• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Bùi Thị Thu Hằng

Tiết 5: Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sự hình thành của XHPK Trung Quốc. TQ dưới thời nhà Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên

- TQ là một quốc gia PK lớn ở Châu á 2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,

* Năng lực đặc thù:

- Biết lập bảng niên biểu thứ tự các triều đại TQ.

- Phân tích đánh giá được thành tựu VH của mỗi triều đại

- Vẽ được bản đồ,sơ đồ, lập niên biểu, bảng thống kê về các sự kiện ls - Phân tích so sánh được các sự kiện, liên hệ kiến thức với thực tế c/sống.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái với sự thật lịch sử.

- Chăm chỉ: có ý thức tự giác trog học tập. Ham học, đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng.

2. Học liệu:

+ Bản đồ TQ thời PK.

+ Tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời PK.

+ Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước PK TQ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và khoa học – kĩ thuật, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

Cho học sinh quan sát hình 9 và 10 SGK trang 14 và 15 và yêu cầu học sinh cho biết đây là công trình kiến trúc và sản phẩm thủ công của những triều đại nào?

c) San phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

(2)

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Trung Quốc thời Tống - Nguyên.

a) Mục tiêu: Nắm được tình Trung Quốc thời Tống – Nguyên.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV:

Học sinh thảo luận nhóm theo cặp đôi.

1. Nhà Tống đã thi hành chính sách gì?

2. Các chính sách này có tác dụng gì?

3. Nhiều phát minh quan trọng ra đời trong thời gian này, đó là gì?

4. Có ý kiến cho rằng nhà Tống thành lập có nhiều chính sách tiến bộ nhưng kinh tế lại không phát triển mạnh? Ý kiến của em thế nào

5. Trình bày chính sách cai trị của nhà Nguyên?

6. Vì sao trong chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên lại có sự khác nhau ?

7. Thời Tống và Nguyên, các vua Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại như thế nào ? Liên hệ Việt Nam.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Xoá bỏ thuế, sưu dịch nặng nề, mở mang các công trình, công nghiệp phát triển.

2. Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh, loạn lạc.

3. La bàn, thuốc súng, nghề in…

4. HS1: Em đồng tình ý kiến trên: Tuy nhà Tống có những việc làm chăm lo cho đất nước; nhưng so với thời trước vẫn còn yếu vì vậy nhà Mông Cổ lật đổ và lập ra nhà Nguyên.

HS2: Em không đồng tình ý kiến trên vì nhà Nguyên lúc đó rất mạnh nên lật đổ nhà Tống.

5. nhà Nguyên thi hành nhiều biện pháp đối xử phân biệt giữa người Mông Cổ và người Hán

6. Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; người Hán có địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ.

7. Tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược

- Mỗi khi xâm lược Đại Việt đều bị thất bại, tiêu biểu như: kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và Lý; 3 lần đánh tan quân xâm lược Mông -Nguyên

- Liên hệ, giáo dục: nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống lại nhà Nguyên nên sụp đổ là đều không thể tránh khỏi. Việt Nam ta là một đất nước có nhiều dân tộc sinh sống nhưng luôn sát cánh bên nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước…

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 4/ Trung Quốc thời Tống -

(3)

- Hs đọc phần 4

- Trả lờI các câu hỏI: 1,2,3,4,5,6,7,8 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời, HS khác bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Nguyên.

a. Thời Tống(960-1279) - Miễn giảm thuế, sưu dịch.

- Mở mang các công trình thuỷ lợi.

- Khuyến khích sản xuất thủ công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt dụa...

- Phát minh ra la bàn, thuốc súng, nghề in...

b. Thời Nguyên(1271-1368)

Thi hành nhiều biện pháp phân biệt, đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán → nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

Hoạt động 2: Trung Quốc thời Minh – Thanh.

a) Mục tiêu: Nắm được tình hình Trung Quốc thời Minh – Thanh.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

? Trình bày diễn biến chính trị của Trung Quốc từ sau nhà Nguyên đến nhà Thanh?

? Sự suy yếu của TQ cuối thời Minh- Thanh được biểu hiện như thế nào?

? Sự xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN thể hiện ở những điểm nào?

? Nhận xét gì về đồ gốm của Trung Quốc thời Minh- Thanh?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

1. 1368 nhà Nguyên bị lật đổ, nhà Minh thành lập, Lý Tự Thành lật đổ nhà

Minh, quân Mãn Thanh từ phương Bắc tràn xuống lập ra nhà Thanh.

2. Vua quan ăn chơi sa đoạ, đục khoét nhân dân, bắt nhân dân nộp tô thuế nặng nề...

3. Xuất hiện nhiều xưởng dệt, làm đồ sứ, chuyên môn hoá cao, thuê nhiều công nhân.

4. Hình ảnh gốm xứ với những nét hoa văn tinh xảo.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

(4)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày diễn biến chính trị của Trung Quốc từ sau nhà Nguyên đến nhà Thanh?

? Xã hội, kinh tế cuối thời Minh và nhà

Thanh có đặc điểm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

5/ Trung Quốc thời Minh – Thanh.

* Chính trị.

- 1368 nhà Minh thành lập.

- 1644 nhà Thanh thống trị Trung Quốc.

* Xã hội.

- Vua quan sa đoạ.

- Nông dân đói khổ.

* Kinh tế.

- Thủ công nghiệp phát triển

- Mầm móng kinh tế tư bản chủ

nghĩa xuất hiện.

- Buôn bán với nhiều nước ĐNA, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập.

Hoạt động 3: Văn hoá, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.

a) Mục tiêu: Nắm được các thành tựu của Trung Quốc thời phong kiến.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

1. Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời pong kiến?

2. Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?

3. Em có nhận xét gì về trình độ sx đồ gốm qua H10?

4. Kể tên 1 số công trình kiến trúc lớn. q /s cố cung em có nhận xét gì?

5. Trình bày những hiểu biết của em về kh-kt của TQ? Kể tứ đại phát minh.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

1. Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau: tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ.

2. dựa vào sách giáo khoa

3. Đạt đến đỉnh cao, trang trí tinh xảo, nét vẽ điêu luyện -> TP nghệ thuật.

4. Cố cung, vạn lý trường thành, khu lăng tẩm của các vị vua -> đồ sộ, rộng lớn, kiên cố, kiến trúc hài hoà, đẹp.

5. TQ là nơi đặt nền mống cho các ngành kh -kt hiện đại khác: đóng tàu, khai mỏ, luyện kim.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 6/ Văn hoá, khoa học - kĩ thuật

(5)

- Yêu cầu HS đọc kênh chữ.

1. Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời pong kiến?

2. Kể tên 1 số tác phẩm văn học lớn mà em biết?

3. Em có nhận xét gì về trình độ sx đồ gốm qua H10?

4. Kể tên 1 số công trình kiến trúc lớn.

q /s cố cung em có nhận xét gì?

5. Trình bày những hiểu biết của em về kh-kt của TQ? Kể tứ đại phát minh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Trung Quốc thời phong kiến.

a. Văn hoá.

- Nho giáo thành hệ tư tưởng và

đạo đức của giai cấp phong kiến.

- Văn học, sử học rất phát triển.

- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… đều ở trình độ cao.

b. Khoa học – kĩ thuật.

Có nhiều phát minh lớn: giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng…, đóng tàu, khai mỏ, luyện kim…

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh và thành tưu về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Bài 1: Để ổn định đời sống của nhân dân, nhà Tống đã thi hành một số chính sách quan trọng. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là sai:

Xóa bỏ hoặc miễn giảm các loại thuế, sưu dịch nặng nề.

Mở mang các công trình thủy lợi.

Khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt.

Khuyến khích phát triển các nghề thủ công như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa.

(6)

Bài 2: Thời Minh – Thanh nhiều nhân tố làm cho mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện ở Trung Quốc. Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng:

Nông nghiệp phát triển kèm theo tô thuế nặng nề.

Nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn cao, thuê nhiều nhân công buôn bán với nước ngoài phát triển, hình thành nhiều thương cảng lớn.

Đội ngũ những người làm thuê ngày càng đông đảo.

Đưa quân đi xâm chiếm các nước, thôn tính đất đai.

Bài 3: Tại sao nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống ách thống trị của Mông – Nguyên. Hãy viết tiếp vào các nguyên nhân sau đây:

-Ách bức, bóc lột -Sự phân biệt đối xử

-Mâu thuẫn dân tộc

Bài 4 : Nêu những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến:

-Tư tưởng -Văn học -Sử học

-Khoa học – kĩ thuật c) Sản phẩm:

1. Khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt.

2. Nhiều xưởng thủ công lớn có trình độ chuyên môn cao, thuê nhiều nhân công buôn bán với nước ngoài phát triển, hình thành nhiều thương cảng lớn.

3.

Ách bức, bóc lột: Người Mông Cổ đem quân tiêu diệt nhà Tống, lập ra nhà Nguyên. Thực hiện nhiều chính sách bóc lột, vơ vét của cải.

-Sự phân biệt đối xử: người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền; người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ như cấm mang vũ khí, cấm luyện võ nghệ,…

-Mâu thuân dân tộc: Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với ách thống trị của nhà Nguyên.

4.

-Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

-Văn học: Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am với bộ tiểu thuyết Thủy Hử, La Quán Trung với Tam quốc diến nghĩa,…

-Sử học: Sử kí Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

Ngoài ra còn có Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

(7)

-Khoa học - kĩ thuật: người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng như giấy viết, nghệ in, la bàn, thuốc súng, kĩ thuật đóng thuyền, kĩ nghệ luyện sắt,…

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc và làm BT: 1234

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

? Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau?

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao

Chính sách cai trị của nhà Tống Chính sách cai trị của nhà Nguyên - Thi hành nhiều chính sách

nhằm xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước

- Mở mang các công trình thủy lợi

- Khuyến khích phát triển thủ

công nghiệp như: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí,…

- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt đối xử giữa các dân tộc:

+ Người Mông Cổ có địa vị cao nhất, hưởng mọi đặc quyền

+ Người Hán ở địa vị thấp kém và

bị cấm đoán đủ thứ như: cấm mang vũ khí, khí luyện tập võ nghệ,

d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

(8)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Bùi Thị Thu Hằng

Tiết 6: Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.

- Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực đặc thù

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm qua thời kì phong kiến ở Ấn Độ.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển của Ấn Độ.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản than, gia đình, cộng đồng, xã hội; có tinh thần đấu tranh với những quan điểm thiếu lành mạnh, trái với sự thật lịch sử.

- Chăm chỉ: có ý thức tự giác trog học tập. Ham học, đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: tivi, máy tính. Tranh ảnh thời kì văn hóa Phục hưng.

2. Học liệu:

- Giáo án word

- Tư liệu, tranh ảnh về Ấn Độ thời phong kiến.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là

tình hình Ấn Độ thời phong kiến, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: GV giới thiệu bài mới c) Sản phẩm: HS lắng nghe, ghi nhớ

(9)

d) Tổ chức thực hiện:

GV giới thiệu bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm lớn của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại. Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại. Đó là

nội dung bài học hôm nay.

HÌNH THÀNH 2: KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: 1.Những trang sử đầu tiên. ( Đọc thêm)

2. Ấn Độ thời phong kiến.

a) Mục tiêu: Biết được những nét chính về Ấn Độ thời phong kiến.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

1. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về đất nước Ấn Độ?

2. Kể tên một số vương triều tiêu biểu?

3. Trình bày những nét chính về: vương triều Gúp-ta, HồI giáo Đê-li, Mô-gôn, 4. Em hãy lập bảng niên biểu sự hình thành các triều đại Ấn độ thời PK?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1.

* Diện tích: 3,28 triệu km2 * Dân số: 1,104 tỷ người (2005) * Thủ đô: Niu - Đê - li

* Liên bang gồm 25 bang và 6 khu tự trị

* Thu nhập: 310 USD/người (1994)

2. Vương triều Gup-ta, Vương triều Hồi giáo Đê-li, Vương triều Ấn Độ Mô- gôn.

3. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và

Vương triều Mô-gôn.

* Gup-ta: - Ấn Độ trở thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh, công cụ sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế - xã hội và văn hoá phát triển.

- Thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta bị diệt vong.

* Đê-li: Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li, thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất và cấm đoán đạo Hin-đu, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.

* Mô-gôn: Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm đóng Ấn Độ, lập Vương triều Mô-gôn, xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

* Giống nhau:

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên - Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ

(10)

* Khác nhau:

* Vương triều Hồi giáo Đê-li - Chính sách cai trị:

+ Truyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và

địa vị quan lại

+ Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

* Vương triều Mô-gôn.

- Chính sách cai trị: các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A – Cơ - Ba(1556-1605)

+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc

+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị

đo lường 5.

Thời gian Sự kiện

2500 năm TCN Hình thành vương quốc trên lưu vực sông Ấn.

Từ 1500 năm TCN đến thế kỉ III TCN Xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Hằng ; nước Ma- ga-đa ra đời.

Từ thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV Ấn Độ bị chia cắt. Đầu thế kỉ

IV được thống nhất.

Từ đầu thế kỉ IV đến đầu thế kỉ VI Sự thống trị của Vương triều Gúp – ta.

Thế kỉ XII đến thế kỉ XVI Sự thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê – li.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1+ 2: Trình bày nhưng nét chính về vương triều Gúp – ta?

Nhóm 3+ 4: Trình bày nhưng nét chính về vương triều Hồi Giáo Đê – li?

Nhóm 5+ 6: Trình bày nhưng nét chính về vương triều Ấn Độ Mô – gôn?

2. Ấn Độ thời phong kiến.

a. Vương triều Gúp-ta : - Ấn Độ trở thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh, công cụ sắt được sử dụng rộng rãi, kinh tế - xã hội và

văn hoá phát triển.

- Thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta bị diệt vong.

(11)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời, HS khác bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

* Hướng dẫn HS lập niên biểu sự hình thành các triều đại Ấn độ thời PK?

b. Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Thế kỉ XII, Ấn Độ bị Thổ Nhĩ Kì xâm lược, lập ra triều đại Hồi giáo Đê-li, thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất và cấm đoán đạo Hin-đu, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.

c.Vương triều Ấn Độ Mô- gôn :

Thế kỉ XVI, người Mông Cổ chiếm đóng Ấn Độ, lập Vương triều Mô-gôn, xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

Hoạt động 2: Văn hóa Ấn Độ.

a) Mục tiêu: Biết được Ấn Độ có nền văn hóa lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người, đạt nhiều thành tựu.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

- Chữ viết đầu tiên của người ÂĐ là chữ gì?

- Họ dùng chữ Phạn để làm gì?

- GV giới thệu về bộ kinh Vê-đa (Gồm 4 tập Vê-đa nghĩa là hiểu biết)

- Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng của ÂĐ.

- Kiến trúc ÂĐ có gì đặc sắc? Kể tên một số công trình kiến trúc mà em biết?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

1. Chữ Phạn, dùng để sáng tác văn học, thơ ca, sử thi, các bộ kinh nổi tiếng.

- Chữ viết : chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự.

- Tôn giáo : Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu + Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất

- Nền văn học Hin-đu : sử thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

- Kiến trúc : với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo.d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chữ viết đầu tiên của người ÂĐ là chữ gì?

3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết : chữ Phạn là chữ

(12)

- Họ dùng chữ Phạn để làm gì?

- GV giới thệu về bộ kinh Vê-đa (Gồm 4 tập Vê-đa nghĩa là hiểu biết)

- Kể tên các tác phẩm văn học nổi tiếng của ÂĐ.

- Kiến trúc ÂĐ có gì đặc sắc? Kể tên một số công trình kiến trúc mà em biết?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

Kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết?

- Hai bộ sư thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya- na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun- tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân An Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi - Chữ viết: Chữ Phạn.

- Văn học: Sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca, ...

- Kinh Vê-đa

- Kiến trúc: Hin-đu và kiến trúc phật giáo.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự.

- Tôn giáo : Đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu

+ Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất

- Nền văn học Hin-đu : sử

thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

- Kiến trúc : với những công trình kiến trúc đền thờ, ngôi chùa độc đáo.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Ấn Độ thời phong kiến.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Bài 1: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại. Hãy nêu một vài thành tựu chính về:

-Chữ viết

(13)

-Văn học -Nghệ thuật

Bài 2:Tại sao nói vương triều Gúp – ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hóa? Hãy nêu các biểu hiện đó qua các mặt:

-Kinh tế -Xã hội -Văn hóa

c) Sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

1.

- Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.

-Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.

-Nghệ thuật: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.

2.

- Kinh tế: cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, nghề luyện kim phát triển, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

- Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Văn hóa: dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, Ka-li-đa-sa – ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ…

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc và trả lời câu hỏi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về sự phát triển của Ấn Độ dưới các vương triều.

b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

(14)

? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao

* Giống nhau:

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên

- Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ -> sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, làm cho cả 2 triều đại đều suy yếu và sụp đổ

* Khác nhau:

* Vương triều Hồi giáo Đê-li - Chính sách cai trị:

+ Truyền bá, áp đặt đạo hồi, tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại

+ Tôn giáo: thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo

* Vương triều Mô-gôn.

- Chính sách cai trị: các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa, xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triền mới dưới thời vua A – Cơ - Ba(1556-1605)

+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, hạn chế sự bóc lột của chủ đất và quý tộc

+ đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí, thống nhất đơn vị đo lường

d) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc và trả lời câu hỏi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học