• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Ngày soạn: Ngày 20 tháng 11 năm 2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2020 Lớp 4D3

Tiết 56 .NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.

2. Về kĩ năng: - Áp dụng phép nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ: Máy tính, bảng tương tác.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

Ba HS lên bảng chữ bài 3, 4 SGK B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) Nhân một số với một tổng.

2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: ( 8) GV viết lên bảng hai biểu thức:

4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5

? Hãy tính giá trị của hai biểu thức trên?

? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?

* Gv kết luận: Vậy ta có 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5

Một HS thực hiện:

4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 Giá trị của chúng bằng nhau.

3. Qui tắc một số nhân với một tổng: ( 5) - Gv nêu: biểu thức 4 x ( 3 + 5 )có: 4 là một số; (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng một số nhân với một tổng.

? Hãy nêu biểu thức bên phải dấu bằng?

? Vậy khi nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

? Gọi a là số đó; (b + c) là tổng hãy viết biểu thức a nhân với (b + c)?

? Vậy a x (b + c) tính như thế nào?

? Nêu lại qui tắc nhân một số với một

4 x 3 + 4 x 5

- Ta lấy số đó nhân với từng số hạng trong tổng rồi cộng các kết quả lại.

a x ( b + c )

a x ( b + c ) = a x b + a x c HS nêu kết luận trong SGK.

(2)

tổng?

4. Thực hành: ( 17)

* Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu).

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Gv giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Cả lớp đối chiếu bài trên bảng

a b c ax(b+c) axb+axc

4 5 2 4x(5+2)=28 4x5+4x2=28 3 4 5 3x(4+5)=27 3x4+3x5=27 6 2 3 6x(2+3)=30 6x2+6x3=30

* Gv chốt: Củng cố cho học sinh cách nhân một số với một tổng. Áp dụng nhân một tổng với một số để tính nhẩm.

* Bài 2: Tính bằng hai cách.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc, cả lớp soát bài.

- Hs trao đổi theo cặp - làm bài.

- 2 cặp làm trên phiếu lớn.

- Đại diện trình bày bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a) Cách 1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360 Cách 2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360

207 x (2 + 6) = 207 x 2 + 207 x 6 = 414 + 1242 = 1656 b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500

* GV chốt: Dựa vào tính chất nhân một số với một tổng hướng dẫn Hs cách giải bài toán theo nhiều cách.

* Bài 3: Tính và so sánh giá trị của hai iểu thức:

- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm 2.

- Hs tự trao đổi làm bài.

- Đại diện trình bày bài.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs các nhóm phát biểu.

? Phát biểu cách nhân một tổng với 1 số - Gv nhận xét, chốt lại.

(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 Vậy (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4

(3)

* Gv chốt: Cách tính bằng nhiều cách.

4. Củng cố, dặn dò: (3’)

? Nêu muốn nhân một số với một tổng ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

TẬP ĐỌC

Tiết 23.VUA TÀU THUỶ “ BẠCH THÁI BƯỞI”

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thể hiện nội dung của bài.

3.Về thái độ: Có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

1. Xác định giá trị . 2.Tự nhận thức bản thân.

3. Đặt mục tiêu.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ. Máy tính, bảng tương tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ ( 5,)

- 2-3 học sinh học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.

? Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?

B. BÀI MỚI ( 32,)

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a, Luyện đọc:

- GV đọc mẫu một lần.

- HS chia đoạn.

Đoạn 1: … Cho ăn học.

Đoạn 2: … Không nản chí.

Đoạn 3: …Trưng Nhị.

Đoạn 4: Còn lại.

- HS đọc nỗi tiếp 4 đoạn:

+Lần 1: 4 học sinh đọc nối tiếp, kết hợp sửa phát âm.

+ Luyện đọc ngắt nghỉ câu dài.

+ Lần 2: Đọc+kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh luyện đọc trong cặp.

(4)

- GV đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài:

* Bạch Thái Bưởi là người có ý chí:

- Học sinh đọc Đoạn 1:

? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

- Học sinh đọc Đoạn 2.

- Trước khi mơ công ty vận tải đường thuỷ, Bạch thái Bưởi làm gì?

? Chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí?

? Bạch Thái Bưởi đã thắng cuộc cạnh tranh không ngang sức của người nước ngoài như thế nào?

* Học sinh đọc đoạn 4:

? Em hiểu thế nào là một bậc “anh hùng kinh tế”

? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

? Nêu ý chính toàn bài.

c, Luyện đọc diễn cảm:

- GV hướng dẫn đọc đoạn 1+2.

Bưởi mồ côi…không nản chí.

? Nêu giọng đọc toàn bài?

? Nêu cách đọc hay?

- Nhận xét.

- Mồ côi, hàng rong được làm con nuôi và cho ăn học.

- Trải đủ mọi nghề thư ký, buôn…

- Có lúc mất trắng tay nhưng anh không nản chí

- Khơi dậy lòng tự hào dân tộc

- chủ tàu nước ngoài pahỉ bán lại tàu cho ông  mua xưởng sửa chữa

* Sự Thành công của Bạch Thái Bưởi:

- Người lập nên nhiều thành tích phi thường trong kinh doanh.

ý chí, nghị lực

Khơi dậy lòng tự hào dân tộc

* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

* ( Như mục tiêu).

- 4 học sinh đọc nối tiếp.

+ Học sinh đọc.

- Học sinh đọc cặp…

- Thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố dặn dò: ( 3,) - 1 em đọc toàn bài.

- Chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

ĐẠO ĐỨC

BÀI 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Hiểu công sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

(5)

2. Về kĩ năng: - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

3. Về thái độ: - Kính yêu ông bà, cha mẹ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu.

- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.

- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ.

III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Tranh. Máy tính, bảng tương tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 2)HS nêu ghi nhớ về tiết kiệm thời giờ.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 4)

Giáo viên cho học sinh hát bài : Cho con “Phạm Trọng Cầu”

? Bài hát nói về điều gì?

? Em có cảm nghĩ gì về tình yêu, sự che chở của cha mẹ đối với mình?

? Là người con trong gia đình em sẽ làm gì cho ông bà, cha mẹ vui lòng?

2. Bài mới: ( 27)

a, Hoạt động 1: Thảo luận qua câu chuyện

“phần thưởng”

- GV phỏng vấn.

? Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh?

? Bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?

KL: Hưng là đứa cháu hiếu thảo.

b, Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

* Bài tập 1(SGK).

- GV nêu yêu cầu.

? Thảo luận trước lớp.

KL: Việc làm của bạn Lan, Hoài, Nhâm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Linh và Hoàng là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.

* Bài tập 2:

Chia nhóm, giao nhiệm vụ.

GV kết luận: khen những nhóm đặt tên tranh phù hợp với nội dung.

Ghi nhớ: SGK

- học sinh đọc truyện: sắm vai.

- Học sinh đóng vai trả lời.

Thảo luận cả lớp.

 Nhận xét cách ứng xử của bạn Hưng trong câu chuyện.

- Học sinh trao đổi trong nhóm.

- Trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh thảo luận: đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- 2-3 em nêu.

3. Củng cố dặn dò: ( 2) - Chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

(6)

Lớp 5E2

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 12. KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (T 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Người già là người có nhiều kinh nghiệm sống và đã có nhiều công lao đóng góp cho xã hội, sức khoẻ giảm sút nên phải tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ người già ở bất cứ hoàn cảnh nào.

2. Kĩ năng: Biết thực hiện các hành vi thể hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nh- ường nhịn người già và trẻ nhỏ.

3. Thái độ: Biết đồng tình với những hành vi đúng và phê phán những hành vi không tôn trọng, yêu thương người già và trẻ nhỏ.

* TTHCM: Qua bài học giáo dục HS phải kính già yêu trẻ theo gương Bác Hồ.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em).

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già và trẻ em.

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xã hội.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ : 4’

- Gọi HS đọc ghi nhớ của bài trước - Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’ (Ứng dụng PHTM) 1. GTB: 1’

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa: 14’

- GV đọc truyện Sau đêm mưa trong SGK

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm và yêu cầu HS thảo luận và sắm vai giải quyết tình huống.

- GV nhận xét hoạt động của các nhóm.

- Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?

- 3 HS lên bảng.

- HS đóng vai theo nhóm.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Các bạn nhỏ trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, bạn Sâm dắt em

(7)

- Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?

* KL: - Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của văn minh, lịch sự.

3. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK:

13

- GV kết luận:

+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiên tình cảm kính già, yêu trẻ.

- Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.

* Hướng dẫn HS làm bài 1, 2 VBT trang 20.

4. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét, tổng kết giờ học.

- Yêu cầu HS tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc ta.

nhỏ giúp bà cụ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã.

- Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.

- Việc làm của các bạn thể hiện các bạn biết kính trọng người già và nhường nhịn các em nhỏ.

- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nối tiếp nhau trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.. - Kĩ năng giao tiếp hiệu quả

-Câu hỏi :Viết những hành vi biểu hiện thiếu tôn trọng người khác.. II/ Trả lời câu hỏi

Việc làm của bạn chỉ biết đến riêng mình, không để ý đến ông bà,cha mẹ.. Cậu bé

Sau đây là đánh giá của SV về mức độ tham gia và mức độ hiệu quả của các hoạt động này đối với việc nâng cao KN thiết lập quan hệ với GV và HS của SV trong quá

- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình2.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông.. - Đảm nhận

- Tổ, nhóm bộ môn lên kế hoạch thực hiện thao giảng, chuyên đề áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như “ bàn tay nặn bột”, “khăn trải bàn”, tiêt học tại thư

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm