• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 08/01/2022

Ngày giảng: Tiết 1: 14/01/2022; Tiết 2:

21/01/2022

CHỦ ĐỀ 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 10: SƠ ĐỒ TƯ DUY

Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức 1. Kiến thức:

- Biết Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm

- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin

- Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm 2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đề xuất ý kiến của bản thân, lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; biết nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của bản thân, của từng thành viên trong nhóm, của nhóm mình và nhóm bạn

- Năng lực tự chủ & tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp; nhận ra và điều chỉnh được những sai sót của bản thân khi được Gv, bạn bè góp ý

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống học tập, đưa ra được cách giải quyết phù hợp

2.2. Năng lực Tin học:

- Nla: Tạo được sơ đồ tư duy bằng phần mềm

- NLd: Sử dụng phối hợp các thiết bị công cụ và tài nguyên số hóa phục vụ học tập và đời sống.

3. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân và nhóm.

- Chăm chỉ: Tích cực và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của bản thân và nhóm.

(2)

- Trung thực: Trung thực trong việc báo cáo, đánh giá các kết quả học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên Máy chiếu, máy tính, video hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.

2. Học sinh Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm. Học bài cũ.

Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (khởi động) (4’) 1.1. Ổn định lớp (1’)

1.2. Khởi động (3’)

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;

b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

? Theo em sổ lưu niệm sẽ gồm những thông tin gì

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.

- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS  chốt lại kiến thức.

Một số gợi ý về nội dung của cuốn sổ lưu niệm:

+ Danh sách lớp và GV; Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè;

Những thành tích của lớp trong các cuộc thi; Một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp…..

- GV dẫn vào bài mới

- HS định hình nhiệm vụ học tập.

Trả lời được câu hỏi.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1. Sơ đồ tư duy (12’) (Tiết 1)

a. Mục tiêu: Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.

(3)

b. Nội dung: Hai cách trình bày thông tin (Văn bản: Hình 5.1; Sơ đồ tư duy: Hình 5.2).

c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 5.1 và hình 5.2 trong SGK/42,43.

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và cho biết sơ đồ tư duy là gì? Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy. Thời gian là 10 phút.

- HS nhận nhóm và nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.

- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Đại diện của nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS  chốt lại kiến thức.

- HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.

1. Sơ đồ tư duy

- Là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường lối.

- Sơ đồ tư duy vận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.

Nội dung 2: Cách tạo sơ đồ tư duy (16’) (Tiết 1) a. Mục tiêu: Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản.

b. Nội dung: Cách tạo sơ đồ tư duy đơn giản.

c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 5.3/SGk trang 44 thảo luận nhóm bàn về nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp, sau đó tạo sơ đồ tư duy trên giấy để ghi lại kết quả thảo luận. Hạn chế của việc vẽ sơ đồ tư duy thủ công trên giấy?

- Hạn chế: Dễ bị bẩn, nhàu; Có thể bị vẽ sai và thay đổi giấy nhiều lần; Sơ đồ sẽ khó nhìn hơn, không thể đưa vào các bản trình chiếu.

2. Cách tạo sơ đồ tư duy

- Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình bao quanh chủ đề chính.

- Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.

(4)

? Nêu các bước thực hiện tạo tư duy - HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.

- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét phần trình bày HS  chốt lại kiến thức.

- HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

- Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khóa hoặc hình ảnh.

- Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.

Nội dung 3: Dẫn dắt vào tiết học tiếp theo (5’) (Tiết 2) a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào tiết học mới;

b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS trả lời 1 số câu hỏi khắc sâu kiến thức tiết học trước

- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.

- HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS  chốt lại kiến thức.

- GV vào bài mới

- HS định hình nhiệm vụ học tập.

Trả lời được câu hỏi.

Nội dung 4: Thực hành: Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính (30’) (Tiết 2) a. Mục tiêu: Biết sử dụng phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy

b. Nội dung:

(5)

Nhiệm vụ 1: Kể tên ít nhất 5 phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trong đó phải kể tên được ít nhất hai phần mềm miễn phí

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu các tài liệu, video hướng dẫn sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy để vẽ được sơ đồ tư duy từ phiếu học tập số 1.2 bằng phần mềm đã nghiên cứu được

Nhiệm vụ 3: Các nhóm triển lãm sản phẩm

c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

Sử dụng phần mềm MindMaple để thực Nhiệm vụ 1 + 2 + 3

Gv: Chia lớp thành các nhóm, giao phiếu học tập số 5, đưa ra câu hỏi , hướng dẫn để các nhóm thực hiện và trả lời

Hs:

- Tự nghiên cứu Sgk, đúc kết từ phiếu học tập số 1.2, cách thực hiện tạo một sơ đồ tư duy

- Các nhóm chuyển kết quả cho nhau để chấm chéo (dựa trên đáp án mà giáo viên đưa ra)

Gv:

- Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm dựa trên kết quả chấm bài

- Nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của các nhóm

- Dẫn dắt đến cách tạo sơ đồ tư duy Nhiệm vụ 2:

Gv: Đưa ra câu hỏi, yêu cầu các nhóm chọn phương án trả lời vào phiếu học tập số 4 Hs: Các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm lên điền kết quả vào phiếu học tập số 4 Gv: Đánh giá kết quả làm việc của các

3. Thực hành: Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính

Nhóm thực hiện:…………..

Nhóm chấm:………

Nhiệm vụ Điểm tối đa

Điểm chấm Kể tên ít nhất 5

phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trong đó phải kể tên được ít nhất hai phần mềm miễn phí

10

Vẽ sơ đồ tư duy ở phiếu học tập số 1.2 bằng phần mềm

-Đẹp, sáng tạo -Đầy đủ nội dung -Logic

10 10 10 Tổng điểm

(6)

nhóm dựa trên kết quả chấm bài

- Nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của các nhóm

Gv: Qua phiếu học tập số 4 Gv nêu một số nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy trên giấy. Dẫn dắt phần mềm vẽ sơ đồ tư duy sẽ

giải quyết được những nhược điểm trên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, quan sát kĩ các bước thực hiện của GV. Tự nghiên cứu Sgk, đúc kết từ phiếu học tập số 1.2, cách thực hiện tạo một sơ đồ tư duy

- Các nhóm chuyển kết quả cho nhau để chấm chéo (dựa trên đáp án mà giáo viên đưa ra)

- GV giảng giải kĩ hơn cho HS ở những nội dung nắm rõ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đứng dậy trình bày lại quy trình để tạo ra một sơ đồ tư duy

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

* Các bước thực hiện:

- Khởi động phần mềm - Tạo sơ đồ tư duy - Tạo các chủ đề nhánh - Ghi lại kết quả

3. Hoạt động 3: Luyện tập (16’)

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái quát về sơ đồ tư duy.

b. Nội dung: Khái quát về sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra

PHỤ LỤC 1. ĐỀ KIỂM TRA Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Sơ đồ tư duy là:

A. Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy B. Một phương pháp chuyển tải thông tin

(7)

C. Một cách ghi chép sáng tạo D. Một công cụ soạn thảo văn bản

Câu 2:Trong những nhận xét sau đây về việc dùng phần mềm sơ đồ tư duy, theo em đâu là hạn chế

A. Nhanh hơn vẽ tay

B. Phải có máy tính để sử dụng

C. Có thể chỉnh sửa mà không để lại dấu vết

D. Có thể in ra nhiều bản trên giấy và dùng máy chiếu lên cho nhiều người xem E. Dễ sử dụng, có thể tự học, tự khám phá.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1: Luyện tập về vai trò và cách tạo sơ đồ tư duy (Tiết 1)

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV phát phiếu kiểm tra cho từng HS (Thời gian là 4 phút) Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm bài kiểm tra.

- Kết thúc kiểm tra Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.

- GV chiếu kết quả  HS kiểm tra lại đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.

Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS, tuyên dương các HS có kết quả tốt nhất.

- HS nghe và ghi nhớ.

Hoàn thành bài kiểm tra

4. Hoạt động 4: Vận dụng (10’)

a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Khái quát về sơ đồ tư duy c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1: Luyện tập về vai trò và cách tạo sơ đồ tư duy (Tiết 1)

Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS về nhà dùng sơ đồ tư duy (vẽ trên giấy hoặc tạo phần mềm) trình bày tóm tắt nội dung Bài 9. An toàn

Bản ghi trên giấy A4.

(8)

thông tin trên Internet. Giờ sau nộp lại cho GV.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS, tuyên dương các HS có kết quả tốt nhất.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

---&---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

- Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc do thấp khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm...

- GV chia lớp thành 3 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu với các nội dung như sau:..  Các tính