• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02/04/2022 Tiết: 51

Lớp Sĩ số Ngày dạy

7A 7B

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hệ thống toàn bộ kiến thức đã học.

2. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự giác làm bài, năng lực trình bày kiến thức.

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực, nghiêm túc trong quá trình làm bài kiểm tra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Ma trận, Đề bài và đáp án thang điểm PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: SINH HỌC 7 Ngày kiểm tra: …/…/…..

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (4,0đ): Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm:

Câu 1. Nhóm động vật biến nhiệt là:

A. Thằn lằn, thỏ, bồ câu. B. Thỏ, bồ câu, cá sấu.

C. Ếch, cá sấu, thỏ. D. Ếch, thằn lằn, rắn.

(2)

Câu 2. Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:

A. Chim bơi. B. Chim bay.

C. Chim chạy. D. Chim sống dưới nước.

Câu 3. Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư?

A. Ếch giun, cóc nhà, thằn lằn. B. Cá cóc tam đảo, ếch giun, cóc nhà C. Êch giun, rắn ráo, cá sấu D. Cá cóc tam đảo, cá chép, ễnh ương.

Câu 4. Cấu tạo răng của thỏ thích nghi với cách ăn theo kiểu:

A. Gặm nhấm. B. Nhai.

C. Nghiền. D. Nuốt.

Câu 5. Đại diện bò sát thuộc bộ có vảy là:

A. Thằn lằn bóng, cá sấu. B. Thằn lằn bóng, rắn ráo.

C. Rùa núi vàng, cá sấu. D. Ba ba, thằn lằn bóng.

Câu 6. Dơi bay được là nhờ đặc điểm nào sau đây?

A. Hai chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ.

B. Hai chi trước biến đổi thành cánh có màng da.

C. Hai chi sau biến đổi thành cánh có lông vũ.

D. Hai chi sau biến đổi thành cánh có màng da.

Câu 7. Động vật nào dưới đây có con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ?

A. Kanguru B. Thú mỏ vịt

C. Lạc đà D. Cá voi

Câu 8. Thân chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa:

A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.

B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.

C. Giúp giảm sức cản không khí khi bay.

D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí khi bay.

II. Tự luận (6,0đ)

Câu 1. (2 điểm) Thú được chia làm mấy bộ? Kể tên các bộ Thú đó? Hãy sắp xếp các đại diện của bộ Thú sau đây vào đúng vị trí các bộ: Bò, cá voi xanh, cá heo, vượn, chuột chù, khỉ, chuột chũi, sư tử, chuột đồng, báo, lạc đà, thú mỏ vịt, kanguru?

Câu 2. (2 điểm) Trình bày đặc điểm chung lớp chim? Lớp chim tiến hóa hơn lớp bò sát thể hiện ở đặc điểm nào?

Câu 3. (2 điểm)

a) Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?

(3)

b) Vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám: 64km/h; chó săn: 68km/h ; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên?

---Hết---

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 7

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

(4)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐA D C B A B B A C

II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu 1.

( 2 điểm)

Bộ Thú huyệt: Thú mỏ vịt Bộ Thú túi: Kanguru Bộ Dơi:

Bộ Cá voi: cá voi xanh, cá heo

Bộ Ăn sâu bọ: Chuột chù, chuột chũi Bộ Gặm nhấm: Chuột đồng

Bộ ăn thịt: Báo, sư tử Bộ Móng guốc: Lạc đà, bò Bộ Linh trưởng: Vượn, khỉ

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Câu 2.

( 2 điểm)

- Chi trước biến đổi thành cánh.

- Lông vũ bao phủ cơ thể, có mỏ sừng không răng.

- Thụ tinh trong, đẻ trứng có vỏ đá vôi, trứng thụ tinh được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố mẹ.

- Là động vật hằng nhiệt.

* Lớp chim tiến hóa hơn thể hiện ở đặc điểm:

- Là động vật hằng nhiệt; trứng có vỏ đá vôi dày dặn bao bọc; có tập tính bảo vệ trứng, ấp trứng và chăm sóc con non.

0,25 0,25 0,25 0,25

1

Câu 3.

(2 điểm)

a) - Bộ lông mao dày xốp → giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩm trong bụi rậm.

- Chi trước ngắn → đào hang, di chuyển.

- Chi sau dài khỏe → bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

- Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy → thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù,

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

(5)

thăm dò môi trường.

- Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía → định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ

thù.

- Mắt có mí, cử động được → giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm.

b) Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.

0,5

Tổng 6,0

Ngày soạn: 02/04/2022 Tiết: 58

(6)

Bài 58. ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

- HS chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống..

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trách nhiệm, yêu thích học tập bộ môn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Tư liệu về đa dạng sinh học - Phiếu học tập.

2. Học sinh - Đọc trước bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

7A 08/04/2022

7B 08/04/2022

2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG

(7)

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(2’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

c. Sản phẩm: HS lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa khác mới các môi trường khác như thế nào ?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu:

- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

- HS chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống..

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

1: Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa.(8’) - GV yêu cầu

+ Đọc thông tin SGK nội dung bảng tr189

+ Theo dõi VD trong một ao thả cá.

+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện thế nào?

+ Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau?

+ Vì sao nhiều loài cá sống được trong cùng 1 ao?

+ Tại sao số lượng loài phân bố ở một nơI lại có thể rất nhiều ?

- GV đánh giá ý kiến của nhóm - GV hỏi tiếp:

+ Vì sao ĐV ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với đới nóng và đới lạnh?

- Cá nhân tự đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức về các loài rắn + Chú ý tới tầng nước khác nhau trong ao hồ - Thảo luận thống nhất ý kiến hoàn thành câu trả lời

- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung

- Một vài HS trả lời,

I. Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú

- Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi

(8)

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. HS khác bổ sung. với điều kiện sống 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học.(8’)

- GV yêu cầu nghiên cứu SGK trả lời cầu hỏi

+ Đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm,…

- GV cho các nhóm trả lời và bổ sung cho nhau.

- GV hỏi thêm:

+ Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá trì gì đối với sự tăng trưởng kinh tế đất nước ?

- GV thông báo thêm:

+ đa dạng sinh học là ĐK đảm bảo phát triển ổn định tính bền vững của môi trường , hình thành khu du lịch + Cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển ôxi giảm xói mòn.

+ Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu.

*THGDMT+BĐKH:

- Nguyên nhân dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học ở Việt nam và trên thế giới (khách quan, chủ quan).

- Bảo vệ sự đa dạng và cân bằng sinh học.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

- Cá nhân tự đọc thông tin SGK tr.190 ghi nhớ kiến thức

- Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được giá trị từng mặt củađa dạng sinh học

- Đại diện nhóm trình babỳ đáp án nhóm khác bổ sung.

- HS nêu được giá trị xuất khẩu mạng lại lợi nhuận cao và uy tín trên thị trờng thế giới VD Cá Basa, tôm hùm, tôm càng xanh…

+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.

+ Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tang độ đa dạng sinh học.

II. Những lợi ích của đa dạng sinh học

- Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước.

3: Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học.

(8’) - GV yêu cầu nghiên cứu SGK kết

hợ hiểu biết thực tế trao đổi nhóm

→ trả lời câu hỏi:

+ Nguyên nhân nào dãn đến suy giảm đa dạng sinh học ở VN và thế giới ?

- Cá nhân tự đọc thông tin trong SGKtr.190 ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm yêu cầu nêu được.

III. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học

(9)

+ Chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học ?

+ Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào?

- GV cho các nhóm trao đổi đáp án hoàn thành câu trả lời

- GV yêu cầu liên hê thực tế

+ Hiện nay chúng ta đã làm gì để bảo đa dạng sinh học?

- GV cho HS tự rút ra kết luận.

*THGDMT+BĐKH:

- Nguyên nhân dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học ở Việt nam và trên thế giới (khách quan, chủ quan).

- Bảo vệ sự đa dạng và cân bằng sinh học.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

- Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung

+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.

+ Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.

+ Thuần hóa, lai tạo giống để tang độ đa dạng sinh học.

- Để bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi + Thuần hóa, lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?

A. Thường săn mồi vào ban đêm.

B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá.

C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.

D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm.

Câu 2. Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung

mà không cạnh tranh nhau?

A. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau.

B. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau.

C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3. Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong

(10)

của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các hoạt động của con người.

B. Do các loại thiên tai xảy ra.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.

B. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.

C. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.

D. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.

Đáp án

Câu 1 2 3 4

Đáp án B D A C

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (7’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a) Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt

a) 7 loài rắn chung sống nhưng không cạnh tranh với nhau. Do tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng là khác nhau và chuyên hóa: có loài chuyên ăn rắn, có loài chủ yêu ăn chuột, có loài chuyên ăn ếch nhái hoặc sâu bọ,...

do điều kiện khí hậu ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới

(11)

không hề cạnh tranh với nhau.

b) Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

nên đa dạng sinh vật, cung cấp đủ thức ăn cho các loài rắn khác nhau b) Số rắn phân bố ở một nới có thể tăng cao được như vậy do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm tương đối ổn định thích hợp với nhiều loài sinh vật.

Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Trả lời:

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học trên đài báo

- Kẻ phiếu học tập vào vở" Các biện pháp đấu tranh sinh học "

* Rút kinh nghiệm:

(12)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.. Đài

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi

Câu 5 trang 79 sbt Địa Lí 6: Hãy nối ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho hợp lí khi nói về phạm vi và đặc điểm của các đới thiên nhiên