn gọn, thẳng thắn tỏ ý thông cảm với hai người bột chỉ quen sống trong lọ thủy tinh, không chịu đựng được thử thách

Câu nói đó có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng không chịu đựng nỗi khó khăn .

- ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người có ích ,chịu được nắng mưa cứu sống được hai người bột yếu đuối

- HS đọc - Lắng nghe

- Từng cặp HS luyện đọc - 3 HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhận xét

(25)

- HS trả lời

IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……….

……….

____________________________________

Buổi chiều Tiếng việt Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?

I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được thế nào là miêu tả (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (BT1, mục III); bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2).

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bút dạ và một số tờ giấy khổ to kẻ sẵn nội dung bài tập 2 (phần nhận xét).

- HS: SBT, vở viết văn III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động (5')

- Kể lại câu chuyện theo một trong bốn đề bài ở bài tập 2.

- Gv đánh giá, tuyên dương

2. Hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập thực hành 15p

Bài 1

- Gọi hs đọc thành tiếng đoạn văn miêu tả

- Cho hs đọc thầm và tìm những sự vật được miêu tả trong đoạn văn.

- Gọi hs nêu sự vật được miêu tả trong đoạn văn.

- Cả lớp, gv nhận xét

- Gv chốt lại: Các sự vật được miêu tả là: Cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.

Bài 2:

- Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm làm vào phiếu học tập.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 3:

- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

+ Để tả được hình dáng của cây sồi, màu sắc của lá sồi và lá cơm nguội, tác giả phải qsát bằng các giác quan nào ?

+ Để tả được sự chuyển động của lá cây, t/giả qsát bằng giác quan nào ?

+ Để t

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

- Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó. + Cả hai câu hỏi đều

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Con hãy đọc câu thơ sau và cho biết những sự vật nào được nhân hóa ?... Ông sấm vỗ tay cười Làm bé bừng

- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ); Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng

Câu hỏi ngoài dùng để hỏi những điều mình chưa biết thì câu hỏi còn dùng để thể hiện thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định và nêu lên yêu cầu, mong muốn,

Trong 1 vài tình huống ta có thể đặt câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu, mong muốn.... Hiểu thêm được một số tác dụng khác của câu

Bèo lục bình: Là một loại bèo tây, còn được gọi là lục bình, hay bèo Nhật Bản là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước... Nhân hóa bằng