• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

Ngày soạn: 12.10.2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018 Tập đọc

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng (Nen- xơn Man- đê- la), các số liệu thống kê. Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của ông Nen- xơn Man- đê- la và nhân dân Nam Phi.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, yêu chuộng hoà bình.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh ho b i ạ à đọc trong SGK.- B ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Yêu cầu HS đọc thuộc khổ thơ 3, 4 của bài Ê- mi- li, con… + trả lời câu hỏi 3.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10')

- GV chia bài làm ba đoạn

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV nêu câu hỏi giải nghĩa từ

- GV đọc toàn bài c)Tìm hiểu bài(12')

-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Dưới chế độ A- pac- thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3:

+ Người dân ở Nam Phi đã làm gì?

Chốt ý 2

Bài văn muốn nói về điều gì?

Hoạt động của trò - HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- 1 HS đọc toàn bài

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 1.

-HS nối tiếp nhau đọc đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc HS đọc thầm đoạn 1.

- Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống và chữa bệnh ở ...

1.Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc.

HS đọc đoạn còn lại.

-Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng - HS phát biểu.

2. Ca ngợi sự đấu tranh...

Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của Nam Phi.

(2)

*GD QP và An ninh: -Em hãy nêu một ví dụ về tội ác diệt chủng mà em biết?

-GV lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Cam puchia 1975-1979.

d)Đọc diễn cảm(8')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc đoạn - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3 - GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò(4')

*KT trình bày 1 phút: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài ?

*QTE:-GV liên hệ thực tế GDQTE....

- GV nhận xét giờ học.

- Về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau.

-HS nêu

- HS nối tiếp đọc đoạn.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- HS thi đọc diễn cảm, nhận xét bình chọn.

________________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- 1 HS lên làm BT2- SGK

Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1(10')

a. Viết số đo có đơn vị là mét vuông Quan sát, giúp đỡ, chốt cách làm sau đó yêu cầu HS làm

Nhận xét, chữa bài b. Tương tự phần a

Nêu cách viết số đo từ 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo

Hoạt động của trò HS thực hiện

HS nhận xét

Một HS đọc yêu cầu - HS làm mẫu 6m235dm2 =6m2

100

35 m2 = 6

100 35

m2

- 3 HS lên bảng làm , lớp làm vở - HS nhận xét,đọc kết quả

- HS tự làm rồi đổi chéo kiểm tra

(3)

Bài tập 2(7') Khoanh vào ý đúng.

Cho HS tự làm bài

Giải thích vì sao đáp án B lại là đúng?

- Rèn cho kĩ năng HS đổi đơn vị đo Bài tập 5(6')<; >; =

Hướng dẫn học sinh đổi rồi so sánh Có thể làm theo cách nào khác?

Nhận xét, chữa bài

Mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số?

Bài tập 4(7'): Giải toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn biết diện tích căn phòng cần biết gì?

- GV nhận xét, chữa.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Tên các đơn vị đo diện tích đã học? mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

1 HS đọc yêu cầu

HS đổi rồi khoanh vào B.305 3cm2 5mm2 = 300mm2+5mm2 =305mm2

HS đọc yêu cầu

HS làm bài rồi đọc kết quả bài làm a) = ; b) >; c) <; d) >

HS Nêu cách làm .

1 HS đọc yêu cầu HS tóm tắt bài toán Diện tích 1 viên gạch 1 HS lên bảng làm bảng HS nhận xét bổ sung

________________________________________

Đạo đức

CÓ CHÍ THÌ NÊN (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống

2.Kĩ năng: biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.

3.Thái độ:Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình xã hội. Có ý thức tu dưỡng bản thân.

*HCM:Qua bài học rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sách giáo khoa,VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu những biểu hiện của ý chí vượt

Hoạt động của trò

- HS trả lời

(4)

khó.

- Nêu nội dung ghi nhớ.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động.

Hoạt động 1(15'):Làm bài tập 3, SGK.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, cùng thảo luận về các tấm gương đó sưu tầm

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét.

*HCM: Rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.

Hoạt động 2(15'):Tự liên hệ bản thân(bài tập 4, SGK).

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu.

- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.

- GV kết luận: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên; sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nêu những biện pháp khắc phục những khó khăn của mình ?

*QTE:-Quyền được phát triển của các em trai em gái.

- GV tổng kết bài.Nhận xét chung . - Dăn: chuẩn bị bài mới

- Nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi, bổ sung.

- HS làm việc theo nhóm, cùng trao đổi khó khăn của mình.

- 1-2 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.

____________________________________

Chính tả(Nhớ - viết) Ê-MI-LI, CON....

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được các tiếng chứa ưa,ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của bài tập 2, tìm được tiếng chứa ưa,ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3

(5)

2.Kĩ năng: Nhớ viết chính xác, trình bày đúng hình thức thơ tự do khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê- mi- li, con….

3.Thái độ: Rèn chữ viết và ý thức giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT Ti ng Vi t 5,B ng phế ệ ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- viết các tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nhớ- viết (22')

- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê- mi- li, con…

+ Tìm câu thơ là lời gọi tha thiết của người cha cũng là lời dặn dò với cô con gái bé bỏng của mình?

- GV hướng dẫn viết từ khó:

Oa- sinh- tơn, sáng loà, Ê- mi- li.

- GV lưu ý HS cách trình bày…

- GV yêu cầu HS viết bài.

- GV yêu cầu HS soát lại bài.

- GV thu 5-7 bài nhận xét từng bài.

- GV nhận xét chung.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập(8')

Bài tập 2: Tìm các tiếng có chứa ưa/ ươ trong hai khổ thơ. Nêu nhận xét cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

- GV chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3: Điền tiếng có chứa uô hoặc ua vào chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây.

Hoạt động của trò - HS làm bài.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS đọc to 2 khổ thơ.

- Lớp đọc thầm.

- Cha không bế con về được nữa!...

Tìm từ khó, nêu -2 HS lên bảng viết.

- HS nêu

- HS nhớ- viết bài.

- HS xem lại bài, tự sửa lỗi

- Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp đối chéo, nhận xét bài.

- Cách đánh dấu thanh:

+ Trong các tiếng có ưa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ưa- chữ ư.

+ Trong các tiếng chứa ươ (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (ươ).

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, tìm từ thích hợp.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(6)

- GV nhận xét, giúp HS hiểu nghĩa các câu thành ngữ.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ ?

- Nhận xét chung

- Chuẩn bị bài sau, ghi nhớ quy tắc chính tả

+ Cầu được ước thấy + Năm nắng mười mưa.

+ Nước chảy đá mòn.

+ Lửa thử vàng gian nan thử sức.

____________________________________________

Khoa học

DÙNG THUỐC AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu những điểm cần chú khi dùng thuốc và khi mua thuốc.

- Nêu tác hại của việc không dùng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng 2.Kĩ năng: Ứng xử thích hợp trong một số tình huống cần sử dụng thuốc.

3.Thái độ: Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kién thức đã học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Sưu tầm 1 số vỏ thuốc và bản hướng dẫn sử dụng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu tác hại của việc dùng rượu, bia, thuốc lá, chất ma tuý?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hoạt động 1(7'): Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc

Giới thiệu 1 loại thuốc mà bạn mang đến - Bạn đã bao giờ dùng thuốc chưa và dùng trong trường hợp nào?

- GV nhận xét.

c) Hoạt động 2(13'): Sử dụng thuốc an toàn

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 1 - d 2 - c; 3 - a; 4 - b.

Theo em thế nào là sử dụng thuốc an toàn Kết luận về cách dùng thuốc: Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết.

Hoạt động của trò - 3 HS trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

HS giới thiệu

Có, cảm, sốt, đau họng

- 1 HS đọc nội dung bài tập1 - Thảo luận cặp, nêu ý kiến.

Nhận xét

Đúng thuốc, đúng cách, đúng liều ...

(7)

d) Hoạt động 3(10'): Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

Chia nhóm- yêu cầu đọc kĩ câu hỏi và xêp thẻ

- GV cùng các trọng tài nhận xét, đánh giá - Chốt kết quả đúng.

Câu 1: Để cung cấp Vitamin cho cơ thể em chọn:

.

Câu 2: Tên thuốc ưu tiên phòng bệnh còi xương cho trẻ là:

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Ghi nhớ: SGK

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài: Phòng chống sốt rét.

Hoạt động nhóm

- Các nhóm và viết tên thuốc lựa chọn của nhóm mình vào phiếu học tập.

b. ăn thức ăn chứa nhiều Vitamin.

a. Uống Vitamin.

c. Tiêm Vitamin

a. ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa can - xi và vitamin D.

b. Uống can - xi và vitamin D.

c. Tiêm can - xi - HS đọc .

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 13.10.2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018 Toán

HÉC- TA

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta: quan hệ giữa héc ta và mét vuông

2.Kĩ năng: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng để giải các bài toán có liên quan

3.Thái độ: HS tích cực, tự tin, sáng tạo trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph , VBT.ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

-Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề?

Nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Giới thiệu đơn vị đodiện tích héc- ta(10')

Hoạt động của trò - HS thực hiện

HS nhận xét

(8)

- GV giới thiệu: “ Thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng,một khu rừng...

.người ta dùng đơn vị đo héc ta

- GV nói: 1 hécta bằng 1 héc-tô-mét vuông và viết tắt là ha

1hm2 bằng bao nhiêu m2 Vậy 1ha bằng bao nhiêu m2 c) Luyện tập

Bài 1(5'): Viết số thích hợp vào chỗ chấm Yêu cầu HS đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại

Nhận xét, chữa bài

Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích Bài 2(5'): Giải toán

Yêu cầu của bài tập là gì?

Nhận xét, chữa bài

Nêu mối quan hệ giữa ha và m2 Bài 3 (5'): Đúng ghi Đ,sai ghi S Yêu cầu HS tự làm bài

Gọi HS nêu kết quả trước lớp.

Vì sao Đ, vì sao S.

Bài 4(5'): Giải toán

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn biết diện tích xây toà nhà ta làm như thế nào?

Nhận xét, chữa bài 3. Củng cố- dặn dò(4') - 1hm2 = ...m2

1ha = ...m2

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

HS phát hiện mối quan hệ ha và m2

1hm2 = 10 000m2 1ha = 10 000m2

HS đọc yêu cầu

2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.

Nhận xét- Nêu rõ cách làm 4ha= 40000m2 21 ha= 5000m2 HS đọc yêu cầu bài

Đổi từ đơn vị ha ra đơn vị km2 HS tự làm : 22200ha = 222km2 Nhận xét

HS đọc yêu cầu bài HS làm bài

HS đọc kết quả của mình và giải thích.

HS đọc yêu cầu bài Tóm tắt bài toán Diện tích trường x 401 HS làm bảng, nhận xét

______________________________________

Lịch sử

QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Sau bài học, HS biết: ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.

2.Kĩ năng: Nhận biét đúng về sự kiện lịch sử 3.Thái độ: Kính yêu Bác

* GDTNMTBĐ: Biết được cảng Nhà Rồng trên sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Có ý thức giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử này.

(9)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?

- ý nghĩa của phong trào Đông Du?

- Vì sao phong trào đó thất bại?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Tìm hiểu về Nguyễn Tất Thành(10’) - Nguyễn Tất Thành là ai?

- Em biết gì thêm về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Giới thiệu ảnh quê hương Bác Hồ.

- Trước tình hình đó Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?

c)Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (20’)

- Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?

- GV giới thiệu H1, H2 trình bày sự kiện ngày 05/06-1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngoài?

- Theo Nguyễn Tất Thành làm thế nào để sống và đi ra nước ngoài?

-Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ đâu vào ngày tháng năm nào?

Bài học SGK

- Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?

* GDTNMTBĐ: Biết được cảng Nhà Rồng trên sông Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Có ý thức giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử này.

- 3 HS trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- Thảo luận cặp.

- Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) sinh ngày 19/ 05/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, ...

- Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.

- Không tán thành con đường cứu nước của các nhà tiền bối

-1 HS đọc SGK phần chữ nhỏ.

- Tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.

- Học tập ở nước Pháp và các nước khác, ...

- HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.

- HS thảo luận cặp.

-.một mình, không có tiền, những lúc ốm đau thì sao?

-Làm việc bằng hai bàn tay, làm đủ mọi nghề để kiếm sống: đầu bếp, chạy bàn,

..5/6/1911.Bến cảng Nhà Rồng HS đọc

(10)

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Thông qua bài học em hiểu Bác Hồ là người như thế nào?

- Nếu không có Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu về nhà tìm hiểu thêm về Bác Hồ.

- Suy nghĩ và hành động vì đất nước, vì nhân dân.

- Đất nước không có độc lập, nhân dân ta vẫn phải chịu cảnh sống nô lệ.

____________________________________________

Thể dục

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Củng cố, nâng cao kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu tập hợp, dàn hàng nhanh,

động tác đúng kỹ thuật, đều và đúng khẩu lệnh.

2. Kĩ năng: Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Yêu cầu HS chuyển đồ vật nhanh, đúng luật, khéo léo và tham gia chơi tích cực.

3. Thái độ: Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Vệ sinh sân bãi, Còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, kẻ sân.

III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nội dung - Phương pháp ĐL Hình thức tổ chức 1. Phần mở đầu :

* Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập.

* Khởi động :

+ Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông.

- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.

+ Kiểm tra bài cũ : 2. Phần cơ bản : a/ Đội hình đội ngũ :

MT: HS tập hợp, dàn hàng nhanh, động tác đúng kỹ thuật, đều và đúng khẩu lệnh.

- GV điều khiển.

- Chia tổ tập luyện.

- Cho các tổ thi đua trình diễn.

- Tập hợp củng cố kết quả tập luyện.

2 phút

2 phút 2 phút 2 phút

12 phút

2 lần 3 – 4 lần

1 lần 2 lần

(11)

b/ Trò chơi“Chuyển đồ vật”.

MT: HS chuyển đồ vật nhanh, đúng luật, khéo léo và tham gia chơi tích cực.

- GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi.

- Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử.

- Các tổ thi đua chơi.

- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.

3. Phần kết thúc:

- Hát và vỗ tay theo nhịp.

- Hệ thống bài học.

- Nhận xét giờ học.

* Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.

8 phút

2 phút 2 phút 1 phút

____________________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp

2.Kĩ năng: Kĩ năng đặt câu với các từ đã học.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu quý, đoàn kết bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

t i n HS, VBT,b ng phừ đ ể ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS nêu khái niệm về từ đồng âm, đặt câu để phân biệt giữa các từ đồng âm ở bài tập 2,3.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1(13'): Xếp từ theo nhóm - GV hướng dẫn:

+ Đọc từng từ, tìm hiểu nghĩa, viết từ

Hoạt động của trò - HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm.

CB XP

(12)

- Yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ tại sao lại xếp từ: hữu nghị, chiến hữu, hữu dụng..

Thế nào là Hữu nghị.

Bài tập 2(9') : Xếp thành 2 nhóm - GV nêu cách thảo luận.

- GV nhận xét, bổ sung thống nhất kết quả.

Ai tìm từ khác có tiếng hợp.

Thế nào là hợp tác.

*QTE:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS quyền trẻ em....

Bài tập 3(8'):Đặt câu.

- GV nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Các từ thuộc chủ điểm vừa học ? - GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS chơi trò chơi tiếp sức: xếp từ theo nghĩa như GV hướng dẫn.

- HS giải thích 1 HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận nhóm bàn

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

1 HS đọc yêu cầu

- HS trình bày nối tiếp - Mỗi HS đặt 1 câu

- Nhận xét, bổ sung

___________________________________________

Kể chuyện

LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Luyện tập kể một câu chuyện ( mẩu truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.

2. Kĩ năng: Kĩ năng kể, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện ( mẩu chuyện ).

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức thân ái, đoàn kết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sách, báo, truy n g n v i ch i m ho bình.ệ ắ ớ ủ đ ể à

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- HS kể lại câu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS kể chuyện(30')

* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài.

- GV gạch chân những từ cần lưu ý.

* GV nhắc HS:

Hoạt động của trò - HS kể.

- HS nhận xét, bổ sung.

-HS lắng nghe.

1 HS đọc đề bài.

(13)

-HS giỏi cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK.

-Mời một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

*HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

-Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

-Cho HS thi kể chuyện trước lớp.

- GV nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:

+Cách kể.

+Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.

+ Trong câu chuyện bạn thích nhân vật nào?

Vì sao?

+ Chi tiết nào trong chuyện bạn cho là hay nhất?

+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét tuyên dương những HS kể chuyện tốt.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Qua bài học con hiểu được điều gì ? - GV nhận xét giờ học.

-GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.

-HS giới thiệu

-HS kể chuyện trong nhóm 2.

-HS thi kể chuyện. Kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn - HS kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét bạn kể.

_________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

TRÒ CHƠI “ TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG ’’

I. MỤC TIÊU

- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.

- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

- Quy mô hoạt động : Tổ chức theo quy mô lớp.

- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng bằng giấy HS tự làm.

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tổ chức trò chơi (8p)

- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. GV lưu ý HS.

Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối bạn. Ví dụ:

. Bạn rất vui tính.

. Bạn là người bạn tốt.

. Bạn viết rất đẹp.

(14)

Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu ( khoảng 10 số đếm ) mà chưa nói được lời yêu thương sẽ phải giao bóng trả cho quản trò. Nếu người nhận bóng bắt trượt hoặc rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.

2. Tổ chức trò chơi (22p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Khi kết thúc trò chơi GV có thể hỏi HS cảm nhận sau khi nhận được những lời nói yêu thương từ các bạn.

- GV tuyên dương những lời thương của HS và kích lệ HS nên quan tâm tới các bạn trong lớp.

3. Củng cố, dặn dò (5p)

-Lớp hát đồng thanh bài Lớp chúng mình đoàn kết

- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS phải biết yêu thương giúp đỡ bạn bè.

_______________________________________________

Ngày soạn: 14.10.2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ các đơn vị đo diện tích đã học 2 Kĩ năng: Chuyển đổi, so sánh số đo diện tích. Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức chăm chỉ, tự giác, rèn tính tư duy sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- 1 HS lên bảng làm bài tập 4 SGK.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1(9'):.Viết số đo- có đơn vị m2 -GV quan sát-giúp HS.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng Nêu cách đổi đơn vị đo diện tích ? Bài tập 2(7') <,>,=

- Yêu cầu HS đổi đơn vị để 2 vế có cùng tên đơn vị rồi so sánh.

Giải thích cách làm bài?

- GV nhận xét.

Bài tập 3(7'): giải toán

Hoạt động của trò - HS thực hiện

- HS nhận xét, bổ sung.

1 HS đọc yêu cầu

- 2 HS làm trên bảng, lớp làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

1 HS đọc yêu cầu - 2 HS lên bảng làm.

a, >; b, <; c, <; d, = - HS nhận xét -bổ sung.

1 HS đọc yêu cầu - HS tóm tắt miệng

(15)

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Muốn biết số tiền để lát nền là bao nhiêu trước hết ta phải biết gì?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Bạn nào có cách giải khác?

- Nêu cách tìm diện tích hình chữ nhật ? Bài 4:(7')

Nhận xét, chữa bài

Củng cố về tính diện tích.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích ? - GV nhận xét giờ học.

- Dăn: Chuẩn bị bài sau

- Phải tìm diện tích căn phòng - 1 HS làm bảng phụ

- lớp làm vở -chữa nhận xét.

Bài giải S phòng: 8 x6 = 48 ( m2) Số tiền: 90000 x 48 = 4320000 (đồng)

- HS làm cách khác.

HS đọc bài toán - tóm tắt Tự làm, báo cáo kết quả 200 x 3 :4 = 150(m)

200 x 150 = 30000 m2 =3ha

_______________________________________________________

Tập đọc

TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

2. Kĩ năng: Đọc đúng các tên người nước ngoài: Si-le, Pa-ri, Hít le. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung yêu cầu câu chuyện và tính cách nhân vật.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ SGK phóng to. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Gọi HS đọc bài “ Sự sụp đổ của chế độ A- Pác - thai” trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Luyện đọc(10') - GV chia 3 đoạn

+ GV nghe, sửa phát âm cho HS + GV yêu cầu HS giải nghĩa từ.

Hoạt động của trò - HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc cả bài.

3 HS đọc nối tiếp.

- 3 HS đọc nối tiếp.

(16)

- GV đọc cả bài c)Tìm hiểu bài(12')

Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ, tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?

Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

Nêu nội dung chính của đoạn.

Nhà văn Đức Si – le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?

Em hiểu thế nào về thái độ ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào.

Lời đáp của ông cụ cuối câu chuyện có ngụ ý gì.

Nêu nội dung của doạn.

Bài ca ngợi ai.

Qua bài em học được điều gì.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễm cảm(8') - Treo bảng phụ có đoạn đọc diễm cảm - GV nhận xét, chốt cách đọc

- GV nhận xét HS.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nêu cảm nghĩ của em về cụ già trong truyện?

- GV nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau

- HS đọc theo cặp.

HS đọc thầm cả bài

- Chuyện xảy ra trên chuyến tàu ở Pa- ri, thủ đô nước Pháp. Trong thời gian Pháp bị phát xít...

-Vì cụ đáp lời hắn 1 cách lạnh lùng, hắn càng bực tức khi nhận ra ...

1. Thái độ hống hách của tên ...

-.Là 1 nhà văn quốc tế.

- Ông không ghét người Đức, chỉ căm ghét tên phát xít.

- Si – le xem các người là kẻ cướp.

2. Ca ngợi ông cụ người Pháp...

* Ca ngợi cụ già người Pháp ...

- 3 HS đọc nối tiếp và tìm cách đọc - HS nêu cách đọc

- HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét bình chọn.

_________________________________________

Thể dục

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “Lăn bóng bằng tay”

I. MỤC TIÊU

- Củng cố, nâng cao kỹ thuật các động tác đội hình đội ngũ : Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái đến vị trí bẻ góc không xô lệch, biết cách đổi chân khi đi sai nhịp.

- Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu HS bình tĩnh, khéo léo, lăn bóng theo đường dích dắc chuẩn và tham gia chơi tích cực.

- Giáo dục tác phong nhanh nhẹn, có tính đồng đội, tính kỷ luật cao.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Vệ sinh sân bãi, Còi, 4 quả bóng, kẻ sân.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

(17)

Nội dung - Phương pháp Định lượng Hình thức tổ chức 1. Phần mở đầu

* Nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài tập.

* Khởi động :

+ Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.

+ Chạy quanh sân -> đi thường thở sâu. Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, gối, vai, hông.

2. Phần cơ bản : a/ Đội hình đội ngũ :

MT: HS dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng phải, vòng trái đến vị trí bẻ góc không xô lệch, biết cách đổi chân khi đi sai nhịp.

- GV điều khiển.

- Chia tổ tập luyện.

- Cho các tổ thi đua trình diễn.

- Tập hợp củng cố kết quả tập luyện b/ Trò chơi“Lăn bóng bằng tay”.

MT: HS bình tĩnh, khéo léo, lăn bóng theo đường dích dắc chuẩn và tham gia chơi tích cực.

- GV nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi.

- Chọn HS làm mẫu, cho HS làm thử.

- Các tổ thi đua chơi.

- GV quan sát nhận xét, tuyên dương.

3. Phần kết thúc:

- Làm một số động tác thả lỏng.

- Hát và vỗ tay theo nhịp.

- Hệ thống bài học.- Nhận xét giờ học.

* Dặn dò: Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.

2 phút

3 phút 100 – 200m 3 phút

12 phút

2 lần 3 – 4 lần

1 lần 2 lần

8 phút

2 phút 2 phút 1 phút

_______________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho HS về thể loại văn làm đơn

CB XP

(18)

2.Kĩ năng: HS biết cách viết 1 lá đơn theo đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lý do, nguyện vọng rõ ràng.

3.Thái độ: Thể hiện sự cảm thông chia sẻ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Ra quyến định (làm đơn trình bày nguyện vọng)

-Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ,cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc .)

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thu, nhận xét vở của 3 HS đã viết lại bài văn tả cảnh.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1(15'): Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.

Vì sao chúng ta lại có đội tình nguyện...

Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì.

Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam.

*QTE: ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao? Chúng ta cần phải làm gì?

Bài tập 2(15'):Hãy viết đơn .... đội tình nguyện.

Hãy đọc tên đơn em sẽ viết.

Mục nơi nhận đơn em viết gì.

Phần lí do viết đơn em viết những gì.

Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho phần lí do viết đơn của 1HS.

- Yêu cầu HS viết đơn.

- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.

- Nhận xét bài làm của HS.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Khi viết một lá đơn phải lưu ý điều gì ? - GV nhận xét giờ học

- Về nhà thực hành viết đơn xin nghỉ học.

Hoạt động của trò - Làm việc theo yêu cầu của GV - Lắng nghe.

-2 HS đọc bài văn trước lớp.

- Cùng với bom đạn và các chất khác, chất độc màu da cam đã phá.

- Chúng ta cần động viên thăm hỏi, giúp đỡ...

- HS trả lời

HS đọc yêu cầu

- Viết bài

- 5 HS đọc bài của mình trước lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(19)

Địa lí ĐẤT VÀ RỪNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Sau bài học, HS biết:

- Biết các loại đất chính ở nước ta là đất phe-ra-lít, đất phù sa..

- Nêu một số đặc điểm của đất phe-ra-lít, đất phù sa, phân biệt rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống con người.

2.Kĩ năng: Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất , rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn

3.Thái độ: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

*Đất và rừng cho ta nguồn tài nguyên quý song chỉ có hạn cần phải sử dụng, khai thác và cải tạo một cách hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bản đồ địa lí tự nhiên

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KiÓm tra bµi cò (5')

- Chỉ trên bản đồ và nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?

- Nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống, và sản xuất của nhân dân ta?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hoạt động 1(10'):Các loại đất chính ở nước ta

bài tập 1.

- GV nhận xét, chốt kiến thức

- 2HS trả lời

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc mục 1 (SGK) - Làm bài cá nhân

- 1 số HS trình bày kết quả.

- HS lên chỉ vùng phân bố chính 2 loại đất ở nước ta.

-…Không.Vì vậy chúng ta phải sử dụng đất một cách hợp lý.

- Bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, Loại đất Phân bố Đặc điểm

Phe-ra-lít ở đồi núi Đỏ và vàng;

nghèo mùn Phù sa ở đồng

bằng

Do sông bồi đắp rất màu mỡ - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên

- Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đó em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất?

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ và cải

(20)

tạo đất ở địa phương?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

c)Hoạt động 2(12'): Rừng ở nước ta - GV yêu cầu đọc và quan sát

Các loại rừng chính ở nước ta?

- Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.- Quan sát tranh, so sánh sự khác nhau giữa rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?

-GV cho HS xem một số hình ảnh về rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn - GV kết luận nội dung.

d)Hoạt động 3(8’):Vai trò của rừng - Kể tên một số loài thực vật, động vật quí ở rừng Việt Nam mà em biết?

- GV yêu cầu HS làm bài tập 4 trên máy tính bảng. Thảo luận làm theo cặp.

Nêu vai trò của rừng đối với đời sống, sản xuất?

- GV nhận xét, chữa bài.

- Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lý ?

- Em biết gì về thực trạng rừng hiện nay ?

- Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân phải làm gì?

*GDSDNLTKVHQ: Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

- GV nhận xét, kết luận.

- Nhiệm vụ của tất cả mọi người là trồng rừng và bảo vệ rừng

Bài học: SGK

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nêu một số đặc điểm của đất phe-ra- lít, đất phù sa, phân biệt rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn ?

- GV liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường....

Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu về nhà học bài.

thau chua, rửa mặn, ...đóng cọc đắp đê để giữ đất không bị xói mòn, sạt lở

- HS đọc mục 2,quan sát hình trên phông chiếu rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập..

- HS chỉ

- Lim, táu, hươu, nai...

- HS thảo luận nhóm bàn, làm bài trên máy tính bảng.

- Vai trò của rừng: Điều hòa khí hậu, che phủ đất, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột, cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.

- Nhận xét, bổ sung.

- Tài nguyên rừng có hạn.

- Bị tàn phá...

- Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân miền núi, tuyên truyền và hỗ trợ...

- Trồng và bảo vệ rừng....

- HS đọc

(21)

- Chuẩn bị bài 7: Ôn tập.

__________________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng Việt LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được các tiếng chứa ưa,ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của bài tập, tìm được tiếng chứa ưa,ươ thích hợp trong câu văn, câu thơ.

2.Kĩ năng: Nhớ viết chính xác, trình bày đúng hình thức, sáng tạo thơ tự do khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê- mi- li, con….

3.Thái độ: Rèn chữ viết và ý thức giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: B ng phả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- viết các tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS nhớ- viết (22')

- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê- mi- li, con…

+ Tìm câu thơ là lời gọi tha thiết của người cha cũng là lời dặn dò với cô con gái bé bỏng của mình?

- GV hướng dẫn viết từ khó:

Oa- sinh- tơn, sáng loà, Ê- mi- li.

- GV lưu ý HS cách trình bày…

- GV yêu cầu HS viết bài.

- GV yêu cầu HS soát lại bài.

- GV thu 5-7 bài nhận xét từng bài.

- GV nhận xét chung, tuyên dương những em có bài viết đẹp, tiến bộ.

c)Hướng dẫn HS làm bài tập(8')

Bài tập 2: -Tìm các tiếng có chứa ưa/ ươ trong khổ thơ sau:

Quê hương là chum khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày.

Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc

Hoạt động của trò - HS làm bài.

- Lớp nhận xét.

- 2 HS đọc to 2 khổ thơ.

- Lớp đọc thầm.

- Cha không bế con về được nữa!...

Tìm từ khó, nêu -2 HS lên bảng viết.

- HS nêu

- HS nhớ- viết bài.

- HS xem lại bài, tự sửa lỗi

- Từng cặp HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp đối chéo, nhận xét bài.

- Cách đánh dấu thanh:

+ Trong các tiếng có ưa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu

(22)

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước bên song.

-Nêu nhận xét cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

- GV chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Cách đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ ?

- Nhận xét chung

- Chuẩn bị bài sau, ghi nhớ quy tắc chính tả

của âm chính ưa- chữ ư.

+ Trong các tiếng chứa ươ (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính (ươ).

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, tìm từ thích hợp.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 15.10.2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS được củng cố về cách tính diện tích các hình đã học, giải các bài toán có liên quan đến diện tích

2.Kĩ năng: Giải toán

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, PHTM, máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

1 HS lên bảng làm bài tập 2– SGK.

Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo S.

GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1(7')

Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì.

Bạn nào có cách làm khác?

Nêu công thức tính S hình chữ nhật, mối quan hệ giữa m2 và cm2

Bài tập 2(7')

Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?

Hướng dẫn HS làm

Hoạt động của trò - HS làm bài.

1 HS đọc yêu cầu bài - 1 HS lên bảng làm.

- HS dưới lớp làm vở.

- Nhận xét bổ sung.

1 HS đọc yêu cầu bài - HS thảo luận theo cặp

(23)

Nhận xét, chữa bài

Ai có cách làm khác ?

Bài 3 (7')

Lưu ý HS về tỉ lệ bản đồ Nhận xét, chữa bài.

Bài tập 4 (9') (Sử dụng PHTM, máy tính bảng)

- Muốn tính được diện tích miếng bìa ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài tập 4 trên máy tính bảng. Thảo luận làm theo cặp.

Diện tích miếng bìa có kích thước theo hình vẽ là: Đúng điền Đ, sai điền S

a) 96 cm2 S b) 192cm2 S c) 224 cm2 S d) 288cm2 Đ - Bạn nào có cách làm khác?

- Nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật?

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS lên bảng làm.

- Lớp làm vở.

- HS nhận xét bài làm của bạn Bài giải

Chiều rộng 80 x 12 = 40(m) Diện tích thửa ruộng

80 x40 = 3200(cm2) Số thóc được thu hoạch 3200 : 100 x 5 = 1600( kg) =16 tạ

HS đọc yêu cầu HS làm bài

Báo cáo kết quả, nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài, quan sát hình SGK

- Chia miếng bìa thành các hình chữ nhật...

- HS thảo luận nhóm bàn, làm bài trên máy tính bảng.

- Nhận xét bổ sung.

_______________________________________

Khoa học

PHÒNG BỆNH SỐT RÉT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét. Tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng bệnh. Những việc nên làm để phòng bệnh sốt rét.

2.Kĩ năng: Ứng xử thích hợp bằng cách tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm thuốc chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.

(24)

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi để phòng tránh sốt rét.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯƠC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xử lí vá tập hợp thông tin để biết những dấu hiệu,tác nhân vá con đường lây truyền bệnh sốt rét.

- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Phiếu học tập ghi các câu hỏi (hoạt động 2),VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ (5')

- Chỉ nên dùng thuốc khi nào ?

- Khi dùng thuốc chúng ta cần chú ý điều gì ?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài (1')

b) Hoạt động 1(16'): Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét.

- GV chia nhóm thảo luận.

- Nêu 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?

Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?

- Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?

- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

- Lưu ý: Phân biệt tác nhân và nguyên nhân gây bệnh.

- GV chốt kiến thức.

c)Hoạt động 2(14'):Cách đề phòng bệnh sốt rét.

Yêu cầu HS quan sát tranh SGK

Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?

- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?

- GV nhận xét-kết luận.

Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận( làm vào VBT- Bài1) - Các nhóm nêu kết quả thảo luận - Bắt dầu rét run. Sau là rét, sốt cao, ra mồ hôi và hạ sốt, ...

- Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người ...

- Do 1 loại kí sinh trùng gây ra.

-Muỗi A - nô - phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét và lây sang cho người lành.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận nhóm

- Báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.

- Phun thuốc trừ muỗi (h3) tổng vệ sinh (h4), chôn rác thải, dọn sạch nơi nước đọng, thả cá ăn bọ gậy, ...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài khi trời tối, tẩm màn (h5 Tr 27).

Quan sát

(25)

Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen?

Muỗi a-nô-phen sống ở đâu?

Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?

*BVMT: Chúng ta cần phải làm gì để môi trường luôn sạch ?

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh bệnh sốt rét ?

*QTE:-GV liên hệ thực tế GDHS quyền trẻ em...

- Nhận xét giờ học.

- Yêu cầu về vệ sinh nhà ở, trường lớp.

- Chuẩn bị bài: Phòng bệnh sốt xuất huyết.

To, vòi dài, chân dài,...

Nơi tối tăm, ẩm thấp.

Là con vật trung gian truyền bệnh.

______________________________________________

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho học sinh về từ đồng âm.

2.Kĩ năng: Phân biệt được nghĩa của từ đồng âm: đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ - Nhận xét từng HS

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 (15') Tìm từ đồng âm Hoạt động nhóm

+ Đọc kĩ các câu

+ Tìm từ đồng âm trong từng câu + Xác định các nghĩa của từ đồng âm trong câu đó

- GV nhận xét, đánh giá.

Thế nào là từ đồng âm?

Bài 2(15'): Đặt câu Yêu cầu học sinh tự làm GV sửa lỗi cho HS

Hoạt động của trò 3 HS thực hiện

HS nhận xét bài của bạn

- HS đọc yêu cầu

- 4 HS hoạt động trong 1 nhóm theo hướng dẫn của giáo viên

- Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu - Nhận xét.

HS đọc yêu cầu

- 3 HS lên bảng đặt câu . - Lớp làm vở

- HS đọc trước lớp, nhận xét,bổ sung

(26)

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Thế nào là từ đồng âm ? Cho ví dụ ? - Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau

VD: Chị Nga đỗ xe lại mua cho em gói xôi đỗ.

-HS đặt 2-3 câu.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 16.10.2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS được củng cố về:

+ So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.

+ Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó.

2.Kĩ năng: So sánh , cộng, trừ, nhân, chia phân số và giải toán 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- 1 HS lên bảng làm BT1

Muốn cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số ta làm thế nào?

- GV nhân xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1(7')Viết phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

Nhận xét, chốt kết quả

Muốn sắp xếp các phân số từ bé đến lớn ta làm như thế nào ?

Bài 2(7'):Tính

Nhận xét về biểu thức Nhận xét chốt kết quả

Muốn tính biểu thức có phép x, : , + ,- ta làm như thế nào ?

Bài 3 (9')

Nêu dạng toán, cách làm ?

Hoạt động của trò

- 1HS lên bảng trình bày - 2HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

HS đọc yêu cầu

2 HS lên bảng làm . Lớp làm vở.

HS nhận xét, chữa bài HS đọc yêu cầu

HS nhận xét

2HS làm phần a,d trên bảng Nhận xét, chữa bài

1 HS đọc yêu cầu HS tự làm

(27)

Nhận xét

Bài 4 (7') Giải toán

Nêu dạng toán, cách làm ? Nhận xét, chữa bài

Củng cố về giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số ?

- Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.

Nhận xét, chữa bài 1 HS đọc yêu cầu

Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số 1 HS lên bảng làm. Lớp làm vở.

Lớp nhận xét bổ sung

Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:

4-1 = 3 (phần)

Tuổi bố là: 30 :3 x 4 = 40 (tuổi) Tuổi con là: 40 - 30 = 10 (tuổi)

_________________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích 2.Kĩ năng: Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sưu tầm tranh ảnh miêu tả cảnh sông nước. VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1(15')

Ví dụ:

a, Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào.

Đoạn văn tả đặc điểm nào của biển.

Câu văn nào cho em biết điều đó.

Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì vào những thời điểm nào.

Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả.

Hoạt động của trò - 2 HS trả lời, nhận xét, bổ sung.

1 HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm - Miêu tả cảnh biển.

- miêu tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.

- Câu: Biển luôn thay đổi màu theo sắc mây trời.

- Tác giả quan sát bầu trời và biển khi: Bầu trời xanh thắm...

- xanh thắm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt,....

(28)

Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng như thế nào.

Theo em liên tưởng có nghĩa là gì.

b, Đoạn b: Tương tự đoạn a.

- Nêu tác dụng của sự liên tưởng Bài tập 2(15'): lập dàn ý

- Yêu cầu 2, 3 HS đọc các kết quả quan sát 1 cánh đồng nước đã chuẩn bị từ tiết trước.

- GV ghi nhanh kết quả của HS lên bảng.

- Yêu cầu HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.

- GV nhận xét, bổ sung.

Nêu những điều lưu ý khi tả cảnh.

3. Củng cố- dặn dò(4')

- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ? - Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài sau.

- .. liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người..

- Là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.

1 HS đọc yêu cầu HS đọc, nhận xét.

HS làm bài

HS đọc bài của mình.

Nhận xét, bổ sung.

_____________________________________

Kĩ năng sống

BÀI 3: TINH THẦN HỢP TÁC

I. MỤC TIÊU

- HS thấy được lợi ích của việc hợp tác với người khác trong công việc.

- Tạo lập được thói quen hợp tác với những người xung quanh.

- GD học sinh có ý thức hợp tác trong mọi công việc.

II. CHUẨN BỊ

Sách Thực hành Kĩ năng sống- lớp 5

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1')

- Chủ đề: Giao tiếp, hợp tác - Bài học: Tinh thần hợp tác b. Nội dung

Hoạt động 1: (7') Chuẩn bị tâm thế Câu chuyện: Chuyện của minh

Hoạt động 2: (12'):Trải nghiệm +Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Yc thảo luận nhóm 4

- Trình bày ý kiến - GV chốt nội dung + Bài tập 2:

- 1HS đọc câu chuyện.

- Lớp đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu BT1 - Thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét.

(29)

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Yc làm bài cá nhân

- Trình bày ý kiến GV chốt nội dung BT2 + Bài tập 3: Trò chơi: Gỡ rối Gọi HS đọc yêu cầu của BT - HD HS chơi theo SGK - Tổ chức chơi trò chơi - Trình bày ý kiến

Hoạt động 3: (5') Bài học

- Yc HS quan sát SGK, đọc chú thích của từng phần.

1. Tinh thần hợp tác 2. Những điều cần tránh.

3. Bí quyết giúp em hợp tác tốt với những người xung quanh

GVKL: Tinh thần hợp tác.. tr 14,15 Hoạt động 4: (5') Đánh giá, nhận xét GVKL: Tinh thần hợp tác.. tr 14,15 - GV hướng dẫn HS tô mầu vào phần 1:

Em tự đánh giá.

- Gv thu bài ghi nhận xét.

2. Củng cố- dặn dò: (5') - Nêu bài học

- Hợp tác cùng các bạn trong lớp, nhóm trong mọi hoạt động.

- Mang sách về yêu cầu phụ huynh ghi nhận xét ở cuối bài

- HS đọc yêu cầu BT2 - HS làm bài

- Đại diện vài HS trả lời .

- HS đọc yêu cầu BT3 - HS chơi nhóm 6.

- 1 HS trong nhóm ghi lại kết quả của nhóm mình

- Quan sát và đọc.

- Vài HS nhắc lại.

- HS tô màu.

- 2 HS nhắc lại.

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 6

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân trong tuần . - Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần

a. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

b. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

(30)

- Chuyên cần: ………

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập:

...

...

...

...

*Các hoạt động khác:

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện

ATGT: ...

...

3. Phương hướng tuần tới.

- Ổn định mọi nề nếp lớp, học sinh trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Tập trung vào ôn bài có nề nếp có hiệu quả ngay từ đầu năm học.

- Trực nhật vệ sinh lớp học sạch sẽ. Vứt rác đúng nơi quy định.

- Ổn định nề nếp học sinh ăn bán trú.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học, không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh sốt xuất huyết, virut Zika....

- Tuyên truyền tham gia mua bảo hiểm y tế.

- Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán