• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6

Ngày kiểm tra: .../4/2021 (Thời gian 90 phút) A. PHẦN LỊCH SỬ (6,0 ĐIỂM)

I. TRẮC NGHIỆM (1,0 ĐIỂM). (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1.Đông nam Á được biết đến là “cái nôi”của:

A. Hương liệu quý B. Tơ lụa

C. Nền văn minh lúa nước D. Gia vị quý

Câu 2. Đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của cư dân Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng từ văn hóa nào?

A. Hy Lạp và La Mã cổ đại. B. Ấn Độ và Trung Quốc.

C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà.

Câu 3. Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Vào khoảng thế kỷ VII TCN. B. Vào khoảng thế kỷ VI TCN.

C. Vào khoảng thế kỷ V TCN. D. Vào khoảng thế kỷ IVTCN.

Câu 4. Địa bàn cư trú chủ yếu của chủ yếu của nhà nước Văn Lang Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Bộ và Nam Bộ.

C. Nam Bộ và Trung Bộ. D. Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 5. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu. B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.

C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?

A. 3 năm. B. 6 năm. C. 9 năm. D. 10 năm.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa, khiến người dân bất bình.

B. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.

C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc.

D. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Quốc.

Câu 8. Kĩ thuật nào dưới đây được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Làm đồ gốm. B. Làm giấy C. Đúc đồng.. D. Rèn sắt.

II. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) Câu 1. (2,0 điểm)

Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa như thế nào? Hãy chỉ ra những phong tục tập quán của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc Việt Nam?

(2)

b) Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa gì?

B. PHẦN ĐỊA LÍ (4,0 ĐIỂM)

I. TRẮC NGHIỆM (1,0 ĐIỂM). (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Câu 1: Lưu vực của một con sông là:

A. Vùng hạ lưu B. Vùng đất đai đầu nguồn

C. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông D. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên Câu 2: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu?

A. 330/00 B. 100/00 C. 350/00 D. 410/00.

Câu 3: Nguyên nhân sinh ra sóng biển do

A. Gió B. Chuyển động của Trái Đất

C. Sức hút của mặt trăng và Trái Đất D. Sức hút của mặt trăng và mặt trời Câu 4. Ý nào không phải là tác động của thiên nhiên tới sản xuất.

A. Tác động tới sản xuất nông nghiệp B. Tác động tới công nghiệp C. Tác động tới giao thông vận tải và du lịch D. Tác động tới con người II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM).

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy trình bày những tác động chủ yếu của con người tới thiên nhiên Trái Đất?

Câu 2. (1,0 điểm)

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta?

---HẾT---

SBD: ... Họ và tên thí sinh: ...

Giám thị 1: ... Giám thị 2: ...

(3)

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ A. PHẦN LỊCH SỬ (6,0 ĐIỂM)

I. TRẮC NGHIỆM (2,0 ĐIỂM) (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án C B A A D C C B

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1 2,0

điểm a

- Chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng

Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán. 0,25 - Phật giáo, đạo giáo du nhập vào nước ta hòa quyện

với tín ngưỡng dân gian.

0,25 - Học một số phát minh kĩ thuật tiến bộ như làm

giấy,làm đồ thủy tinh, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt

0,25

- Tiếp thu một số lễ, tết như tết nguyên đán, tết trung thu.

0,25

b

- Những phong tục, tập quán được người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn lưu giữ trong đời sống văn hoá hằng ngày của chúng ta ngày nay: thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày.

1,0

Câu 2 2,0 điểm

a * Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo…

- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ nổi dậy đánh chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô họ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

0,5

- Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo lên thay cha, nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách đất nước.

0,5

b * Những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa:

- Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ đã giành lại quyền tự chủ của người Việt từ tay chính quyền đô hộ nhà Đường.

0,25

- Cuộc cải cách của Khúc Thừa Hạo đã giúp:

+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt, xây 0,25

(4)

dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.

+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.

0,25

+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).

0,25

TỔNG 4,0

B. PHẦN ĐỊA LÍ (4,0 ĐIỂM)

I. TRẮC NGHIỆM (1,0 ĐIỂM) (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4

Đ/án D C A D

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 3,0 điểm

* Tác động tiêu cực:

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức trong khi tài nguyên thì có hạn dẫn đến cạn kiệt, suy thoái.

- Quá trình công nghiệp, và dân số tăng cao, con người đã xả rác thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Lượng khói bụi ô nhiễm đã gây tình trạng hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên băng hai cực tan ra gây ra hậu quả vô cùng khốc liệt từ thiên nhiên.

* Tác động tích cực

- Con người đã ý thức được trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường bằng các hành động như trồng rừng, cải tạo đất, xử lý rác thải, sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo.

0,5 0,25

0,5

0,75

Câu 2

1,0 điểm * Các biện pháp để bảo vệ môi trường.

- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon

- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, tích cực trồng cây xanh - Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường - Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường

0,25 0,25 0,25 0,25 GV căn cứ bài làm của HS cho điểm

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải