• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : KỂ CHUYỆN BA CHÚ THỎ ( TIẾNG VIỆT - Tuần 5)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : KỂ CHUYỆN BA CHÚ THỎ ( TIẾNG VIỆT - Tuần 5)"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt

CHỦ ĐỀ 5: Ở NHÀ KỂ CHUYỆN: “Ba chú thỏ”.

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được truyện “Ba chú thỏ”.

2. Kĩ năng: Dựa vào tranh minh hoạ và tiêu đề phán phán đoán nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể từng đoạn chuyện; biết lắng nghe người khác kể; biết liên hệ bản thân:

vâng lời bố mẹ, đi xa phải có người lớn đi cùng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; bồi dưỡng cảm xúc yêu thích các hoạt động vận động và tình yêu với biển cả.

4. Năng lực: Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

5. Phẩm chất: Bồi dưỡng cảm xúc yêu thích các hoạt động vận động và tình yêu với biển cả.

II. HỌC SINH CHUẨN BỊ:

Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, … III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

Học sinh thực hiện các yêu cầu:

- Tên câu chuyện đã học ở tuần trước là gì? (

Nghỉ hè

) - Câu chuyện kể về những ai?

- Em thích nhân vật/ tình tiết nào nhất? Vì sao?

2. Luyện tập kể chuyện (20-25 phút):

1.Hoạt động 1: Luyện tập nghe và nói ( 8-10 phút ) -Học sinh quan sát tranh minh họa truyện “Ba chú thỏ”.

(2)

-Dựa vào tranh minh hoạ, phán đoán về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý:

+Hình vẽ có những con vật nào?

+Những con vật nào xuất hiện nhiều nhất?

+Câu chuyện diễn ra đâu?

+Có những chuyện gì xảy ra với ba anh em nhà thỏ?

- Giáo viên dùng tên truyện và tranh minh hoạ để giới thiệu bài kể chuyện: “Ba chú thỏ”.

2.Hoạt động 2: Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện (12-15 phút):

- HS xem tranh và nghe kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện:

Tranh 1:

Nhà thỏ ở trong rừng, một hôm thỏ mẹ bảo:

-Mẹ đi vắng các con ơ nhà phải đóng chặt cửa, khi mẹ về mẹ sẽ hát: Thỏ con ngoan ngoãn, mau mở cưa ra…Thì mới được mở cửa nhé!

Ba chú thỏ con đồng thanh đáp:

-Vâng ạ!

Sói nấp sau nhà nghe thấy, nó nghĩ mình sắp có bữa ăn ngon lành.

Tranh 2:

Thỏ mẹ vừa đi, sói chạy tới gõ cửa, giả giọng thỏ mẹ:

-Thỏ con ngoan ngoãn…

Thỏ út reo lên:

-Mẹ về.

(3)

Thỏ anh bảo:

-Không phải tiếng mẹ.

Sói đập cửa gọi.

Thỏ anh bảo:

-Chó sói đấy, bình tĩnh, anh đã cài chặt cửa rồi.

Tranh 3:

Bỗng không nghe sói đập cửa nữa. Thỏ anh ghé sát tai vào cửa nghe tiếng chân sói chay xa dần. Cậu còn nghe được tiếng chân bác voi huỳnh huỵch.Rồi thỏ anh nghe tiếng mẹ: Thỏ con ngoan ngoãn, mau mở cưa ra…

-A! đúng là mẹ rồi!

Tranh 4:

Cả ba chạy ra mở cửa rồi kể chuyện chó sói.Thỏ mẹ khen và dặn:

-Mẹ không thể luôn ở bên các con, các con cần tự biết bảo vệ mình.

Các em hãy kể lai từng đoạn của câu chuyện Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Em hãy tìm hiểu nội dung câu chuyện theo gợi ý:

-Câu chuyện kể về điều gì? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Em thích chi tiết (tình tiết) nào nhất? Vì sao?

Ý nghĩa:Chúng ta cần có ý thức cảnh giác tự bảo vệ mình khi không có mẹ ở bên cạnh.

3. Hoạt động nối tiếp a. Củng cố:

-Nhắc lại tên truyện vừa nghe? (“Ba anh em”) có các nhân vật nào? Nhân vật nào em yêu thích?

b. Dặn dò:

Em hãy kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị chủ đề tuần sau.

Chúc các em chăm ngoan, học tốt!!!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất dũng cảm, biết

Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.. Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng

Kỹ năng: Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn, sinh động.. Thái độ: Yêu thích môn văn

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I.. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe , nói, đọc,viết từ, câu cho hs.. 3.Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn Tiếng Việt. Biết giữ gìn

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của hs A.. Kĩ năng: Phân biệt âm đã học với các âm khác, kĩ năng viết thành thạo các âm 3: Thái độ: yêu thích môn học, chịu khó

Các chủ thể sẽ được đánh giá độ hưng phấn, kích thích qua mỗi video in các mức khác nhau của các thông số như độ tỉnh táo, độ tương liên với cảm

Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.. Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn

Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.. Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn