• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các sinh vật khác &amp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các sinh vật khác &amp"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 MÔN SINH HỌC 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Môi trường là

A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật.

B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật.

C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.

D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm.

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng.

C. Các sinh vật khác & ánh sáng.

D. Con người & các sinh vật khác.

Câu 3: Tập hợp cá thể nào dưới đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp các cá thể giun đất, giun tròn, côn trùng, chuột chũi đang sống trên một cánh đồng.

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi đang sống chung trong một ao.

C. Tập hợp các cây có hoa cùng mọc trong một cánh rừng.

D. Tập hợp các cây ngô ( bắp) trên một cánh đồng.

Câu 4: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?

A. Tỉ lệ giới tính

B. Thành phần nhóm tuổi C. Mật độ

D. Đặc trưng kinh tế xã hội.

Câu 5: Quan hệ giữa dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng là

A. Quan hệ kí sinh.

B. Quan hệ hợp tác.

C. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.

D. Quan hệ cạnh tranh.

Câu 6: Ở người, nhóm tuổi lao động là những người có độ tuổi

A. 13 - 55 tuổi. B. 14 - 60 tuổi.

C. 15- 60 tuổi. D. 15- 64 tuổi

Câu 7: Loài nào sau đây không phải là sinh vật

Câu 11: Những đặc điểm có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác là

A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hóa.

B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế.

C. Pháp luật, kinh tế, văn hóa, giáo dục, hôn nhân.

D. Tử vong, văn hóa, giáo dục, sinh sản.

Câu 12: Bậc dinh dưỡng của sinh vật sản xuất là bậc dinh dưỡng cấp mấy?

A. Cấp 1 B. Cấp 2 C. Cấp 3 D. Cấp 4 Câu 13: Nhóm động vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A.Thằn lằn, lạc đà, ốc sên B.Ếch, lạc đà, giun đất C.Ốc sên, ếch, giun đất

D.Lạc đà, thằn lằn, kì nhông

Câu 14: Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

C. Nhóm sinh vật ở nước.

D. Nhóm sinh vật ở cạn.

Câu 15: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?

A.Cây xương rồng B.Cây phượng C.Cây me đất D.Cây dưa leo

Câu 16: Đặc điểm có ở quần thể ngừơi và quần thể sinh vật khác

A.Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh và tử B. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa C.Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh và tử D.Hôn nhân, giới tính, mật độ, văn hóa

Câu 17:Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần rễ cây họ đậu thuộc loại mối quan hệ gì?

A.Quan hệ cộng sinh B.Quan hệ hội sinh C.Quan hệ đối địch D.Quan hệ kí sinh

Câu 18:Giới hạn nhiệt độ cá rô phi Việt Nam 1

(2)

sản xuất?

A. Dây tơ hồng. B. Dương xỉ.

C. Rêu. D. Tảo.

Câu 8: Mầm khoai đặt trong bóng tối có màu A. Trắng B. Vàng

C. Xanh D. Tím

Câu 9: Giun đũa sống trong ruột người có mối quan hệ

A. Công sinh B. Ký sinh C. Hội sinh D. Nữa ký sinh.

Câu 10: Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm

A. Cỏ lạc đà. B. Cây rêu, dương xĩ.

C. Cây mía. D. Cây hướng dương.

A.Từ 5oc – 40oc B.Từ 5,2oc – 39oc C.Từ 5oc – 42oc D.Từ 5,6oc – 40oc

Câu 19: Ở quần thể người quy định nhóm tuổi trước sinh sản

A.Từ 15 đến 30 tuổi B.Từ sơ sinh đến 14 tuổi C.Từ 30 đến 64 tuổi D.Trên 65 tuổi

Câu 20: Độ đa dạng trong một quần xã sinh vật được biểu hiện bởi đặc điểm

A.Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

B.Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

C.sự chênh lệch tỉ lề đực, cái giữa các quần thể trong một quần xã.

D.Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

T

Ự LUẬN :

Câu 1: Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ.

- Số lượng cá thể của mỗi QT trong QX luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học ttrong QX.

- VD: Cây cối xanh tốt -> Sâu ăn lá tăng -> Chim ăn sâu tăng cao,chim ăn nhiều sâu -> Số lượng sâu giảm.

Câu 2: Môi trường là gì? Các nhân tố sinh thái của môi trường?

a) Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước.

+ Môi trường trên mặt đất – không khí.

+ Môi trường trong đất.

+ Môi trường sinh vật.

b) Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

- Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...

- Nhân tố hữu sinh:

Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,

Nhân tố con người: + Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép....

+ Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...

Câu 3: Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn ? 2

(3)

a) Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

b) - Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.

- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân huỷ.

Câu 4: Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật sau: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, gà rừng, dê, hổ ?

Câu 5: Thế nào là quần thể, quần xã sinh vật ? Cho ví dụ

a) Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

VD: QT hoa 10 giờ ở trường THCS&THPT Mỹ Phước

b) Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

VD : QX ao cá tự nhiên.

Câu 6: Hệ sinh thái là gì? ví dụ? một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm mấy thành phần? kể ra?

- Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). HST là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

VD : HST rừng nhiệt đới.

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:

+ Nhân tố vô sinh :đất đá, nước, thảm mục,…

+ Nhân tố hữu sinh:

. Sinh vật sản xuất là thực vật

. Sinh vật tiêu thụ gồm ĐV ăn TV, ĐV ăn thịt . Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

Câu7: Các mối quan hệ cùng loài, khác loài? Cho ví dụ

a)- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:

+ Hỗ trợ; sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt thức ăn  1 số tách khỏi nhóm.

b) Các mối quan hệ khác loài: Bảng 44 SGK trang 132.

Câu 8: QT người khác với QTSV khác ở những điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số?

a) Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...

- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

b) Tháp dân số cho biết đặc trưng dân số của mỗi nước ( nước có dân số trẻ, hay già,…).

-Hết-

3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối

Với quan điểm đó, Lênin cho rằng để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản, lật đổ chế độ tư bản, xây dựng chế độ xã hội mới (chế độ xã

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó

Ảnh hưởng của giá thể trồng chậu đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng nhập nội Bishop’s Castle Kết quả theo dõi một số giai

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản

Từ những hạn chế đó, nhằm mong muốn tăng khả năng linh hoạt của việc sử dụng thiết bị điện và giảm được số lượng của các modul phát RF, bài báo đã đưa ra giải pháp

Để đảm bảo hiệu quả phanh phù hợp với điều kiện chuyển động, trên xe được trang bị hai hệ thống phanh, hệ thống phanh cơ khí với các cơ cấu phanh kiểu ma sát và

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác.. Giới tính, pháp luật, kinh tế,