• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày soạn: 10 tháng 11 năm 2017 Ngày giảng: Thứ 2 ngày 13 tháng 11 năm 2017

TOÁN

$5. NHÂN VỚI 10; 100; 1000;… CHIA CHO 10; 100; 1000;…

I.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép nhân STN với 10, 100, 1000,… và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000;…

2. Về kĩ năng: Biết vận dụng để tính nhanh.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG: Bảng phụ, máy tính, bảng tương tác.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

Tính: 132 x 8; 27 x 9; 12 x 10.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) Nhân với 10, 100, 1000...Chia cho 10, 100, 1000...

2. Hướng dẫn nhân một số với 10; 100; 1000...; chia số tròn chụ cho 10: ( 7) a) Nhân một số với 10:

GV viết phép tính: 35 x 10

? Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?

? 10 còn gọi là mấy chục?

* GV: Vậy 35 x 10 = 1 chục x 35

? 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?

? 35 chục là bao nhiêu?

* GV: Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350

? Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?

? Khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?

- Yêu cầu HS thực hiện các phép tính:

12 x 10; 78 x 10; 457 x 10; 7891 x 10

- HS đọc phép tính.

35 x 10 = 10 x 35 1 chục

35 chục

35 chục = 350

- Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất viết thêm một chữ số 0 vào bên phải của nó.

- Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.

- hai hs làm bảng.

b) Chia số tròn chục cho 10:

- GV ghi phép tính: 350 : 10

? Hãy thực hiện phép tính trên?

? Ta có 53 x 10 = 350 vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?

? Vậy chia 350 cho 10 ta được bao nhiêu?

? Em có nhận xét gì về số bị chia và

- Lấy tích cho một thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.

350 : 10 = 35.

- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số bên phải số đó.

- Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ

(2)

thương trong phép chia 350 : 10 = 35?

? Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả như thế nào?

- Yêu cầu HS thực hiện:

70 : 10; 140 : 10; 2170 : 10; 7800 : 10

việc bỏ bớt đi một chữ số 0 bên phải của số bị chia.

3. Hướng dẫn nhân một số với 100; 1000;...chia số tròn trăm, tròn nghìn cho 100,; 1000... ( 7)

Thực hiện tương tự như phần trên.

4. Thực hành: ( 16)

* Bài 1: Tính nhẩm - HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Muốn nhân, chia một số với 10;

100; 1000... ta làm như thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở soát bài.

a) 18 x 10 = 82 x 100=

256 x1000=

18x100 =....

75 x1000=...

302 x 10=..

18x 1000=....

19 x 10=....

400 x 100=..

b)9000:10=

6800:100=

20 020: 10=

9000:100=

420:10=

2002000:100=

* GV chốt: Củng cố kỹ thuật nhân, chia nhẩm một số với 10; 100; 1000...

* Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn cách làm.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng (mỗi học sinh làm 3 phần).

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Quan sát bảng kiểm tra bài.

300kg=3 tạ 800kg=8 tạ 120 tạ= 12 tấn 4000g = 4kg 70kg=7 yến 300 tạ= 30 tấn 5000kg = 5 tấn.

* Gv chốt: Cách đổi đơn vị đo khối lượng.

5. Củng cố, dặn dò: ( 3)

? Hãy nêu lại cách nhân nhẩm với 10; 100; 1000;...chia một số cho 10; 100;

1000....?

- Nhận xét tiết học.

TẬP ĐỌC

$21. ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm với bài văn giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý trí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng đọc diễn cảm phù hợp với nội dung bài.

(3)

3. Về thái độ: Có ý thức học tập để vươn lên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: ƯDPHTT A. GIỚI THIỆU: ( 5) chủ điểm “Có chí thì nên”

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: ( 12)

- Học sinh chia đoạn (4 đoạn).

- Học sinh đọc nối tiếp (3 lần ).

+ Sửa từ khoa, câu dài.

+ Giải nghĩa từ: Trạng?

- Học sinh đọc theo cặp.

- 1 em đọc toàn bài.

- Giáo viên đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài: ( 8)

- Học sinh đọc thầm đoạn 1-2

? Tìm những tư chất nói lên Nguyễn Hiền rất thông minh?

Giải nghĩa từ kinh ngạc?

- Học sinh đọc thầm đoạn 3.

? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

- Học sinh đọc đoạn 4.

? Kết quả học tập của Nguyễn Hiền như thế nào?

? Vì sao Nguyễn Hiền được gọi là ông trạng thả diều?

- Học sinh đọc câu 4 => Tao đổi theo cặp

=> 1 học sinh lên trao đổi ở lớp.

?Nêu ý chính toàn bài.

1. Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

- Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường, thuộc 20 trang sách...

2. Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền

Ngày: nghe giảng nhờ Tối: mượn vở bạn Sách: lưng trâu, nền cát bút: ngón tay, mảnh gạch vỡ đèn: vỏ trứng...

4. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên - Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn là 1 chú bé ham chơi diều.

=> Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống sẽ đạt được mọi điều mình mong muốn. Câu tục ngữ “Có chí thì nên”

nói đúng ý nghĩa của chuyện nhất.

* Ca ngợi Nguyễn Hiền có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập nên đã đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi.

c.Hướng dẫn đọc diễn cảm: ( 10) - 4 học sinh đọc nối tiếp.

? Nêu giọng đọc.

(4)

- Giáo viên treo bảng phụ.

+ Học sinh đọc – nêu cách nhấn giọng.

+ Học sinh đọc diễn cảm.

+ Đọc theo cặp.

+ Thi đọc.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3) - 1 em đọc toàn bài.

? Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?- Liên hệ.

- GV nhận xét tiết học. VN đọc trước bài: Có chí thì nên.

CHÍNH TẢ (NHỚ VIẾT)

$11. NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.

- Luyện viết đúng những tiếng có âm hoặc vần thanh dễ lẫn.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng viết đúng chính tả, không sai lỗi.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn BT2 a,b.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 2) Nhận xét bài viết giờ trước.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV nêu mục đích, yêu cầu.

2. Hướng dẫn học sinh nhớ – viết ( 21) - 1 học sinh đọc 4 khổ thơ.

- Cả lớp đọc thầm.

? Nêu các ước mơ của các bạn trong 4 khổ thơ đầu.

*QTE: Các em có quyền được ước mơ, có quyền có sự riêng tư.

- Hướng dẫn 1 số từ khó và cách trình bày bài thơ.

- Học sinh nhớ viết.

- Chấm điểm – nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập: ( 7) ƯDPHTT - Học sinh nêu yêu cầu

- Học sinh lên bảng làm - VBT - Chữa bài

- Học sinh nêu yêu cầu của bài

- Học sinh đọc thầm yêu cầu – làm bài cá nhân

- Chữa bài

? Những câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?

- Cây lớn nhanh nhiều quả thành người lớn để làm việc.

Bài 2: (a)

- Trỏ lối sang, nhỏ xíu, sức nòng, sức sống, thắp sáng.

Bài 3:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Xấu người đẹp nết.

- Trăng mơ còn tỏ hơn sao

(5)

Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

4. Củng cố dặn dò: ( 3) - GV củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

ĐẠO ĐỨC

$11. THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Giúp học sinh củng cố 5 bài đạo đức đã học:

+ Trung thực trong học tập, Vượt khó trong học tập, Biết bày tỏ ý kiến, Tiết kiệm tiền của, Tiết kiệm thời giờ.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng thực hiện tốt các hành vi đạo đức đúng.

3. Về thái độ: Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức vào trong cuộc sống hàng ngày.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: ( 2) Nêu tên các bài đạo đức đã học?

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

b, Nội dung hoạt động: ( 28)

* Thảo luận nhóm:

- Chia lớp làm 5 nhóm.

- Yên cầu các nhóm thảo luận.

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo các kết quả.

+ Nhóm 1:

- Vì sao cần phải trung thực trong học tập.

- Nêu những việc làm em đã làm thể hiện tính trung thực trong học tập.

+ Nhóm 2:

- Thế nào là biết vựơt khó trong học tập - Nêu một vài tấm gương về vựơt khó trong học tập.

+ Nhóm 3:

- Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?

+ Nhóm 4:

- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào? vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

- Em hãy kể những việc em làm để tiết kiệm tiền của.

+ Nhóm 5:

? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ.

- Xây dựng thời gian biểu cho 1 ngày.

+ Nhận xét – Bổ sung.

3. Củng cố dặn dò:( 3) - GV chốt nội dung.

- Nhận xét tiết học.

(6)

KHOA HỌC

$21. BA THỂ CỦA NƯỚC I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:

- Đưa ra những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng, khí.

Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở 3 thể.

- Thực thành chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại; Từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.

- Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước.

3. Về thái độ: Có lòng say mê nghiên cứu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Hình 44, 45 (SGK).

- Chuẩn bị:

+ Nguồn nhiệt: đèn cồn, chậu.

+ Nước đá, khăn lau, vải, bọt biển.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 3)

- Nêu tính chất của nước?

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2)

? Theo em nước tồn tại ở những dạng nào? cho VD?

- GV chốt  Ghi đầu bài.

2. Các hoạt động: ( 27)

* Hoạt động 1: Chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí.

- Hoạt động cả lớp

- Yêu cầu học sinh mô tả những gì nhìn thấy ở H1+H2 cho thấy nước ở thể nào?

Cho học sinh lấy ví dụ nước ở thể lỏng.

- Yêu cầu 1 em lên lau bảng + Yêu cầu học sinh nhận xét + Nước trên bảng đi đâu?

Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm.

- Chia nhóm yêu cầu học sinh làm Tn.

+ Đổ nước nóng vào cốc và quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra.

Xếp đĩa lên mặt cốc nước nóng rồi nhấc đĩa ra.

? Yêu cầu học sinh quan sát mặt đĩa rồi nhận xét nói tên hiện tượng vừa xảy ra.

 Qua 2 thí nghiệm trên cho học sinh nhận xét.

* GV giảng và chốt nội dung và vận dụng vào cuộc sống.

- Học sinh hướng dẫn trong nhóm.

- Khói mỏng bay lên, đó là hơi nước bốc lên.

- Có nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa

 Đó là hiện tượng hơi nước ngưng tụ lại thành nước.

 Nước có thể chuyển từ thể lỏng thể hơi; Thể hơi  thể lỏng.

- Lau bảng, phơi quần áo ...

* Hoạt động 2: Nước chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại.

(7)

Khí

Lỏng Lỏng

Rắn

Bay hơi

Nóng chảy Đông đặc

Ngưng tụ

Hoạt động theo nhóm:

+ Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm + quan sát hình vẽ và thảo luận.

? Nước lúc đầu trong khay ở thể gì?

? Hiện tượng đó gọi là gì?

- Nêu nhận xét hiện tượng này?

- Đại diện các nhóm trình bày - GV kết luận

? Nêu Vd chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn?

* Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm từ thể rắn lỏng

? Nước đá chuyển thành thể gì?

? Tại sao có hiện tượng đó

?Nhận xét về hiện tượng này - GV kết luận.

- Nước ở khay là thể lỏng Thành cục (thể rắn)

 Hiện tượng này gọi là đông đặc.

- Các nhóm khác bổ sung.

- Cho học sinh quan sát đá lạnh để ra ngoài khay nước.

Nước đá từ thể rắn lỏng. Vì nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên đá tannước

- Rắn lỏng khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn.

* Hoạt động 3: Sơ đồ chuyển thể của nước.

? Nước tồn tại ở thể nào?

? Nước ở đó có tính chất chung và riêng như thế nào?

- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.

- Học sinh trình bày sự chuyển thể của nước.

* Học sinh làm bài 1, 2, 3, 4, 5 (T32, 33- VBT)

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:( 3,) - GV chốt nội dung.

*BVMT: Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường nước trong sạch và khai thác hợp lý tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

- Nhận xét tiết học.

- Rắn, lỏng , khí

- Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

+ Lỏng+ khí: không có hình dạng nhất định.

+ Rắn: có hình dạng nhất định.

- 3 Học sinh

(8)

Ngày soạn: 11 tháng 11 năm 2017

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 14 tháng 11 năm 2017 TOÁN

$52.TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Nhận biết tính chất kết hợp cuả phép nhân.

2. Về kĩ năng: Biết vận dụng tính chất kết hợp để tính toán.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)Kiểm tra:Tính: (7 x 5) x 2 =?

7 x (5 x 2) =?

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân: ( 13) - G ghi bảng:

(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)

? So sánh kết quả của 2 biểu thức?

? Em có nhận xét gì về các thừa số của 2 biểu thức?

? Hai biểu thức khác nhau ở chỗ nào?

- GV treo bảng phụ khung bảng như SGK

? So sánh giá trị của hai biểu thức?

->Vậy:(a x b)xc=a x(b x c)

? Phát biểu tính chất kết hợp?

->(a xb)x c=a x(b x c)=a x b x c

? Phép nhân có tính chất gì?

? Tính chất này có tác dụng gì?

H làm nháp.

2H lên bảng tính.

- H nhận xét.

- Kết quả = nhau.

- Các thừa số giống nhau.

- Vị trí dấu ngoặc.

Hai biểu thức = nhau.

H đọc.

H đọc SGK.

Giúp H tính nhanh ,tính nhẩm

3. Thực hành: ( 17)

* Bài 1: Tính bằng hai cách (theo mẫu).

- HS đọc yêu cầu.

- GV phân tích mẫu.

- HS làm cá nhân. 3 HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Em dựa vào tính chất nào để làm bài?

? Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

M: 2 x 5 x 4 = ?

C1: 2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4 = 10 x 4 = 40 C2: 2 x 5 x 4 = 2 x (5 x 4) = 2 x 20 = 40 a) 4 x 5 x 3 (60)

3 x 5 x 6 (90) b) 5 x 2 x 7 (70) 3 x 4 x 5 (60)

(9)

* GV chốt: Củng cố cách vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân. Củng cố cách tính nhanh.

* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

- HS đọc yêu cầu.

- GV hỏi cách tính thuận tiện.

- HS làm cá nhân. 4 HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

a) 13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10

= 130

5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 = 10 x 34 = 340

b) 2 x 26 x 5 = (2 x 5) x 26 = 10 x 26 = 260

5 x 9 x 3 x 2 = (5 x 2) x (9 x 3) = 10 x 27

= 270

* Bài 3

- HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Một HS tóm tắt bài trên bảng.

- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.

- HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng.

- Chữa bài:

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc, cả lớp soát bài.

Bài giải:

Số học sinh đang ngồi học là:

2 x 15 x 8 = 240 (học sinh) Đáp số: 240 học sinh.

* Gv chốt: HS áp dụng tính chất kết hợp và giao hoán của phép nhân để giải các bài toán có lời văn bằng nhiều cách.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3)

? Phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân ? - Hướng dẫn bài tập về nhà.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

$21.LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức: Nắm vững được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

2. Về kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng những từ nói trên.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

- Bảng viết nội dung BT1.

- Phiếu viết nội dung BT2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5) Nêu ghi nhớ về động từ?

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: ( 2 )

b,Hướng dẫn làm bài tập:( 30) Bài 2:

(10)

- Học sinh đọc thầm bài yêu cầu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài.

- Học sinh nhóm 4.

- Đại diện các nhóm báo cao kết quả.

Nhận xét:

? Vì sao điền (đã, đang, sắp)?

- Học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Học sinh làm bài.

- Chữa bài.

a. Mới dạo nào .... non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.

b. Chào mào đã hót ... Cháu vẫng đang xa Nhìn na sắp tàn.

Bài 3:

- Chia đội: 3 đội.

- Thi làm đúng nhanh và nêu túnh khôi hài của truyện.

3. Củng cố, dặn dò:( 3)

- GV chốt nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

KỂ CHUYỆN

$11. BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được câu chuyện Bàn chân kỳ diệu, phối hợp lời kể và điệu bộ nét mặt.

- Hiểu truyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện lưu loát.

3. Về thái độ: Biết học tập lòng kiên trì vượt khó như tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

- Tranh minh hoạ truyện.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. BÀI CŨ: ( 5)

- HS kể lại câu chuyện giờ trước.

B. BÀI MỚI: ƯDPHTT

1. Giới thiệu bài:( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. GV kể chuyện: ( 8)

- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1.

- Lần 2: GV kể + chỉ tranh.

3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi ý nghĩa:( 22 ) - GV hướng dẫn học sinh:

- GV nhận xét, khen ngợi.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh trao đổi yêu cầu bài + ý nghĩa và kể theo cặp.

- Học sinh thi kể chuyện.

+ Học sinh vấn đáp hỏi nội dung.

+ Học sinh nhận xét về cách kể ...

4. Củng cố dặn dò: ( 3)

*QTE: Các em có quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử...

+ GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

(11)

Ngày soạn: 12 tháng 11 năm 2017

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 15 tháng 11 năm 2017 TOÁN

$53. NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Biết nhân với số có tận cùng là chữ số 0.

2. Về kĩ năng: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG: Máy tính, bảng tương tác.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. KIỂM TRA: ( 5)

+ Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân?

B. DẠY BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn thực hiện phếp nhân: ( 13) a, Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0:

- G đưa ví dụ: 1324 x 20=?

- G hướng dẫn: 1324 x 20 26480

->Ở thừa số thứ 2 có 1 chữ số 0 tận cùng bên phải nên viết một chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích rồi lấy 2 x 1324 viết tiếp…

b, Nhân các số có tận cùng là chữ số 0:

- G đưa ví dụ:230 x 70=?

- Dựa vào phép tính ở ví dụ 1.

- G nhận xét.

->G chốt lại cách làm nhanh nhất.

230 x 70 16100

->Đếm ở cả 2 thừa số có 2 chữ số 0 tận cùng bên phải.viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị và hàng chục cuả tích rồi lấy 7 x 23 viết tiếp…

? phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ta làm thế nào?

->G chốt:

H tự nhân nháp.

- H nhắc lại cách nhân.

- H làm bảng.

- H nêu cách làm.

- H trả lời.

- H nhắc lại.

3. Luyện tập: ( 17) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

1342 13546 5642 x 40 x 30 x 200 53680 406380 1128400

(12)

? Nêu cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0?

- Nhận xét đúng sai.

- Quan sát bảng kiểm tra bài.

* GV chốt: Cách nhân với số có chữ số 0 ở tận cùng.

* Bài 2: Tính:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng.

- Chữa bài:

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

a) 1 326 x 300 = 397 800 b) 3 450 x 20 = 69 000 c) 1 450 x 800 = 1 160 000

* Gv chốt: HS dựa vào phép nhân với số có chữ số tận cùng là 0 để áp dụng tính.

* Bài 3:

- HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Một HS tóm tắt bài trên bảng.

- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.

? Để tìm được số gạo ta làm thế nào?

? Nêu cách tìm số ngô?

- HS làm bài cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Em thực hiện phép nhân đó như thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc, cả lớp soát bài.

* Gv chốt: HS áp dụng kiến thức đã học để giải các bài toán có lời văn theo nhiều cách khác nhau.

Cách 1:

30 bao gạo cân nặng là:

50 x 30 = 1500 ( kg ) 40 bao ngô cân nặng là:

60 x 40 = 2400 (kg)

Ô tô đó chở số ki-lô-gam gạo và ngô là:

1 500 + 2 400 = 3900 (kg) Đáp số: 3900kg

4. Củng cố, dặn dò: ( 3)

? Nêu cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0?

- Nhận xét .

TẬP ĐỌC

$22. CÓ CHÍ THÌ NÊN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Về kiến thức: - Đọc đúng và thể hiện được giọng khuyên bảo, nhẹ nhàng, chí tình.

- Hiểu được lời khuyên của 3 câu tục ngữ.

- Học thuộc 7 câu tục ngữ.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc lưu loát và diễn cảm

3. Về thái độ: Biết thực hiện tốt các lời khuyên của 7 câu tục ngữ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

1. Xác định giá trị (Hiểu lời khuyên của 3 câu tục ngữ).

2. Tự nhận thức bản thân.

(13)

3. Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

- Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ ( 5)

- Kiểm tra bài cũ: Ông trạng thả diều + TLCH.1+2(SGK).

B. BÀI MỚI ( 32)

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn luyện đọcvà tìm hiểu bài:

a,Luyện đọc:

- Học sinh chia câu tục ngữ.

- Học sinh đọc nối tiếp.

+ Sửa từ, câu.

+ Giải nghĩa từ.

- Học sinh đọc theo cặp.

- 1 Học sinh đọc toàn bài.

- Giáo viên đọc mẫu.

b, Tìm hiểu bài:

- Học sinh đọc thầm toàn bài.

- Nhận xét chốt câu trả lời đúng.

? Cách diễn đạt của các câu tục ngữ có gì dễ nhớ?

? Câu hỏi 3:

- Nhận xét chốt câu trả lời đúng và bố sung.

VD: 1 Học sinh không có ý chí: Gặp 1 bài toán khó bỏ luôn.

? Nêu ý nghĩa của bài.

c, Luyện đọc diễn cảm:

? Nêu giọng đọc toàn bài.

- HTL: 2, 3 em đọc.

- Lớp trưởng điều khiển + TLCH.

- Cách diễn đạt ngắn gọn, giàu hình ảnh.

VD: ( nhiều học sinh lấy VD).

- Học sinh đọc câu hỏi.

- Vài học sinh trả lời.

- Như mục I.

- Học sinh đọc nối tiếp.

- Học sinh đọc mẫu.

- Học sinh đọc theo nhóm.

- Thi đọc diễn cảm.

3. Củng cố, dặn dò:( 3)

*QTE: Các em cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn.

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

KHOA HỌC

$22.MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

MƯA TỪ ĐÂU RA?

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Sau bài học học sinh có thể:

- Trình bày mây hình thành như thế nào?

- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.

- Phát hiện được định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và trình bày ý kiến.

(14)

3. Về thái độ: Có lòng say mê và khám phá khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

- Hình trang 46,47 (SGK).

III. HOẠT DỘNG DẠY - HỌC: ƯDPHTT

A. BÀI CŨ (4’) Nêu cách chuyển thể từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại.

- Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: (2’) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Các hoạt động: (27’)

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

* Mục tiêu: trình bày mây được hình thành như thế nào?

Giải thích được mưa từ đâu ra.

* Cách tiến hành

+ GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời:

Mây được hình thành như thế nào?

Nước mưa từ đâu ra?

- GV yêu cầu học sinh phát biểu về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

b. Hoạt động: Trò chơi đóng vai là giọt nước.

* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây mưa.

* Cách tiến hành:

GV chia lớp thành 4 nhóm

GV lưu ý học sinh góp ý về khía cạnh khoa học xem các bạn nói có đúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không?

- Học sinh đánh giá nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập.

* Học sinh làm bài 1, 2, 3 (T34-VBT)

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

- Học sinh làm việc theo cặp, từng cá nhân học sinh nghiên cứu câu chuyện cuộc phiêu lưu của giọt nước trang 46, 47 (SGK).

- Làm việc cá nhân.

Học sinh quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và trả lời câu hỏi.

- Học sinh vẽ minh hoạ và nêu cho bạn vong tuần hoàn của nước trong tự nhiên

- Đại diện một số nhóm trình bày.

- Học sinh hội ý và phân vai theo giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.

- Làm việc theo nhóm: các nhóm phân vai như đá hướng dẫn và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên.

Trình diễn và đánh giá.

Lần lượt các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:( 2) - GV củng cố nội dung bài.

*BVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí trong sạch tránh gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.

- Nhận xét tiết học.

(15)

Ngày soạn: 13 tháng 11 năm 2017 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2017

TOÁN

$54.ĐỀ XI MÉT VUÔNG I.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích dm2 - Biết đọc, viết so sánh các số đo diện tích theo dm2 - Biết được 1dm2=100cm2 và ngược lại.

2. Về kĩ năng: Biết đổi đơn vị đo đề - xi- mét vuông một cách thành thạo.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG: Hình vuông (bộ đồ dùng). Máy tính, máy chiếu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. KIỂM TRA: ( 5)

? Kể tên đơn vị đo diện tích đã học? ? Viết bảng: 84cm2; 196cm2 B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn bài mới: ( 13) a, Giới thiệu dm2: ƯDCNTT

- Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo là dm2.

- Viết tắt:dm2

->dm2 là đơn vị đo diện tích lớn hơn cm2 - G gắn hình vuông lên bảng. Giới thiệu.hình vuông này có cạnh 1dm

->S của nó là 1dm2

- G đọc:7 dm2; 19 dm2; 25dm2 b, Quan hệ giữa cm2 và dm2:

- Quan sát hình vuông trên bảng. Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu?

- Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?

+ Diện tích hình vuông to bằng bao nhiêu cm2?

->Vậy1dm2 = 100cm2 +100cm2=?dm2

+Hai đơn vị đo dm2 và cm2 hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- HS đọc.

- HS viết nháp.

- Hs quan sát và trả lời.

- 100 hình.

100 cm2 - HS nhắc lại.

100 lần.

3. Luyện tập: ( 17)

* Bài 1: Đọc:

- HS đọc yêu cầu.

- Giáo viên giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Nêu cách viết?

32 dm2: Ba mươi hai đề xi mét vông.

911 dm2:...

1 952dm2:...

492 000 dm2:...

(16)

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

* GV chốt: Cách đọc các đơn vị đo diện tích.

* Bài 2: Viết theo mẫu:

- HS đọc yêu cầu.

- Giáo viên giải thích mẫu.

- HS làm cá nhân, hai HS làm bảng.

? Muốn viết số đo diện tích ta làm thế nào?

? Đề -xi-mét-vuông kí hiệu thế nào?

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc cả lớp soát bài.

Đọc Viết

Một trăm linh hai đề - xi- mét vuông

102 dm2 Tám trăm mười hai đề-xi-

mét vuông

812dm2 Một nghìn chín trăm sáu

mươi chín đề-xi-mét vuông

1969dm2 Hai nghìn tám trăm mười

hai đề-xi-mét vuông

2812dm2

* GV chốt: Cách viết các đơn vị đo diện tích.

* Bài 3:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Các đơn vị diện tích hơn kém nhau bao nhiêu lần?

? Nêu cách đổi từ dm2 ra cm2?

? Đổi từ cm2 ra dm2 em làm thế nào?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

1dm2 = 100cm2 48 dm2 =4800cm2 1997 dm2 =199700cm2 100 cm2 =1dm2

2000cm2 =20dm2 9900 cm2 =99dm2

* GV chốt: Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích.

* Bài 4: Điền dấu:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm cá nhân, ba HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Để điền được dấu trước tiên em phải làm gì?

? Tại sao em điền dấu =?

? Vì sao2001cm2 <20dm2 10cm2? - Nhận xét đúng sai.

- Kiểm tra đối chiếu bài trên bảng.

210cm2 = 2dm210cm2 6dm2 3cm2 = 603cm2 1954cm2 > 19dm50cm2 2001cm2 < 20dm2 10cm2

* Gv chốt: Dựa vào cách đổi các đơn vị đo diện tích để điền dấu vào ô trống.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3)

- dm2 và cm2 hơn kém nhau bao nhiêu lần?

- Nhận xét tiết học.

(17)

TẬP LÀM VĂN

$21.LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Về kiến thức: - Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi.

2. Về kĩ năng: - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra.

3. Về thái độ: Biết thể hiện thái độ phù hợp khi trao đổi ý kiến.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

1. Thể hiện sự tự tin.

2. Lắng nghe tích cực.

3. Giao tiếp.

4. Thể hiện sự cảm thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 5)

- 2 Học sinh thực hành đóng vai trao đỏi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu.

B. BÀI MỚI ( 32)

1. Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài a, Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài:

- GV nhắc học sinh chú ý:

Đây là cuộc trao đổi giữa em với người thân trong gia đình.

Em và người thân cùng đọc một truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống...

b, Hướng dẫn học sinh thực hiện cuộc trao đổi:

- GV kiểm tra học sinh đã chuẩn bị cho cuộc trao đổi như thế nào?

- GV treo bảng phụ viết sắn tên một số nhân vật trong sách, truyện.

- Hoàn cảnh sống của nhân vật.

- Nghị lực vượt khó.

- Sự thành đạt.

- Người nói chuyện với em là ai? Em xưng hô như thế nào?

Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện.

- 1 em đọc đề bài.

- Học sinh phân tích đề bài.

- 1 học sinh đọc gợi ý 1.

+ Học sinh lần lượt nói nhân vật mình chọn.

- Học sinh đọc gợi ý 2.

+ Học sinh nói nhân vật mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý SGK.

- Học sinh đọc gợi ý 3.

c,Từng cặp học sinh đóng vai thực hành trao đổi:

- Học sinh chọn bạn tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối thoại.

- Thực hành trao đổi lần lượt đổi vai cho nha, nhận xét, góp ý bổ sung.

- Đại diện lên trao đổi trước lớp.

- GV nhận xét, bình chọn nhóm trao đổi hay nhất.

3. Củng cố dặn dò: ( 3)

(18)

*QTE: Khi muốn bày tỏ ý kiến với người thân, các em cần trao đổi ý kiến với người thân một cách rõ ràng. Các em có quyền tự do biểu đạt và tiếp nhận thông tin từ mọi người.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

LỊCH SỬ

$9.NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh biết:

- Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long (nay là Hà Nội). Sau đó là Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt.

- Kinh Đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh.

2. Về kĩ năng: Có kĩ năng đọc và tìm hiểu thông tin.

3. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ hành chính Việt Nam. Máy tính, máy chiếu III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: ƯDPHTT

A. BÀI CŨ ( 3)

- Kể lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta.

B. BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài ( 2) Gv giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hoạt động chủ yếu ( 28) ƯDCNTT a) Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu.

* Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý.

b) Hoạt động 2: Làm việc các nhân.

- Giáo viên treo bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam.

- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời Đô từ Hoa Lư ra Thăng Long?

GV giải thích: mùa thu năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long.

c) Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.

? Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?

- Học sinh xác định vị trí kinh Đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long).

- Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Học sinh so sánh vị trí của Hoa Lư và Đại La.

- Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa…

- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK).

- GV tổng kết nhận xét tiết học.

* Học sinh làm bài 1, 2 (T18-VBT)

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

3. Củng cố, dặn dò: ( 2) - GV củng cố nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

(19)

ĐỊA LÍ

$10.ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Học xong bài này, học sinh biết:

- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

2. Về kĩ năng: - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.

3. Về thái độ: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. BÀI CŨ ( 5)

- Mô tả một cảnh đẹp ở Đà Lạt.

- Hoa và rau ở Đà Lạt có giá trị như thế nào?

B. BÀI MỚI ( 28)

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Các hoạt động:

a. Hoạt động 1: làm việc cá nhân.

- GV phát phiếu cho học sinh.

GV nhận xét.

- GV chốt lại trên bản đồ.

2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

- GV treo bảng thống kê.

- GV nhận xét chốt nội dung.

3. Hoạt động 3

? Hãy nêu đặc điểm địa hình Trung du Bắc Bộ?

Người dân nơi đây làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?

- Học sinh điềng tên dãy núi Hoàng Liên Sơn các cao nguyên ở Tây Nguyên và Thành phố Đà Lạt vào Bản đồ.

- Học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên và Thành Phó Đà Lạt.

- Học sinh thảo luận câu 2 SGK.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

- 2 Học sinh lên bảng điền.

- Nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- GV hoàn thiện phần trả lời của học sinh.

* Học sinh làm bài 1, 2, 3 (T26, 27, 28 -VBT)

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

3. Củng cố dặn dò: ( 2) - GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ.

(20)

Ngày soạn: 14 tháng 11 năm 2017 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 17 tháng 11 năm 2017

TOÁN

$54. MÉT VUÔNG I.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông.

- Biết đọc,viết, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo m2.

- Biết 1m2=1000dm2 và ngược lại. Giải một số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo một cách thành thạo.

3. Về thái độ: Có lòng say mê, yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG: Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT

A. BÀI CŨ: (5’) H làm bảng: 8dm2 =… cm2; 400cm2= …dm2 B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: ( 2) GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn bài mới: ( 13) a, Giới thiệu m2

- Để đo diện tích ngoài cm2 ; dm2 người ta còn sử dụng đơn vị đo là mét vuông.

-Viết tắt: m2 - G chỉ

- G đọc: 15m2; 9m2;30m2

->m2 là đơn vị đo diện tích đứng lên trước dm2.

-Trong thực tế người ta thường sử dụng m2 để đo diện tích đất nhà…

- H đọc theo dãy.

- H viết nháp.

b, Mối quan hệ m2 và dm2 - G đưa hình vuông cạnh 1m.

+Hình vuông này có diện tích là bao nhiêu?

->Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích 1dm2 - Vậy hình vuông to có S =?dm2

->G ghi:1m2=100dm2 + Vậy 1m2=?cm2

+ 1m2 gấp 1dm2 bao nhiêu lần?

+ 1m2 gấp 1cm2 bao nhiêu lần?

1m2 100dm2 H nhắc lại 10000cm2 100 lần 10000 lần - HS nhắc lại.

3. Luyện tập: ( 17)

* Bài 1: Viết theo mẫu:

Đọc Viết số

Chín trăm chín mươi mét vuông 990m2

Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông 2005m2

1980m2 8600dm2- Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng – ti – mét vuông 28911m2 - HS đọc yêu cầu.

(21)

- Một Hs làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Nêu cách đọc số và viết số đo đơn vị diện tích?

? Cách viết số đo diện tích có gì khác với cấc viết số đo độ dài ?

? Khi đọc số đo diện tích ta đọc như thế nào?

* GV chốt: Củng cố cách đọc đơn vị đo diện tích.

* Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

- HS đọc yêu cầu.

- Ba Hs làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Tại sao 500dm2= 4m2?

? Làm thế nào để em có kết quả 11m2 = 110000cm2?

? Nêu cách đọc số và viết số đo đơn vị diện tích?

? Cách viết số đo diện tích có gì khác với cấc viết số đo độ dài ?

? Khi đọc số đo diện tích ta đọc như thế nào?

1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2 1m2 = 10 000cm2 10 000cm2 = 1m2 2110 m2 = 211 000dm2 15m2 = 150 000cm2 10dm2 2cm2 = 1002cm2

* GV chốt: Củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài.

* Bài 3:

- HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Một HS tóm tắt bài trên bảng.

- Nhìn tóm tắt đọc lại đề bài.

- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.

- Chữa bài:

? Nêu công thức tính diện tích của hình chữ nhật?

- Nhận xét đúng sai.

- Một HS đọc, cả lớp soát bài.

Bài giải:

Diện tích mỗi viên gạch là:

30x 30 =900 (cm2) Diện tích căn phòng là:

900 x 200 = 180 000 (cm2) 1 8000cm2 = 18m2

Đáp số: 18m2

* GV chốt: Củng cố cách giải bài toán tính diện tích. Lưu ý HS cách ghi đơn vị diện tích và chu vi.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3)

- Nêu cách đọc cách ghi đơn vị đo diện tích.

- Nhận xét.

(22)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

$22.TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là tính từ.

2. Về kĩ năng: - Tìm được tính từ trong đoạn văn.

3. Về thái độ: - Biết cách sử dụng tính từ khi nói hay viết.

II. CHUẨN BỊ.

- Bảng phụ. Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

- Đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.

+ Học sinh nhận xét.

B. BÀI MỚI:( 32)

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Phần Nhận xét: ƯDCNTT

* Bài 1:

- Gọi học sinh đọc truyện cậu học sinh ở Ác-boa.

- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.

? Câu chuyện kể về ai?

* Bài 2:

- Học sinh đọc bài tập 2.

- Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Học sinh làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- GV chốt những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.

*Bài 3:

- GV treo bảng phụ cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn.

? Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

? Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào?

GV chốt nội dung  Tính từ

? Thế nào là tính từ?

3. Ghi nhớ (SGK)

- Học sinh đặt câu có tính từ.

- Nhận xét.

- 2 học sinh.

- 1 học sinh.

- Nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.

- 1 học sinh.

- 2 học sinh kên bảng làm.

a: Chăm chỉ, giỏi.

b: - trắng phau.

- xám.

c: - nhỏ.

- con ngoan.

- nhỏ bé, cổ kính.

- hiền hoà.

- Nhăn nheo.

- Nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

- Gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.

- Là từ miêu tả đặc điểm, tính chất...

(23)

4. luyện tập:

* Bài 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.

- Học sinh trao đổi và làm bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

* Bài 2:

- Học sinh đọc yêu cầu.

? Người bạn, người thân của em có đặc điểm gì? tính tình ra sao? Tư chất như thế nào?

- Học sinh đặt câu.

- Nhận xét

- 3 học sinh nhắc lại.

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc các tính từ có trong bài.

a. gầy gò, vao, sáng, thưa, cũ, cao trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng

b. quang, bóng, xám, trắng, xanh, ...

- 1 học sinh.

- Hiền lành dịu dàng.

- Thông minh, sáng dạ, giỏi.

- Mẹ em vừa nhân hậu vừa đảm đang.

5. Củng cố dăn dò: ( 3)

?Thế nào là tính từ? Cho ví dụ?

- Nhận xét tiết học.

TẬP LÀM VĂN

$22. MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.

2. Về kĩ năng: - Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách gián tiếp, trực tiếp.

3. Về thái độ: - Biết vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ƯDPHTT A. BÀI CŨ: ( 5)

- Trao đổi với người thân về người có nghị lực, ý chí vươn lên trong học tập (2 học sinh).

B. BÀI MỚI: ( 32)

1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Phần Nhận xét:

- GV treo tranh.

* Bài 1.2

- 2 Học sinh nối tiếp đọc ND? Yêu cầu học sinh tìm đoạn mở bài trong truyện.

- Học sinh nhận xét- GV chốt.

* Bài 3:

- Học sinh nêu yêu cầu và nội dung bài.

+ Cho học sinh nhận xét 2 cách mở bài.

- Học sinh quan sát, nhận xét.

- Mở bài: trời mùa thu mát mẻ, trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.

- Học sinh trao đổi nhóm bàn.

- Mở bài ở bài tập 3 không kể ngayvào sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện

(24)

- GV chốt có 2 cách mở bài gián tiếp và trực tiếp.

? Thế nào là mở bài gián tiếp? Trực tiếp?

3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập:

* Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu và nội dung

- Học sinh trao đổi những cách mở bài nào? vì sao?

- Chốt nội dung.

? Yêu cầu nhắc lại 2 cách mở bài.

* Bài 2:

- Học sinh đọc yêu cầu, cả lớp trao đổi câu hỏi.

? Câu chuyện Hai Bàn tay mở bài theo cách nào?

- Nhận xét, bổ sung.

rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn rất nhiều.

Ghi nhớ (SGK).

- 2, 3 em nhắc lại.

- Cách a: mở bài trực tiếp.

- Cách b, c, d: mở bài gián tiếp.

- Mở bài trực tiếp - kể ngay vào việc ở đầu câu chuyện. Bác hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.

5. Củng cố dặn dò:( 3)

? Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện.

- Nhận xét tiết học.

SINH HOẠT - TH KĨ NĂNG SỐNG I. THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG: (20 PHÚT)

CHỦ ĐỀ 2: KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết: Lịch sự trong giao tiếp là việc mình cần thực hiện hằng ngày trong cuộc sống.

- Rèn cho HS có kỹ năng giao tiếp phù hợp trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống biết quan tâm đến mọi người, bênh vực kẻ yếu; biết động viên an ủi và giúp đỡ , chia sẻ với bạn bè có cảnh buồn hoặc khó khăn.

- Biết xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác hoặc có khách đến chơi nhà mình.

- Biết lựa chọn lời nói nhẹ nhàng để không làm tổn thương lòng tự trọng của người khác.

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu kỹ năng sống lớp 4.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

1. GV nêu yêu cần thực hiện của tiết học.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 1. Ba người cùng nói một lúc.

- HS đọc thầm tình huống. Một HS đọc to cả lớp theo dõi.

- HS thảo luận nhóm đôi để nêu ý kiến đáp án.

- HS nêu ý kiến về kết quả của câu chuyện và cách xử lí của bản thân.

- HS khác nhận xét bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng

Bài tập 2: Trò chơi “Truyền tin bí mật”

(25)

- HS nêu yêu cầu của trò chơi.

- Chia nhóm và tiến hành trò chơi.

- GV công bố kết quả của trò chơi.

- HS nêu ý kiến về hướng giải quyết tốt nhất trong mỗi câu hỏi.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét chốt ý đúng.

Bài tập 3: Thực hành cá nhân:

- HS tự đọc nội dung yêu cầu của bài tập.

- GV nhắc lại yêu cầu.

- HS tự làm việc để hoàn thành bài tập.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả của nhóm mình.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

Bài tập 4: Giao tiếp không lời

- HS thảo luận nhóm đôi để chọn đáp án.

- HS nêu ý kiến về tâm trạng của mỗi người ứng với từng tranh.

- HS khác nhận xét bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Bài tập 5: Cảm thông chia sẻ - HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS quan sát tranh, suy nghĩ và thực hiện bài tập.

- HS nêu kết quả bài làm; HS khác nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò:

- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt.

II. SINH HOẠT: (15 PHÚT)

TUẦN 11 I. MỤC TIÊU:

- Kiểm điểm nề nếp học tập, việc thực hiện nội quy của trường, lớp trong tuần.

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.

2. Lớp trưởng lên nhận xét chung nề nếp của lớp.

3. GV nhận xét chung:

- GV nhận xét, đánh giá nề nếp của từng tổ, của lớp, có khen- phê tổ, cá nhân.

a) Ưu ®iÓm:

- Nề nếp: Thực hiện tốt các nề nếp: Đi học đúng giờ; không có hiện tượng đi học muộn. Chấp hành tốt an toàn giao thông.

- Học tập:

+ Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, chuẩn bị tương đối tốt đồ dùng, sách vở khi đến lớp.

+ Các nhóm hoạt động tích cực, có ý thức.

+ Thực hiện các hoạt động học tập trên lớp đã đi vào nề nếp sau dịp nghỉ Tết.

* Tuyªn d¬ng những học sinh tiến bộ trong tuần.

(26)

b) Tån t¹i:

+ Còn hiện tượng vứt giấy ra lớp và nói chuyện riêng trong giờ học.

4. Phương hướng hoạt động tuần tới:

- Tiếp tục thi đua chào mừng 20/11: Tập luyện văn nghệ chào mừng 20/11.

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Đội ngũ cán bộ lớp cần đôn đốc các bạn trong việc thực hiện tốt các nề nếp.

5. Văn nghệ: GV tổ chức cho học sinh lên biểu diễn một số tiết mục văn nghệ.

(27)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần am,âm và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăm,âm - Phát triển

Câu 6: Hãy điền các chữ cần gõ vào cột bên phải để có tương ứng với chữ ở cột bên trái theo kiểu gõ Telex.. Để có chữ Em gõ Để có dấu

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Quan sát và trả lời câu hỏi.. - Chỉ vị trí phần lục địa Ô-xtrây-li-a và một số

Các bạn nhờ cô giáo trao một phần thưởng cho bạn Na vì Na là một cô bé tốt bụng... chuẩn bị cho tiết

Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh trong mỗi tranh sau: 3.. M: Huệ cùng các bạn vào

Hình ảnh về làng xóm, nhà cửa của đồng bằng Bắc Bộ (ngày nay)... Đồng

Phần lớn dân cư là người da vàng, họ sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính.. Đa số dân cư châu Á

- Đặt vấn đề vào bài: ở bài trước các em đã được tìm hiểu về các bộ phận máy tính và cách làm việc với máy tính, để biết máy tính có thể xử lý và lưu trữ những