• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/9/2020 Ngày giảng: 22/9/2020

Tiết 5 Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Biết được nét nổi bật của tình hình chính trị Trung Quốc thời phong kiến. Sự hình thành xã hội phong kiến.

- Biết được những nét chủ yếu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các thời đại phong kiến.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, khoa học- kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Biết lập bảng niên biểu các triều đại Trung Quốc

- Bước đầu biết vận dụng các phương pháp lịch sử để phân tích và hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng nhân thức, kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo...

3. Thái độ

- Giúp HS hiểu được Trung Quốc là một quốc gia lớn, điển hình ở phương Đông, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của lịch sử Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; ...

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- SGK, giáo án, máy chiếu,…

- Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu về một số công trình kiến trúc Trung Quốc thời phong kiến: Vạn lí Trường thành,Cung điện…

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, vở bài tập,…

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

(2)

- Phương pháp: dạy học gợi mở-vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại, giảng giải minh họa, thảo luận trên lớp, dạy học trực quan, trình diễn, dạy học luyện tập và thực hành,...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não,...

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Nêu những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?

Tác dụng của những chính sách đó?

HS trả lời:

Câu 1:

Về đối nội:

- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

- Giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruông hoang chia cho nông dân (chế độ quân điền).

=> Nông nghiệp phát triển, xã hội phồn thịnh Về đối ngoại:

- Đem quân xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực và xâm lược Triều Tiên….=>Lãnh thổ Trung Quốc không ngừng mở rộng và trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và khoa học – kĩ thuật, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Cho học sinh quan sát hình 9 và 10 SGK trang 14 và 15 và yêu cầu học sinh cho biết đây là công trình kiến trúc và sản phẩm thủ công của những triều đại nào?

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: tình hình Trung Quốc thời Tông – Nguyên và Minh Thanh có những nét nổi bậc gì về chính trị Và kinh tế cũng như những thành tựu về khoa học – kĩ thuật chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

*HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIÊN THỨC.

Mục tiêu: Nắm được tình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và văn hóa, kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

(3)

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, Nhóm - Kĩ thuật: Động não, đặt vấn đề, kích thích tư duy...

- Thời gian: 25 phút - Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI

HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Trung Quốc thời Tống

Nguyên.

- Thời gian: 10p

- Mục tiêu: Biết được sự phát triển của Trung Quốc thời Tống-Nguyên.

- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não,...

- Thời gian: 15p

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS theo dõi và nhận nhiệm vụ

? Nhà Tống đã thi hành chính sách gì?

? Các chính sách này có tác dụng gì?

? Nhiều phát minh quan trọng ra đời trong thời gian này, đó là gì?

? Có ý kiến cho rằng nhà Tống thành lập có nhiều chính sách tiến bộ nhưng kinh tế lại không phát triển mạnh? Ý kiến của em thế nào

? Trình bày chính sách cai trị của nhà Nguyên?

? Vì sao trong chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên lại có sự khác nhau ?

? Thời Tống và Nguyên, các vua Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại như thế nào ? Liên hệ Việt Nam.

HS nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Giảng: sau thời Đường TQ rơi vào tình trạng chia cắt hơn nửa thế kỉ, nhà Tống thống nhất đất nước nhưng không còn thịnh vượng như trước.

? Nhà Tống đã thi hành chính sách gì?

HS: Xoá bỏ thuế, sưu dịch nặng nề, mở mang các công trình, công nghiệp phát triển.

? Các chính sách này có tác dụng gì?

HS: Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến

4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên

a. Thời Tống

- Miễn giảm thuế, sưu dịch

- Mở mang thuỷ lợi - P/tr thủ công

- Có nhiều phát minh

(4)

tranh, loạn lạc.

? Nhiều phát minh quan trọng ra đời trong thời gian này, đó là gì?

HS: La bàn, thuốc súng, nghề in…

? Có ý kiến cho rằng nhà Tống thành lập có nhiều chính sách tiến bộ nhưng kinh tế lại không phát triển mạnh? Ý kiến của em thế nào?

HS1: Em đồng tình ý kiến trên: Tuy nhà Tống có những việc làm chăm lo cho đất nước; nhưng so với thời trước vẫn còn yếu vì vậy nhà Mông Cổ lật đổ và lập ra nhà Nguyên.

HS2: Em không đồng tình ý kiến trên vì nhà Nguyên lúc đó rất mạnh nên lật đổ nhà Tống.

Chiếu lược đồ chiếm cứ của Triều Nguyên

GV sử dụng lược đồ nêu tóm lược sự hình thành đế quốc Mông Cổ.

? Em có nhận xét gì về vùng đất chiếm đóng của nhà Nguyên?

HS: Vùng đất chiếm đóng mở rộng

? Trình bày chính sách cai trị của nhà Nguyên?

HS: nhà Nguyên thi hành nhiều biện pháp đối xử phân biệt giữa người Mông Cổ và người Hán

? Sự phân biệt giữa người MC và người Hán được biểu hiện ntn?

HS: Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ.

? Thời Tống và Nguyên, các vua Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại như thế nào ? Liên hệ Việt Nam.

HS: Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến

b. Thời Nguyên

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc: Người Mông Cổ và người Hán.

=> Nhân dân TQ nổi dậy k /ngh

(5)

tranh xâm lược

- Mỗi khi xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, tiêu biểu như: kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và Lý; 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông -Nguyên

- Liên hệ, giáo dục: nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống lại nhà Nguyên nên sụp đổ là đều không thể tránh khỏi. Việt Nam ta là một đất nước có nhiều dân tộc sinh sống nhưng luôn sát cánh bên nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước…

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

………

………

Hoạt động 2: Tìm hiểu TQ thời Minh – Thanh.

- Mục tiêu: Làm rõ được những thay đổi về kinh tế, chính trị xã hội Trung Quốc thời Minh-Thanh.

- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não,...

Thời gian; 10p.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Tình hình TQ từ sau nhà Nguyên đến cuối nhà Thanh?

? Sự suy yếu của TQ cuối thời Minh- Thanh được biểu hiện như thế nào?

? Sự xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN thể hiện ở những điểm nào?

? Nhận xét gì về đồ gốm của Trung Quốc thời Minh- Thanh?

HS nhận nhệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

Gọi HS đọc SGK/13

? Tình hình TQ từ sau nhà Nguyên đến cuối nhà Thanh?

5. TQ thời Minh – Thanh

a. Thay đổi về chính trị - 1368 nhà Minh thành lập -> Lí Tự Thành lật đổ nhà Minh.

- 1644 nhà Thanh thành lập.

b. Biến đổi trong xã hội

(6)

HS: 1368 nhà Nguyên bị lật đổ, nhà Minh thành lập, Lý Tự Thành lật đổ nhà Minh, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh.

GV chiếu một số hình ành chân dung Chu Nguyên Chương- người lập ra nhà Minh, chân dung Lý Tự Thành, vua Mãn Thanh.

? Sự suy yếu của TQ cuối thời Minh- Thanh được biểu hiện như thế nào?

HS: Vua quan ăn chơi sa đoạ, đục khoét nhân dân, bắt nhân dân nộp tô thuế nặng nề...

? Sự xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN thể hiện ở những điểm nào?

HS: Xuất hiện nhiều xưởng dệt, làm đồ sứ, chuyên môn hoá cao, thuê nhiều công nhân...

Chiếu hình ảnh gốm, xứ Trung Quốc thời Tống- Minh- Thanh và lược đồ con đường buôn bán của Trung Quốc

? Em có nhận xét gì về đồ gốm của Trung Quốc thời Minh- Thanh?

HS: Hình ảnh gốm xứ với những nét hoa văn tinh xảo

- GV mở rộng thêm các ý: những biểu hiện của nền

- Vua quan sa đoạ.

- Nông dân đói khổ c. Biến đổi về kinh tế - Mầm mống kt TBCN xuất hiện.

- Buôn bán với nước ngoài mở rộng

(7)

kinh tế TBCN dưới triều Minh Thanh, các chính sách bóc lột của chúng đối với nhân dân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

Hoạt động 3: Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

- Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, khoa học- kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não,...

- Thời gian: 7p

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời pong kiến?

? Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?

? Em có nhận xét gì về trình độ sx đồ gốm qua H10?

? Kể tên 1 số công trình kiến trúc lớn. q /s cố cung em có nhận xét gì?

? Trình bày những hiểu biết của em về kh-kt của TQ?

Kể tứ đại phát minh.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

?Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời pong kiến?

- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau: tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ.

? Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?

HS: dựa vào sách giáo khoa

? Em có nhận xét gì về trình độ sx đồ gốm qua

6. Văn hoá, khoa học – kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

a. Văn hoá

- Tư tưởng Nho giáo

- Văn học, sử học rất phát triển

- NT: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc ở trình độ cao

(8)

H10?

- Đạt đến đỉnh cao, trang trí tinh xảo, nét vẽ điêu luyện -> TP nghệ thuật.

? Kể tên 1 số công trình kiến trúc lớn. q /s cố cung em có nhận xét gì?

- Cố cung, vạn lý trường thành, khu lăng tẩm của các vị vua -> đồ sộ, rộng lớn, kiên cố, kiến trúc hài hoà, đẹp.

?Trình bày những hiểu biết của em về kh-kt của TQ? Kể tứ đại phát minh.

- TQ là nơi đặt nền mống cho các ngành kh -kt hiện đại khác: đóng tàu, khai mỏ, luyện kim.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

b. Khoa học - kỹ thuật - Tứ đại phát minh: làm giấy, in, la bàn, thuốc súng.

- KT đóng tàu, luyện sắt, khai thác giàu mỏ

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và thành tưu về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc.

- Thời gian: 3 phút

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

Câu 1: Trung Quốc có 4 phát minh lớn đó là?

A. Gốm, giấy, la bàn, thuốc sung.

B. La bàn, thuốc súng, thuyền, giấy.

C. Giấy, la bàn, thuốc súng, nghề in.

D. La bàn, thuốc súng, nghề in, thuyền.

(9)

Câu 2: Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là

A. Phật giáo. B. Đạo giáo.

C. Lão giáo. D. Nho giáo.

Câu 3. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyên là

A. Tần Thủy Hoàng. B. Hốt Tất Liệt.

C. Khang Hy. D. Càn Long.

Câu 4. Tác giả của tác phẩm Tây Du Kí là?

A. Thi Nại Am. B. La Quán Trung.

C. Tào Tuyết Cần C. Tào Tuyết Cần

* HOẠT ĐỘNG 4: VÂN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (5’)

? Trình bày sự khác nhau trong chính sách cai trị của nhà Tống và Nguyên, lí giải tại sao có sự kác nhau đó?

HS thực hiện nhiệm vụ:

Chính sách cai trị của nhà Tống Chính sách cai trị của nhà Nguyên - Thi hành nhiều chính sách nhằm xóa

bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước

- Mở mang các công trình thủy lợi - Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,…

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc:

+ Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền

+ Người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như: cấm mang vũ khí, khí luyện tập võ nghệ,

* Lí giải sự khác nhau:

- Nhà Tống do người Trung Quốc lập nên, thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân là điều tất yếu.

(10)

- Nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông Cổ nên họ thực hiện các chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với người Hán. Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Thời gian: 5p.

? Nêu hiểu biết của em về tác giả Ngô Thừa Ân và tác phẩm Tây Du Kí.

HS về nhà thực hiện.

4/ Hướng dẫn về nhà (2')

- Bài cũ:+ Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK + Hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy

+ Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh, các công trình văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến

- Chuẩn bị bài: “Ấn Độ thời phong kiến”

? Quá trình hình thành và phát triển của XHPK Ấn Độ và các vương triều tiêu biểu.

+ Sự phát triển của Ấn Độ dưới thời Gup-ta, vương triều Hồi giáo Đê-li?

+ Sự hình thành và phát triển của vương triều Mô-gôn?

+ Chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ trên đất nước Ấn Độ có gì khác?

+ Theo em đất nước Ấn Độ giai đoạn này ra sao?

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt ý.

? Vương triều Ấn Độ Môgôn tồn tại đến thời gian nào?

- Sưu tầm tranh ảnh về các công trình văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến? Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu.

V/ RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………

Ngày soạn: 16/9/2020 Ngày giảng: 24/9/2020

Tiết 6 Bài 5

ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

(11)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- HS trình bày được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.

- Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Kĩ năng khai thác kiến thức qua kênh chữ, kênh hình - Rèn cho học sinh kĩ năng thuyết trình

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh biết tôn tạo và bảo vệ các giá trị văn hóa của nhân loại.

4. Phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; ...

* Tích hợp: Lịch sử văn hóa Đông Nam Á

* Kĩ năng sống

+ Kĩ năng tư duy-hợp tác + Kĩ năng trình bày

+ Kĩ năng lắng nghe tích cực II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK, giáo án,…

- Bản đồ Ấn Độ, Đông Nam Á

- Một số tranh ảnh về các công trình kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ - Đông Nam Á.

- Một số hình ảnh về chữ Phạn.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà,…

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Thuyết trình, trao đổi, đàm thoại,…

- Đặt câu hỏi, động não,…

IV

. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(4p)

? Chính sách cai trị cuả nhà Tống và nhà Nguyên có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?

Chính sách cai trị của nhà Tống Chính sách cai trị của nhà Nguyên

(12)

- Thi hành nhiều chính sách nhằm xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước

- Mở mang các công trình thủy lợi - Khuyến khích phát triển thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,…

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc:

+ Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền

+ Người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như: cấm mang vũ khí, khí luyện tập võ nghệ,…

* Lí giải sự khác nhau:

- Nhà Tống do người Trung Quốc lập nên, thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân là điều tất yếu.

- Nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông Cổ nên họ thực hiện các chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với người Hán. Vì vậy, nhân dân Trung Quốc đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách thống trị của nhà Nguyên.

3. Bài mới(35p)

* HOẠT ĐÔNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tình hình Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là nội dung bài học hôm nay.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Kix thuật:

- Thời gian: 25 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Ấn Độ thời phong kiến.

- Mục tiêu: Làm rõ được sự phát triển của các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ thời cổ đại đến giữa thế kỉ XIX. Những chính sách cai trị của các

2. Ấn Độ thời phong kiến.

(13)

Vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn độ thời Phong kiến.

- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não,...

- Thời gian: 15p

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về đất nước Ấn Độ?

? Kể tên một số vương triều tiêu biểu?

? Sự phát triển của Ấn Độ dưới thời Gup-ta được thể hiện ra sao?

? Do đâu vương triều Gup-ta bị sụp đổ?

? Người Hồi giáo đã thi hành chính sách cai trị như thế nào đối với Ấn Độ?

? Vương triều Ấn Độ Mô-gôn được thành lập như thế nào?

? Vương triều Ấn Độ Mô-gôn tồn tại đến thời gian nào?

B2: Thực hiên nhiệm vụ.

? Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về đất nước Ấn Độ?

HS:

* Diện tích: 3,28 triệu km2 * Dân số: 1,104 tỷ người (2005) * Thủ đô: Niu - Đê - li

* Liên bang gồm 25 bang và 6 khu tự trị * Thu nhập: 310 USD/người (1994)

GV giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của XHPK Ấn Độ và các vương triều tiêu biểu.

? Kể tên một số vương triều tiêu biểu?

HS: Vương triều Gup-ta, Vương triều Hồi giáo Đê-li, Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

GV nhấn mạnh: vương triều Gup-ta là thời kì phát triển nhất của Ấn Độ.

? Sự phát triển của Ấn Độ dưới thời Gup-ta được thể hiện ra sao?

HS: Sử dụng công cụ lao động bằng sắt, đúc tượng đồng, dệt vải...

? Do đâu vương triều Gup-ta bị sụp đổ?

HS: Đầu TK XII người Thổ Nhĩ Kì tiêu diệt Bắc

a/ Vương triều Gup-ta (TK IV- VI)

- Ấn Độ trở thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh.

Công cụ sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế- xã hội và văn hóa phát triển.

- Đầu thế kỉ VI vương triều Gup-ta diệt vong. Ấn Độ bị nước ngoài xâm chiếm

(14)

Ấn, Gup-ta bị lật đổ.

? Người Hồi giáo đã thi hành chính sách cai trị như thế nào đối với Ấn Độ?

HS: Chiếm ruộng đất, cấm đạo Hin đu, gây mâu thuẫn dân tộc sâu sắc.

? Vương triều Ấn Độ Mô-gôn được thành lập như thế nào?

HS: Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm Ấn Độ lập vương triều Mô-gôn,

GV: Đầu TK XVI người Mông Cổ tấn công Ấn Độ, lập nên vương triều mới là Ấn Độ Mô-gôn.

? Vương triều Ấn Độ Mô-gôn tồn tại đến thời gian nào?

HS: Đến giữa TK XIX bị thực dân Anh xâm lược và trở thành thuộc địa của Anh.

GV: Vua Acơba đã áp dụng những c /s gì để cai trị ấn Độ?

G: A-cơ-ba lên ngôi hoàng đế ở Đê-li năm 14 tuổi. A-cơ-ba một mặt thiết lập chính quyền chyuên chế tật trung, chinh phục và đàn áp các vùng lân cận không chịu quy thuận, mặt khác lại thi hành chính sách khoan dung đối vơí mọi tôn giáo. Ông ra lệnh bãi bỏ thuế “ đầu người” hay “ thuế ngoại đạo”, một thứ thuế đánh vào bất cứ người dân nào không theo đạo Hồi. Ông khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc Ấn Độ. A-cơ-ba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, trí thức và văn nghệ sĩ mặc dù bản thân ông không biết chữ …

? Em hãy lập bảng niên biểu sự hình thành các triều đại Ấn độ thời PK?

HS thực hiện:

b/ Vương triều Hồi giáo Đê- li (TK XII- XVI):

- Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đêli, chiếm ruộng đất, cấm đạo Hinđu.

c/ Vương triều Ấn Độ Mô- gôn (TK XVI- giữa TK XIX):

- Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm Ấn Độ lập vương triều Mô-gôn, xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.

- Giữa thế kỉ XIX Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh.

Thời gian Sự kiện

2500 năm TCN Hình thành vương quốc trên lưu vực

sông Ấn.

Từ 1500 năm TCN đến thế kỉ III TCN Xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Hằng ; nước Ma-ga-đa ra đời.

(15)

Từ thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV Ấn Độ bị chia cắt. Đầu thế kỉ IV được thống nhất.

Từ đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI Sự thống trị của Vương triều Gúp – ta.

Thế kỉ XII đến thế kỉ XVI Sự thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li.

Đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Sự thống trị của Vương triều Ấn Độ Mô – gô

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

………

………

Hoạt động 2: Tìm hểu văn hóa Ấn Độ.

- Mục tiêu: Biết được một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại.

- Phương pháp: nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp,...

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não,...

- Thời gian: 7p

B1: Chuyển giao nhiẹm vụ

? Chữ viết đầu tiên của người Ấn Độ là gì? Dùng để làm gì?

? Tôn giáo của Ấn Độ theo dòng tôn giáo nào?

? Em hãy kể các bộ kinh nổi tiếng?

? Em có nhận xét gì về công triến trúc, nghệ thuật của Ấn Độ?

? Nếu là kiến trúc sư em sẽ làm gì để tôn tạo các giá trị văn hóa của nhân loại?

HS nhận nhiệm vụ

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

Giảng: Ấn Độ có nền văn minh lâu đời, là một trong những trung tâm lớn của loài người.

? Chữ viết đầu tiên của người Ấn Độ là gì?

Dùng để làm gì?

HS: Chữ Phạn, dùng để sáng tác văn học, thơ ca,

3. Văn hoá Ấn Độ

- Chữ viết : chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự.

- Tôn giáo : Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu

(16)

sử thi, các bộ kinh nổi tiếng.

GV giới thiệu các loại chữ viết của Ấn Độ:

Tiếng Phạn là ngôn ngữ cổ nhất trong họ ngôn ngữ của người Aryan Ấn Độ. Nó phát triển về hướng Đông và đã hình thành một nền văn học lớn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc thuộc miền Đông Nam châu Á như Thái Lan, Miến Điện, Cam-pu- chia, Nam Dương, Phù Nam, Chiêm Thành v.v...

Nói đến tiếng Phạn là nói đến văn học, triết học, khoa học kỹ thuật của Ấn Độ cổ đại và trung đại.

? Tôn giáo của Ấn Độ theo dòng tôn giáo nào?

? Em hãy kể các bộ kinh nổi tiếng?

HS: Kinh Vê-đa, kinh Phật.

GV giới thiệu đôi nét về 2 bộ sử thi nổi tiếng Ma- ha-bha-ra-ta, Ra-ma-ya-na, kịch của Ka-li-da-sa.

? Em có nhận xét gì về công triến trúc, nghệ thuật của Ấn Độ?

Thảo luận cặp đôi (2’)

Đại diện cặp báo cáo kết quả thảo luận

HS: Kiến trúc Hin-đu tháp nhọn, nhiều tầng, trang trí phù điêu. Kiến trúc Phật giáo chùa, tháp như hình bát úp.

? Em hãy giới thiệu một công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ?

Giáo viên giao nhiệm vụ ở nhà, học sinh lên bảng thuyết trình

- Liên hệ: đền Tai Ma-hal là một trong những kỳ quan mới của thế giới, đước xây dựng từ 1631- 1648 bởi vua Sa-gia-han vị vua thứ 5 của vương triều Mô-gôn...

- Giáo dục ý thức bảo cho học sinh ý thức bảo vệ giá trị văn hóa của nhân loại

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất

- Nền văn học Hin-đu : sử thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

- Kiến trúc : với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo

(17)

…………..………

………...………

* HOẠT ĐÔNG 3: LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Ấn Độ thời phong kiến.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

*GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Chữ viết phổ biến của người Ấn Độ là gì?(B)

A. Chữ Hán B. Chữ Phạn C. Chữ La tinh D. Chữ Nôm Câu 2. Tôn giáo phổ biến của Ấn Độ ngày nay là?(H)

A. Đạo Hồi và Hin đu B. Đạo Thiên Chúa và Hin đu C. Đạo Bà La Môn và Hin đu D. Đạo Nho và Hin đu

Câu 3. Ấn Độ thời phong kiến trải qua những vương triều nào?(H)

A. Vương triều Gúp –ta, vương triều Mô – gôn, vương triều hồi giáo Đê-li B. Vương triều Gúp –ta, vương triều Hin - đu, vương triều hồi giáo Đê-li C Vương triều Gúp –ta, vương triều hồi giáo Đê-li, vương triều hồi giáo Đê-li D. Vương triều Gúp –ta, vương triều hồi giáo Đê-li, vương triều hồi giáo Đê-li Câu 4. Hoàng đế A –cơ – ba là vị vua của vương triều nào? (H)

A. Vương triều Gúp –ta B. Vương triều Mô – gôn.

C. Vương triều hồi giáo Đê-li D. Vương triều Hin – đu.

* HOẠT ĐỘNG 4: VÂN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (5’

Câu 1: - Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê- li và Vương triều Mô-gôn.

* Giống nhau:

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên - Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ

* Khác nhau:

* Vương triều Hồi giáo Đê-li - Chính sách cai trị:

+ Truyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa

(18)

vị quan lại

+ Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

* Vương triều Mô-gôn.

- Chính sách cai trị: các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A – Cơ - Ba(1556- 1605)

+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc

+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị đo lường

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Thời gian: 5p.

? Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới Việt Nam được thể hiện như thế nào?

GV giới thiệu:

1. Tôn giáo

-Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh).

-Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.

-Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.

-Ở Việt Nam di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

2 Văn học

- Ở Việt Nam,từ rất lâu đời các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác như sử thi nổi tiếng Ramayana.

3. Nghệ thuật kiến trúc

-Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa,biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như:Borobudur(Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.

-Ngoài ra kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá(các công trình của người Champa).

4. Lễ hội- Ẩm thực

-Ở Việt Nam người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn vì vậy những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như:lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm

(19)

-Ẩm thực truyền thống của Ấn Độ với món cà ri nổi tiếng đã phổ biến ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Khác với cà ri kiểu Ấn người Việt thường nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.

4. Hướng dẫn học bài (3’)

- Học bài và hoàn thành các bài tập trong vở bài tập

+ Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về các công trình văn hóa của Ấn Độ - Xem bài mới: “Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á” SGK/18

+ Sự hình thành các vương quốc cổ ở ĐNA: giới thiệu vị trí, địa lí khu vực này?

Những nét chung của khu vực ĐNA.

+ Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ĐNA: In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Mi-an-ma

+ Sưu tầm tranh ảnh về các công trình kiến trúc ở các nước Đông Nam Á?

+ Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu ở khu vực ĐNA V / RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học