• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
49
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11 ( Trực tuyến) Ngày soạn: 12/11/2021

Ngày giảng:T2/15/11/2021

TOÁN LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6.

- Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV : Máy tính, bài giảng powpoint 2. HS : SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho hs chia sẻ

HS chia sẻ các tình huống có phép trừ trong thực tế gắn với gia đình em. Đố bạn” tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (22’) Bài 1. HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).

- HS thực hiện Lưu ý: GV có thể tổ chức cho HS chơi theo

cặp hoặc theo nhóm: một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác tìm kết quả và ngược lại.

Bài: 2

- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng trừ trong phạm vi 6 để tính).

- HS thực hiện

- Yêu cầu hs đổi vở chéo HS đổi vở, đặt và trả lời các câu hỏi để kiểm tra kết quả các phép tính vừa thực hiện

Lưu ý: Bài này yêu cầu tính nhẩm rồi nêu kết quả. GV nhắc HS lưu ý những trường hợp xuất hiện số 0 trong phép trừ. GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính trừ để HS củng cố kĩ năng hoặc HS tự nêu phép trừ rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.

(2)

Bài 3:

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.

- HS thực hiện

GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép trừ nào cho kết quả bằng số ghi trên mái nhà nữa không.

Bài 4. Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

Chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện

Ví dụ: Trong lồng có 5 con chim. Có 1 con bay ra khỏi lồng. Còn lại bao nhiêu con chim? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4. Còn lại 4 con chim.

Bài 5:

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe mỗi tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- HS thực hiện Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ: Có 5 con vịt, 1 con đã lên bờ. Còn lại mấy con vịt dưới ao?

Thực hiện phép trừ 5 - 1 = 4.

HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi

*Củng cố, dặn dò (2’)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

_________________________________________

(3)

TIẾNG VIỆT

Bài 51: et, êt, it (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và đọc đúng các vần et, êt, it; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần et, êt, it; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.Viết đúng các vần et, êt, it (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần et, êt, it.

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần et, êt, it có trong bài học.

Phát triển kỹ năng nói về thời tiết (nóng, lạnh) thể hiện qua trang phục hoặc cảnh sắc thiên nhiên. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các loài lông vũ nhỏ, gần gũi với con người như vịt, vẹt, én,.., hay nhận biết về cảnh sắc của mùa xuân với

những “tín hiệu” sinh học từ loài cây đặc trưng cho mùa này (cây đào) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Đối vẹt trên cành cây đang nói chuyện" với nhau; 2.

Sự thức dậy của mùa xuân qua những báo hiệu từ cây đào đâm chồi, nảy lộc, nở hoa và đàn én nhỏ từ nơi tránh rét bay về.

- Cảm nhận được tình cảm bạn bè thông qua hình ảnh các loài chim ríu rít bên nhau, rèn luyện sự tự tin khi phải trình bày (nói, hát,...) trước đám đông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, bảng tương tác, tranh, bộ đồ dùng, chữ mẫu.

- HS: Sách giáo khoa, bộ chữ Tiếng Việt, bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn và khởi động : 5'

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Hộp quà bí mật” để ôn lại bài trước và tạo tâm thế cho giờ học.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

? Em thấy gì trong tranh?

- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.

- GV giới thiệu các vần mới et, êt, it. Viết tên bài lên bảng.

3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ: 15' a. Đọc vần et, êt, it.

- So sánh các vần:

+ GV giới thiệu et, êt, it.

+ GV yêu cầu HS so sánh vần et, êt, it để tìm ra điểm giống và khác nhau.

- Hs chơi

- Trên cành cây có 2 chú vẹt.

Đôi vẹt ríu rít mãi không hết chuyện.

Bài 51: et, êt, it.

- Giống nhau: Đều có âm t đứng sau.

Khác nhau ở âm đứng trước: e, ê, i

(4)

+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.

- Đánh vần các vần + GV đánh vần mẫu.

+Yêu cầu HS đánh vần nối tiếp. Mỗi HS đánh vần cả 3 vần.

+ Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- Đọc trơn các vần

+ HS nối tiếp đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.

- Ghép chữ cái tạo vần

+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để lần lượt ghép các vần et, êt, it.

- Lớp đọc đồng thanh et, êt, it.

b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng vẹt

+ GV yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn tiếng bạn.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau . Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

+ Đọc trơn tiếng: Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.

+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần.

Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.

- Ghép tiếng mới

+ HS dùng bộ chữ tự tạo các tiếng có chứa vần et, êt, it

+ GV cho HS nêu tiếng vừa tìm được ( GV ghi bảng)

+ HS phân tích tiếng hoặc nêu cách ghép một số tiếng.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh các tiếng mới ghép dược.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ.

Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ:

+ GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh,

e – t - et;

ê – t - êt;

i – t - it;

- HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, nhóm, đồng thanh

v – et – vét – nặng – vẹt / vẹt két sét vẹt dệt nết tết lít mít vịt

+ HS ghép: hét, mệt, thịt,…

Con vẹt bồ kết quả mít - HS nói

v et

vẹt

(5)

+ GV cho từ xuất hiện dưới tranh + Nhận biết tiếng chứa vần mới

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng, đọc trơn tử .

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc.

- 2- 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Lớp đọc đồng thanh một lần.

Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng: 5'

- GV đưa mẫu chữ viết các vần et, êt, it.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần et, êt, it.

- HS viết vào bảng con: et, êt, it

- GV hướng dẫn viết tiếng chứa âm mới:

kết, mít. (chữ cỡ vừa).

( Quy trình giống viết vần)

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

- HS quan sát

- HS phân tích và đánh vần

- Hs nêu độ cao các con chữ trong vần

TIẾT 2 5. Viết vở: 10'

- GV yêu cầu 1 -2 HS nêu nội dung bài viết.

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu. Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- GV yêu cầu HS viết vào vở: et, êt, it, bồ kết, quả mít

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc đoạn văn

- GV đọc mẫu cả đoạn.

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần et, êt, it

- GV cho HS đọc tiếng mới

HS nêu: et, êt, it, bồ kết, quả mít

- Tết, rét, chit, rít,

- HS đọc ( cá nhân, nhóm, đồng

(6)

- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn - HS đọc từng câu. (Cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- HS đọc cả đoạn (Cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- HS trả lời câu hỏi về nội dung đã đọc:

+ Thời tiết được miêu tả như thế nào?

+ Mấy cây đào được miêu tả như thế nào?

+ Khi trời ấm, điều gì sẽ xảy ra?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh: 5'

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

+ Con nhìn thấy ai trong tranh?

+ Những người đó mặc trang phục gì?

+ Trang phục của họ cho thấy thời tiết như thế nào?

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và nói về thời tiết khi nóng và lạnh, cần ăn mặc hay cần chú ý điều gì khi trời nóng, trời lạnh - GV: Khi ra ngoài vào lúc trời lạnh các con phải mặc quần dài, áo ấm và đi giày, mang khăn quàng cổ, đeo găng tay,… để bảo vệ sức khỏe

* Củng cố: 2'

- HS nhắc lại tên bài học

- Tìm một số từ ngữ có chứa vần et, êt, it và đặt câu với từ ngữ vừa tìm được,

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

thanh) - 5 câu.

+Rét đậm

+Mấy cây đào đã chi chít lộc non. Vài nụ tròn đỏ thắm vừa hé nở.

+Đàn én nhỏ lại ríu rít bay về, náo nức đón chào năm mới.

+ Nam

+Tranh 1: mặc quần đùi, áo thun và đội mũ; tranh 2: mặc quần dài, áo ấm và đi giày, mang khăn quàng cổ, đeo găng tay,….

+ Tranh1: trời nóng, tranh 2: trời lạnh - HS trao đổi trong nhóm và trình bày

trước lớp.

- HS lắng nghe

- sấm sét, dệt vải, …

Trời mưa to hay có sấm sét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

(7)

_________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 52: ut ưt ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nhận biết và đọc dúng các vần ut, ưt; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ut, ưt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng các vần ut, ưt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ut, ưt

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ut, ưt có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói về niềm vui, sở thích. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những chi tiết trong tranh về hoạt động của con người (một trận bóng đá) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Câu thủ số 7 đang sút bóng; 2. Một trận bóng đá nhi đồng khi câu thủ số 7 vừa ghi bàn, các khán gìả nhí đang hò reo ăn mừng chiến thắng; 3. Một trận bóng đá ở trường của các bạn học sinh lớp 1A và 1B.

- Cảm nhận được tinh thần đồng đội trong thể thao thông qua đoạn văn học và hình ảnh trong bài, ứng dụng tinh thần ấy trong các hoạt động nhóm hay hoạt độngtập thể. Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết trong tập thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, bảng tương tác, tranh ảnh ( tranh nhận biết, mứt dừa, nứt nẻ, tranh đoạn văn và luyện nói), bộ đồ dùng, chữ mẫu.

+ Vật thật: bút chì

- HS: Sách giáo khoa, bộ chữ Tiếng Việt, bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: '

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đi chợ” để ôn lại các vần đã học và tạo tâm thế cho giờ học.

2. Nhận biết

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:

? Em thấy gì trong tranh?

- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo.

- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo.

- GV giới thiệu các vần mới ut, ưt. Viết tên bài lên bảng.

3, Đọc vần, tiếng, từ ngữ . Đọc vần

* Vần ut:

+ Đánh vần

- Hs chơi

-Tranh vẽ một trận bóng đá, cầu thủ số 7 đang sút bóng vào lưới.

- Cầu thủ số 7/ thu hút khán gìả/

bằng một cú sút dứt điểm.

Bài 52: ut, ưt

(8)

- GV đánh vần mẫu

- HS đánh vần ( cá nhân, nhóm, đồng thanh)

+ Đọc trơn

- HS đọc trơn ( cá nhân, nhóm, đồng thanh) + Ghép chữ cái tạo vần

- HS ghép vần ut trên bảng cài - HS nêu cách ghép vần ut

* Vần ưt ( Tiến hành tương tự như ut) - So sánh các vần

+ GV yêu cầu HS tìm điểm giống và khác nhau giữa vần ut - ưt

+ GV yêu cầu HS nêu lại các vần vừa học b. Đọc tiếng

- Đọc tiếng mẫu

+ GV giới thiệu mô hình tiếng sút.

+ GV yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn tiếng bạn.

- Đọc tiếng trong SHS

+ Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nối tiếp nhau . Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.

+ Đọc trơn tiếng: Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.

+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần.

Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.

- Ghép chữ cái tạo tiếng

+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần ut hoặc ưt.

+ HS nêu tiếng vừa ghép được – GV ghi bảng.

+ GV yêu cầu 1 -2 HS phân tích tiếng hoặc nêu cách ghép,

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

- GV lần lượt đưa ( vật thật) tranh minh hoạ cho từng từ ngữ.

Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ:

+ GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, + GV cho từ xuất hiện dưới tranh

+ Nhận biết tiếng chứa vần mới

u – t - ut ut

- Giống nhau: Đều có âm t đứng sau.

Khác nhau ở âm đứng trước: u, ư

- HS đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, đồng thanh)

S – ut - sút – sắc – sút/sút

Bụt hụt lụt sụt dứt mứt nứt sứt

+ HS ghép: mứt, sút, hút...

+ HS đọc tiếng vừa ghép được.

Bút chì mút dừa nứt nẻ -HS nói

-HS quan sát

s ut

sút

(9)

- GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng, đọc trơn tử .

- Giải nghĩa từ: mứt dừa, nứt nẻ

- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3- 4 lượt HS đọc.

- 2- 3 HS đọc trơn các từ ngữ.

- Lớp đọc đồng thanh.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

- Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

4. Viết bảng: 5'

- GV đưa mẫu chữ viết các vần ut, ưt.

- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần ut, ưt

- HS viết vào bảng con: ut, ưt (chữ cỡ vừa).

- Hướng dẫn viết tiếng bút, mứt ( quy trình tương tự).

- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

-HS phân tích và đánh vần

- Hs nêu độ cao các con chữ trong vần

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 13/11/2021 Ngày giảng:T3/16/11/2021

TIẾNG VIỆT

Bài 52: ut ưt (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nhận biết và đọc dúng các vần ut, ưt; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ut, ưt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng các vần ut, ưt (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần ut, ưt

- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần ut, ưt có trong bài học. Phát triển kỹ năng nói về niềm vui, sở thích. Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết những chi tiết trong tranh về hoạt động của con người (một trận bóng đá) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ: 1. Câu thủ số 7 đang sút bóng; 2. Một trận bóng đá nhi đồng khi câu thủ số 7 vừa ghi bàn, các khán gìả nhí đang hò reo ăn mừng chiến thắng; 3. Một trận bóng đá ở trường của các bạn học sinh lớp 1A và 1B.

(10)

- Cảm nhận được tinh thần đồng đội trong thể thao thông qua đoạn văn học và hình ảnh trong bài, ứng dụng tinh thần ấy trong các hoạt động nhóm hay hoạt độngtập thể. Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết trong tập thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, bảng tương tác, tranh ảnh ( tranh nhận biết, mứt dừa, nứt nẻ, tranh đoạn văn và luyện nói), bộ đồ dùng, chữ mẫu.

+ Vật thật: bút chì

- HS: Sách giáo khoa, bộ chữ Tiếng Việt, bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

5. Viết vở: 10'

- HS nêu nội dung bài viết

- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

- GV yêu cầu HS viết vào vở ut, ưt, bút chì, mứt dừa.

- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách - GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

6. Đọc đoạn: 7'

- GV đọc mẫu cả đoạn .

- HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần ut, ưt - HS đọc tiếng mới ( cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. (Cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- HS đọc cả đoạn ( Cá nhân, nhóm, đồng thanh)

- HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc:

+ Trận đấu thế nào?

+ Ở những phút đầu, đội nào dẫn trước?

+ Ai đã san bằng tỉ số?

+ Cuối cùng đội nào chiến thắng?

+ Khán gìả vui mừng như thế nào?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

7. Nói theo tranh: 5'

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS.

- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

- 1- 2 HS đọc: ut, ưt, bút chì, mứt dừa.

- sút, bứt

- Trận đấu thật gay cấn.

- Đội nhà bị dẫn trước.

- Cầu thủ số 7.

- Đội khách áo đỏ thắng.

- Khán giả hò reo, nhảy múa.

(11)

? Tên của môn thể thao trong tranh là gì?

? Em biết gì về môn thể thao này?

? Em từng chơi môn thể thao này bao gìờ chưa?

? Em có thích xem hay chơi không? Vì sao?

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

GV: Đá bóng là một môn thể thao được diễn ra giữa hai đội, có trọng tài. Đây là môn thể thao đòi hỏi sức bền bỉ của cơ thể, sự dẻo dai của đôi chân và sự tinh nhanh của đôi mắt. Trong bóng đá cần sự phối kết hợp ă ý giữa các thành viên do vậy cần tình thần đoàn kết cao.

* Củng cố: 2'

- HS nhắc lại tên bài học

- Tìm một số từ ngữ có chứa vần ut, ưt và đặt câu với từ ngữ vừa tìm được,

- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- bóng đá

- hai đội đá bóng, có trọng tài, đội nào đá bóng vào lưới đội kia nhiều hơn thi đội ấy thắng..)

- lũ lụt, sụt lở, gạo lứt…

Miền Trung lũ lụt triền miên.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

_____________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 53: AP, ĂP, ÂP ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng vần ap, ăp, âp; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ap, ăp, âp. Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng vần ap, ăp, âp và các tiếng, từ ngữ chứa vần ap, ăp, âp

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết qua tranh về hình ảnh người phụ nữ đèo con đến trường, hình ảnh chiếc TV và các đồ vật quen thuộc khác.

- Cảm nhận được tình cảm gia đình thông qua hình ảnh mẹ đưa con đi học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2.Học sinh

- Bảng con, phấn, sách vở.

(12)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu ( 5’)

- Kiểm tra đọc nội dung 2,4 trang 76, 77.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới : Vần ap, ăp, âp

2-3 HS lên bảng đọc.

- Lắng nghe.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1 Nhận biết (5’)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em thấy gì trong tranh?

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Mẹ đạp xe đưa Hà đến lớp. Khắp phố tấp nập"

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: ap, ăp, âp.

Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

2.2. Đọc (17’)

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … con cún con và con dế mèn trên tàu lá.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. " Mẹ đạp xe/ đưa Hà đến lớp./ Khắp phố tấp nập,/ thật là vui.

- HS quan sát.

a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm "p" đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước a, ă, â.

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

Ap: a- pờ- áp Ăp : ă- pờ- ắp Âp: â- pờ- ấp

- Gọi HS đánh vần cả 4 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 4 vần ap, ăp, âp.

(CN, nhóm, lớp)

* Ghép chữ tạo vần

+ Đang có vần ap muốn có vần ăp thì phải làm thế nào?

- Yêu cầu HS nêu muốn có vần ăp ta làm ntn?

- Yêu cầu HS nêu cách ghép vần âp.

+ Vần ap có âm a đứng trước, âm p đứng sau.

+ Thay âm ă bằng âm a, để nguyên âm p

- HS nêu vần âp.

(13)

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 4 vần.

- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

* Đọc lại vần: - HS đọc lại vần ap, ăp, âp. (CN, nhóm , lớp)

b.Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần ap, làm thế nào để có tiếng đạp?

- GV đưa mô hình tiếng đạp, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

đ ap đạp

+ ….Ghép âm đ trước vần ap và dấu nặng trên âm a.

- HS đánh vần: đờ- áp- đáp- nặng- đạp (CN, nhóm, lớp).

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:

rạp, sạp, tháp, bắp, cặp, gặp, đập, mập, nấp. Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

+ Những tiếng nào có vần ap?

+ Những tiếng nào có vần ăp?

+ Những tiếng nào có vần âp?

- Đọc trơn tất cả các tiếng

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng (CN, nhóm, lớp).

+ … rạp, sạp, tháp + … bắp, cặp, gặp + … đập, mập, nấp

- HS đồng thanh đọc trơn tất cả các tiếng trên

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng đạp ta thêm chữ ghi âm đ trước vần ap và dấu nặng trên âm a. Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ăp, âp.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần ap, (ăp, âp)?

- Đọc các tiếng HS ghép được.

- HS tự tạo các tiếng có vần ap, ăp, âp .trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đồng thanh đọc trơn.

c.Đọc từ ngữ

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh xe đạp, cặp da, cá mập, đặt câu hỏi cho HS nhận

(14)

biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh. GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới ap, ăp, âp, phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?

- GV đưa từ xe đạp.

+ Trong từ xe đạp tiếng nào chứa vần mới học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng đạp, đọc trơn từ xe đạp.

- Thực hiện tương tự với các từ cặp da, cá mập.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +.... xe đạp.

+ .... tiếng đạp chứa vần ap.

+ … tiếng đạp có âm đ đứng trước, vần ap đứng sau, dấu nặng trên âm a.

Đờ- áp- đáp- nặng- đạp. (CN , nhóm, lớp)

- HS đọc lại (CN ,lớp) d.Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ 3. Hoạt động thực hành, luyện tập

- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

*Viết bảng( 8’)

* Viết vần ap, ăp, âp

+ Các vần ap, ăp, âp có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần ap, vừa viết vừa mô tả quy trình viết.

Vần ăp viết như vần ap thêm dấu mũ trên con chữ ă.

- GV viết mẫu vần âp, vừa viết vừa mô tả

Vần âp viết tương tự vần ap.

- Yêu cầu HS viết bảng con 4 vần

- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm n ở cuối, khác nhau âm thứ nhất e, ê, I, u.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần ap, ăp, âp - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng cặp, mập

- GV viết mẫu tiếng cặp, vừa viết vừa mô tả cách viết

- GV viết mẫu tiếng mập, vừa viết vừa

- Quan sát, lắng nghe.

(15)

mô tả cách viết

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng cặp, mập.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, sửa chữa chữ viết của bạn.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con tiếng cặp, mập.

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 14/11/2021 Ngày giảng:T4/17/11/2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 53: AP, ĂP, ÂP ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng vần ap, ăp, âp; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần ap, ăp, âp.

- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. Viết đúng vần ap, ăp, âp và các tiếng, từ ngữ chứa vần ap, ăp, âp

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết qua tranh về hình ảnh người phụ nữ đèo con đến trường, hình ảnh chiếc TV và các đồ vật quen thuộc khác.

- Cảm nhận được tình cảm gia đình thông qua hình ảnh mẹ đưa con đi học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2.Học sinh

- Bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (3 ’)

-GV gọi HS đọc lại bài tiết 1 2. Hoạt động thực hành, luyện tập a. Viết vở( 10’)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 24, 25, nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút.

- 4 HS đọc lại bài

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần ap, 1 dòng vần ăp, 1 dòng vần âp, 1 dòng cặp da, 1 dòng cá mập.

- HS viết bài

(16)

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Chú ý liên kết giữa các nét nối của con chữ a, ă, â, nét móc con chữ a, ă, â với chữ p.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

b. Đọc đoạn( 8’) - GV đưa đoạn đọc + Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học ap, ăp, âp.

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp

- HS quan sát, trả lời + … 4 câu.

+ … khắp, hấp, ắp, áp.

- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn (CN - nhóm - lớp) các tiếng: khắp, hấp, ắp, áp.

- HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi em đọc 1 dòng).

- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp) - 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp

* Tìm hiểu nội dung tranh + Khi ngủ, “tôi” thế nào?

+ Thức dậy, “tôi” có thể làm gì?

+ Bạn có thể làm gì nếu có “tôi”?

+ “Tôi” là ai?

- Gọi HS đọc lại đoạn.

HS trả lời.

- 1 HS đọc, lớp nói lời giải câu đố.

c. Nói theo tranh( 8’)

- GV giới thiệu chủ đề: Đồ vật quen thuộc.

- Cho HS quan sát tranh , hỏi:

GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về những sự vật quen thuộc, thường dùng như mũ bảo hiểm, mũ vải, ô, cặp sách,….

HS nói công dụng của những sự vật ấy.

(GV có thể đặt các câu hỏi: Khi nào em phải dùng mũ bảo hiểm? Khi nào em dùng mũ vải?... Đồ vật nào quen thuộc khác mà em muốn nói với các bạn?)

- GV tóm tắt nội dung tranh , chia

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:

- HS nối tiếp trả lời

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

- HS nói trong nhóm

- 2 nhóm HS thể hiện trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

(17)

nhóm, yêu cầu HS giới thiều đồ vật.

- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, lưu ý HS thể hiện ánh mắt.

3.Hoạt động vận dụng ( 5 ’) + Em hay dùng đồ vật nào?

- Giáo dục HS chọn đồ phù hợp bản thân, phù hợp thời tiết.

- 3-5 HS trả lời.

- Lắng nghe.

*Tổng kết, nhận xét (2 phút) + Hôm nay chúng ta học bài gì?

HS tìm một số từ ngữ có chứa các vần ap, ăp, âp và đặt câu với từ ngữ tìm được.

GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.

GV lưu ý HS ôn lại các vần ap, ăp, âp và khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

+ …. Vần ap, ăp, âp

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

______________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 54: OP, ÔP, ƠP ( Tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng vần, tiếng, từ ngữ có các vần op, ôp, ơp. Viết đúng vần op, ôp, ơp và các tiếng, từ ngữ chứa vần op, ôp, ơp.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật sống ở ao hồ và hiện tượng thời tiết.

- Yêu thích môn học, chăm chỉ học tâp, yêu thích thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2. Học sinh

(18)

- -Bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

.

- Kiểm tra đọc nội dung 2,4 trang 78, 79.

- Kiểm tra viết vần ap, ăp, âp, cặp da, cá mập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới : Vần am, ăm, âm

- 2-3 HS lên bảng đọc.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con - Lắng nghe.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Nhận biết (5’)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi + Em thấy gì trong tranh?

- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. "Mưa rào lộp độp, ếch nhái tụ họp thi hát, cá cờ há miệng đớp mưa."

- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc theo.

- GV giới thiệu 3 vần mới: op, ôp, ơp.

Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.

2.2. Đọc (17’)

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi + … con nhện đang chăng tơ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Mưa rào/ lộp độp/, ếch/ nhái/ tụ họp /thi /hát, cá cờ /há miệng /đớp mưa."

- HS quan sát.

a. Đọc vần

*So sánh các vần

- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm giống và khác nhau.

- GV nhận xét, KL điểm giống và khác nhau giữa 3 vần.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:

+ Giống: đều có âm p đứng cuối.

+ Khác: âm đứng trước âm p là o, ô, ơ..

* Đánh vần

- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu HS quan sát khẩu hình.

Op: o-pờ- óp Ôp: ô- pờ- ốp Ơp: ơ-pờ- ớp

- Gọi HS đánh vần cả 4 vần

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).

* Đọc trơn:

- Yêu cầu HS đọc trơn các vần - HS đọc trơn cả 3 vần op, ôp, ơp. (CN, nhóm, lớp)

* Ghép chữ tạo vần

(19)

- Gọi HS phân tích vần op

+ Đang có vần op muốn có vần ôp thì phải làm thế nào?

+ Để có vần ơp ta làm thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm giống và khác nhau của 3 vần.

+ Vần op có âm o đứng trước, âm p đứng sau.

+ Thay âm ô bằng âm o, để nguyên âm p

- HS, nêu cách ghép vần ơp.

- HS đọc phân tích, đánh vần, đọc trơn lại 3 vần.(CN, nhóm, lớp).

* Đọc lại vần: - HS đọc lại 3 vần op, ôp, ơp (CN, nhóm, lớp)

b. Đọc tiếng

* Đọc tiếng mẫu:

+ Có vần op, làm thế nào để có tiếng họp?

- GV đưa mô hình tiếng họp, yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn.

h op họp

+ ….Ghép âm h trước vần op và dấu nặng trên âm o.

- HS đánh vần: hờ- óp- hóp- nặng- họp.

(CN, nhóm, lớp).

* Đọc tiếng trong SGK

- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:

cọp, góp, họp, hộp, tốp, xốp, hợp, lớp, lợp. Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn từng tiếng.

+ Những tiếng nào có vần op?

+ Những tiếng nào có vần ôp?

+ Những tiếng nào có vần ơp?

- Đọc trơn tất cả các tiếng

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt từng tiếng (CN, nhóm, lớp).

+ … cọp, góp, họp.

+ …. hộp, tốp, xốp +…. hợp, lớp, lợp

- HS đồng thanh đọc trơn tất cả các tiếng trên

* Ghép chữ cái tạo tiếng

- GV gợi ý: Muốn có tiếng họp ta thêm chữ ghi âm h trước vần op và dấu nặng dưới âm o. Hãy vận dụng cách này để tạo ra các tiếng có vần ôp, ơp.

- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc cho bạn bên cạnh nghe.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài của bạn.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được tiếng nào có vần op, (ôp, ơp)?

- Đọc các tiếng HS ghép được.

- HS tự tạo các tiếng có vần op, ôp, ơp trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.

- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng bạn ghép được.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

- Lớp đồng thanh đọc trơn.

c.Đọc từ ngữ

(20)

- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa cho các từ ngữ dưới tranh con cọp, lốp xe, tia chớp, đặt câu hỏi cho HS nhận biết các sự vật trong tranh và nói tên sự vật trong tranh. GV đưa từ dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới op, ôp, ơp, phân tích, đánh vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ con gì?

- GV đưa từ con cọp.

+ Trong từ con cọp tiếng nào chứa vần mới học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng cọp, đọc trơn từ con cọp.

- Thực hiện tương tự với các từ lốp xe, tia chớp.

- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi +.... con cọp.

+ .... tiếng cọp chứa vần op.

+ … tiếng cọp có âm c đứng trước, vần op đứng sau. Cờ- óp- cóp- nặng- cọp.

Con cọp. (CN , nhóm, lớp) - HS đọc lại (CN ,lớp) d. Đọc lại vần, tiếng, từ

- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ (phần 2 trang 80).

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

* Viết bảng( 8’) * Viết vần op, ôp, ơp

+ Các vần op, ôp, ơp có gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu vần op, vừa viết vừa mô tả quy trình viết.

- Yêu cầu HS viết bảng con 3 vần - Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho HS.

- HS quan sát, trả lời

+ … giống đều có âm p ở cuối, khác nhau âm thứ nhất o, ô, ơ.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần op, ôp, ơp

- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

* Viết tiếng lốp, chớp

- GV viết mẫu tiếng cặp, vừa viết vừa mô tả cách viết

- GV viết mẫu tiếng lốp, vừa viết vừa mô tả cách viết

- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng lốp, chớp.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con tiếng lốp, chớp.

(21)

sửa chữa chữ viết của bạn. - HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

______________________________________________

TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tư duy và lập luận toán học: Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

- Năng lực giao tiếp toán học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quy trình thực hiện phép trừ 2 số trong phạm vi 10.

- Yêu thiên nhiên; Có trách nhiệm hoàn thành các nội dung bài tập được giao trên lớp; Có sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và bài học với bạn và thầy cô.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ đồ dùng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động mở đầu: 5'

* Khởi động

HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):

HD HS quan sát bức tranh trong SGK.

- HDHS Làm tương tự với các tinh huống còn lại.

- GV nhận xét

-Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ, chẳng hạn:

+ Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?

+ Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức: 15' - HDHS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép trừ: 7-1=6.

-HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả

(22)

Tương tự HS tìm kết quả các phép trừ còn lại:

7-2; 8-l; 9-6.

GV chốt lại cách tìm kết quả một phép trừ.

Hoạt động cả lóp: GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác “trừ - bớt ” mà HS vừa thực hiện ở trên.

Củng cố kiến thức mới:

- GV nêu một số tình huống.

- GV hướng dần HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài.phép trừ: 7-1=6.

- HS đặt phép trừ tương ứng.

-HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ (làm theo nhóm bàn).

Bài 1

- HS nêu yêu cầu

- HD HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài: Đếm số chấm tròn có rồi trừ đi số chấm tòn bị gạch.

- HS làm bài: HS nối tiếp lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ HS nhận xét

+ GV chốt đáp án đúng

- GV chốt: đếm số chấm tròn để hình thành phép trừ theo hình.

* Củng cố - dặn dò: 2'

- Nhắc hs học bài và chuẩn bị hs

- HS có thể dùng các chấm tròn hoặc thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính

- Nôi tiếp lên bảng làm bài.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

_______________________________________________________________

(23)

Ngày soạn: 15/11/2021 Ngày giảng:T5/18/11/2021

TIẾNG VIỆT

BÀI 54: OP, ÔP, ƠP ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết và đọc đúng vần, tiếng, từ ngữ có các vần op, ôp, ơp. Viết đúng vần op, ôp, ơp và các tiếng, từ ngữ chứa vần op, ôp, ơp.

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết về một số loài vật sống ở ao hồ và hiện tượng thời tiết.

- Yêu thích môn học, chăm chỉ học tâp, yêu thích thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ 2.Học sinh

- Bảng con, phấn, sách vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (3’)

-GV gọi HS đọc lại nội dung bài tiết 1 2. Hoạt động thực hành, luyện tập a. Viết vở( 10’)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 25, nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, để vở, cầm bút.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung viết bài, GV quan sát, uốn nắn.

Chú ý liên kết giữa các móc của con chữ o, ô, ơ với nét móc của con chữ p.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá chung.

-HS đọc bài

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần op, 1 dòng vần ôp, 1 dòng vần ơp, 1 dòng lốp xe, 1 dòng tia chớp.

- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

b. Đọc đoạn ( 8’) - GV đưa đoạn đọc + Đoạn đọc có mấy câu?

+ Tìm những tiếng có chứa vần mới học (op, ôp, ơp).

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn những tiếng mới.

- HS quan sát, trả lời + … 4 câu.

+ …lộp độp, ọp, lóp ngóp, đớp.

- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn (CN - nhóm - lớp) các tiếng: lộp độp, ọp, lóp

(24)

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả đoạn.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp

ngóp, đớp

- HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi em đọc 1 câu).

- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp) - 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp

* Tìm hiểu nội dung tranh - Cho HS quan sát tranh, hỏi:

+ Trong cơn mưa, họ nhà nhái làm gì?

+ Mặt ao thế nào?

+ Đàn cá cờ làm gì?

GV tóm tắt nội dung đoạn đọc.

- Gọi HS đọc lại đoạn văn.

Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu trả lời câu hỏi:

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp.

c. Nói theo tranh( 8’)

- GV giới thiệu chủ đề: Ao hồ - Cho HS quan sát tranh , hỏi:

+ Hai bức tranh vẽ gì?

+ Tranh nào vẽ ao?

+Tranh nào vẽ hồ?

+ Em thấy ao hồ ở đâu?

+Em thấy ao và hồ có gì giống nhau và khác nhau?

- GV tóm tắt nội dung tranh , chia nhóm, yêu cầu HS giới thiệu với các bạn về sự khác nhau của ao, hồ.

- Gọi 2-3 HS nói trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:

- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.

- HS nói trong nhóm - 2 HS thể hiện trước lớp.

- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.

3.Hoạt động vận dụng( 5 ’)

GV có thể mở rộng giúp HS có ý thức giữ gìn ao hồ và môi trường sống nói chung, lưu ý HS không tắm ở ao hồ,…

- 3-5 HS trả lời.

- Lắng nghe.

*Tổng kết, dặn dò (2 phút) + Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Yêu cầu HS tìm từ có vần op, ôp, ơp, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS

- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

+ …. Vần op, ôp, ơp

- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.

- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(25)

………

………

______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 55: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các vần et, êt, it, ut, ưt, ap, ăp, âp, op, ôp, ơp và cách đọc các tiếng , từ ngữ, câu có các vần đó. Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Máy tính, bài giảng powpoint

2.Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1,vở tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu ( 5’)

- GV gọi HS đọc lại nội dung bài 54 - GV nhận xét đánh giá, giới thiệu bài, ghi bảng.

- HS đọc bài.

- Lắng nghe.

2.Hoạt động thực hành, luyện tập (15’)

a. Đọc vần, từ ngữ

- GV đưa bảng như SGK, yêu cầu HS đánh vần từng vần theo mẫu:

sau đó đọc trơn từng vần -> tất cả các vần.

- Gọi 3-5 HS đọc to trước lớp.

- HS đánh vần, đọc trơn (CN, nhóm, lớp).

nét Tết Thịt sút Mứt

tháp Sắp Lấp Chóp Lốp Lớp

* Đọc từ ngữ

- GV đưa các từ: nét chữ, tấp nập, gom góp, chút ít, mứt sen, hồi hộp, xe đạp, nết na, gặp gỡ, tia chớp.

- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên.

phân tích một số tiếng có vần đã học.

- Gọi 2-3 HS đọc tốt đọc to trước lớp

- HS quan sát, nhẩm thầm - HS đọc (CN - nhóm - lớp).

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ: tấp nập, mứt sen, nét chữ

- Lắng nghe.

b. Đọc đoạn

- GV đưa đoạn cần luyện đọc . + Đoạn văn có mấy câu?

+ Tiếng nào có vần đã học trong tuần?

- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi + …6 câu.

- HS nối tiếp nhau nêu: lộp độp, ắp,

(26)

- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn các tiếng có vần mới.

- GV đọc mẫu cả đoạn

- Gọi 6 HS đọc nối tiếp 6 câu.

- Yêu cầu HS đọc trơn cả đoạn.

Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp

sập

- Lắng nghe

- 5 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc (CN, nhóm, lớp)

- 3-5 HS thi đọc cả đoạn trước lớp

* Tìm hiểu nội dung:

+ Mưa được miêu tả như thế nào?

+ Tiếng sấm sét như thế nào?

+ Khi mưa dứt, mặt trời thế nào?

+ Sau cơn mưa, vạn vật như thế nào?

- Tóm tắt nội dung đoạn đọc, giới thiệu cho hs về cảnh lúc trời mưa.

- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe.

c.Viết: (15 phút)

- Yêu cầu HS mở vở tập viết, nêu yêu cầu bài viết.

- Cho HS đọc bài viết, phân tích, đánh vần các tiếng lộp độp.

+ Trong câu viết chữ nào được viết hoa?

- GV hướng dẫn HS viết hoa chữ M - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.

- Yêu cầu HS viết bài, lưu ý các nét nối giữa các chữ cái, vị trí của dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

- 1-2 HS nêu: viết 2 dòng Mưa lộp độp rồi dứt hẳn

- 2-3 HS đọc bài.

+ … chữ M trong từ sen.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS chuẩn bị vở, bút - HS viết bài.

- Quan sát, nhận xét đánh giá bài viết của bạn.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………..

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 16/11/2021 Ngày giảng:T6/19/11/2021

TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 ( Tiết 2)

(27)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tư duy và lập luận toán học: Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.

- Năng lực giao tiếp toán học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quy trình thực hiện phép trừ 2 số trong phạm vi 10.

- Yêu thiên nhiên

- Có trách nhiệm hoàn thành các nội dung bài tập được giao trên lớp.

- Có sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và bài học với bạn và thầy cô.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ đồ dùng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS

(28)

Bài 2

- HS nêu yêu cầu

- Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài - HS làm bài, đổi chéo vở kiểm tra.

- Chữa bài:

+ HS đọc bài làm của mình.

+ HS nhận xét

+ GV chốt đáp án đúng

- GV chốt: Có thể nhẩm tính hoặc dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả.

- HS có thể dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính.

- Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện.

Bài 3

-HD HS quan sát tranh đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp., suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi Vi dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn? Phép tính tương ứng là: 9 - 7 = 2.

- GV nhận xét

- GV chốt: Quan sát tranh tìn huống và lựa chọn phép tính thích hợp

-HS quan sát tranh đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp., suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi

D. Hoạt động vận dụng

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong chạm vi 10.

- GV tổ chức cho học sinh thi kể về các tình huống sử dụng phép trừ trong phạm vi 10.

*. Củng cố, dặn dò: 2'

- Bài học hôm nay, các em biết thêm được điều gì? HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong sách nêu phép trừ tưong úng.

-Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên

- HS trình bày

(29)

quan đến phép trừ t rong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………....

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 55: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.

- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Mật ong của gấu con, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. Phát triển kỹ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chứa một số vần đã học.

- Biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Để làm được như vậy trước hết phải ghi nhớ và làm theo những lời dạy bảo của người lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Giáo viên: Tranh minh họa,video câu chuyện (ứng dụng CNTT) 2.Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 1,vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (3’)

- GV cho HS đọc lại bài tiết 1

2. Hoạt động thực hanh, luyện tập a.Kể chuyện: (10 phút)

* GV kể chuyện: Mật ong của gấu con - Kể lần 1: Kể toàn bộ câu chuyện kết hợp với tranh (văn bản SGV)

- Kể lần 2: Kể từng đoạn và đặt câu hỏi gọi HS trả lời.

Đoạn 1: Từ đầu đến " ăn nhé."

+ Gấu mẹ đã chuẩn bị gì cho gấu con khi đi chơi?

+ Gấu mẹ dặn gấu con điều gì?

Đoạn 2. Từ Gấu con ôm lọ mật ong đến giấu lọ mật ong đi.

1. + Vì sao gấu con giấu lọ mật ong đi?

Đoạn 3: Từ Lát sau đến thẹn đỏ mặt

2. + Khi thấy gấu con không mang theo đồ ăn, các bạn nói gì?

- HS đọc bài

- Lắng nghe, kết hợp quan sát tranh.

- Lắng nghe, trả lời câu hỏi:

(30)

3. + Vì sao gấu con thẹn đỏ mặt?

4. Đoạn 4: Từ Mấy bạn đến rất nhiều nấm + Vì sao thức ăn bị rơi mất?

5. + Đồ ăn bị rơi mất, các bạn đã làm gì?

Đoạn 5: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:

+ Nhớ ra lọ mật ong, gấu con đã làm gì?

+ Chia mật ong cho các bạn, gấu con nghĩ gì?

b. HS kể chuyện: (15 phút)

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm nêu nội dung từng tranh.

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận

- Yêu cầu HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn cho bạn nghe.

- Gọi HS kể trước lớp.

- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

- HS thảo luận, nêu nội dung tranh.

+ Tranh 1: Gấu mẹ chuẩn bị đồ cho gấu con đi chơi

Tranh 2: Gấu con giấu lọ mật ong đi Tranh 3: Các bạn đi tìm đồ ăn bị mất Tranh 4: Gấu chia mật ong cho các bạn.

- HS kể trong nhóm.

- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

- 1-2 HS kể toàn truyện trước lớp - Lớp nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút)

+ Qua câu chuyện em học tập được điều gì?

- GV giáo dục HS: Qua câu chuyện, HS còn được rèn luyện kĩ năng sống và ứng xử trong tập thể, biết quan tâm, chia sẻ với người khác. Để làm được như vậy trước hết phải ghi nhớ và làm theo những lời dạy bảo của người lớn

- HS lắng nghe.

*Tổng kết, dặn dò: (2 phút) - GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……….

________________________________________

(31)

Ngày soạn: 17/11/2021 Ngày giảng:T7/20/11/2021

TIẾNG VIỆT

ÔN LUYỆN TUẦN ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Củng cố các kiến thức, rèn các kĩ năng bài 51, 52

- Giúp HS đọc đúng, lưu loát bài và hoàn thiện bài trong vở bài tập bài 51, 52, 53, 54.

- Yêu thích môn học, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: thiết bị ứng ụng CNTT.

2. HS: bút, vở Bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Mở đầu(5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô số bí mật( 3’)

- GV phổ biến luật chơi, HD cách chơi:

Trên màn hình có 4 ô số được đánh số thứ tự từ 1-4. Trong mỗi ô số là 1 câu hỏi. Nếu HS trả lời được thì sẽ nhận được một phần thưởng…

Ô số 1: Em hãy đọc to những vần sau: et, êt, it, ut, ưt.

Ô số 2: Em hãy đọc to những từ sau: bồ kết, quả mít, bút chì, mứt dừa

Ô số 3: Hãy so sánh et, êt, it và ut, ưt Ô số 4: Bài 51, 52 đã học những âm nào?

- GV đánh giá, nhận xét.

=> GV giới thiệu bài - GV gt bài: Ôn tập( tiết 1)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành( 22 )

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS tiến hành chơi - Cả lớp lắng nghe.

- 1,2 HS nhắc lại.

(32)

* Luyện đọc vần, tiếng, từ, câu:

- GV ghi bảng: các vần, từ, câu trong bài - GV nhận xét, sửa phát âm.

* Luyện viết và làm bài tập + Viết bảng con

- GV hướng dẫn viết chữ: bồ kết - GV hướng dẫn quy trình viết

- GV gọi HS đọc các chữ: bồ kết

? Con chữ nào cao 5, 4 dòng li?

? Những con chữ nào cao 2 dòng li?

? Độ rộng các con chữ như thế nào?

+ Quan sát, uốn nắn.

+ GV đánh giá, nhận xét.

- GV hướng dẫn viết chữ: bút chì, mứt dừa ( Tiến hành tương tự)

+ Làm bài tập vở BTTV Bài 1( 46): Nối.

- GV giúp HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá Bài 2(46): Điền et, êt, it.

- GV hướng dẫn

- HS đọc thầm.

- HS đọc: cá nhân, cả ớp.

+ 5-7 HS đọc tiếng, từ.

+ 3 – 5 HS đọc câu + Lớp đọc đồng thanh.

- HS nghe - HS quan sát

- HS đọc và nêu độ cao con chữ - HS nhận xét.

- Cả lớp viết bảng

- HS nhận xét bảng viết của bạn.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS làm bài – Chữa bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI CỦA THỎ THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH.. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI