• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 30/10/2018

Ngày giảng: ... Tiết 12

ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

- Lấy được các ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển trong cuộc sống 2. Kỹ năng:

- Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.

3. Thái độ:

- Vận dụng kiến thức Vật lý bảo vệ sức khoẻ, cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, cần có bình ôxi tại những nơi có áp suất quá cao hoặc quá thấp

4. Các năng lực hướng tới:

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho hs các năng lực K1, K2, K3, K4, P1, P2, P3, P4, P6, P7, P8, P9, X1, X2, X3, X5, X6, X8, C1, C2, C3, C4.

*Thông qua tìm hi u s truy n áp su t trong các v n giáo d c giá tr ể ự ề ấ ụ ổ ụ ị đ o đ c ạ ứ hòa bình trong m i h c sinh:ỗ ọ

– Áp su t do các v n gây ra có th làm n t, đ v các công trình xây ấ ụ ổ ể ứ ổ ỡ d ng, nh hự ả ưởng đ n môi trế ường sinh thái và s c kh e con ngứ ỏ ười.

- T đó hừ ướng ngườ ọi h c: khi s d ng các ch t n c n vì m c đích ử ụ ấ ổ ầ ụ hòa bình, không vì m c đích cá nhân mà làm t n h i đ n môi trụ ổ ạ ế ường, s c ứ kh e c a đ ng lo i.ỏ ủ ồ ạ

II. Câu hỏi quan trọng

1. Áp suất chất lỏng tồn tại ở đâu?

2. Hãy nêu một vài hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khi quyển?

3. Hãy nêu các lực tác dụng lên cốc nước úp ngược và cột nước trong bình thủy tinh?

4. Nước không chảy ra cốc thủy tinh chứng tỏ điều gì?

5. Nước không chảy ra khỏi ống thủy tinh chứng tỏ điều gì?

6. Độ lớn của áp suất khí quyển lớn hay bé, hiện tượng nào trong bài học chứng tỏ điều đó

7. Giải thích các câu từ C1- C4 trong SGK III. Đánh giá

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên

(2)

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.

* Hình thức đánh giá:

+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

IV. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Một ống thủy tinh dài 10-15cm, tiết diện 2-3 mm, một cốc nước, thuốc tím, núm cao su, máy chiếu.

2. Học sinh: Một vỏ hộp sữa, nghiên cứu kỹ SGK

V. Các hoạt động dạy và học – Giáo dục:

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

* Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Mục đích, thời gian: Kiểm tra quá trình học bài cũ ở nhà của HS, ứng dụng kiến thức vào thực tế.

- Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá.

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu.

Câu hỏi Đáp án sơ lược Điểm

? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thuỷ lực

+ Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm hai ống hình trụ, tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng. Mỗi ống có 01 pít tông.

+ Nguyên tắc hoạt động: Khi ta tác dụng 1 lực f lên pít tông A, lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng p = s

f

áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pit tông B và gây ra lực F nâng pít tông B lên.

F S

f s

4

6

* Hoạt động 3: Giảng bài mới.

* Hoạt động 3.1: Tạo tình huống học tập. (3’)

- Mục đích, thời gian: Tạo tình huống học tập, khơi gợi hứng thú học tập cho HS.

- Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h i, giao nhi m v .ậ ạ ọ ặ ỏ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(3)

G: Chiếu hình 9.1/SGK, yêu cầu hs quan sát hình.

- Nêu câu hỏi: Khi lộn ngươc một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không ? Vì sao?

- Làm TN cho hs quan sát và nêu hiện tượng.

- ĐVĐ : Ở bài trước các em đã được biết chất lỏng không chỉ gây áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng nó. Khi lộn ngược cốc nước thì tờ giấy đóng vai trò là đáy bình. Vậy tai sao tờ giấy chịu tác dụng của áp suất chất lỏng mà nước không chảy ra ngoài?

- Mặt khác ta đã biết máy nén thuỷ lực hoạt động dựa trên nguyên lí Paxcan: chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp suất bên ngoài tác dụng lên nó. Vậy chất khí có tính chất này không ? => Bài mới

- Quan sát trên màn chiếu.

- Dự đoán:

- Quan sát và nêu được:

Nước không chảy ra ngoài.

- Suy nghĩ tình huống đặt ra.

- Ghi đầu bài

* Hoạt động 3.2: Sự tồn tại của áp suất khí quyển. (25’)

- Mục tiêu/ Mục đích: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực nghiệm.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, K1, K3, K4, P1, P2, P7, P8, X1, X3, X5, C1, C2, C3, C4.

- Hình th c t ch c: cá nhân, nhómứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h i, giao nhi m v , chia nhómậ ạ ọ ặ ỏ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK- 32.

- Giới thiệu về lớp khí quyển của Trái Đất.

- Nhấn mạnh: Chúng ta đang sống ở đáy của lớp khí quyển.

? Khí quyển có tác dụng áp suất lên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất không? Vì sao?

- Chốt lại sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- Nhấn mạnh: áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

* Hướng dẫn hs tìm hiểu một số

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- Đọc thông tin mục I SGK T32.

- Nắm được khái niệm khí quyển.

- Có, vì không khí có trọng lượng.

- Nắm được khái niệm áp suất khí quyển và tính chất tác dụng theo mọi phương của nó.

(4)

thí dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển:

+ TN1: Chiếu hình 9.2, yêu cầu hs tự làm C1.

? Xung quanh hộp sữa có gì ? So sánh áp suất bên trong và bên ngoài hộp sữa?

- Chốt lại nội dung C1.

* Thí nghiệm 2: Chiếu hình 9.3 - Yêu cầu hs quan sát hình 9.3, đọc thông tin TN 2 SGK, kể tên các dụng cụ TN trong hình.

- Giới thiệu dụng cụ.

? Nêu các bước tiến hành TN?

- Chốt lại 2 bước.

- Cho hs hoạt động nhóm làm TN 2 trong 2 phút (Lưu ý cẩn thận khi làm TN)

- Yêu cầu các nhóm tự làm C2;

C3.

- Chốt lại kết quả thí nghiệm.

* Thí nghiệm 3:

- Chiếu hình 9.4/SGK, yêu cầu hs quan sát và đọc thí nghiệm 3, trình bày thí nghiệm của Ghê – rích.

- Mô phỏng TN bằng hiệu ứng trình chiếu.

- Hướng dẫn hs làm thí nghiệm mô phỏng với 2 miếng cao su.

Yêu cầu động tác nhanh, dứt khoát.

- Cho hs tự làm C4.

Gợi ý:

? Khi hút hết không khí bên trong quả cầu thí áp suất trong nó bằng bao nhiêu?

- Tìm hiểu một số thí dụ về sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- C1: Khi hút bớt không khí trong vỏ hộp ra, thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất không khí từ ngoài vào làm vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía.

- Nêu được dụng cụ:

+ 1 ống thuỷ tinh hở hai đầu.

+ 1 cốc nước màu.

- Quan sát, nhận biết dụng cụ thí nghiệm.

- Nêu được hai bước tiến hành TN như yêu cầu C2; C3.

- Hoạt động nhóm làm TN, Lưu ý bịt kín đầu ngón tay.

+ C2: Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

+ C3: Nước sẽ chảy ra khỏi ống vì áp suất khí quyển bên trên cộng với áp suất của cột nước lớn hơn áp suất khí quyển bên dưới.

- Nắm được cấu tạo của quả cấu và hiện tương xảy ra.

- Làm thí nghiệm mô phỏng.

C4 : Khi hút hết không khí áp suất trong quả cầu bằng 0, vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm 2 bán cầu ốp chặt vào nhau.

- Nắm được áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương và bước đầu thấy được áp suất khí quyển có giá trị rất lớn.

- Bằng 0

(5)

? Vỏ ngoài của quả cầu chịu tác dụng của cái gì?

- Chốt lại C4: Nhấn mạnh áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương và có giá trị rất lớn.

- Áp suất khí quyển

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương

* Hoạt động 3.3: Vận dụng, củng cố. (10’)

- Mục tiêu/ Mục đích: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học.

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, sử dụng sơ đồ tư duy, máy chiếu.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực K3, K4, P3, P4, P6, P7, P8, P9, X1, X2, X3, X5, X6, X8, C1, C2.

- Hình th c t ch c: cá nhân, nhómứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: H i và tr l i, giao nhi m v , chia nhómậ ạ ọ ỏ ả ờ ệ ụ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS giải thích hiện tượng nêu ở đầu bài.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C8, C9, C12.

* Gợi ý:

C8: Xung quanh tờ giấy có gì?

C9: Gợi ý về bẻ hai đầu ống thuốc tiêm, đục hộp sữa hay quả dừa...

C12:

? Độ cao của lớp khí quyển có xác định chính xác được không?

? Khi lên cao trọng lượng riêng của không khí có thay đổi không?

* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:

? Khi lên cao hay khi xuống các hầm sâu áp suất khí quyển thay đổi như thế nào? Điều này ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người và động vật?

=> Chốt lại biện pháp bảo vệ sức khoẻ con người khi đến những nơi áp suất quá cao hoặc

II. Vận dụng:

- Thảo luận theo nhóm các câu hỏi.

- Trả lời các câu hỏi C8, C9, C12:

C8: Nước không chảy ra khỏi cốc vì áp lực của không khí tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước trong ly.

C9: Bẻ một đầu ống tiêm, thuốc không chảy ra ngoài. Bẻ 2 đầu ống tiêm thuốc chảy ra dễ dàng.

C12: Không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức p = h.d vì h không xác định được, d cũng thay đổi theo độ cao.

- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm, ở áp suất thấp lượng ôxi trong máu giảm ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

(6)

quá thấp.

* Liên hệ việc đo áp suất khí quyển với dự báo thời tiết.

? Các em phải làm gì để giữ cho bầu khí quyển trong sạch bảo vệ sức khoẻ con người.

* Củng cố bài theo SĐTD

- Không vứt rác bừa bãi, giũa gìn vệ sinh môi trường ở nhà trường, gia đình và nơi công cộng góp phần làm trong sạch bầu khí quyển

* Hoạt động 3.4: Hướng dẫn về nhà (1 phút)

- Mục tiêu/ Mục đích: Hướng dẫn hs cách học ở nhà.

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Phương tiện, tư liệu: Máy chiếu.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu hs:

+ Về nhà học bài theo vở ghi ,SGK.

+ Làm bài tập - SBT.

+ Chuẩn bị trước bài 10: Lực đẩy Ac-Si-Mét

- Ghi chép.

VI. Tài liệu tham khảo

- SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, Sách thiết kế Vật lý 8, CKTKN môn Vật lý 8, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải).

VII. Rút kinh nghiệm

...

...

...

********************************

Duy t, ngày 05 tháng 11 năm 2018

T trổ ưởng

(7)

Tr n Th Mai Đi p

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí: Nêu thí nghiệm chứng minh cây thoát hơi nước qua lá; cấu tạo lỗ khí phù hợp với chức năng thoát hơi nước.. -

-Ý nghĩa: Nhật Bản thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây, đưa đất nước Nhật phát triển theo côn đường TBCN...

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, là một nước bại trận, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Nhật Bản đã vươn

Muốn thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải để thế nàoA. Miệng

- Truy cập được một số trang web bằng trình duyệt Cốc Cốc để đọc thông tin và duyệt các trang web thông qua các liên kết2.

+ Là người có công lớn đối với đất nước Nhật Bản, đưa Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.. + Ông đã đề ra những cải cách tiến

Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly: Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà

Một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại, … ),