• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật | Giải bài tập Sinh học 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật | Giải bài tập Sinh học 11"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 8. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Câu hỏi trang 36 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 8.1 và cho biết quang hợp là gì.

Lời giải:

Quang hợp là quá trình cây xanh sử dụng năng lượng mặt trời dưới tác động của diệp lục biến đổi CO2 và H2O thành C6H12O6 đồng thời giải phóng O2

Câu hỏi trang 36 SGK Sinh học 11: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?

Lời giải:

Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá cây vì ở lá có chứa diệp lục và lá có cơ chế tiếp nhận khí CO2

Câu hỏi trang 37 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 8.2, nêu đặc điểm phân bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp lục trong lá và cho biết điều đó có tác dụng gì đối với quang hợp.

Lời giải:

Các tế bào mô giậu của lá chứa nhiều diệp lục. Các tế bào này phân bố ở mặt trên, nằm ngay dưới lớp biểu bì trên của lá, chúng sắp xếp sít nhau theo từng lớp nhằm hấp thu được nhiều năng lượng sáng phục vụ cho quang hợp.

(2)

Câu hỏi trang 37 SGK Sinh học 11: Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong Sinh học 10, hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp.

Lời giải:

Lục lạp có màng kép (2 lớp: màng trong và màng ngoài). Bên trong màng là chất nền (strôma). Chất nền bao quanh các grana. Các grana được nối với nhau bằng hệ thống màng. Mỗi grana gồm các tilacôit xếp chồng lên nhau. Trên màng tilacôit có chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp.

Bài 1 trang 39 SGK Sinh học 11: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát?

Lời giải:

(3)

Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

Phương trình quang hợp tổng quát:

Bài 2 trang 39 SGK Sinh học 11: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất?

Lời giải:

Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất vì quá trình này tạo r:

- Chất hữu cơ: cung cấp thức ăn, năng lượng duy trì sự sống

- Khí O2: phục vụ quá trình hô hấp cho các sinh vật sống trên trái đất.

Bài 3 trang 39 SGK Sinh học 11: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với quá trình quang hợp?

Lời giải:

- Lá mỏng dẹp, diện tích bề mặt lớn: hấp thu được nhiều tia sáng - Lớp biểu bì lá có khí khổng: CO2 khuếch tán vào bên trong lá

- Hệ gân lá có hệ thống mạch gỗ và mạch rây đi đến từng tế bào nhu mô lá: cung cấp nước và khoáng đồng thời vận chuyển sản phẩm sau QH

- Lá có nhiều tế bào chứa lục lạp: chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong liên kết hoá học trong cacbohiđrat.

Bài 4 trang 39 SGK Sinh học 11: Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh.

Lời giải:

(4)

- Thành phần: diệp lục(a,b) và carôtenôit (carôten, xantôphyl).

- Chức năng: hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng để chuyển thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.

Bài 5 trang 39 SGK Sinh học 11: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?

A. Diệp lục a.

B. Diệp lục b.

C. Diệp lục a, b.

D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Lời giải:

Đáp án A. Diệp lục a.

Vì: các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng để chuyển thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.

Bài 6 trang 39 SGK Sinh học 11: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

A. Có cuống lá.

B. Có diện tích bề mặt lá lớn.

C. Phiến lá mỏng.

D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.

Lời giải:

Đáp án B. Có diện tích bề mặt lá lớn.

Vì: diện tích bề mặt lớn giúp lá tiếp xúc được với nhiều ánh sáng từ đó hấp thu được nhiều ánh sáng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Môi trường trên là môi trường tổng hợp, môi trường này chỉ thích hợp với một số loài vi sinh vật có khả năng quang hợp. b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường

- Bình đựng nước thịt chủ yếu là prôtein, còn bình nước đường chủ yếu là cacbohiđrat, quá trình phân giải prôtein và cacbohiđrat khác nhau được thực hiện

→ Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở cả động vật và người.. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở

Câu hỏi trang 9 SGK Sinh học 11: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thu nước

Quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học giúp tăng lượng NH 4 + trong đất giúp thực vật có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng

- Thực vật CAM: quang hợp diễn ra vào ban ngày và ban đêm, sản phẩm đầu tiên của quang hợp là chất 4C được tạo ra vào ban đêm, sau đó hợp chất 4C loại CO 2 và thực

Khi nồng độ CO 2 bằng 0,32: cường độ ánh sáng tác động mạnh đến cường độ quang hợp theo hướng: cường độ sáng càng cao thì cường độ quang hợp càng mạnh... Câu hỏi trang

Câu hỏi trang 52 SGK Sinh học 11: Dựa vào hình 12.2 hãy cho biết có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit piruvic được hình thành từ một phân tử glucôzơ bị phân