• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 28

Ngày soạn: 02 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 05tháng 4 năm 2021

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Tiết 55 - 28:

Cuộc chạy đua trong rừng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo.

2. Kĩ năng :

Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- Học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời nói của Ngựa Con.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

* GD KNS:

- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.Lắng nghe tích cực.Tư duy phê phán.Kiểm soát cảm xúc.

- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp.

* GD BVMT:

Giáo viên giáo dục cho học sinh biết cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng ( Hoạt động 3: Tìm hiểu bàis).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên:Bảng phụ. Tranh minh hoạ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện Quả táo của tiết 1 tuần trước.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giáo viên treo tranh và hỏi:Tranh minh họa điều gì?

- Giáo viên giới thiệu: Tranh minh họa cuộc đua của muông thú trong rừng.

Ngựa con đang dừng, cúi nhìn bộ móng của mình sắp bị long ra, vẻ rất

- Một số học sinh kể, lớp theo dõi nhận xét.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh và trả lời : Các con vật đang chạy đua với nhau.

- Học sinh lắng nghe.

(2)

đau đớn Các con thú khác chạy vượt lên. Điều gì đã xảy ra với Ngựa con ? Chú đã chiến thắng hau thất bại trong cuộc đua, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài Cuộc chạy đua trong rừng để biết được điều này.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc (10’)

a. Giáo viên đọc toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên giới thiệu giọng đọc.

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Giáo vên gọi học sinh đọc nối tiếp từng câu lần 1.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc các từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên chia đoạn cho học sinh.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với các từ thảng thốt, chủ quan.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Học sinh ghi đầu bài.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Học sinh chú ý theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 1.

- Học sinh luyện đọc các từ khó : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt, lung lay.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

Tiếng hô/ “ Bắt đầu ! ” // vang lên. //

Các vận động viên rần rần chuyển động. // Vòng thứ nhất ....// Vòng thứ hai...//

Ngựa con rút ra bài học quý giá : //

đừng bao giờ chủ quan, / cho dù đó là việc nhỏ nhất.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Học sinh đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Học sinh lên bảng đặt câu theo yêu cầu.

+ Cả lớp đều thảng thốt khi nghe tin bạn Hồng bị ốm nặng.

+ Ngựa Con thua cuộc vì chủ quan.

- Học sinh nhận xét.

(3)

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Luyện đọc trong nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm lên thi đọc.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:

(10’)

* GD KNS

- Giáo viên yêucầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

- Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?

Giáo viên chốt : Ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình.

- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

- Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?

- Nghe cha nói, Ngựa con phản ứng thế nào ?

Giáo viên nhận xét và chuyển đoạn:

Cuộc đua đã diễn ra như thế nào? Liệu Ngựa con có đoạt được vòng nguyệt quế không? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu phần còn lại của bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi.

- Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinhluyện đọc từng đoạn trong nhóm theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.

- Học sinh lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

- Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt, khuyên con : phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

- Ngựa con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp : Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi.

- Vì Ngựa con đã chuẩn bị cho cuộc thi không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi , đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa con lại chỉ lo chải chuốt, không nghe theo lời khuyên của cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời hẳn làm cho Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua.

(4)

- Ngựa Con rút ra bài học gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

*GD BVMT:Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng và cần bảo vệ chúng.

4. Luyện đọc lại (9’)

- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thể hiện đúng nội dung.

- Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh đọc theo phân vai.

- Giáo viên gọi 3 đến 4 nhóm thi đọc bài trước lớp theo hình thức tiếp nối.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

KỂ CHUYỆN (30’) 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:(1’) Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con.

2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo lời Ngựa con. (29’) - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu.

- Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của Ngựa Con?

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn kể mẫu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ các bức tranh và nêu nội dung của từng tranh.

- Ngựa con rút ra bài học: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

- Học sinh nêu nội dung bài: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh luyện đọc theo phân vai.

- Các nhóm đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.

- Học sinh đọc cả bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và mẫu.

- Tức là nhập vào vai của Ngựa con để kể, khi kể xưng là “tôi” hoặc “tớ” hoặc

“mình”.

- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.

- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng bức tranh :

+ Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước.

+ Tranh 2: Ngựa Cha khuyên Ngựa con đến gặp bác thợ rèn .

(5)

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 học sinh, yêu cầu các nhóm chọn kể theo lời của một trong hai nhân vật, , sau đó 4 học sinhtiếp nối nhau kể chuyện trong nhóm.

- Giáo viên gọi 4 học sinh tiếp nối nhau kể chuyện trước lớp.

- Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

+ Tranh 3: Cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau.

+ Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.

- Học sinh chia nhóm và tập kể theo nhóm, các học sinh trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- 4 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- Buổi chiều:

TOÁN Tiết 136:

So sánh các số trong phạm vi 100 000

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

2. Kĩ năng:

Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên:Bảng phụ, sách giáo khoa, PHTM.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại quy tắc so sánh các số tổng phạm vi 10.000.

- - Một số học sinh nhắc lại.

+ Đầu tiên ta so sánh các chữ số của các số với nhau. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại. Nếu các số có các chữ số bằng nhau thì ta

(6)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 4 của tiết trước.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết so sánh các số có năm chữ số.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000 ( 12’)

a. So sánh hai số có số các chữ số khác nhau

- Giáo viên viết lên bảng số : 99 999 ... 100 000.

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh ( điền dấu > , < , = )

- Giáo viên hỏi: Vì sao em điền dấu < ? - Giáo viên viết tiếp lên bảng số : 9790 ... 9786.

- Cách làm của các em đều đúng nhưng để cho dễ, khi so sánh hai số tự nhiên với nhau ta có thể so sánh về số các chữ số của hai số đó với nhau.

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh số 100 000 với 99 999.

b) So sánh hai số có cùng số chữ số.

- Giáo viên nêu vấn đề: Chúng ta đã dựa vào các chữ số để so sánh các số với nhau, vậy với các số có cùng các chữ số chúng ta sẽ so sánh như thế nào?

- Giáo viên yêu cầu học sinh điền dấu

so sánh từng cặp chữ số ở cùng hàng từ trái sang phải.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Số chỗ chưa có người ngồi là:

7000 – 5000 = 2000 (chỗ) Đáp số: 2000 chỗ - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh theo dõi.

- 2 học sinhlên bảng điền dấu, học sinh dưới lớp làm bài vào bảng con.

99 999 < 100 000.

- Học sinh giải thích:

+ Vì 99 999 kém 100 000 một đơn vị.

+ Vì trên tia số 99 999 đứng trước 100 000.

+ Vì khi đếm số, ta đếm 99 999 trước rồi đếm đến số 100 000.

+ Vì 99 999 chỉ có 5 chữ số còn 100 000 có 6 chữ số.

- Học sinh lắng nghe và nêu: 99 999 bé hơn 100 000 vì 99 999 có ít chữ số hơn.

- 100 000 > 99 999.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh điền : 76 200 > 76 199.

(7)

>, <, = vào chỗ trống: 76 200... 76 199

- Giáo viên hỏi: Vì sao con điền như vậy ?

- Giáo viên hỏi: Khi so sánh các số có bốn chữ số với nhau, chúng ta so sánh như thế nào ?

- Giáo viên nêu: Với các số có năm chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy. Dựa vào cách so sánh các số có bốn chữ số, bạn nào nêu được cách so sánh các số có năm chữ số với nhau ?

- Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu ?

+ So sánh hàng chục nghìn của hai số với nhau như thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng chục nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục bằng nhau thì ta so sánh tiếp thế nào ?

+ Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng đơn vị bằng nhau thì sao ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh số 76 200... 76 199.

- Khi có 76 200... 76 199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76 200... 76 199 ? - Giáo viên nhận xét.

c. Luyện tập, thực hành ( 19’) Bài 1:

- Học sinh nêu ý kiến.

- 1 học sinh nêu, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh suy nghĩ và trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Chúng ta bắt đầu so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp từ trái sang phải.

- Số nào có hàng chục nghìn lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.

- Ta so sánh tiếp đến hàng nghìn, số nào có hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Ta so sánh tiếp đến hàng trăm, số nào có hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Ta so sánh tiếp đến hàng chục, số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Ta so sánh tiếp đến hàng đơn vị, số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.

- Thì hai số đó bằng nhau.

- Khi so sánh hai số cùng có bốn chữ số với nhau ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái qua phải. Chữ số hàng nghìn đều là 7, hàng trăm đều là 6, hàng chục có 2 > 1.

Vậy 76 200 > 76 199.

- Học sinh trả lời: 76 200 > 76 199.

- Học sinh lắng nghe.

(8)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 2 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích về một số dấu điền được.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 2 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.

- Giáo viên hỏi :

- Vì sao số 92 368 là lớn nhất ? - Vì sao số 54 307 là số bé nhất ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: ƯDPHTM

- Học sinh đọc yêu cầu bài Điền dấu

>, < =.

- Điền dấu so sánh các số.

- 2 học sinh lên bảng làm, mỗi học sinh làm 1 cột, cả lớp làm vào vở.

4589 < 10.001 35276 > 35275 8000 = 7999 + 1 99.999 < 100.000 3527 > 3519 86.573 <96573 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh giải thích. Ví dụ 4589 <

10.001 vì 4589 có bốn chữ số còn 10.001 có 5 chữ số 35276 > 35275 vì hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục bằng nhau nhưng hàng đơn vị 6 > 5 - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >,

< , =.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

89 156 < 98 516 67 628 < 67 728 69 731 > 69 713 89 999 < 90.000 79 650 = 79 650 78 659 > 76 860 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.

a) Số lớn nhất là : 92 368.

b) Số bé nhất là : 54 307.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Vì số này có hàng chục nghìn lớn nhất trong các số.

- Vì số 54 307 là số có hàng chục nghìn bé nhất.

- Học sinh lắng nghe.

(9)

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.

- GV thu bài hs, quảng bá 1 bài lên bảng

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

? Bài tập củng cố kiến thức gì?

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.

- Cả lớp làm bài vào máy tính .

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn là : 8258, 16 999, 30 620, 31 855.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé là : 76 253 , 65 372 , 56 372 , 56 327.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- ĐẠO ĐỨC

TIẾT 28: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

2. Kĩ năng:

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học

* QTE : Quyền được sử dụng nước sạch. Quyền được tham gia bảo vệ nguồn nước.( Củng cố)

* BVMT: Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường sạch đẹp.

( HĐ 2)

* GD SDNL tiết kiệm& hiệu quả: ( HĐ 2)

- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghhĩa quyết định sự sống còn của loài ngưồiní riêng và trái đất nói chung.

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không đúng mục đích,...)

(10)

*GD TNMTBĐ: ( HĐ 1)

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( HĐ 1, 2, 3)

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án. Bảng phụ, giấy A3, bút lông. Phiếu bài tập.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 3 phút ) - Kiểm tra sự chuẩn bị HS - Nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động1: Nước sạch rất cần thiết với sức khoẻ và đời sống con người.

- Y/c thảo luận nhóm về các bức tranh có trong SGK trang 42, trả lời câu hỏi.

- Tranh, ảnh vẽ cảnh ở đâu? ( miền núi, miền biển hay đồng bằng)

- Trong mỗi tranh em thấy con người dung nước để làm gì?

- Theo em, nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trả lời

* KL: Nước được sử dụng ở mọi nơi dùng để ăn uống, để sản xuất. Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người.

- Làm theo hướng dẫn của GV.

- Nghe giới thiệu.

- Thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nghe KL, ghi nhận.

(11)

* Theo con những người dân vùng biển đảo họ dùng nguồn nước nào?

Hoạt động 2:Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc.

a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.

b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.

c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.

d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại.

đ) Không vứt rác trên sông , biển, hồ.

- Con cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm. Nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Vì sao?

- Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh

- HS trả lời

*Kết luận:

a) Không nên tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.Vi2 sẽ làm bẩn đến nước giếng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước..

c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riênglà việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng, ruộng và nước không bị nhiễm độc.

d)Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.

đ) Không vứt rác trên sông , biển, hồ là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

- Từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi a) Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu , thừa hay đủ dùng?

b) Nước sinh hoạt nơi em sống là sạch hay bị ô nhiễm?

c) Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào?( Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?)

- Từng cặp trao đổi với nhau

- Một số HS lên trình bày trước lớp.Những HS khác hỏi và bổ sung thêm.

* Kết luận: Khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sốngvà đề nghị lớp noi theo.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở gia đình em sử dụng nguồn nước gì?

- VN học bài và chuẩn bị bài để tiếp tục học tiết 2.

- Nhận xét tiết học.

- Một số HS trả lời

_______________________________________

(12)

Ngày soạn: 03 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 06 tháng 4 năm 2021 TOÁN Tiết 137:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.

*Giảm tải: Bài tập 4 không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời.

2. Kĩ năng:

Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm).

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên:Bảng phụ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có 5 chữ số, các phép tính với số có bốn chữ số.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. HD học sinh làm bài tập (31’) Bài 1:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên hỏi :

+ Trong dãy số này, số nào đứng sau 99600?

+ 99600 cộng thêm mấy thì bằng 99601?

- Vậy bắt đầu từ số thứ 2, mỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay trước cộng

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

89 156 < 98 516 67 628 < 67 728 69 731 > 69 713 89 999 < 90.000 79 650 = 79 650 78 659 > 76 860 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số vào ô trống.

- Học sinh trả lời : Số 99 601.

- 99600 + 1 = 99 601 - Học sinh lắng nghe.

(13)

thêm 1 đơn vị.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 3 học sinh lên bảng làm.

+ Các số trong dãy số thứ hai là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy số thứ ba là những số như thế nào?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở.

- Trước khi điền dấu so sánh chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở ô ly.

- 99 600, 99 601, 99 602, 99 603, 99604.

- 18 200, 18 300, 18 400, 18 500, 18 600

- 89 000, 90 000, 91 000, 92 000, 93 000

- Là những số tròn trăm.

- Là những số tròn nghìn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải điền dấu >, <, =.

- 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

a) 8357 = 8357 36 478 < 36 488 89 429 > 89 420 8398 < 10 010 b) 3000 + 2 < 3200 6500 + 200 > 6621 8700 – 700 = 8000 9000 + 900 < 10000

- Học sinh trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả của các về có dấu tính, sau đó so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh và điền dấu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta phải tính nhẩm.

(14)

- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bài 4: Lưu ý: Chỉ yêu cầu học sinh trả lời, không yêu cầu học sinh viết số.

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu số vừa tìm được .

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 5:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính rồi tính.

- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài.

2 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên gọi học sinh nêu cách thực hiện của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Học sinh tự làm bài.

- 2 học sinh lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét.

a) 8000 – 3000 = 5000 6000 + 3000= 9000 7000 + 500 = 7500 9000 + 900 + 90 = 9990 b) 3000 x 2= 6000

7600 – 300 = 7300 200 + 8000 : 2 = 4200 300 + 4000 x 2 = 83000 - Học sinh nhận xét

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh suy nghĩ và nêu số vừa tìm được.

a) số 99 999 b) số 10.000 - Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập này yêu cầu chúng ta phảiđặt tính rồi tính.

- Học sinh nêu theo yêu cầu.

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) 3524 + 2473 = 5997 8326 – 4916 = 3410 b) 8460 : 6 = 1410 1326 x 3 = 3978

- Học sinh nêu cách thực hiện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

(15)

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và huẩn bị bài sau: Luyện tập.

---    --- CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 55:

Cuộc chạy đua trong rừng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng :

Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên:Sách giáo khoa.

- Học sinh: Vở chính tả, bảng con, bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau:

mênh mông, bến bờ, rên rỉ, mệnh lệnh, quả dâu, giày dép.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng và làm bài tập chính tả phân biệt l/n và dấu hỏi / dấu ngã.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hướng dẫn học sinh nghe viết (22’)a) a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.

- Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần . - Giáo viên gọi học sinh đọc lại.

- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.

- Giáo viên hỏi :

+ Đoạn văn trên có mấy câu ?

+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa?

Vì sao ?

- 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

-Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại.

- Học sinh trả lời.

- Đoạn văn trên có 3 câu.

- Những chữ đầu câu: Vốn, Khi và tên riêng của Ngựa Con.

(16)

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả .

- Giáo viê yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được và viết vào bảng con, 2 học sinh lên viết bảng lớp.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

b) Giáo viên đọc, học sinh viết chính tả:

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi c) Nhận xét, chữa bài

- Giáo viên thu vở và nhận xét bài viết của học sinh.

3. Hướng dẫn hs làm bài tập (9’) Bài tập 2b:

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên treo bảng phụ.

- Gv yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gv gọi hai học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại đoạn văn.

C. Củng cố, dặn dò(3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh tìm từ khó trong bài theo yêu cầu.

- Học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được, 2 học sinh lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con:

Chuẩn bị, khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và viết bài vào vở.

- Học sinh soát lỗi.

- Học sinh nộp vở và lắng nghe giáo viên nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Học sinh theo dõi.

- Hs làm bài vào vở theo yêu cầu.

- 2 học sinh lên bảng làm.

tuổi – nở – đỏ – thẳng – vẻ – của – dũng – sĩ .

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Một số học sinh đọc.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

TẬP ĐỌC Tiết 56:

Cùng vui chơi

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui.

Trò chơi giúp các em tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn.

2. Kĩ năng :

(17)

Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; học thuộc lòng cả bài thơ.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên:Bảng phụ, tranh minh hoạ, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài “Cuộc chạy đua trong rừng” và trả lời câu hỏi - Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?

- Gv gọi hs nêu nội dung bài học.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài (1’)

Thể thao không những đem lại sức khỏe mà còn đem lại niềm vui , tình thân ái cho con người. Bài thơ Cùng vui chơi sẽ cho ta thấy điều đó.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc (10’) a. Giáo viên đọc bài thơ.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc. Chúng ta đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, tưởng chừng như em nhỏ đá cầu vừa chăm chú nhìn theo quả cầu, vừa hồn nhiên đọc bài thơ. Nhấn giọng ở các từ ngữ:

đẹp lắm, xanh xanh, tinh mắt, dẻo chân, học càng vui.

b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1.

- Giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi:

- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.

- Học sinh nêu nội dung bài.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh lắng nghe đọc mẫu.

- Hs đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1.

(18)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 2.

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp lần 1.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2.

- Giáo viên gọi học sinh đọc chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên cho học sinhquan sát quả cầu giấy.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với một số từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Giáo vien gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài (10’) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi :

- Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ? - Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào ?

- Học sinh luyện đọc các từ khó: Đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống, xanh, xanh, vòng quanh quanh.

- Học sinh đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 2.

- 4 hs đọc nối tiếp 4 khổ thơ lần 1.

- Học sinh đọc câu dài.

Ngày đẹp lắm / bạn ơi Nắng vàng trải khắp nơi / Chim ca trong bóng lá / Ra sân / ta cùng chơi. //

Quả cầu giấy xanh xanh / Qua chân tôi, chân anh //

Bay lên / rồi lộn xuống / Đi từng vòng quanh quanh. //

- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2.

- Học sinh đọc phần chú giải sách giáo khoa.

- Học sinh quan sát quả cầu giấy.

- Học sinh đặt câu theo yêu cầu.

- Học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi .

- Bài thơ tả trò chơi đá cầu trong giờ ra chơi của các bạn học sinh.

- Trò chơi của các bạn rất vui mắt, quả cầu giấy màu xanh bay lên rồi lộn xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Học sinh vừa chơi cầu vừa cười, vừa hát.

- Các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh , đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu

(19)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi :

Em hiểu “ Chơi vui học càng vui ” là thế nào ?

- Giáo viên kết luận: Các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui.

Trò chơi giúp các em tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học

4) Học thuộc lòng bài thơ(9’) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài thơ.

- Gv hd hs học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ như cách đã hướng dẫn ở các giờ học thuộc lòng trước.

- Gv t/c cho hs thi đọc thuộc lòng bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau.

luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất.

- Học sinh đọc thầm khổ thơ và trả lời câu hỏi.

- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại nội dung bài.

- Học sinh đọc cá nhân theo yêu cầu.

- Học sinh học thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    ---

TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 55: THÚ ( tiếp theo) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ích lợi của thú đối với con người.

2. Kĩ năng:

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài thú

* BVMT: Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật.( Củng cố)

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( HĐ 1, 2) - Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị; xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loaì thú rừng.

(20)

- Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: tranh ảnh về các loại thú rừng, bảng học nhóm 2. Học sinh: SGK

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC: ( 5 phút )

? Nêu đặc điểm giống nhau của một số loài thú nuôi?

? Ích lợi của thú nuôi?

- Nhận xét, ghi nhận 2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát các hình các loài thú rừng trong SGK và tranh các loài thú rừng sưu tầm được:

? Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết, chỉ và gọi tên các bộ phận cơ thể một số con vật?

? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng?

? Nêu đặc điểm chính của thú rừng?

- Gọi đại diện một vài nhóm lên trả lời.

? Nêu đặc điểm giống và khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi?

Bước 2 : Làm việc cả lớp - GV nhận xét

* Kết luận:

Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng.

- Y/c HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập.

? Em hãy nối các sản phẩm của thú rừng với lợi ích tương ứng.

1. Da hổ báo, hươu nai.

a. Cung cấp dược liệu quý.

2. Mật gấu b. Nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ trang trí 3. Sừng tê giác,

- 2 HS lên bảng trả lời - Đẻ con, có 4 chân, có lông.

- Lấy thịt, lấy sữa, lấy da và lông…

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát và trả lời

- Đại diện vài nhóm lên chỉ và trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Điểm khác nhau giữa thú nuôi và thú rừng: Thú nuôi được con người nuôi.

Thú rừng sống tự do trong rừng

- HS nhận phiếu bài tập, thảo luận và trả lời.

- Đại diện các nhóm trình bày - 2,3 HS nêu

- Lắng nghe và nhắc lại.

(21)

hươu nai 4. Ngà voi 5. Nhung hươu

- Y/c các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả.

? Nêu ích lợi của thú rừng?

* KL: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ. Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp.

Hoạt động 3: Làm việc cá nhân

*Cách tiến hành:

-Bước 1:

GV yêu cầu HS lấy giấy và bút màu vẽ một con thú rừng mà các em yêu thích -Bước 2: Trình bày

+ GV yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.

+ GV nhận xét

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Đê thú rừng không bị tuyệt chủng con người cần làm gỉ?

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Mặt Trời

- Nhận xét tiết học

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh.

- Đại diện các nhóm thi “diễn thuyết”

về đề tài : “Bảo vệ thú rừng trong tự nhiên”.

- HS liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắt thú rừng ở địa phương và kế hoạch hành động góp phần bảo vệ các loài thú rừng.

- HS vẽ

- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá các bức tranh.

- HS trả lời

______________________________________________________

Ngày soạn: 04 tháng 4 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 06 tháng 4 năm 2021 TOÁN Tiết 138:

Luyện Tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong pv 100 000.

(22)

2. Kĩ năng:

Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi học sinh làm bài tập 3 của tiết trước.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

- Bài học này sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có 5 chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có liên quan rút về đơn vị, luyện ghép hình.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hd học sinh làm bài tập (31’) Bài 1:

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu của bài ? - Bài tập này y/c chúng ta phải làm gì ? - Gv yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) 8000 – 3000 = 5000 6000 + 3000= 9000 7000 + 500 = 7500 9000 + 900 + 90 = 9990 b) 3000 x 2= 6000

7600 – 300 = 7300 200 + 8000 : 2 = 4200 300 + 4000 x 2 = 83000 - Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- Học sinh làm bài vào vở.

- 3 học sinh lên bảng làm bài , lớp theo dõi nhận xét.

a) 3897; 3898; 3899 ; 3900; 3901;

3902.

b) 24 686 ; 24 687 ; 24 688 ; 24 689;

24690, 24691.

c)99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999; 100000.

- Học sinh nhận xét.

(23)

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 4 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên yêu cầu học nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học ?

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vàovở.

- Giáo viên tóm tắt cho học sinh.

Tóm tắt

3 ngày: 315 m 8 ngày:….m?

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe và chữa bài.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Tìm x.

- 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

a) x + 1536 = 6924 x = 6924-1536 x = 5388 b) x – 636 = 5618 x = 5618+636 x = 6254 c) x x 2 = 2826 x = 2826:2 x = 1413 d) x : 3 = 1628 x = 1628 x 3 x = 4884

- 4 học sinh lần lượt nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc đề bài toán.

- Bài toán cho biết có một đội thủy lợi đào được 315m mương trong 3 ngày, biết số m mương trong mỗi ngày là như nhau.

- Bài toán hỏi trong 8 ngày, đội đó đào được bao nhiêu m mương.

- Là bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

Bài giải

Số mét mương đội thủy lợi đào được trong 1 ngày là :

315:3=105 (m)

Số mét mương đội thủy lợi đào được trong 8 ngày là :

(24)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 4

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Gv y/c hs quan sát và tự xếp hình.

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ hình, lớp làm bài vào vở.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài:

Diện tích của một hình.

105 x 8 = 840 (m) Đáp số: 840m - Học sinh nhận xét

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh quan sát và tự xếp hình.

- Học sinh lên bảng vẽ hình, lớp làm bài vào vở.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 28:

Nhân hóa: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ? Dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa trong Bài tập 1.

2. Kĩ năng:

Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì ? ở Bài tập 2. Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm thn vào ô trống trong câu trong Bài tập 3.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên:Bảng phụ, bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2, sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 tiết 2 tuần 27.

- Học sinh lên bảng làm.

a) Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi.

Sợi nắng: gầy, run run, ngã.

b) Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi.

(25)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

Trong giờ học luyện từ và câu tuần này, chúng ta tiếp tục học về nhân hóa, sau đó ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Cách sử dụng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

- Giáo viên ghi tên bài lên bảng.

2. Hd học sinh làm bài tập (31’) Bài tập 1:

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn thơ.

- Giáo viên hỏi:

+ Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì?

+ Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì?

- Giáo viên kết luận: Để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tự xưng của người như tôi, tớ, mình, … là một cách nhân hóa. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè.

Bài tập 2:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại các câu văn trong bài tập.

- Gv yc hs suy nghĩ và tự làm bài.

- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.

c) Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe giới thiệu.

- Học sinh ghi tên bài vào vở.

- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.

- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.

- Học sinh trả lời.

- Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thâm mật là tớ khi nói về mình.

- Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.

- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi.

- Hs suy nghĩ và tự làm bài vào vở.

- 3 học sinh lên bảng gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?”;

a) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

(26)

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3:

- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp đổi vở để kiểm tra bài của bạn bên cạnh.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập yêu cầu đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào vị trí thích hợp trong câu.

- Cả lớp làm bài vài vở bài tập.

- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Học sinh đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

---    --- Buổi chiều:

HĐNGLL

(Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống) Bài 8:

Giản dị, hòa mình với nhân dân

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Cảm nhận được những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh sống giản dị, hòa mình với quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước.

2. Kĩ năng

Học sinh biết và thấy được sự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.

3. Thái độ

Học sinh có ý thức tự rèn luyện lối sống tốt theo gương Bác Hồ: giản dị, hòa đồng.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3, bảng phụ .

(27)

- Học sinh:Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gv gọi học sinh đọc lại bài Tấm lòng của Bác và trả lời câu hỏi sau:

- Bác đã dặn dò anh hùng quân đội Hồ Thị Bi như thế nào trong những ngày các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc ? Câu nói đó thể hiện tình cảm của bác như thế nào với các anh hùng chiến sĩ ?

- Cảm xúc của các chiến sĩ miền Nam như thế nào khi nhận được tình cảm yêu thương của Bác ?

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới 1. GTB

2. Đọc hiểu bài Giản dị, hòa mình với nhân dân. (10’)

- Gv gọi học sinh đọc mục tiêu của bài.

- Gv gọi học sinh nhắc lại mục tiêu.

* Hoạt động cá nhân.

- Giáo viên kể lại câu chuyện “Giản dị, hòa mình với nhân dân ” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 29)

- Gv gọi học sinh đọc lại câu chuyện.

- Gv gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và làm bài vào vở.

- Giáo viên hỏi:

1) Nhà báo người Mỹ nhận xét Bác Hồ là người như thế nào?

a) Là nhân vật của thời đại.

b) Là nhân vật kì lạ của thời đại.

c) Là nhân vật nổi tiếng của thời đại.

2) Phẩm chất tốt đẹp nào của Bác được xem là “ giá trị vĩnh cửu” của người Việt Nam?

a)Địa vị càng cao, Bác càng sống giản dị, trong sạch.

b) Bác từ chối sự sùng bái cá nhân.

- Hs đọc lại bài và trả lời câu hỏi.

- Bác đã dặn dò anh hùng quân đội Hồ Thị Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô chú ấy ốm.

Bác là người quan tâm chu đáo đến những người xung quanh mình.

- Các chiến sĩ Miền Nam cảm động đến rơi nước mắt vì tình cảm của Bác dành cho các chiến sĩ, cảm động trước sự quan tâm chu đáo của Bác.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc mục tiêu bài.

- Hs nhắc lại mục tiêu trước lớp.

- Học sinh lắng nghe giáo viên kể.

- Học sinh đọc lại câu chuyện.

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh đọc thầm toàn bài và làm bài vào vở.

- Học sinh trả lời.

b) Là nhân vật kì lạ của thời đại.

c) Bác kính gì, yêu trẻ, ghét tiền của.

(28)

c) Bác kính gì, yêu trẻ, ghét tiền của.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động nhóm

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm câu 3.

- Các em hãy tìm 2 từ thể hiện được vẻ đẹp của bác qua câu chuyện.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Thực hành- ứng dụng ( 10’) 1) Em hãy nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong ăn mặc, trong nói năng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả bài làm của mình.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

2) Em hãy nêu biểu hiện của lối sống hòa đồng trong quan hệ với bạn bè, trong quan hệ với hàng xóm, xóm phố.

- Gv yêu cầu hs tự làm bài vào vở.

- Gv gọi học sinh báo cáo kết quả.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động nhóm (9’)

- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm câu hỏi sau:

-Vì sao không nên sống tách mình khỏi tập thể?

- Giáo viên gọi đại diện nhóm báo cáo,

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh thảo luận nhóm theo yêu cầu.

- Đại diện nhóm trả lời : Lịch sự, khiêm tốn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài vào vở.

- Học sinh đọc bài làm của mình.

a) Trong ăn mặc: Luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất.

b) Trong nói năng : hòa nhã, không màng địa vị, lịch sự, khiêm tốn.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh tự làm bài theo yêu cầu.

- Học sinh báo cáo kết quả.

a) Trong quan hệ bạn bè: Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, đoàn khan, hòa nhã với bạn bè.

b) Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, xóm phố: đoàn kết, giúp đỡ hàng xóm, không gây gổ đánh nhau với hàng xóm, giúp đỡ khi hàng xóm có công việc.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh chia làm 4 nhóm, thảo luận nhóm theo yêu cầu.

-Đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự kiện: Khi thực hiện trò chơi hoặc thí nghiệm, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của trò chơi, thí nghiệm đóA.

Thái độ: Qua bài học giúp học sinh tự giác tập luyện hơn và trò chơi giáo dục học sinh có ý thức hơn trong mỗi giờ thể

Thái độ: Qua bài học giúp học sinh học thuộc hơn các động tác của bài thể dục, giúp học sinh tập các động tác đúng hơn, đẹp hơn, trò chơi giúp học sinh rèn

3. Thái độ: Qua bài học giúp học sinh học thuộc hơn các động tác của bài thể dục, giúp học sinh tập các động tác đúng hơn, đẹp hơn, trò chơi giúp học sinh

Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn.(trả lời được các CH trong SGK, thuộc cả bài

Thái độ: Qua bài học giúp học sinh tự giác tập luyện hơn, trò chơi giáo dục học sinh có ý thức hơn trong mỗi giờ thể

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đá thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân Đừng để rơi xuống đất2. Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khỏe người Tiếng cười xen tiếng hát