• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
52
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

NS: 12 / 11 / 2021

NG: 15 / 11 / 2021 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021 TOÁN

CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách chia một số cho một tích

- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí. Biết vận dụng cách chia một số cho một tích để giải các bài toán liên quan

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán + Rèn tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

Trò chơi: Ai nhanh -ai đúng + Đặt tính rồi tính

128536: 4 598123 : 7

+ Nêu cách thực hiện phép chia số có sáu chữ số cho số có một chữ số?

- GV nhận xét.

2. Hình thành kiến thức mới: 12’

a.Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức :

- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị từng biểu thức

- Gọi HS lên bảng thực hiện

+ So sánh giá trị của các biểu thức?

Vậy: 24: (3× 2) = 24 : 3 : 2=24 : 2 : 3 b. Tính chất một số chia cho một tích.

- LPHT nêu cách chơi, luật chơi.

-1 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu trong thư, lớp làm vào thư

+ Đặt tính rồi tính

128536: 4 598123 : 7 128536 4

08 32134 05

13 16 0

598123 7 38 85446 31

32 43 1

TBHT cho các bạn nhận xét, chốt kết quả đúng.

- 2HS nêu

24: (3× 2) 24 : 3 : 2 24 : 2 : 3 - 3 HS lên bảng, lớp làm giấy nháp.

24: (3× 2)

= 24 : 6

=4

24 : 3 : 2

=8 : 2

= 4

24 : 2 : 3

=12 : 3

= 4

+ Các biểu thức trên có kq bằng nhau.

+ Biểu thức 24 : ( 3× 2 ) có dạng là một số chia cho một tích.

(2)

+ Biểu thức 24 : ( 3× 2 ) có dạng như thế nào?

+ Khi thực hiện giá trị của biểu thức này em làm như thế nào ?

+ Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của 24 : ( 3× 2) = 4 ?

+ Số 3 và số 2 là thành phần nào trong biểu thức đã cho?

+ Vậy khi chia một số cho một tích 2 thừa số, ta có thể làm như thế nào?

3. Hoạt động thực hành:

Bài 1: 6'

- Gọi HS nêu yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

+ Tính tích 3× 2 = 6, rồi lấy 24 : 6 = 4 + Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2 (Lấy 24 chia cho 2 rồi chia tiếp cho 3) + Là các thừa số của tích (3 × 2)

+ Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia

- Vài HS nhắc lại.

1. Tính giá trị của biểu thức : - HS nêu

- HS trả lời

- 2 HS làm bảng phụ a. 50 : (2  5)

= 50 : 10

= 5

50 : (2  5)

= 50 : 2 : 5

= 25 : 5

= 5

50 : (2  5)

= 50 : 5 : 2

= 10 : 2

= 5 b. 72 : (9  8)

= 72 : 72

= 1

72 : (9  8)

= 72 : 9 : 8

= 8 : 8 = 1

72 : (9  8)

= 72 : 8 : 9

= 9 : 9

= 1 c. 28 : (7  2)

= 28 : 14

= 2

28 : (7  2)

= 28 : 7 : 2

= 4 : 2 = 2 - Nhận xét, chữa bài: sau từng phần, hỏi HS :

+ Em còn tính được giá trị của biểu thức bằng cách nào khác ?

+ Cách tính nào thuận tiện hơn ?

+ Khi thực hiện tính giá trị các biểu thức bằng hai cách ta đã vận dụng tính chất nào của phép chia?

Bài 2: 6'

- Gọi HS nêu yêu cầu

+Bài có mấy yêu cầu gì? Đó là những yêu cầu gì?

- HD mẫu : GV ghi biểu thức lên bảng 60 : 15 =

+ Hãy chuyển phép chia này thành dạng

- HS nêu cách khác.

+ Chia số cho từng thừa số trong tích thuận tiện hơn.

+ Vận dụng tính chất chia một số cho một tích.

2. Chuyển mỗi phép chia sau đây thành phép chia một số chia cho một tích rồi tính (theo mẫu)

- HS nêu.

60 : 15 = 60 : (5 × 3)

(3)

chia một số cho một tích?

+ Muốn chuyển phép chia 80 : 40 thành phép chia một số chia cho một tích ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

= 60 : 5 : 3

= 12 : 3

= 4

+ Ta chuyển 40 = 10 × 4

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô li.

a) 80 : 40 = 80 : (10 × 4) = 80 : 10 : 4 = 8 : 4 = 2

b)150 : 50

= 150 : (10 × 5)

= 150 : 10 : 5

= 15 : 5 =3

c) 80 : 16

= 80 : (4 × 4)

= 80 : 4 : 4

= 20 : 4 = 5 + Khi chia một số cho một tích ta có thể

làm như thế nào ? Bài 3: 6'

- Gọi HS đọc bài toán +Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm được giá tiền mỗi quyển vở ta phải biết gì?

* Ngoài cách này em còn có cách giải nào khác ?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

- HS nhắc lại 3. Bài toán:

Tóm tắt

Mỗi bạn mua: 3 quyển vở 2 bạn trả : 36000đồng Mỗi quyển : ...đồng ?

+ Tìm xem cả hai bạn mua bao nhiêu quyển vở, sau đó tìm giá tiền mỗi quyển vở.

+ Tìm xem mỗi bạn mua vở hết bao nhiêu tiền, sau đó tính giá tiền của một quyển vở.

- HS làm bảng phụ Cách 1: Bài giải:

Hai bạn mua số quyển vở là:

3 x 2 = 6 (quyển vở) Mỗi quyển vở mua với giá là:

36000 : 6 = 6000 (đồng) Đáp số: 6000 đồng.

Cách 2: Bài giải:

Mỗi bạn phải trả số tiền là:

36000 : 2 = 18000 (đồng) Giá tiền mua một quyển vở là:

18000 : 3 = 6000 (đồng) Đáp số: 6000 đồng.

- Gọi 1 HS đọc cách khác.

+ Dựa vào tính chất nào để giải bài toán theo hai cách?

4. HĐ Vận dụng. (5’)

+ Khi chia một số cho một tích 2 thừa số ta có thể làm như thế nào?

* Trong trường hợp chia một số cho một tích gồm ba, bốn,.. thừa số ta có thể làm thế nào?

+ Vận dụng tính chất này để làm gì ?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc

+ Tính chất một số chia cho một tích.

- 1 HS nêu lại.

+ Ta cũng có thể chia số đó cho lần lượt cho từng thừa số trong tích.

+ Tính giá trị của biểu thức cho thuận tiện hơn.

(4)

- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT trang 80 và chuẩn bị bài sau: Chia một tích cho một số.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

LUYỆN TỪ - CÂU

LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn.

- Bước đầu nhận biết một dạng câu hỏi có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Ý thức dùng từ đặt câu đúng.

* Bài tập 2: ( Giảm tải )

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Cho HS chơi Trò chơi: Gọi đò Quản trò gọi đò ai là đò ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Câu hỏi được dùng để làm gì? Cho ví dụ?

+ Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài 2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: Đặt câu hỏi (8’)

- Yêu cầu hs tự làm vào vở bài tập.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Ai có câu hỏi khác ?

- HS tham gia chơi

- Cả lớp lái đò, trả lời quản trò

+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu dùng để hỏi mình

VD

Mẹ ơi, nhà mình sắp ăn cơm chưa ạ ? Sao mình lại quên được nhỉ ?

+ Em nhận biết các câu hỏi nhờ có các từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, không,.. Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi - Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu của bài.

- Hs tự làm và chữa.

- Hs đặt câu hỏi.

Đáp án:

a, Ai hăng hái nhất và khoẻ nhất ?

(5)

- GV nx chung về câu hỏi của học sinh.

Bài tập 2: (Giảm tải )

Bài tập 3: Tìm từ nghi vấn (7’) - Yêu cầu hs dùng bút chì gạch chân dưới các từ nghi vấn.

- Gv giúp đỡ hs yếu.

- Nhận xét, đánh giá

Bài tập 4: Đặt câu hỏi có từ nghi vấn (8’)

- Ycầu hs đọc lại các từ nghi vấn ở BT 3.

- Yêu cầu hs đặt câu.

- Gv nhận xét chung.

Bài tập 5: Phân biệt câu hỏi (7’) - Gv yc hs trao đổi theo nhóm.

Gợi ý: Thế nào là câu hỏi ?

Trong 5 câu có dấu chấm hỏi, có những câu là câu hỏi, nhưng có những câu không phải là câu hỏi, chúng ta xem đó là những câu nào? Và không được dùng dấu chấm hỏi?

- Nhận xét, đánh giá

- Gv chốt lại: Câu a, d là câu hỏi.

Câu b, c, e không phải là câu hỏi, (Vì : câu b nêu ý kiến của người nói, câu c, e nêu ý kiến đề nghị).

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu hỏi được dùng để làm gì?

* Củng cố - Dặn dò - Củng cố ND bài - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà hoàn thiện bài làm trên lớp.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ? b, Trước giờ học, chúng ta thường làm gì ?

c, Bến cảng như thế nào ?

d, Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu ? - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài.

- Lớp chữa bài.

a, Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?

b, Chú bé Đất trở thành người ntnào ? - 1 hs đọc yêu cầu bài

+ Có phải - không?/ - phải không?/ à?

- 3 hs đặt câu

+ Có phải bạn học lớp 4A không?

+ Cậu muốn chơi với chúng tớ, phải không ?

+ Bạn thích chơi nhảy dây à?

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs trao đổi theo cặp - Hs phát biểu

- Lớp nhận xét.

- Câu b, c, e không phải là câu hỏi.

Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

KỂ CHUYỆN

(6)

CHỦ ĐIỂM TIẾNG SÁO DIỀU

BÚP BÊ CỦA AI ?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa theo lời kể của thầy cô, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện.

- Bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Ý thức giữ gìn,yêu quý đồ chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

GV cho hs thi kể chuyện được nghe hoặc được đọc nói về 1 người có ý chí, nghị lực - Gv nhận xét, đánh giá

-Dẫn vào bài

- Treo các tranh minh họa và yêu cầu HS thử đoán xem truyện hôm nay là gì?

- Câu chuyện Búp bê của ai? mà các em được nghe kể hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi : Cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào? Và đồ chơi thích những người bạn, người chủ như thế nào?

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Gv kể chuyện (6')

- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu:

tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga : hỏi ầm lên, đỏng đảnh.

Lời cô bé : dịu dàng, ân cần.

- GV kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

HĐ2. HD tìm lời thuyết minh (5')

- Yêu cầu hs thảo luận bàn tìm ý cho mỗi tranh, bằng một câu ngắn gọn.

- Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm.

Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh.

- Gv nhận xét, chốt lại.

T1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ.

T2 : Búp bê lạnh cóng, tủi thân

- học sinh thi kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Truyện kể về một con búp bê.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe, quan sát tranh.

- Hs quan sát tranh, thảo luận tìm ý cho tranh. Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung , đủ ý vào băng giấy.

- Đại diện hs báo cáo nhận xét, bổ sung.

(7)

T3: Búp bê bỏ đi ra phố.

T4: Một cô bé nhặt búp bê trong đống lá.

T 5: Cô bé may váy mới cho búp bê.

T 6: Búp bê hạnh phúc bên cô chủ mới.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (19’)

- Yêu cầu HS kể lại truyện trong nhóm.

GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp.

- Nhận xét HS kể chuyện.

* Kể chuyện bằng lời của búp bê.

+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?

+ Khi kể phải xưng hô như thế nào?

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn . - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể.

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai hay nhất, kể hay nhất.

* Kể phần kết truyện theo tình huống.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- Các em hãy tưởng tượng một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới . Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra ? - Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS trình bày ,sau mỗi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ lỗi ngữ pháp.

- 3, 4 hs nối tiếp nói lại ý mới của từng tranh.

- 4 HS kể chuyện trong nhóm. Các em bổ sung, nhắc nhở, sửa chữa cho nhau.

- 3 HS tham gia kể (mỗi HS kể nội dung 2 bức tranh) (2 lượt HS kể ) + K/c bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện.

+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em.

- Lắng nghe.

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.

- 3 HS kể từng đoạn truyện.

- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

- Một HS đọc thành tiếng - Lắng nghe

- Viết phần kết truyện ra nháp - 5 HS trình bày

Ví dụ về một cốt truyện:

+ Thế rồi, một hôm tình cờ cô chủ cũ đi ngang qua nhà cô chủ mới, đúng lúc búp bê đang được bế bồng âu yếm. Dù búp bê đã có váy áo đẹp, cô chủ vẫn nhận ra búp bê của mình, bèn đòi lại. Cô chủ mới buồn bã trả lại búp bê nhưng búp bê bám chặt lấy cô, khóc thảm thiết, không chịu rời. Cô chủ cũ cảm thấy xấu hổ,cô buồn rầu bảo cô chủ mới: Bạn hãy giữ lấy búp bê. Từ nay, nó là của bạn .

+ Một hôm cô chủ cũ đến nhà cô chủ mới (thì ra họ là bạn cùng lớp) đúng lúc búp bê đang được cô chủ bế trên tay. Cô chủ vô tình không nhận ra búp bê của mình vì búp bê tươi tắn, ăn mặc lộng lẫy khác hẳn ngày trước. Cô cứ nắc nỏm khen búp bê của bạn đẹp, búp bê mừng quá ,thế là nó có thể yên tâm sống hạnh phúc bên cô chủ mới tốt bụng.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ C/chuyện muốn nói tới các em điều gì ? + Phải biết yêu quý , giữ gìn đồ chơi + Đồ chơi cũng là một bạn tốt của

(8)

Củng cố, dặn dò -Củng cố nội dung bài

* Xem Clip: Búp bê của ai

- Dặn HS về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại cho người thân nghe.

- Nhận xét tiết học.

mỗi chúng ta

+ Búp bê cũng biết suy nghĩ, hãy biết quý trọng tình bạn của nó

+ Đồ chơi cũng có tình cảm với chủ, hãy biết yêu quý và giữ gìn chúng …

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

KHOA HỌC

NƯỚC và BA THỂ CỦA NƯỚC

“NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? + BA THỂ CỦA NƯỚC”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.

- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật, hoà tan một số chất.

- Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí.

- Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Ham thích tìm tòi khám phá khoa học. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

* GD BVMT, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước.

Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (phục vụ sản xuất điện)

* CV3969: Thực hiện trong 1 tiết.

Không thực hiện HĐ thực hành “Úp đĩa lên một cốc nước nóng …” (Tr44);

cho HS liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày về bay hơi, ngưng tụ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Cốc thuỷ tinh, chai, bình. Tấm kính, bông, muối, đường, cát.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV cho HS tham gia khởi động bằng trò chơi: “ Ô cửa bí mật”

(9)

+ Trong quá trình sống, con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì?

+ Nêu 10 lời khuyên về dinh dưỡng?

- Nhận xét

- Ycầu HS quan sát tranh chủ điểm hỏi:

+ Tranh vẽ những gì?

+ Trong quá trình sống con người lấy ô xi, thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường khí các bô níc, phân nước tiểu, mồ hôi

- HS nêu

- HS quan sát và trả lời

- GV: Bức tranh minh họa chủ đề Vật chất và năng lượng. Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác.

- GV: Nước là một dạng vật chất và năng lượng rất cần cho cuộc sống của con người

+ Hằng ngày gia đình con sử dụng nguồn nước nào?

+ Nước máy, nước mưa, nước giếng khoan.

- GV: Nguồn nước gia đình các con sử dụng đó là nước sạch. Vậy nước sạch có tính chất gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới: (Phương pháp bàn tay nặn bột) NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

- GV: Các em hãy suy nghĩ, dự đoán rồi ghi vào vở cá nhân những hiểu biết của mình về các tính chất của nước. Sau đó các nhóm tổng hợp ý kiến của các thành viên rồi ghi vào giấy A2 và sau đây cô sẽ phát cho các nhóm. Chúng mình đã nắm rõ yêu cầu của cô chưa. Thời gian cho hoạt động này là 10 phút, 10 phút bắt đầu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi lại những hiểu biết ban đầu của em về tính chất của nước.

- Gọi đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả và trình bày lại.

- Các nhóm quan sát để tìm ra điểm giống và khác nhau của nhóm mình với nhóm khác.

- GV gạch dưới các điểm giống nhau giữa các nhóm. Tổng hợp ý kiến trên bảng lớp.

- HS ghi lại những hiểu biết của mình.

- HS thảo luận trong nhóm rồi ghi vào bảng nhóm kết quả đã thảo luận.

VD

- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không có vị.

- Nước không có hình dạng nhất định.

- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.

- Nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.

- YC HS đưa ra ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.

(10)

+ Bạn nào có thắc mắc gì về tính chất của nước không?

- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học).

- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất các phương án tìm tòi.

+ Để chứng minh cho những ý kiến nêu trên là đúng, em cần phải làm gì ? + Theo em, phương án nào là tối ưu nhất ?

- GV hướng cho HS đến phương án:

làm TN

- HS đặt các câu hỏi thắc mắc của mình.

VD:

1. Nước có màu, có mùi, có vị không?

2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?

3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?

4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?

- HS đề xuất phương án, chọn phương án thích hợp nhất

VD: Đọc SGK, xem phim, làm thí nghiệm, tìm kiếm thông tin trên mạng, tham khảo ý kiến người lớn,..

- Các nhóm đề xuất TN, sau đó tập hợp ý kiến của nhóm vào bảng nhóm

- GV: Nước có thể thấm qua các vật và hòa tan một số chất không. Vậy các em đã dự đoán và đưa ra rất nhiều thắc mắc về màu sắc, mùi vị, hình dạng và cả sự hòa tan của nước nữa. Vậy bạn nào thông minh có thể đặt được câu hỏi chung cho các tất cả các vấn đề vừa đưa ra ở trên nào?

+ Để giải đáp các thác mắc và muốn biết các dự đoán nêu trên có đúng hay không Chúng ta làm cách nào?

+ Vậy để bây giờ biết ngay được nước có những tính chất gì thì cách nào là phù hợp nhất?

- Yêu cầu HS làm thí nghiệm:

+ Hãy giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm, thời gian cho thảo luận chọn dụng cụ là 2 phút.

- GV: Cô có một số dụng cụ để làm thí nghiệm như: cốc, khay, nước mảnh vải.... Mời đại diện các nhóm lên chọn dụng cụ thí nghiệm để tìm hiểu một số tính chất của nước.

- GV phát phiếu thực hành thí nghiệm và yêu cầu HS làm thí nghiệm sau đó lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm.

* Thí nghiệm 1:

- Các nhóm quan sát cốc nước và cốc

+ Đọc sách giáo khoa và tài liệu, chúng ta có thể sử dụng các giác quan như : mắt để quan sát, mũi để ngửi, lưỡi để nếm ạ, xem trên mạng, hỏi người lớn, làm thí nghiệm, làm thí nghiệm kết hợp với các giác quan

+ Làm thí nghiệm kết hợp với các giác quan

- HS nêu

- HS nhận phiếu thực hành thí nghiệm và yêu cầu HS làm thí nghiệm

- HS làm thí nghiệm

(11)

sữa rồi thảo luận

+ Cốc nào là nước? Cốc nào là sữa? Vì sao em biết?

- HS có thể sử dụng tất cả các giác quan để kiểm chứng.

+ Qua tìm hiểu em thấy nước có tính chất gì?

- Kết luận: nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

* Thí nghiệm 2:

- Các nhóm lấy chai, lọ, bình đã chuẩn bị làm thí nghiệm: đổ nước vào chai, cốc, bát.

+ Khi thay đổi vị trí của chai, hình dạng của nước có thay đổi không?

+ Qua tìm hiểu em thấy nước có tính chất gì?

- Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định mà mang hình dạng của vật chứa nó.

* Thí nghiệm 3:

- Các nhóm lấy tấm kính: nghiêng tấm kính đổ nước từ trên cao xuống.

+ Qua tìm hiểu em thấy nước có tính chất gì?

+ Nêu ứng dụng tính chất của nước?

- Kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.

* Thí nghiệm 4:

- HS làm TN: đổ nước vào khăn, vào tấm ni lông, vào tờ giấy

+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào?

+ Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải?

+ Làm thế nào để biết một số chất có hoà tan hay không trong nước?

- HS quan sát:

+ Cốc trong là nước + Cốc đục là sữa - HS uống:

+ Cốc ngọt là sữa

+ Cốc ko mùi vị là nước.

- HS ngửi:

+ Cốc không mùi là nước + Cốc có mùi thơm là sữa.

- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

- HS làm thí nghiệm

- Hình dạng của nước thay đổi

- Nước không có hình dạng nhất định mà mang hình dạng của vật chứa nó.

- HS làm thí nghiệm

- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.

- Lợp mái nhà, làm máng nước.

- HS làm thí nghiệm

- Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước.

- Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua các lỗ nhỏ giữa các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.

- Ta cho chất đó vào trong cốc nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước được hay

(12)

- Yêu cầu 3 HS lên làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước.

+ Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?

- Kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên ta thấy nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

+ Qua thí nghiệm các con thấy nước có những tính chất gì?

+ Các con so sánh các kết luận trên so với những dự đoán ban đầu nthế nào?

- Gọi HS đọc lại các kl đúng trên bảng.

- Yêu cầu HS mở SGK đối chiếu các kết luận vừa rút ra có đúng với nội dung bài học không.

=> Đây chính là nội dung bài học cần ghi nhớ.

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

không.

- 3 HS lên bảng làm thí nghiệm.

- Đường, muối tan trong nước.

- Cát không tan trong nước.

- Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.

+ Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

+ Các kết luận trên đúng so với những dự đoán ban đầu

+ Đúng với nội dung SGK - 1 HS đọc

* Ghi nhớ : SGK ( 43) - 2 HS đọc

BA THỂ CỦA NƯỚC HĐ Nước tồn tại ở 3 thể 4’

+ Theo em, trong tự nhiên, nước tồn tại ở những dạng nào?

- GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về các thể của nước .

+ Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyển thành thể khí ?

+ Khi nào thì nước ở thể khí chuyển thành thể lỏng?

+ Khi nào thì nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn ?

- Giáo viên kết luận: Khi ta để nước nào nơi có nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C …

+ Nước tồn tại ở những thể nào?

+ Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào?

+ dạng lỏng, dạng khói, dạng đông cục ...

- HS nêu

- Nước ở thể lỏng bay hơi  thể khí - Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ  thể lỏng

- Nước ở khay là thể lỏng Thành cục (thể rắn)  Hiện tượng này gọi là đông đặc

- Nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng như khuôn của khay làm đá.

- Rắn, lỏng , khí

- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị

+ Lỏng+khí: không có hình dạng nhất định

+ Rắn: có hình dạng nhất định

3. Hoạt động vận dụng: 5’ + Đặt ống dẫn nước, lợp mái nhà, lát

(13)

+ Trong cuộc sống, con người đã ứng dụng tính chất của nước để làm gì?

Giải thích vì sao?

sân, tất cả đều làm dốc để nước chảy nhanh. Vì nước chảy từ cao xuống thấp.

+ Dùng các vật liệu không cho nước thấm qua để làm đồ dùng chứa nước, lợp nhà, làm áo mưa..

Vì nước không thấm qua một số vật.

+ Dùng các vật liệu cho nước thấm qua để lọc nước đục. Vì tính chất của nước là có thể thấm qua một số vật.

* GD bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng: Nước là vô cùng thiết yếu đối với cuộc sống của con người, nhưng nguồn tài nguyên này đang bị huỷ hoại bởi bàn tay của con người, bởi vậy cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Đó là những biện pháp gì?

- HS nêu. VD:

+ Không xả rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối…

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước.

* GV: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước cũng chính là tiết kiệm năng lượng (sản xuất điện)

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà học bài và làm VBT.

- Chuẩn bị bài sau: Ba thể của nước IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

====================================================

NS: 12 / 11 / 2021

NG: 16 / 11 / 2021 Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021 TOÁN

CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách chia một tích cho một số.

- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.

- Biết vận dụng tính chất để giải các bài toán liên quan - Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Phẩm chất:Chăm chỉ. HS có ý thức tích cực tự giác khi học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

(14)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

12 : 4 + 20 : 4 = 35 : 7 - 21 : 7 = 60 : 3 + 9 : 3 = 18 : 6 + 24 : 6 =

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.

- LPHT tổ chức cho HS khởi động Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?

12 : 4 + 20 : 4 = (12+20):4 = 32 : 4 = 8 35 : 7 - 21 : 7 = (35 - 21): 7 = 14 : 7 = 2 60 : 3 + 9 : 3 = (60+9) : 3 = 69 : 3 = 23 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24):6 = 42:6 = 7 - HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT

- TBHT tổng kết trò chơi

*GV giới thiệu: Các em đã viết vận dụng tính chất chia một sô cho một tích. Vậy đối với biểu thức có dạng chia một tích cho một số em làm thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu trong tiết học này.

2. Hình thành kiến thức mới:

a) Trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia: 7'

- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị từng biểu thức

- Gọi HS lên bảng thực hiện

+ So sánh giá trị của các biểu thức?

Vậy: (9 × 15):3= 9×(15:3)=(9:3)×15 + Nhận xét gì về cách chia (9 ×15) : 3?

b) Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia: 7'

- Thực hiện tương tự VD1

*Vì sao không thực hiện được biểu thức (7 : 3 ) × 15 ?

+ Vậy khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể làm như thế nào?

Tính và so sánh giá trị 3 biểu thức (9 ×15) : 3

= 135 : 3 = 45

9× (15 : 3)

= 9× 5

= 45

(9: 3) ×15

= 3 × 15

= 45

+ Ba biểu thức trên có giá trị bằng nhau.

+Vì 9 chia hết cho 3, 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.

Tính và so sánh giá trị 3 biểu thức (7 ×15) : 3

= 105 : 3 = 35

7×(15 : 3)

= 7 × 5

= 35

(7: 3) ×15 Không thực hiện được +Vì 7 không chia hết cho 3

+ Khi chia một tích hai thừa số cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết ), rồi lấy kết

(15)

quả tìm được nhân với thừa số kia.

- Vài HS nhắc lại.

GV kết luận: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số của tích chia cho số đó (nếu chia hết) rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.. Các em lưu ý một trong hai thừa số của tích phải chia hết cho số đó. Vận dụng quy tắc cô cùng các em đi làm bài tập SGK/79

3. Hoạt động thực hành:

Bài 1: 6'

- Gọi HS nêu yêu cầu + Bài yêu cầu gì?

+ Hai biểu thức trong bài có dạng như thế nào?

+ Nêu hai cách tính?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

+ Khi chia một tích cho một số, ta có thể làm ntn?

+ Nhận xét, kết luận kết quả

1. Tính bằng hai cách - HS nêu.

+ Chia một tích cho một số.

- HS nêu.

- 2 HS làm bảng phụ a) (8 × 23) : 4

= 184 : 4

= 46

( 8 × 23) : 4 = ( 8 : 4 ) × 23 = 2 × 23

= 46 b)

(15 × 24) : 6 = 360 : 6 = 60

(15 × 24) : 6 = ( 24 : 6 ) × 15 = 4 × 15

= 60 - HS nêu.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

*GV kết luận: Các em vừa vận dụng cách chia một tích cho một số, các em linh hoạt vận dụng cách tính để tính nhiều cách, cần chọn lựa các cách thực hiện phép tính cho phù hợp, để tính một cách nhanh nhất, thuận tiện. Đó cũng chính là nội dung yêu cầu bài tập 2 cô cùng các em thực hiện.

Bài 2: 5'

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Để tính bằng cách thuận tiện nhất ta vận dụng tính chất nào của phép chia?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

2. Tính bằng cách thuận tiện nhất - HS nêu.

+ Chia một tích cho một số.

- 2 HS làm bảng phụ

( 25 × 36 ) : 9 = 25 × ( 36 : 9 ) = 25 × 4 = 100

(16)

+Vì sao em cho cách đây là thuận tiện nhất?

Bài 3: 7'

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm số mét vải cửa hàng đã bán, ta cần biết gì?

* Ngoài cách giải này bài toán còn có cách giải nào khác?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

*Ngoài cách giải trên bạn nào đọc cách giải khác?

- Nhận xét

*GV kết luận: Dựa vào tính chất chia một tích cho một số để giải bài toán có lời văn, các em lưu ý lựa chọn cách làm cho phù hợp, tính toán cần chính xác.

4. Hoạt động vận dụng: 5’

- GV yêu cầu HS lấy thêm một số VD

+ Ta chỉ cần tính nhẩm để ra kết quả mà không cần đặt tính.

3.

Tóm tắt:

5 tấm vải : Mỗi tấm 30m Đã bán : 51số vải Đã bán : . . . m vải ?

+ Cần biết cửa hàng có bao nhiêu mét vải.

- HS nêu.

- 1 HS lên bảng giải Cách 1: Bài giải

Cửa hàng có tất cả số mét vải là:

30 × 5 = 150 ( m)

Cửa hàng đã bán số mét vải là:

150 : 5 = 30 ( m )

Đáp số : 30 m vải - HS đọc.

Cách 2: Bài giải

Số tấm vải cửa hàng bán được là:

5 : 5 = 1 (tấm)

Số mét vải cửa hàng bán được là:

30 × 1 = 30 (m) Đáp số: 30 m Cách 3: Bài giải

Số vải bán được chia đều cho các tấm thì mỗi tấm bán đi số mét vải là:

30 : 5 = 6 (m)

Số mét vải cửa hàng bán được là:

6 × 5 = 30 (m) Đáp số: 30 m - HS lắng nghe.

- HS thực hành tính thuận tiện theo yêu

(17)

vận dụng tính chất chia một tích cho một số để tính một cách thuận tiện nhất sau đó thực hành tính :

+ Khi chia một số cho một tích 2 thừa số ta có thể làm như thế nào?

+ Vận dụng tính chất chia một tích cho một số để làm gì?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS làm VBT, chuẩn bị bài sau:

Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

cầu GV. VD:

(125 x 48):6 (165 x 63) : 9

+ Khi chia một tích hai thừa số cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi lấy kết quả tìm được nhân với thừa số kia.

+ Để tính bằng cách thuận tiện giá trị của các biểu thức.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

TẬP ĐỌC

CHÚ ĐẤT NUNG (TIẾP)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích , cứu sống được người khác.

- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung)

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục Hs biết ren luyện để làm được việc có ích.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xđịnh giá trị:Nhận biết được lòng can đảm cần thiết đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ ô cửa bí mật”

- - Em hãy đọc và TLCH bài “Chú Đất Nung”

+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?

- HS mở ô cửa - trả lời câu hỏi:

+ Vì chú muốn được xông pha, làm nhiều việc có ích.

+ Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc

(18)

+ Nêu ý chính của bài?

- GV nhận xét, đánh giá GV Chiếu tranh (SGK) + Bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Theo em, chú Đất Nung sẽ làm gì ? Câu chuyện về chú Đất Nung như thế nào? Các em sẽ cùng học bài hôm nay.

-> GV ghi đầu bài

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài văn chia làm mấy đoạn ?

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

(nước xoáy, cộc tuếch) + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

(buồn tênh) - Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài

Lưu ý: đọc đúng những câu hỏi, câu cảm : + Kẻ nào đã bắt nàng tới đây ? + Lầu son của nàng đâu?

+ Chuột ăn rồi !

+ Sao trông anh khác thế ?

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

GV : Chú ý cách đọc: Lời chàng kị sĩ và nàng công chúa lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn , ngạc nhiên khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’)

+ Kể lại tai nạn của hai người bột ? Ghi bảng: lọ thủy tinh, cống, thuyền lật

Gv tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu hs đọc đoạn còn lại, trả lời:

+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?

ghi bảng: nhảy xuống nước, vớt lên bờ

có ích, dám nung mình trong lửa đỏ.

- Lớp nhận xét.

-HS QS tranh

+ Chú Đất Nung nhìn thấy hai người bột bị đắm thuyền, ngã xuống sông

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn.

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

+ Đoạn 4: Phần còn lại

- Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai

- HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm từ đầu ... cả chân tay”.

- 2 hs kể

+ Hai người bột sống trong lọ thuỷ...

1. Tai nạn của hai người bột - Hs đọc thầm.

+ Nhảy xuống nước cứu hai người bột.

+ Đất Nung đã nung mình trong lửa,

(19)

+ Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?

- Câu nói cộc tuyếch của Đất Nung có ý nghĩa gì ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Ghi nội dung bài.

- Đặt thêm tên khác cho truyện.

* Quyền trẻ em: Qua câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Gv chiếu đoạn đọc diễn cảm đoạn 2.

- Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm thái độ của từng nhân vật.

- GV đọc diễn cảm đoạn từ (hai người bột tỉnh dần . . . vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà)

- Yêu cầu HS đọc luyện đọc theo cách phân vai, GV theo dõi, uốn nắn.

- Thi đọc diễn cảm.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu chuyện muốn nói với mọi người điều gì?

+ Muốn trở thành người có ích em phải làm gì?

- Liên hệ, giáo dục ý chí rèn luyện qua gian khó

Củng cố, dặn dò:

- Điều c/chuyện muốn nói với em là gì?

- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn nhiều lần, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài : Cánh diều tuổi thơ.

- Nhận xét tiết học.

+ Muốn trở thành người có ích phải rèn luyện, chịu cực khổ, ...

2. Đất Nung cứu bạn

ND bài: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích,cứu sống được người khác.

+ Ai chịu rèn luyện, người đó trở thành hữu ích. / hãy tôi luyện trong lửa đỏ. / Lửa thử vàng, gian nan thử sức. / Vào đời mới biết ai hơn. / Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. / . . .

- Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện.

- 4 HS đọc toàn bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, nàng công chúa, chàng kị sĩ, Đất Nung)

- Nêu cách đọc.

- 2 Hs đọc thể hiện.

- Từng cặp HS luyện đọc theo cách phân vai.

- 4 Hs thi đọc - nhận xét.

Nx bình chọn bạn đọc hay

+ Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện không sợ gian khổ khó khăn.

+ Học tập, rèn luyện thật tốt - HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

(Đừng sợ gian nan thử thách. / Muốn trở thành một người cứng rắn, mạnh mẽ, có ích phải dám chịu thử thách, gian nan).

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

(20)

TẬP LÀM VĂN

THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được thế nào là miêu tả.

- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung , bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả 1 trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

+ Yêu Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "ô cửa bí mật"

+ Thế nào là kể chuyện ?

+ Có mấy cách mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện? Hãy nêu các cách mở bài và kết bài đó?

- GV nhận xét, đánh giá.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Khi nhà em bị lạc mất con mèo (con chó). Muốn tìm được đúng con vật nhà mình em phải nói thế nào khi muốn hỏi mọi người xung quanh ?

- Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo (con chó) nhà mình để cho mọi người biết đặc điểm của nó. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được Thế nào là miêu tả.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Nhận xét:

Bài 1: Tìm những sự vật được mtả 4’

- Yêu cầu hs nêu yêu cầu và nội dung.

- Gv chốt lại: Các sự vật được miêu tả là:

Cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước Bài 2: Ghi từ chỉ hình dáng, màu sắc 4’

- Phát phiếu và bút cho 4 HS yêu cầu HS trao đổi và hoàn thành. Nhóm nào

- HS tham gia chơi

+ Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.

+ Có hai cách mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Có hai cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Em phải nói rõ cho mọi người biết con mèo (chó) nhà mình to hay nhỏ, lông màu gì …

- Hs đọc yêu cầu

- Hs gạch chân bằng bút chì những sự vật được miêu tả.

- Hs phát biểu - nx

(21)

làm xong trước dán phiếu lên bảng . - Gọi 1 HS nhận xét, bổ sung . - Nhận xét lời kết luận đúng .

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

TT Tên sự vật

Hình

dán Màu

sắc

Chuyển động Tiếng

động M:1 Cây sòi cao

lớn

Lá đỏ chói lọi

Lá rập rình lay động như những đốm lử

đỏ.

2 Cây cơm

nguội

Lá vàng rực rỡ

Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng .

3 Lạch nước Trườn trên mấy tảng đá luồn

dưới mấy gốc cây ẩ

thực Róc rách

(chảy) Bài 3: 2’

- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

- Để tả được hình dáng của cây sồi, màu sắc của lá sồi và lá cơm nguội, tác giả phải qsát bằng các giác quan nào ?

- Để tả được sự chuyển động của lá cây, t/giả qsát bằng giác quan nào ?

- Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải qsát bằng những giác quan nào ?

- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì ?

Kết luận: Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.

HĐ2. Ghi nhớ (4'): Sgk - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Gọi HS đặt 1 câu văn miêu tả đơn giản.

- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng, hay.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (16’) Bài tập 1(8'): Tìm câu văn miêu tả - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Hs phát biểu + Bằng mắt.

+ Bằng mắt.

+ Bằng mắt, bằng tai.

+ Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan.

- 2, 3 hs đọc ghi nhớ.

-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm

+ Mẹ em hơi gầy.

+ Chú chó nhà em lông đen mượt.

+ Tiếng chim kêu ríu rít trong vòm cây.

+ Tiếng lá cây rơi xào xạc.

- HS đọc thầm truyện Chú Đất Nung, dùng bút chì gạch chân những câu

(22)

- Gọi HS phát biểu.

- Nhận xét, kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung chỉ có một câu văn miêu tả: “ Đó là một chàng kị sĩ …… lầu son”.

Bài tập 2(10'): Viết câu văn miêu tả - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Phải có con mắt tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy.

Chúng mình cùng thi xem lớp ta ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất.

+ Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào?

- Yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả.

- Gọi HS đọc bài viết của mình. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và cho điểm các em viết hay.

- Ví dụ:

+ Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xóa, mênh mông.

+ Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “ đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.

4- HĐ Vận dụng. (5’) + Thế nào là văn miêu tả?

* Muốn miêu tả sinh động cảnh vật, con người, sự vật trong thế giới xung quanh em cần chú ý điều gì ?

văn miêu tả trong bài

- Câu văn: “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Lắng nghe.

+ Em thích hình ảnh:

. Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười.

. Cây dừa sải tay bơi.

. Ngọn mùng tơi nhảy múa.

. Khắp nơi toàn màu trắng của nước.

. Bố bạn nhỏ đi cày về…

- Tự viết bài.

- Đọc bài văn của mình trước lớp.

+ Là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh của người, của vật để giúp người nghe. Người đọc hình dung được các đối tượng ấy.

+ Chú ý quan sát, học cách quan sát để có hiểu biết phong phú có khả năng miêu tả sinh động

(23)

Củng cố , dặn dò.

- Củng cố nội dung bài

- VN ghi lại 1, 2 câu miêu tả 1 sự vật mà các em quan sát được trên đường đi học.

- Chuẩn bị bài Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS nhắc lại

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

LỊCH SỬ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với y/c của đất nước và hợp với lòng dân.

- Kể lại được vắn tắt sự kiện cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

- Nêu được ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Góp phần phát triển các năng lực

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

* TH Biển đảo:

- Biết được một lần nữa cũng trên sông BĐ ở tỉnh QN, ông cha ta đã đánh tan quân tống XL bằng kế đóng cọc xuống sông dựa vào thuỷ triều

- Giáo dục học sinh vai trò biển góp phần chiến thắng quân Tống từ đó khẳng định chủ quyền của đất nước.

- GD hs có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình vẽ SGK. CNTT - Máy tính.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi mở hộp bí mật.

?+ Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh?

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì đối với đất nước?

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới

- HS chơi và trả lời câu hỏi:

+ Thuở nhỏ Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với lũ trẻ chăn trâu, dùng cờ lau đánh trận giả,..

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn. . .

(24)

GV cho HS q/sát tranh: lễ lên ngôi của Lê Hoàn

- HS q/s

GV gthiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn, ngời sáng lập nên triều Tiền Lê, triều đại tiếp nối của triều Đinh. Vì sao nhà Lê lại lên thay nhà Đinh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược. 10’

? Lê Hoàn lên ngôi vua trong trường hợp nào?

? Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?

? Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì?

Triều đại của ông được gọi là triều gì?

? Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?

HĐ2:Cuộc k/chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 14’

* Không yêu cầu HS nêu diễn biến mà chỉ yêu cầu nêu vắn tắt sự kiện

- GV ycầu HS thảo luận nhóm câu hỏi sau:

? Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?

? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?

? Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc?

? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và như thế nào?

- HS đọc đoạn “Năm 979...sử cũ gọi là Tiền Lê”

+ Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ. Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo Tướng quân (Tổng chi huy quân đội)

+ Khi lên ngôi vua ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Vạn tuế”.

+ Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là Hoàng đế, triều đại của ông được sử cũ gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra sau này.

+ Là lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

* Sự kiện.

- HS dựa vào kênh chữ và lược đồ thảo luận tìm ra kiến thức.

- Đại diện các nhóm nêu vắn tắt sự kiện cuộc kháng chến chống quân Tống xâm lược của nhân dân trên lược đồ phóng to.

+ Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.

- Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường, quân thuỷ theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.

- Lê Hoàn chia quân thành hai cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

- Tại cửa sông BĐằng, cũng theo kế của Ngô Quyền, Lê Hoàn cho quân ta đóng cọc ở cửa sông để đánh địch.

Bản thân ông trực tiếp chỉ huy quân ta ở đây. Nhiều trận đấu ác liệt đã xảy ra giữa ta và địch, kết quả quân thuỷ

(25)

? Quân Tống có thực hiện được ý đồ của chúng không?

HĐ3: Kết quả và ý nghĩa: 6’

+ Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?

+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống?

- GV KL

3. Hoạt động vận dụng: 5’

? Nêu tóm tắt sự kiện của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?

Củng cố-dặn dò:

- GV chốt kiến thức toàn bài.

* Xem Clip: Hào khí ngàn năm: Vua Lê Đại Hành và kháng chiến chống Tống - Phần 4

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị trước bài sau: Nhà Lý rời đô ra Thăng Long.

của địch bị đánh lui.

Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc chúng phải lui quân.

+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc k/c hoàn toàn thắng lợi.

Cá nhân –Lớp

+ Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết; Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

+ Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc

- HS đọc kết luận SGK

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

====================================================

NS: 12 / 11 / 2021

NG: 17 / 11 / 2021 Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2021 TOÁN

CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0. Vận dụng trong tính nhẩm hợp lí.

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0 - Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính

(26)

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: 5’

Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng (823): 4

- Gọi 1 HS chữa bài 3 (SKG-79)

- Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích, tích cho 1 số

GV nhận xét, dẫn vào bài:

LPHT phổ biến cách chơi luật chơi.

Tính bằng 2 cách + Cách 1: (823): 4 = (8 : 4) 32 = 2 32 = 46 + Cách 2: (8 23): 4 = 184 : 4 = 46 Bài 3 Bài giải:

5 tấm vải có số mét là 5 30 = 150 (m) Bán được số mét vải là

150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30 m vải

GV: Các em chơi trò chơi rất tốt rồi, hôm nay cô trò mình cùng vào kiến thức mới của phép chia đó là chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 12’

a. Số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.

VD1: GV ghi phép chia 320: 40

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cách hiện phép chia trên.

- GV nhận xét, HD làm theo cách sau cho thuận tiện: 320 : 40 = 320: (10 x 4).

+ Vậy 320 chia 40 được mấy?

+ Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32: 4?

+ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4

* GVKL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện

- HS thảo luận cặp đôi, , đưa ra phương án sử dụng tính chất 1 số chia cho một tích để tìm kết quả của phép chia.

320: (8 x 5);

320: (10 x 4) ; 320: (2 x 20) - HS thực hiện tính.

320: (10 x 4) = 320: 10: 4 = 2: 4 = 8 +… bằng 8.

+ Hai phép chia cùng có kết quả là 8.

+ Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32: 4.

- HS nêu kết luận.

(27)

phép chia 32: 4.

- Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320: 40, có sử dụng t/chất vừa nêu trên.

- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng

GVKL: Vậy để thực hiện 320: 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được rồi thực hiện phép chia 32: 4.

b. Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia.

VD2: GV ghi lên bảng phép chia 32000: 400

- GV hướng dẫn: Vậy để thực hiện 32000:

400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320: 4.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 32000: 400, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.

- GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng.

+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

320 40 0 8

Vậy : 320 : 40 = 8

- HS đọc ví dụ - Nhận xét về số chữ số 0 của số bị chia và số chia (số bị chia có nhiều chữ số 0 hơn)

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp.

32000 400 00 8 0

+ Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.

- GV kết luận: Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba, … chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.

Lưu ý xóa ở cả số bị chia và số chia chữ số 0 bằng nhau.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. 18’

Bài 1: Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV chốt đáp án.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp

Đ/a:

a. 420 60 4500 500 0 7 0 9

b.

85000 500 92000 400 35 170 12 230 00 00

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- So sánh kết quả giữa những ống nghiệm nào cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường.. - So sánh kết quả giữa những ống

[Đ] Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông [Đ] Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây.. [Đ] Gặp một số thanh niên mới từ trong nước

* CV3969: Ghép thành bài “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”, thực hiện trong 1 tiết. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* CV3969: Ghép thành bài “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”, thực hiện trong 1 tiết. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tích hợp GDSKSS thông qua các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong dạy học Sinh học nói chung, phần Sinh học cơ thể nói riêng vừa giúp học sinh (HS) tiếp

Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành

Tuy nhiên, các kết quả của “Dự án Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” và bảng “Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và

Thứ năm, dựa trên những quan điểm nhận thức có tính nguyên tắc trong đề xuất giải pháp, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các