• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

CHƯƠNG IV: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Tiết 57 - LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1, Kiến thức

- Nhận biết được vế trái, vế phải và biết dùng dấu của bất đẳng thức.

- Biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với phép cộng ở dạng bất đẳng thức; tính chất bắc

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL so sánh bất đẳng thức

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, máy tính

2 - HS : SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)

a) Mục đích: Giúp HS biết được nội dung cơ bản của chương IV b) Nội dung: HS quan sát bảng phụ, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Ở chương III chúng ta đã học về pt biểu thị quan hệ như thế nào giữa hai biểu thức.?

- Nếu hai biểu thức không bằng nhau ta biểu thị bằng dấu gì ? - Mối quan hệ dố gọi là gì ?

GV: quan hệ không bằng nhau được biểu thị qua bất đẳng thức, bất pt. Qua chương IV các em sẽ được biết về bất đẳng thức, bất pt, cách chứng minh một bất đẳng thức, cách giải một số bất phương trình đơn giản, cuối chương là pt chứa dấu giá trị tuyệt đối. Bài đầu ta học: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của Giáo viên:

- Quan hệ bằng nhau

(2)

- Dấu >;<

- Dự đoán câu trả lời.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’) HOẠT ĐỘNG 2.1: Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số:

a) Mục tiêu: HS củng cố cách so sánh các số thực.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Trên tập hợp các số thực, khi so sánh hai số a và b xảy ra những trường hợp nào?

- Yêu cầu HS quan sát trục số trang 35 SGK rồi trả lời: Trong các số được biểu diễn trên trục số đó, số nào là số hữu tỉ?

số nào là vô tỉ? so sánh 2 và 3.

- GV: Yêu cầu HS làm ?1

- GV: Với x là một số thực bất kỳ hãy so sánh x2 và số 0?

- GV: Với x là một số thực bất kỳ hãy so sánh

- x2 và số 0?

- GVchốt kiến thức.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Làm ?1

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại cách so sánh các số thực

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức vừa học

1. Nhắc lại thứ tự trên tập hợp số

Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra một trong 3 trường hợp sau : + Số a bằng số b (a = b)

+ Số a nhỏ hơn số b (a< b) + Số a lớn hơn số b (a > b)

Trên trục số nằm ngang điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.

?1 : a) 1,53 < 1,8 b) 2,37 > 2,41 c) = ; d) <

a lớn hơn hoặc bằng b, Kí hiệu : a b : a nhỏ hơn hoặc bằng b, Kí hiệu: a b.:

c là số không âm , c 0.

HOẠT ĐỘNG 2.2: Bất đẳng thức

a) Mục tiêu: HS biết khái niệm bất đẳng thức.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

(3)

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Giới thiệu các dạng của bất đẳng thức, chỉ ra vế trái, vế phải.

- Yêu cầu hs lấy ví dụ, chỉ ra vế trái vế phải ? - GV chốt kiến thức

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát và trả lời câu hỏi của GV - HS: Lấy ví dụ.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại khái niệm bất đẳng thức

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức vừa học

2. Bất đẳng thức.

Ta gọi hệ thức dạng a < b (hay a > b ; a b ; a b) là bất đẳng thức, với a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức Ví dụ 1 : bất đẳng thức :7 + (3) > 5 vế trái : 7 + (3); vế phải : 5.

HOẠT ĐỘNG 2.3: Liên hệ giữa thứ tự và phép công

a) Mục tiêu: HS biết tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép công.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS làm ?2 - So sánh -4 và 2 ?

- Khi cộng 3 vào cả 2 vế đc bđt nào?

- GV yêu cầu HS nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.

- GV: Yêu cầu HS làm ?3, ?4

GV giới thiệu tính chất của thứ tự và phép cộng cũng chính là tính chất của bất đẳng thức.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm ?2 ?3 ?4

HS trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.

+ Khi cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức :4 < 2 thì được bất đẳng thức :

4+3 < 2+3

?2 : + Khi cộng 3 vào cả hai vế của bất đẳng thức: - 4 < 2 thì được bất đẳng thức:

- 4+3 < 2+3.

b)Dự đoán: Nếu -4 < 2 thì -4 + c < 2 + c.

 Tính chất :

Với 3 số a, b và c ta có : Nếu a < b thì a + c < b + c Nếu a > b thì a + c > b +c Nếu a b thì a + c b + c Nếu a b thì a + c b + c

(4)

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất liên hẹ giữa thứ tự và phép cộng

Hai bất đẳng thức : 2 < 3 và 4 < 2 (hay 5>1 và -3 > -7) được gọi là hai bất đẳng thức cùng chiều.

Ví dụ : Chứng tỏ

2003+ (-35) < 2004+(- 35)

Theo tính chất trên, cộng - 35 vào cả hai vế của bất đẳng thức 2003 < 2004 suy ra

2003+ (- 35) < 2004+(- 35)

?3 : Có 2004 > 2005

2004 +(-777) > -2005 + (-777)

?4 : Có 2< 3 (vì 3 = 9 )

Suy ra 2 +2 < 3+2 Hay 2+2 < 5 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (7’)

a) Mục tiêu: Củng cố mối quan hệ giữa thứ tự và phép cộng b) Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Làm bài 1 sgk

HS đứng tại chỗ trả lời.

- Làm bài 2a

1 HS lên bảng thực hiện

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Bài 1 sgk/37

a)Sai ; b) Sai ; c) Đúng; d)Đúng Bài 2a) SGK/37

a+1< b+1

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (8’)

a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

(5)

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập có liên quan d) Tổ chức thực hiện:

HS hoạt động cá nhân bài 1, bài 2 sau đó gọi HS lên bảng trình bầy Các HS khác nhận xét

GV chốt

Bài 1/34

a) < b) > c) = d) <

Bài 2/34

a) Ta có: VT = (-2) + 3 = 1; VP = 2 Vậy khẳng định (-2) + 3 ≥ 2 là sai b) Ta có: VT = -6; VP = 2.(-3) = -6 Vậy khẳng định -6 ≤ 2.(-3) là đúng c) Ta có: VT = 4 + (-8) = -4

VP = 15 + (-8) = 7

Vậy khẳng định 4 + (-8) < 15 + (-8) là đúng

d) Vì x2 > 0 => x2 + 1 ≥ 0 + 1 => x2 + 1 ≥ 1

Vậy khẳng định x2 + 1 ≥ 1 là đúng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

(6)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 58 - LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS dạt những yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

- Hiểu được tính chất liên hệ giữa thứ tự đối với phép nhân - Nắm được tính chất bắc cầu của tính thứ tự.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.

- Năng lực riêng: NL tính toán, NL so sánh các tích hoặc hai biểu thức.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: SGK, máy tính, MTBT

2 - HS : Ôn lại tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5’)

a) Mục đích: Giúp HS suy nghĩ mối quan hệ giữa thứ tự và phép nhân.

b) Nội dung: HS quan sát bảng phụ, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: Nếu ta nhân vào hai vế của bất đẳng thức trên với 2 thì ta sẽ được bất đẳng thức nào ?

- Đó là quan hệ giữa thứ tự và phép toán gì ? - Bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ đó.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’)

HOẠT ĐỘNG 2.1: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương

(7)

a) Mục tiêu: HS biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với số dương.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu ví dụ, hớng dẫn HS tính và so sánh, sau đó GV minh họa trên trục số.

- GV nêu ví dụ khác, yêu cầu HS so sánh - Vậy khi nhân hai vế của bất đẳng thức - 2 < 3 với số c dương thì ta sẽ đợc bất đẳng thức nào ?

- Từ các ví dụ GV hướng dẫn HS hoàn thành phần tổng quát trên bảng phụ và phát biểu.

- GV hướng dẫn, lấy VD - GV chốt kiến thức

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS trả lời câu hỏi và hoàn thành những phần được giao

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất liên hệ giữa thứ tự và số lượng.

1. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương.

?1

a) Ta được bất đẳng thức -2.5091<3.5091

b) Ta được bất đẳng thức -2.c<3.c

Tính chất :

Với ba số a, b, c mà c>0, ta có:

-Nếu a<b thì a.c<b.c -Nếu ab thì a.cb.c -Nếu a>b thì a.c>b.c -Nếu ab thì a.cb.c

?2

a) (-15,2).3,5<(-15,08).3,5 b) 4,15.2,2>(-5,3).2,2

HOẠT ĐỘNG 2.2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm a) Mục tiêu: HS biết tính chất liên hệ giữa thứ tự với số âm.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV trình bày kiến thức

- Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức -2<3 với - 2 thì ta được bất đẳng thức như thế nào?

-Treo bảng phụ hình vẽ để học sinh quan sát

2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm.

?3

(8)

-Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức trên với số âm thì chiều của bất đẳng thức như thế nào?

-Treo bảng phụ ?3

- Hãy trình bày trên bảng -Nhận xét, sửa sai.

Vậy với ba số a, b, c mà c<0 -Nếu a<b thì a.c?b.c

-Nếu a b thì a.c?b.c -Nếu a>b thì a.c?b.c -Nếu a b thì a.c?b.c

GV: yêu cầu học sinh đọc phần đóng khung SGK

-Treo bảng phụ ?4

-Hãy thảo luận nhóm trình bày -Nhận xét, sửa sai.

-Treo bảng phụ ?5

-Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức -2<3 với -2 thì ta được bất đẳng thức

(-2).(-2)>3.(-2)

- Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức trên với số âm thì chiều của bất đẳng thức đổi chiều.

a) (-2).(-345)>3.(-345) b) -2.c>3.c

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Lắng nghe, ghi bài., làm ?3 ?4 ?5 HS:Trả lời câu hỏi

- Nếu a<b thì a.c>b.c - Nếu a b thì a.c b.c - Nếu a>b thì a.c<b.c - Nếu a b thì a.c b.c

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất giữa thứ tự và số âm

a) Ta được bất đẳng thức (-2).(-345)>3.(-345) b) Ta được bất đẳng thức -2.c>3.c

Tính chất:

Với ba số a, b, c mà c<0, ta có:

-Nếu a<b thì a.c>b.c -Nếu ab thì a.cb.c -Nếu a>b thì a.c<b.c -Nếu ab thì a.cb.c

?4

4a 4b

  

1 1

4 4

4 4

a b

 

hay a<b

HOẠT ĐỘNG 2.3: Tính chất bắc cầu của thứ tự

(9)

a) Mục tiêu: HS biết tính chất bắc cầu của thứ tự.

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: nêu câu hỏi

2?3 2? 4 3? 4

- Tổng quát a<b; b<c thì a?c

- Treo bảng phụ ví dụ và gọi học sinh đọc lại ví dụ.

- Trong ví dụ này ta có thể áp dụng tính chất bắc cầu, để chứng minh a+2>b-1

- Hướng dẫn cách giải nội dung ví dụ cho học sinh nắm.

2 3 2 4

3 4

  

 

-Tổng quát a<b; b<c thì a<c - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát và đọc lại.

- HS quan sát cách giải.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất bắc cầu của thứ tự

3. Tính chất bắc cầu của thứ tự.

Với ba số a, b, c ta thấy rằng:

Nếu a<b và b<c thì a<c

Ví dụ: SGK.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10’)

a) Mục tiêu: Củng cố quan hệ giữa thứ tự và phép nhân b) Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Cá nhân HS làm bài 5 sgk

Đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng

: Bài 5 sgk/39

a) Đúng vì: - 6 < - 5 và 5 > 0 nên (- 6). 5 < (- 5). 5

(10)

- Yêu cầu học sinh làm bài 7 sgk GV hướng dẫn trình bày câu a - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Làm bài 7 SGK

- 2 HS lên bảng làm 2 câu b, c - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b) Sai vì: -6 < -5 và - 3< 0 nên (-6) . (- 3) > (-5) . (-3)

c) Sai vì: -2003 < 2004 và -2005 < 0 nên (-2003) . (-2005) > 2004 . (-2005) d) Đúng vì: x2 0 x nên - 3 x2 0 Bài 7 SGK/40

12a < 15a => a > 0 ; 4a < 3a => a < 0 ; -3a > -5a => a > 0

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5’)

a) Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài học và vận dụng được kiến thức trong bài học vào giải bài toán cụ thể.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập có liên quan d) Tổ chức thực hiện:

CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC:

Câu 1: Nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân.(M 1)

Câu 2: Bài 5 sgk/39 (M3) Câu 3: Bài 7 SGK/40 (M4)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.3. - Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm

- Đoàn kết, hợp tác: Đoàn kết, hợp tác khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.. - Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.. - Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi làm việc cá nhân, khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của

- Phẩm chất trung thực, trách nhiệm : Thể hiện qua việc báo cáo trung thực tình hình hoạt động của lớp trong tuần, Tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo