• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 17/10/2020 Tiết 7 BÀI 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu được vai trò của giống cây trồng.

- Nắm được một số tiêu chí của giống cây trồng tốt.

- Biết được các phương pháp chọn, tạo giống cây trồng.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Có ý thức quý trọng, bảo vệ các giống cây trồng quý hiếm trong sản xuất.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, phương pháp sử dụng và bón phân đúng kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hình 11,12,13,14 SGK phóng to.

- Chuẩn bị phiếu học tập cho Học sinh.

2. Học sinh:

- Xem trước bài 10.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.

2. Kĩ thuật: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: ( 1phút)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

(2)

-Thế nào là bón lót, bón thúc?

-Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động ( 3 phút)

- GV: Ở gia đình em thường chọn giống như thế nào để trồng trọt?

- HS: Trả lời và nhận xét

- HS: Nhận xét, đặt vấn đề: Phân bón có vai trò quan trọng đối với năng xuất và chất lượng nông sản. Tuy nhiên giống cây trồng cũng đóng vai trò không hề nhỏ. Chính vì thế ông bà xưa có câu:

“ Cố công không bằng giống tốt” Hay tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Cho ta thấy trong trồng trọt để đạt hiệu quả không chỉ đất trồng và phân bón mà giống đóng vai trò rất quan trọng. Như vậy giống có vai trò như thế nào và làm thế nào để tạo ra giống tốt. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 10: “ Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Vai trò của giống cây trồng. ( 10 phút ) - Mục tiêu: Biết được vai trò của giống cây trồng.

- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi…

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Giáo viên treo tranh và hỏi:

+ Giống cây trồng có vai trò gì trong sản xuất trồng trọt?

Nhìn vào hình 11a hãy cho biết thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì?

+ Hình 11b sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đối với các vụ gieo trồng trong năm?

+ Nhìn hình 11c sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh hưởng

Học sinh quan sát vàtrả lời:

 Giống cây trồng có vai trò:

+ Tăng năng suất.

+ Tăng vụ.

+ Thay đổi cơ cấu cây trồng.

 Giống cây trồng là yếu tố quyết định đối với năng suất cây trồng.

 Có tác dụng tăng các vụ gieo trồng trong năm.

I. Vai trò của giống cây trồng:

Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.

(3)

như thế nào đến cơ cấu cây

trồng?  Làm thay đổi cớ cấu

cây trồng trong năm.

.

* Hoạt động 2: Tiêu chí của giống cây trồng. ( 8’) - Mục tiêu: Nắm được những tiêu chí để chọn giống tốt.

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu học sinh chia nhóm,

thảo luận 5 tiêu chí để chọn ra những giống cây trồng tốt.

Giáo viên hỏi:

+ Tại sao tiêu chí 2 không phải là tiêu chí của giống cây trồng tốt?

Giáo viên giảng giải từng tiêu chí và hỏi:

+ Tại sao người ta lại chọn tiêu chí là giống chống chịu sâu bệnh?

Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.

 Đó là tiêu chí : 1,3,4,5.

Học sinh trả lời:

 Giống có năng suất cao chưa hẳn là giống tốt mà giống có năng suất cao và ổn định mới là giống tốt.

 Nếu giống không chống chịu được sâu bệnh thì sẽ ra sao?

II. Tiêu chí của giống cây trồng tốt:

Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

Có chất lượng tốt.

Có năng suất cao và ổn định.

Chống chịu được sâu bệnh.

* Hoạt động 3: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng. ( 10 phút ) - Mục tiêu: HS nêu được các đặc điểm của các phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

- Phương pháp: Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Yêu cầu học sinh quan sát

hình 12,13,14 và kết hợp đọc

Học sinh quan sát và thảo luận nhóm.

III. Phương pháp chọn lọc giống cây

(4)

thông tin, thảo luận nhóm về 4 phương pháp đó và trả lời theo câu hỏi:

+ Thế nào là phương pháp chọn lọc?

Giáo viên nhận xét, ghi bảng.

Yêu cầu học sinh quan sát hình 13 và cho biết:

+ Cây dùng làm bố có chứa gì?

+ Cây dùng làm mẹ có chứa gì?

+ Thế nào là phương pháp lai?

Giáo viên giải thích hình và ghi bảng.

Yêu cầu 1 học sinh đọc to và hỏi:

+ Thế nào là phương pháp gây đột biến?

Giáo viên giảng thích rõ thêm, ghi bảng.

Yêu cầu nhóm cũ thảo luận và cho biết:

+ Thế nào là phương pháp nuôi cấy mô?

Giáo viên giải thích , bổ sung, ghi bảng.

+ Theo em trong 4 phương pháp trên thì phương pháp nào được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay?

Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

 Từ nguồn giống khởi đầu (1) chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt. Gieo hạt của các cây được chọn (2) và so sánh với giống khởi đầu (1) và giống địa phương (3). Nếu tốt hơn thì cho sản xuất đại trà.

Học sinh lắng nghe, ghi bài.

Học sinh quan sát và trả lời:

 Có chứa hạt phấn.

 Có chứa nhuỵ.

 Lấy phân hoa cuả cây dùng làm bố thụ phân cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai. Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.

Học sinh lắng nghe và ghi bảng.

Học sinh đọc to và trả lời:

 Sử dụng tác nhân vật lí (tia) hoặc hoá học để xử lí các bộ phân của cây (hạt, mầm,nụ hoa, hạt phấn…) gây ra đột biến.

trồng:

1. Phương pháp chọn lọc:

Từ nguồn giống khởi đầu (1) chọn các cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt.

Gieo hạt của các cây được chọn (2) và so sánh với giống khởi đầu (1) và giống địa phương (3). Nếu tốt hơn thì cho sản xuất đại trà.

2. Phương pháp lai:

Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây mẹ gieo trồng ta được cây lai.

Chọn các cây lai có đặc tính tốt để làm giống.

3. Phương pháp gây đột biến:

Sử dụng tác nhân vật lí (tia) hoặc hóa học để xử lí các bộ phận của cây (hạt, mầm,nụ hoa, hạt phấn…) gây ra đột biến.

3.3: Hoạt động luyện tập ( 5 phút )

(5)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa hình thành. Vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế.

Câu 1: Hãy trình bày cách thực hiện các phương pháp chọn tạo giống cây trồng sau:

Phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Cách thực hiện 1. Phương pháp chọn lọc

2. Phương pháp lai tạo

3. Phương pháp gây đột biến Câu 2: Giống có vai trò:

A. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.

B. Tăng năng suất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. Thay đổi cơ cấu, cây trồng, chống được bệnh hại cây trồng.

D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản, cơ cấu cây trồng.

Câu 3: Tại sao phương pháp gây đột biến tạo ra nhiều đột phá nhưng rất nguy hiểm cho con người?

3.4: Hoạt động vận dụng ( 2 phút )

- Mục tiêu: củng cố kiến thức vừa thực hành. Vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

Câu 1: Gia đình em sử dụng phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào? Vì sao sử dụng phương pháp đó?

Câu 2: Ngoài các phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến. Em hãy trình bày thêm một phương pháp chọn tạo giống khác mà em biết?

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng ( 2 phút )

? Về nhà em hãy tìm hiểu thêm một số giông mới hiện nay để thấy vai trò của giống

? Tìm hiểu các phương pháp tạo giống mới hiện nay thường áp dụng cho trồng trọt.

4. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)

Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.

Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 11.

Tìm hiểu sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?

V RÚT KINH NGHIỆM:

(6)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiệm vụ của HS: tìm hiểu về sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị trước tác động của cuộc khai thác thuộc địa. Yêu cầu lịch sử và hoạt động

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng càng tăng.. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật

C1- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính

- Cần ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.. - Nhiệm

- Biết được các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong trồng trọt, luân canh, xen canh là những phương thức canh tác tiến bộ có tác dụng hạn chế được sâu, bệnh phá hại, tăng thêm độ phì nhiêu của đất, làm tăng

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác hại của sâu, bệnh đối với năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt (10 phút)3. - Mục tiêu: Biết được tác hại của sâu bệnh đối với

Ngày nay, con người đã sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, máy móc được áp dụng trong lao động sản xuất.. Quá trình lao động được thay thế và năng suất lao động