• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8.11.2019 Tiết 25 Ngày giảng: 16.11.2019

CHỦ ĐỀ: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

(T3: LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH)

1. Mục tiêu: 1.1. Về kiến thức

- Củng cố kiến thức tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất lương thực ở ĐBSH.

1.2. Về kỹ năng

- Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng thực và bình quân lương thực theo đâu người.

1.3. Về thái độ:

- Bước đầu giáo dục HS biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.

- GD ý thức thực hành nghiêm túc, ý thức tham gia hoạt động nhóm có hiệu quả 1.4 Về năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực bộ môn: tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Soạn bài, bảng phụ

- Thước kẻ, máy tính, bút chì , hộp mầu, vở thực hành . 3. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, thuyết trình, thực hành, đàm thoại gợi mở 4. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

4.1 Ổn định: 1’

4.2 Kiểm tra bài cũ : 5’

Câu hỏi kiểm tra

Đáp án - biểu điểm Đối

tượng 1.Trình bày tình

hình phát triển công nghiệp ở ĐBSH thời kì 1995- 2002?

2.Sản xuất lương thực ở ĐBSH có tầm

1 Khu vực công nghiệp tăng mạnh về cả giá trị và tỉ trọng trong cơ cấu GDP của vùng.(5đ)

1995 2002

26,6% 36,0%

18,3 nghìn tỉ đồng 52,2 nghìn tỉ đồng

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí (3đ)

- Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng (2đ)

2.-Vai trò : sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu dân số đông ( 3đ)

- Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiêt đới có mùa đông lạnh...

1. HS TB-K

2.HS K- G

(2)

quan trọng ntn?

ĐBSH có

những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để sản xuất lương thực?

( 4đ)

- Khó khăn: thiên tai. S đất cần cải tạo nhiều...

(3đ)

4.3 Bµi mới: 34’

- Đặt vấn đề: 1’GV cùng HS xác định yêu cầu bài thực hành:

+ Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.

+ Phân tích mối liên hệ dân số và việc sản xuất lương thực thực phẩm.

* Hoạt động 1: Bài tập 1

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS làm bài tập số 1

- Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, đàm thoại gợi mở - Thời gian: 17 p

- Cách thức tiến hành:

Hoạt động dạy học của GV, HS Nội dung bài học - GV lưu ý cho HS cách vẽ bài thực hành này

tương ứng với các biểu đồ:

+ Chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 ->

2000 (H 6.1 trang 20 - SGK)

+ Bài tập 2 (trang 38) bài 10: Thực hành + Bài tập 3 (trang 37 bài 9

=> Biểu đồ 3 đường trong cùng 1 hệ toạ độ - GV gọi 2 HS khá lên bảng vẽ, dưới lớp tất cả HS cùng vẽ

- HS vẽ xong - > nhận xét, bổ sung, GV chuẩn xác.

- GV gợi ý HS dựa vào lược đồ để nhận xét biến trình của của các đường dẫn đến tình hình sản xuất có cải thiện:

Bài tập 1: Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quan lương thực theo đầu người ở ĐBSH

- Nhận xét:

+ Tình hình sản xuất có cải thiện

+ Tổng sản lượng lương thực và bình quân lương thực/ người tăng nhanh hơn dân số.

* Hoạt động 2: Bài tập 2

- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2

- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm bàn.

- Thời gian: 16` p

(3)

- Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho toàn lớp thảo luận theo 3 nhóm để thống nhất lại nội dung báo cáo

- Ba nhóm thảo luận, lên trình bày kết quả - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung

Nhóm 1: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

Nhóm 2: Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.

Nhóm 3: Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.

- GV chuẩn xác kiến thức

Bài tập 2:

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

* Điều kiện thuận lợi: Đồng bằng sông Hồng là vùng có trình độ thâm canh cao biểu hiện:

- Đầu tư vào các khâu thuỷ lợi ;- Cơ khí hoá khâu làm đất

- Giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.

- Thuốc bảo vệ thực vật ; - Công nghiệp chế biến

* Điều kiện khó khăn: Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người hiện nay thấp nhất cả nước và ngày càng giảm.

b) Vai trò của vụ đông trong vịêc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.

- Nhờ có các cây giống ngô năng suất cao lại chịu hạn, chịu rét tốt nên ngô là cây được trồng nhiều vào vụ Đông. Vì thế diện tích đang mở rộng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn gia súc quan trọng.

- Cùng với ngô và khoai tây, vùng còn phát triển mạnh rau quả ôn đới và cận nhiệt.

=> Cơ cấu cây trồng trong vụ Đông trở nên đa dạng đem lại lợi ích kinh tế cao.

c)Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng. Tỉ lệ gia tăng dân số ở Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả.

Do đó, cùng với phát triển nông nghiệp bình quân lương thực đạt > 400kg/ người. Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lương thực.

4. 4- Củng cố: 2’

- Trình bày lại cách vẽ biểu đồ đường trên một trục toạ độ .

(4)

- Kiểm tra lại bài tập số 2.

4.5- Hướng dẫn học sinh về nhà- Chuẩn bị bài mới: 3’

- Làm xong bài thực hành.

- Làm bài tập ở vở bài tập Địa lí.

- Đọc bài " Vùng Bắc Trung bộ " trả lời các câu hỏi ở trong bài.

5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

Qua đó học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức và tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.. - Nhận biết: Động vật nguyên sinh,hẹ thần kinh giun

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát các đối tượng sinh học, phân loại, thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận.. - Năng lực thực hiện trong phòng

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim