• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chương 3

MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Mục tiêu chương

1. Kiến thức

- Biết được mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí ở đktc.

- Biễu diễn được mối quan hệ giữa lượng chất, khối lượng và thể tích.

- Tính được tỉ khối hơi của khí A so với khí B.

- Tính được thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học.

- Các bước lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.

- Biết được các bước tính theo phương trình hóa học.

2. Kĩ năng

- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.

- Vận dụng linh hoạt các công thức chuyển đổi để giải bài tập.

- Vận dụng giải các dạng bài tập tính theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học.

- Rèn luyện tư duy so sánh, khái quát, suy luận logic.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ

- Yêu thích học tập bộ môn.

- Có tính cẩn thận, sáng tạo trong học tập.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

(2)

Ngày soạn: 8 /11/2019 Tiết 26 Ngày giảng: /11/2019

Bài 18. MOL I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh biết được khái niệm: mol, khối lượng mol,thể tích mol của chất khí . - Vận dụng các khái niệm trên để tính khối lượng mol của các chất, thể tích khí (đktc).

2. Kỹ năng

- Củng cố các kĩ năng tính nguyên tử khối, phân tử khối.

- Rèn kĩ năng so sánh, khái quát.

3. Tư duy- năng lực

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

* Năng lực

-Tính toán hóa học

- Sử dụng ngôn ngữ hóa học 4. Thái độ

- Yêu thích học tập bộ môn.

5. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP - Hỏi đáp, gợi mở, dẫn dắt.

III. CHUẨN BỊ 1/ Giáo viên:

- Bảng phụ, tranh vẽ hình 3.1 (Sgk - 64).

2/ Học sinh:

- Nghiên cứu trước bài ở nhà.

IV/ Tiến trình bài dạy:

(3)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (8’)

HS1: Tính phân tử khối của các chất có công thức sau:

a/ CaCO3 b/ Khí hiđro c/ Al2(SO4)3 d/ MgO 3. Bài mới (30’)

*Đặt vấn đề: Các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước, khối lượng cực kì nhỏ bé. Mặc dù vậy, người nghiên cứu hóa học cần phải biết được số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia và tạo thành. Làm thế nào để có thể biết được khối lượng hoặc thể tích khí các chất trước và sau phản ứng? Để thực hiện được mục đích này, người ta đưa khái niệm mol vào môn hóa học.

* Khai triển bài

HOẠT ĐỘNG 1 . Tìm hiểu khái niệm mol (10 phút)

Mục tiêu: Biết được khái niệm mol

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Phương pháp dạy học: Đàm thoại

Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Hỏi và trả lời, Chia nhóm;Viết tích cực

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV dẫn VD: Đến cửa hàng bách hóa, em hỏi

mua 1 tá bút chì, 2 tá ngòi bút, 1 gam giấy.

Như vậy em cần mua 12 chiếc bút chì, 24 chiếc ngòi bút, 500 tờ giấy.

? Vậy mol là gì.

GV: Số 6.1023 là con số được làm tròn từ 6,02204. .1023 . Số Avogadro chỉ dùng cho hạt vi mô như nguyên tử, phân tử.

(một số sách viết: 6,023. 1023 hoặc 6,02. 1023) - HS đọc khái niệm và phần em có biết.

- GV dùng bảng phụ (có bài tập).

? 1 mol Al chứa bao nhiêu nguyên tử Al.

? 0,5 mol CO2 chứa bao nhiêu phân tử CO2. HS: Làm ra bảng nhóm

I/ Mol là gì?

- Mol là lượng chất chứa 6.1023 hạt (nguyên tử hoặc phân tử chất đó).

- Số Avogadro: N = 6.1023.

Ví dụ:

- 1 mol nguyên tử Al chứa 6.1023 nguyên tử Al (hay N nguyên tử Al).

- 0,5 mol phân tử CO2 chứa 3.1023 phân tử CO2 (hay 0,5N phân tử

(4)

- GV cần gúp HS phân biệt rõ ràng giữa "mol nguyên tử" và "mol phân tử" bằng:

Nếu nói: 1mol hidro thì các em có thể hiểu như thế nào?

? 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol nguyên tử Al có số nguyên tử khác nhau không.

? Vì sao 1 mol Cu có khối lượng lớn hơn 1 mol Al.

CO2).

... ...

...

HOẠT ĐỘNG 2 . Tìm hiểu khối lượng mol (10 phút)

Mục tiêu: biết tính khối lượng mol

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Phương pháp dạy học: Đàm thoại

Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Hỏi và trả lời, Chia nhóm;Viết tích cực Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV: Các em đều biết khối lượng của 1 tá

bút chì, của 1 ram giấy là khối lượng của 12 chiếc bút chì, của 500 tờ giấy. Trong hóa học, người ta thường nói khối lượng mol nguyên tử Cu, khối lượng mol O2....

? Vậy khối lượng mol là gì.

GV: đưa bảng phụ,

? So sánh phân tử khối và khối lượng mol của chất đó.

HS: trả lời

- GV cho HS tìm hiểu khái niệm khối lượng mol.

II/ Khối lượng mol là gì?

- Khối lượng mol: là khối lượng của 1 mol chất đó tính bằng gam.

 Kí

hiệu: M(g)

*Ví dụ:

Chất PTK KLM

O2 32 đvC 32 gam

CO2 44đvC 44 gam

H2O 18 đvC 18 gam - Khối lượng mol(nguyên tử, phân tử) của 1 chất có cùng số trị với nguyên

(5)

Em hiểu thế nào khi nói: Khối lượng mol nguyên tử nitơ (N) và khối lượng mol phân tử nitơ (N2)? KL mol của chúng là b.nhiêu?

*Bài tập: Tính khối lượng mol của các chất:

H2SO4, Al2O3, SO2, C6H12O6, O2.

- GV thu 10 quyển vở chấm lấy điểm và nhận xét.

- GV đặt vấn đề: Các em đã biết những chất khác nhau thì khối lượng mol của chúng cũng khác nhau. Vậy 1 mol của những chất khác nhau (CO2, O2) thì thể tích của chúng có khác nhau không? Trước hết ta tìm hiểu thể tích mol của chất khí

tử khối hoặc phân tử khối của chất đó.

*Bài tập

M(H2SO4)= 98 g M(Al2O3) = 102g.

...

.

HOẠT ĐỘNG 3 . Tìm hiểu thể tích mol của chất khí là gì (10 phút)

Mục tiêu: biết thể thích mol chất khí

Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Phương pháp dạy học: Đàm thoại

Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; Hỏi và trả lời, Chia nhóm;Viết tích cực Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV lưu ý : Phần này chỉ nói đến thể tích mol

của chất khí.

- HS tìm hiểu khái niệm trong Sgk.

- GV dùng tranh vẽ hình 3.1 cho HS quan sát.

? Hình vẽ 3.1 trong Sgk cho biết điều gì.

- HS quan sát nhận xét: Khối lượng mol và thể tích mol của chúng.

III/ Thể tích mol của chất khí là gì?

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 1mol phân tử của chất khí đó.

- Một mol của bất kỳ chất khí nào, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. Thể tích đó là 22,4 lít.

(6)

- GV: Khối lượng mol của các khí là khác nhau..., nhưng trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, chúng có thể tích bằng nhau. Nếu ở đktc, thể tích của chúng đều là 22,4l.

Gv: Đưa Bt, y/cầu Hs thảo luận, hoàn thành + HS: Thảo luận làm ra bảng nhómtreo bảng, nhận xét chéo.

GV: tổng kết

2 2 2 2 22, 4( )

O N O CO

V V V V lit

*Bài tập: Có 1mol phân tử H2 và 1mol phân tử O2, hãy cho biết:

a. Số phân tử của mỗi chất là bao nhiêu:

b. Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu?

c. Thể tích mol của các chất khí trên ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suát là thế nào? Nếu ở cùng điều kiện tiêu chuẩn, chúng có thể tích là bao nhiêu?

4. Củng cố và hoàn thiện kiến thức: (4’)

Bài 1/sgk/tr.65 a/ Trong 1 mol nguyên tử Al có 6.1023 nguyên tử Al.

Vậy trong 1,5 mol nguyên tử Al có

23

1,5.6.10 23

1 9.10

nguyên tử Al.

b/ Số phân tử H2 có trong 0,5 mol phân tử H2=

23

0,5.6.10 23

1 3.10

c/ Số phân tử NaCl có trong 0,25 mol phân tử NaCl =

23

0, 25.6.10 23

1,5.10

1

d/ Số phân tử H2O có trong 0,05 mol phân tử H2O =

23

0,05.6.10 23

0,3.10

1

Bài 3/sgk/tr.65 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)

- Học bài. Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 (Sgk - 65).

- Chuẩn bị bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

V. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.. Ví dụ 2: Cho hợp chất tạo

- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.. Định hướng hình thành phẩm

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

a) Khối lượng của mỗi kim loại co trong những lượng chất đã cho. b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) mỗi nguyên tố có trong mỗi hợp chất trên.. Biết 2 nguyên tố

Hỗn hợp này sau khi ngưng tụ hết hơi nước còn 1,8 lít, tiếp tục cho hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch kiềm dư thì còn lại 0,5 lít khí.. Thể tích hỗn hợp thu được sau

Hoạt động của một doanh nghiệp đƣợc phản ánh thông qua các động thái trong HĐKD, trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với ngƣời tiêu

Năm 1932, J.Chadwick (chat-uých, người Anh), cộng sự của Rutherford, đã phát hiện ra hạt neutron khi bắn phá beryllium bằng các hạt α. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên