• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 16 Soạn ngày 17/12/2021 TÊN BÀI DẠY: TIẾT 28: LUYỆN TẬP

Môn học: Toán, lớp:

Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua tiết học này HS cần đạt:

1. Về kiến thức:

- HS phát biểu được trường hợp bằng nhau của hai tam giác góc - cạnh – góc, hệ quả áp dụng vào tam giác vuông.

- HS nhận biết được hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

- HS vận dụng được trường hợp bằng nhau của hai tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó chỉ ra hai góc tương ứng bằng nhau; các cạnh tương ứng bằng nhau.

2. Về Năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tâp; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể hiện qua việc:

+) HS nhận biết được hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

+) HS chứng minh 2 tam giác bằng nhau (g - c - g) từ đó suy ra các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp toán học thể hiện qua việc:

+) HS viết được GT, KL của bài toán, trình bày lời giải bài toán khoa học, hợp lí.

+) Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác.

+) Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng liên quan đến toán học.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán thể hiện qua việc:

+) Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, vẽ để vẽ hình theo các yêu cầu của bài toán phục vụ cho việc học Toán.

(2)

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào giải bài tập.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm với thành quả của cá nhân, khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Học sinh biết tôn trọng kết quả của bản thân, tôn trọng lẽ phải; thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc. Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, thước đo góc, ê ke, bảng phụ, compa.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, thước thẳng, thước đo góc, ê ke, compa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (10phuts

a) Mục tiêu: HS nhắc lại các kiến thức đã học, thấy được các kiến thức đó có liên quan đến tiết học

b) Nội dung:

+ Phát biểu trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc.

+ Chữa BT 34/ 123 SGK

+ Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau g.c.g áp dụng vào tam giác vuông.

c) Sản phẩm: câu trả lời, bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện

Nội dung Sản phẩm

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: nêu yêu cầu kiểm tra

+ Phát biểu trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc.

+ Chữa BT 34/ 123 SGK

+ Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau g.c.g áp dụng vào tam giác vuông.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- GV gọi một số HS đứng tại chỗ trả lời.

- HS cả lớp theo dõi, lắng nghe.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi của GV

- HS nhận xét câu trả lời của các bạn, bổ sung

Trả lời

BT 34/ 123 SGK Phát biểu hệ quả

(3)

nếu có.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. Hoạt động 2: Luyện tập a) Mục tiêu:

- Khắc sâu kiến thức: Trường hợp bằng nhau của hai tam giác góc - cạnh - góc qua rèn kỹ năng giải một số bài tập.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc tương ứng bằng nhau; các cạnh tương ứng bằng nhau.

- Rèn kỹ năng vẽ hình, suy luận.

b) Nội dung: Làm Bài 35, 36/123 SGK c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Nội dung Sản phẩm

* Bước 1: Giao nhiệm vụ 1:

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 làm bài 35/SGK – 123, thời gian 5 phút.

- Yêu cầu hs vẽ hình ghi GT – KL của bài H1: Bài toán cho biết những gì?

H2: Nêu yêu cầu của bài toán?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 1:

- Hs hoạt động vẽ hình và trả lời các câu hỏi của giáo viên

- HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ làm bài.

- GV quan sát và giúp đỡ học sinh nếu cần.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi 2 nhóm lên trình bày kết quả..

GV hỗ trợ treo bảng của các nhóm lên bảng.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình.

- Các nhóm khác đổi bài cho nhau kiểm tra chéo

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS,

1. Bài 35 SGK/ 123

GT xOy 180  0

Ot là tia phân giác của

   

H Ot ; d Ot

d Ox A ,d Oy B

 

   

a OA OB b

)

) C Ot

KL a)cm : CA CB b) OAC OBC  Chứng minh

B A

x

O

y H t

C

xOy·

(4)

chữa lỗi sai nếu có sau đó chốt kiến thức.

* Bước 1: Giao nhiệm vụ 2:

- GV yêu cầu HS làm bài 36 SGK/ 123

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 2:

- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình theo SGK.

+ HS hoạt động cá nhân

- GV: quan sát và giúp đỡ học sinh

(?) Muốn chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta đi chứng minh hai tam giác chứa hai đoạn thẳng đó bằng nhau

(?) Hai tam giác đó đã có yếu tố nào bằng nhau?

(?) Về cạnh (?) Về góc

- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, chữa lỗi sai nếu có sau đó chốt kiến thức.

a) Xét OAH và OBH có : + OHA OHB 90· ·  0

AB Ot

+ OH chung;

+

¶ ¶

1 2

O O (Ot là tia phân giác của xOy )

 OAH OBH(cạnh góc vuông, góc nhọn kề cạnh ấy)

OA OB

  (2 cạnh tương ứng) 2. Bài 36 SGK/ 123

Giải:

Xét OAC và OBD  có:

µ

· ·

 

 

O :

OAC OBD gt chung

OA OB

OAC OBD g.c.g



 



   

AC BD

  (2 cạnh tương ứng) 3. Hoạt động 3: Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong bài. Áp dụng vào bài tập cụ thể.

b) Nội dung: Làm bài 37

c) Sản phẩm: Bài làm của HS trình bày trên vở d) Phương thức tổ chức:

Nội dung Sản phẩm

* Bước 1: Giao nhiệm vụ 3. Bài 37 SGK/ 123

B O

D

C A

(5)

- GV chiếu hình vẽ bài 37/Sgk trên máy chiếu

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp làm bài 37 SGK/ 123, thời gian 2 phút.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động cặp đôi quan sát hình và thảo luận làm bài.

- GV: quan sát và giúp đỡ học sinh

(?) Trong hình vẽ các tam giác đã có những dữ kiện nào bằng nhau?

(?) Để hai tam giác bằng nhau cần có thêm điều kiện gì?

(?) Làm thế nào để chứng minh điều kiện đó?

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV chiếu bài làm của 1 nhóm lên máy chiếu. (Sử dụng điện thoại chụp bài làm, kết nối với máy chiếu). Đại diện nhóm trình bày bài làm.

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm đổi vở cho nhau kiểm tra (bàn trên và dưới)

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, chữa lỗi sai nếu có sau đó chốt kiến thức.

 

 

ABC FDE g.c.g NRQ RNP g.c.g

  

  

Bài làm của HS có sự kiểm tra của các HS nhóm khác.

* Hướng dẫn tự học:

- Xem lại các bài tập đã chữa, ôn lại kiến thức của chương I, các trường hợp bằng nhau của tam giác, định lý tổng ba góc trong tam giác.

- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập học kì I - Làm bài tập: 40,41 /124sgk.

Ngà

y soạ n:

(6)

TUẦN 16 : Ngày soạn:

17/12/2021

Tiết 28: LUYỆN TẬP. 2 I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Ôn luyện trường hợp bằng nhau của tam giác góc - cạnh - góc.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. HS có ý thức nhóm và yêu thích bộ môn.

4.Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: - Phương tiện: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phấn màu.

2. HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút dạ.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp: Thuyết trình, phát hiện và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,

(7)

hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.

1.Hoạt động khởi động:5p

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Động não, phát hiện vấn đề , hỏi và trình bày

*Tổ chức lớp:

GV tổ chức cho hs cho học sinh chơi trò chơi “ Chuyền hộp quà”

- GV giới thiệu luật chơi: Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài hát ngắn, các em vừa hát, vừa vỗ tay đồng thời chuyền hộp quà cho bạn bên cạnh. Khi bài hát kết thúc, hộp quà trên tay bạn nào bạn đó có quyền mở hộp quà và trả lời câu hỏi bên trong hộp quà. Trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà, trả lời sai cơ hội cho các bạn còn lại.

Câu hỏi bên trong hộp quà:

Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác?

* Vào bài: Qua trò chơi vừa rồi, chúng ta cùng ôn lại trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác. Bài học hôm nay cô trò mình sẽ đi vận dụng để làm một số bài tập cơ bản trong tiết luyện tập.

2. Hoạt động hình thành kiến thức:35p

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải bài tập

(8)

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1- Bài 36 (sgk/123

- Phương pháp : Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi.

- Năng lực: Giải quyết vấn đề, tự học, giao tiếp.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin.

GV gọi một hs lên bảng vẽ hình và ghi gt, kl của bài toán.

- Để chứng minh AC = BD, ta phải chứng minh điều gì ?

GV hướng dẫn hs phân tích :

AC = BD

­

VOAC = VOBD (g.c.g) Z ­ ^

· ·

OAC =OBD(gt) ; OA = OB (gt) ; Oµ

Gt

COD· ; A Î OD ; B Î OC ; OA = OB ; OAC· =OBD· . Kl AC = BD.

Chứng minh :

Xét VOAC và VOBD, có :

· ·

OAC =OBD (gt)

OA = OB (gt) Þ VOAC =

Oµ chung (g.c.g)

Þ AC = BD (Hai cạnh tương ứng)

C B

D A

O

(9)

chung

Gọi một hs lên bảng trình bày.

Hoạt động 1- Bài 37 (sgk/123

Trên mỗi hình 101 ; 102 ; 103, có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ? (GV đưa hình vẽ lên bảng phụ).

HS quan sát các hình vẽ.

H. 101 H. 102 H. 103

GV yêu cầu hs thảo luận nhóm, sau 5 phút gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày.

* H. 101: Trong VDEF có : Dµ = 800, Fµ = 600 Þ Eµ = 400 (Tổng ba góc trong tam giác).

80

60 40 80

3 3

F E

D C B

A

M L

K

I H

G

3 30 80

3

80 30

60 40

40 60

Q R

P N

(10)

Þ VABC = VFDE (g.c.g), vì có :

µ µ

B =D = 600 ; BC = DE = 3 ; Cµ =Eµ 400

* H. 102 : VHGI và VKLM có :

µ µ 300

G= M = ; GI = LM = 3 ; $I =Kµ =800 nhưng ta không kết luận hai tam giác đó bằng nhau theo trường hợp g.c.g được, vì góc K không kề với cạnh LM.

* H. 103 :

VNQR : Nµ =1800 - (600+40 )0 =800

VRPN : Rµ =1800 - (400+60 )0 =800

Þ VNQR = VRPN (g.c.g), vì có :

· ·

· ·

0

0

80

40 QNR PRN NR chung QRN PNR

= =

= =

Hoạt động 1- Bài 38 (sgk/124) .

GV gọi hs đọc đề bài, vẽ hình và ghi gt, kl của bài toán.

(11)

GV: Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta phải chứng minh điều gì ? HS: Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta ghép chúng vào hai tam giác có thể chứng minh bằng nhau.

GV: Ta đã có tam giác đó chưa ? Muốn có các tam giác ta cần làm gì ?

HS: Ta chưa có hai tam giác. Nối AD, ta cần chứng minh VACD = VDBA.

- Lập sơ phân tích (HS nêu, GV ghi bảng).

AB = CD ; AC = BD

­

VACD = VDBA (g.c.g)

­

· ·

CAD =BDA (so le trong) Cạnh AD chung

· ·

CDA=BAD (so le trong)

gt AB // CD ; AC // BD.

kl AB = CD ; AC = BD.

Xét VACD và VDBA, có : CAD· =BDA· (so le trong) Cạnh AD chung

CDA· =BAD· (so le trong)

Þ VACD = VDBA (g.c.g)

Þ AB = CD ; AC = BD (Hai cạnh tương ứng)

3. Hoạt động vận dụng: 3p

C D

B A

(12)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập - Phát biểu trường hợp góc - cạnh - góc.

- GV đưa hình vẽ bài 39 (SGK-124) và hướng dẫn HS làm bài về nhà.

- Có mấy trường hợp bằng nhau của tam giác.

4.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học vào thực tế

.

* Tìm tòi, mở rộng :

BT : Cho tam giác ABC ( AB ≠ AC) , tia Ax đi qua trung điểm M của BC.

Kẻ BE và CF vuông góc với Ax ( E thuộc Ax, F thuộc Ax). So sánh độ dài BE và CE.

* Dặn dò :

- Làm bài tập 39, 40, 41, 42 (SGK-124).

- Học thuộc địh lí, hệ quả của trường hợp góc - cạnh - góc.

- HD bài 40 : So sánh BE, CF thì dẫn đến xem xét hai tam giác chứa hai cạnh đó có bằng nhau không ?

(13)

Tuần:

Ngà y dạy : Tiết 31: ÔN TẬP CUỐI KỲ I (t2)

Môn Toán hình - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. Mục tiêu: Qua bài học sinh nắm được:

1. Về kiến thức:

- Rèn luyện một cách có hệ thống kiến thức lí thuyết của học kỳ I về khái niệm, tính chất 2 góc đối đỉnh, 2 đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, tổng 3 góc của một tam giác, góc ngoài của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh, cạnh - góc - cạnh, góc - cạnh - góc.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân biệt GT, KL, kỹ năng trình bày của học sinh.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích và trình bày lời giải bài toán.

2. Về năng lực:

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tâp; tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế.

b) Năng lực đặc thù:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Tuy duy và lập luận hình học; giao tiếp toán học;

giảo quyết vấn đề toán học, sử dụng công cụ vẽ hình.

3. Về phẩm chất:

(14)

- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập,

- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Thiết bị dạy học: Thước vẽ , compa, bảng phụ, phiếu học tập, bảng nhóm - Học liệu: Sách giáo khoa, sách bài tập, …

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các nhóm

b) Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi vào phiếu học tập, trang trí phiếu học tập đẹp, sáng khoa học.

c) Sản phẩm: Các phiếu học tập của các nhóm

d) Tổ chức thực hiện: kiểm tra chéo giữa các nhóm, các nhóm báo cáo, GV kiểm nghiệm.

Hoạt động của GV + HS Nội dung

Chuyển giao nhiệm vụ: Kiểm tra phiếu học tập của các nhóm về nội dung đã đầy đủ hay chưa và hình thức? (Đại diện nhóm 1 kiểm tra kết quả của nhóm 2. Đại diện nhóm 2 kiểm tra kết quả của nhóm 3. Đại diện nhóm 3 kiểm tra kết quả của nhóm 1) Báo cáo giáo viên.

HS thực hiên nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện

Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kq, các nhóm khác nhận xét và chấm chéo.

Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm. GV kết luận

Phiếu học tập:

Chương....

Tên chương:...

Nội dung chính:

1)...

2)...

-

2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức

a) Mục tiêu: HS được tái hiện kiến thức hình học 7 học kỳ I thông qua hoạt động nhóm

(15)

b) Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập theo nội dung giáo viên giao về nhà ở tiết trước

c) Sản phẩm: Kết quả trong phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả.

Hoạt động của GV + HS Nội dung Chuyển giao nhiệm vụ :

1. Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm ( làm ở nhà)

2. Báo cáo kết quả của nhóm trước lớp.

Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ vào phiếu học tập tại nhà theo nội dung:

Nhóm 1: Nêu các nội dung chính của chương 1 hình học 7 (Tên nội dung, kiến thức cần nhớ về: Hai góc đối đỉnh; Hai đường thẳng vuông góc;

Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng; Hai đường thẳng song song) Nhóm 2: Nêu các nội dung chính của chương I hình học 7 (Tên nội dung, kiến thức cần nhớ về; Hai đường thẳng song song; Các cách c/m 2 đường thẳng song song

+ 2 góc SLT bằng nhau.

+ 2 góc đồng vị bằng nhau.

+ 2 góc trong cùng phía bù nhau.

+ 2 đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đt thứ 3.

+ 2 đường thẳng phân biệt cùng song song với đt thứ 3.

Tiên đề Ơclit; Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song)

Nhóm 3: Nêu các nội dung chính của chương II hình học 7 (Tên nội dung,

I. Kiến thức trọng tâm 1. Hai góc đối đỉnh - Định nghĩa

- Tính chất

2. Hai đường thẳng vuông góc.

- Định nghĩa:

- Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.

3. Hai đường thẳng song song - Định nghĩa

- Tính chất

- Các cách chứng minh 2 đường thẳng song song

+ 2 góc SLT bằng nhau.

+ 2 góc đồng vị bằng nhau.

+ 2 góc trong cùng phía bù nhau.

+ 2 đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.

+ 2 đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3.

4. Tiên đề Ơclit

5. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.

6. Tam giác

(16)

kiến thức cần nhớ về: Tổng ba góc của 1 tam giác, áp dụng vào tam giác vuông, áp dụng vào góc ngoài của tam;

Các trường hợp bằng nhau của tam giác)

Phiếu học tập:

Chương....

Tên chương:...

Nội dung chính:

1)...

2)...

-Các nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung đã chuẩn bị trong phiếu.

Báo cáo, thảo luận: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân

Báo cáo: HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày và thảo luận

Kết luận, nhận định: HS lên bảng trình bày, hs lớp nx và đánh giá. Giáo viên có thể thu phiếu học tập để nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm.

a) Tổng ba góc của 1 tam giác.

- Định lí:

- Áp dụng vào tam giác vuông

- Áp dụng vào góc ngoài của tam giác.

+ Định nghĩa + Tính chất

b) Các trường hợp bằng nhau của tam giác

+ c.c.c + c.g.c + g.c.g

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học b) Nội dung: Làm các bài tập tự luận;

c) Sản phẩm: Bài làm của HS

d) Tổ chức thực hiện: Làm việc cá nhân, cặp, nhóm, hỏi đáp, gợi mở...

Hoạt động của GV + HS Nội dung GV giao nhiệm vụ 1:

Yêu cầu hs làm Bài 1: Cho ABC,AH BC

 ,B 70µ  0, C 300, AD là đường phân giác của BAC(D BC)  .Tính BAC = ?;  HAD = ? ; ADH = ? - Yêu cầu: Đọc kỹ bài, vẽ hình, ghi giả thiết kết luận và bàn luận theo cặp đôi

II. Ôn luyện 1.Bài tập 1 ABC,AHV BC

GT B 70µ  0, C 300,BAD CAD   KL BAC = ?;  HAD = ? ; ADH = ?

B HD C

A

(17)

hoặc cá nhân suy nghĩ hướng làm bài.

HS thực hiện nhiệm vụ:

Vẽ hình, ghi giả thiết kết luận

Tính số đo các góc BAC = ?;  HAD 

= ? ;ADH = ? trên các hình vẽ (dựa  vào định lí tổng các góc của một tam giác, định lí góc ngoài của một tam giác)

* Hướng dẫn, hỗ trợ: Dựa vào định lí tổng các góc của một tam giác, định lí góc ngoài của một tam giác để tính các số đo trên các hình vẽ.

- Đối với học sinh yếu GV có thể chuẩn bị các dạng phiếu học tập điền khuyết để HS nắm được cách trình bày của dạng toán.

Báo cáo, thảo luận

Hoạt động cặp đôi, cá nhân, vấn đáp gợi mở, trao đổi.

HS lên bảng làm bài

Kết luận, nhận định: HS lên bảng trình bày lời giải, hs lớp nx và đánh giá. Giáo viên có thể thu phiếu học tập hoặc vở của HS và trình chiếu một vài bài để nhận xết đánh giá rút kinh nghiệm.

a) Áp dụng định lí về tổng 3 góc của tam giác ta có: ..

·

µ µ

 

0

0 0 0 0

BAC 180 B C

180 70 30 80

  

   

b)Vì AD là phân giác của BAC nên:

  0

BAD CAD 40 

  

HDA DAC ACD  (tc góc ngoài )

0 0 0

HDA 30 40 70 c)

0

0 0 0

HAD 90 ADH

90 70 20

 

  

GV giao nhiệm vụ 2: GV trình chiếu nội dung bài 2 lên bảng phụ hoặc phát phiếu học tập cho HS

Cho ABC vuông tại A và góc

0

B 60 . Gọi M là trung điểm của AC , kẻ MHBC H

2. Bài tập 2:

(18)

a) Tính HMC ? 

b) Qua A kẻ 1 đường thẳng song song với đường thẳng BC , cắt đường thẳng

MH tại K . Chứng minh MH MK;AH / /CK

Yêu cầu: Vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.

Tính HMC ? 

Chứng minh HMC ABC 60 0

Chứng minh MH MK Chứng minh AH / /CK Chứng minh AMH CMK   ? HS thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc kỹ đề bài, vẽ hình, ghi giả thiết kết luận.

Suy nghĩ bàn luận tìm hướng làm bài tập

*Hướng dẫn, hỗ trợ:

? Vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.

? Tính góc HMC ? 

? Chứng minh HMC ABC 60 0 GV: Gọi HS trình bày.

- C/m MH MK ntn?

- C/m AH / /CK ta phải chứng minh điều gì.

GT ABC , B 60  0

 

MA MC; MH BC H ;

AK/ / BC

  

KL a) HMC ? 

b) MH MK;AH / /CK

Chứng minh

a) HMC ABC 60 0

b) Xét AKM và CMH AMK CMH  (đ2)

MA MC (GT) MAK C1(cmt)

AMK CMH

    (g.c.g)

MH MK (2 cạnh tương ứng ) Xét AMH, CMK  có

MA MC ( GT) AMH CMK 2)

MH MK (cmt)

AMH CMK

    (c.g.c)

B

1

K

H

A M C

B

(19)

- Cm AHM CKM ntn?

Đối với học sinh yếu GV có thể chuẩn bị các dạng phiếu học tập điền khuyết để HS nắm được cách trình bày của dạng toán.

Báo cáo, thảo luận: cặp đôi, cá nhân có sự hỗ trợ của giáo viên.

Cá nhân báo cáo kết quả

Kết luận, nhận định: HS lên bảng trình bày lời giải, hs lớp nx và đánh giá. Giáo viên có thể thu phiếu học tập hoặc vở của HS và trình chiếu một vài bài để nhận xết đánh giá rút kinh nghiệm.

=>AHM CKM (2 góc tương ứng) Mà 2 góc này ở vị trí SLT

AH / /CK (dhnb)

4. Hoạt động 4: Vận dụng -Tìm tòi, mở rộng

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và các kiến thức liên quan trong học kỳ I thông qua bài 3.

- HS chủ động làm các bài tập mở rộng, đố vui.... để củng cố kiến thức đã học và có thêm nhiều kiến thức ứng dụng thực tế.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

b) Nội dung: Làm bài tập 3.

GV giới tiệu bài tập 9SGK/109 và phần “có thể em chưa biết” trong SGK/116 để mở rộng thêm kiến thức thực tế cho HS

c) Sản phẩm: Lời giải bài 3.. Đọc phần” CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT” SGK/126 d) Tổ chức thực hiện: Làm việc cá nhân. Thuyết trình...

Hoạt động của GV + HS Nội dung

GV giao nhiệm vụ 1 : Giáo viên chiếu nội dung bài 3 tên máy chiếu hoặc phiếu học tập, yêu cầu HS đọc bài, vễ hình, thảo luận và làm bài

Bài 3: Cho ABC,AB AC  , M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD MA .

chứng minh

Bài tập 3:

ABC,AB AC  ,

M là tđ của BC, D thuộc tia GT đối của tia MA sao cho

MD MA KL a. ABM  DCM b. AB / /CD

(20)

a. ABM  DCM b. AB / /CD

c. AM BC

*mở rộng: Tìm đk của ABC để

0

ADC 30

*Hướng dẫn, hỗ trợ:

- Theo gt và hình vẽ xét xem ABM; DCM

  có yếu tố nào bằng nhau?

- ABM  DCM theo trường hợp nào?

Cho HS trình bày chứng minh.

- Vì sao AB / /CD ?

- Muốn AM BC ta cần điều kiện gì?

- Khi nào ADC 30  0? - DAB 30  0 khi nào?

- Tìm mối liên hệ giữa DAB và  BAC  của ABC

*Đối với học sinh yếu GV có thể chuẩn bị các dạng phiếu học tập điền khuyết để HS nắm được cách trình bày của dạng toán.

HS thực hiện nhiệm vụ :

HS đọc kỹ đề bài, vẽ hình, ghi giả thiết kết luận.

Suy nghĩ bàn luận tìm hướng làm bài tập Báo cáo thảo luận: hoạt động: Cá nhân, nhóm, vấn đáp trực tiếp hs, hs trao đổi theo nhóm lớp, tổng hợp và nhận xét bài làm của các bạn trong nhóm, lớp.

1 HS lên bảng làm bài

Phương án đánh giá: GV cho HS tự đổi bài cho nhau, trao đổi theo nhóm lớn,

c. AM BC

*mở rộng: Tìm đk của ABC để

0

ADC 30 Giải

a. Xét ABM & DCM  có:

1 2 MA MD MB MC(gt) M M

ABM DCM

    (c.g.c)

b. Vì ABM  DCM (cmt)

 

BAM CDM

  (2 góc tương ứng)

AB / /CD

 (vì có 2 góc sole trong bằng nhau)

c. Ta có: ABM ACM(c-c-c)

 

AMB AMC

  (2 góc tương ứng)

mà AMB AMC 180   0 (2 góc kề

bù)  1800 0

AMB 90

  2 

AM BC

 

d. Để ADC 30  0thì BAD 30  0

(21)

tổng hợp và nhận xét bài làm của tất cả

các bạn trong lớp. BAC 60  0

Vậy nếu AB AC và BAC 60  0 thì

0

ADC 30 Chuyển giao nhiệm vụ 2 : GV giao nội

dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà – Phương án đánh giá: thông qua kiểm tra bài cũ trong tiết học tới

- Nhiệm vụ:

Làm bài 43,44,45(SGK/1125) – Phương thức hoạt động:

Giao hs về nhà

– Báo cáo: Kết quả BTVN của hs

Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc các các định nghĩa, định lý, tính chất...SGK

- Xem lại các bài tập đã chữa, nắm chắc cách vận dụng cách chứng minh tam giác bắng nhau vào làm các bài toán liên quan.

- BTVN: bài 43,44,45(SGK/125)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

1. Phổ biến nội dung Thông tư này tới toàn thể nhân viên trong khoa. Xác định các vấn đề chất lượng cần ưu tiên của khoa để chủ động cải tiến hoặc đề xuất với hội

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.. - Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi làm việc cá nhân, khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của

- Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.. - Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm