• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/3/2021 Tiết 49 Bài 39: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Mô tả được quyết (Cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.

- Nêu được đặc điểm chung của nhóm quyết thông qua đaị diện cây dương xỉ : + Cơ quan sinh dưỡng : rễ, thân, lá.

+ Cơ quan sinh sản : túi bào tử.

+ Sinh sản : bằng bào tử.

+ So sánh với cây rêu.

+ So sánh với thực vật có hoa : Chưa có hoa, quả.- Ví dụ : cây lông cu ly, cây rau bợ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, quan sát mẫu vật rút ra kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ H 39.1 đến 39.4 sgk/128,129 Kính hiển vi, kim nhọn, la men.(nếu có)

2. Chuẩn bị của HS : Sưu tầm một số loại dương xỉ, chú ý mẫu có lá non và lágià có thêm túi bào tử ở mặt dưới thì càng tốt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:

1/ Đặc điểm nào dưới đây không phải là của rêu.

A. Là thực vật đầu tiên sống ở cạn.

B. Thuộc nhóm thực vật bậc cao, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử.

C. Cây có lá, thân chưa có mạch dẫn, mới có rễ giả nên phải sống ở nơi ẩm ướt.

D. Là nhóm thực vật bậc cao, có rễ, thân là chính thức.

2/ Đặc điểm nào chứng tỏ rêu đã tiến hoá hơn tảo.

A. Cơ thể có sự phân hoá thành thân, lá và rễ giẩ nên đã sống được ở trên cạn.

B. Sinh sản bằng bào tử, có cơ quan sinh sản.C. Thụ tinh cần có nước.

(2)

D. Cả A và B.2. Bài học A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV cho HS quan sát mẫu dương xỉ.

GV hỏi: Dương xỉ sống ở đâu? So sánh kích thước dương xỉ với cây rêu? Kể tên các cơ quan của cây dương xỉ?

HS trả lời. GV chuẩn kiến thức dẫn dắt vào bài.

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Mở bài: Quyết là tên gọi chung của một nhóm thực vật (Trong đó có cây dương xỉ), sinh sản bằng bào tử như rêu, nhưng khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản. Vậy sự khác nhau đó là gì?, ta cùng đi tìm hiểu trong bài.

Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ.

Mục tiêu: Mô tả được quyết (Cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Môi trường sống của dương xỉ . B1:GV : yêu cầu HS quan sát cây dương xỉ trên mẫu vật mình mang đến lớp, xác định các bộ phận của cây và đặc điểm của từng bộ phận.

? So sánh đặc điểm bên ngoài so với rêu ?

B2:GV tổng kết ý kiến của HS rút ra kiến thức chuẩn

Gv giải thích thêm về sự tiến hoá của dương xỉ so với rêu về cơ quan sinh dưỡng.

Tiểu kết:

Dương xỉ thuộc nhóm thực vật bậc cao, đã có thân, rễ, lá chính thức B3:GV yêu cầu HS quan sát H 39.2 sgk/ đọc kĩ phần chú thích và cho biết :

? Vị trí của túi bào tử.

? Vai trò của cơ vòng

? Chu trình phát triển của dương xỉ.

HS trả lời theo hiểu biết của mình.

a/ Cơ quan sinh dưỡng.

- HS lấy cây dương xỉ để quan sát, ghi nhớ thông tin, thảo luân nhóm, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi của GV:

Yêu cầu:

- Cây dương xỉ có 3 bộ phận: rễ thân lá chính thức, lá non cuộn tròn, lá lớn xẻ thuỳ, có cuống lá và gân lá. Thân, rễ, lá có mạch dẫn.

- Khác với rêu: có rễ chính thức, lá có gân và xẻ thuỳ.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

b/ Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ.

HS quan sát hình vẽ, đọc chú thích, ghi nhớ kiến thức trả lời yêu cầu của GV : - Noãn nằm ở mặt sau của lá.

- Giữ bào tử trong túi, mở khi chín cho bào tử văng ra ngoài.

- Từ dương xỉ non  dương xỉ hình thành

(3)

B4:GV hoàn thiện kiến thức cho HS.

? Nhắc lại chu trình phát triển của rêu.

? So sánh giữa rêu và dương xỉ.

túi bào tử  túi bào tử chín cơ vòng mở  bào tử rơi ra ngoài, nảy mầm  nguyên tản  cây mới.

Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Điểm khác: Dương xỉ phát triển thành nguyên tản trước khi thành cây mới Yêu cầu: Tiểu kết: Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Hoạt động 2: Một vài loại dương xỉ thường gặp.

Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của nhóm quyết thông qua đaị diện cây dương xỉ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV cho HS quan sát một vài loại dương xỉ khác nhau như: rau bợ, lông cu li,….

? Có thể nhận cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá.

? Đặc điểm chung của ngành quyết.

- HS quan sát mẫu vật, suy nghĩ, so sánh để rút ra đặc điểm chung.

Từ đó rút ra đặc điểm chung của ngành quyết.

- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS nêu kết luận:

Tiểu kêt:

Để nhận biết cây thuộc ngành quyết thì người ta căn cứ vào đặc điểm của lá non:

cuộn tròn và có lông.

Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.

Mục tiêu: Yêu cầu nêu được :Than đá được hình thành từ quyết cổ đại.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

B1:GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK/130 và cho biết:

Than đá được hình thành như thế nào?

B2:GV giải thích thêm về quá trình này.

HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV :

Yêu cầu nêu được :Than đá được hình thành từ quyết cổ đại.

- Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.

- HS rút ra lêt luận.

Tiểu kết: SGK/ 130

* Ghi nhớ :SGK trang 131.

3. Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?

GV đưa bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: GV phát phiếu

(4)

Dương xỉ là những cây đã có: ……… , ……. , thực sự và có ……..làm chức năng vận chuyển.Dương xỉ sinh sản bằng ……… như rêu, nhung khác ở chỗ có

……… do bào tử phất triển thành. Các túi bào tử của dương xỉ thường mọc thành đốm nằm ở ………., và vách túi bào tử thường có

……….. có tác dụng chứa bào tử.

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng:\

- Mục tiêu:

+ Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

Sưu tầm các loại cây dương xỉ gặp ở địa phương? Nhận xét về đặc điểm chung của chúng? Làm thế nào để nhận biết được một cây thuộc cây dương xỉ?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong vở bài tập - Đọc mục mục: “ Em có biết”

- Ôn tâp từ bài 28 đến bài 39* Rút kinh nghiệm bài học:

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

* Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy,hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành vào bảng sau:... Hoa có cả nhị và nhụy Hoa chỉ có nhị (