• Không có kết quả nào được tìm thấy

KỂ CHUYỆN : LẦN ĐẦU ĐI QUA CẦU KHỈ - TIẾNG VIỆT Tuần 13

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KỂ CHUYỆN : LẦN ĐẦU ĐI QUA CẦU KHỈ - TIẾNG VIỆT Tuần 13"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021 Tiếng Việt

CHỦ ĐỀ 13: THĂM QUÊ KỂ CHUYỆN :

“Lần đầu đi qua cầu khỉ”.

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được truyện “Lần đầu đi qua cầu khỉ”.

2. Kĩ năng: Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh hoạ.

Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân. Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết bày tỏ cảm xúc của bản thân với nhân vật.

4. Năng lực: Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.

5. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện phóng to.

2. Học sinh: Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, … III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp (3-5 phút):

Học sinh thực hiện các yêu cầu:

- Tên câu chuyện đã học ở tuần trước là gì? “Sự tích đèn Trung thu”.

- Câu chuyện kể về những ai?

- Em thích nhân vật/ tình tiết nào nhất? Vì sao?

2. Luyện tập kể chuyện (20-25 phút):

1.Hoạt động 1: Luyện tập nghe và nói ( 8-10 phút ) -Học sinh quan sát tranh minh họa truyện:

(2)

-Dựa vào tranh minh hoạ, phán đoán về nội dung câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý:

+Theo em, câu chuyện sẽ kể về điều gì/ ai?

+Quan sát tranh và cho biết đâu là “cầu khỉ” và trông nó như thế nào?

+Theo em, cầu khỉ có dễ đi không?

+Nếu một người lần đầu đi cầu khỉ, họ sẽ cảm thấy như thế nào?

+Em nghĩ liệu có thể xảy ra chuyện gì với một người lần đầu đi qua cầu khỉ?

- Giáo viên dùng tên truyện và tranh minh hoạ để giới thiệu bài kể chuyện: “Lần đầu đi qua cầu khỉ”.

2.Hoạt động 2: Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện (12-15 phút):

- HS xem tranh và nghe kể mẫu lần 1 toàn bộ câu chuyện:

Tranh 1

Nghỉ hè, ba mẹ cho Nam về thăm quê. Vừa về tới nhà ông bà, mấy anh chị em họ đã chạy sang rủ Nam mai đi câu cua. Nghe rủ, cậu đồng ý liền.

Tranh 2

Từ nhà ông bà ra ruộng, phải qua một chiếc cầu khỉ bắc ngang con rạch nhỏ. Nhìn cầu đung đưa theo nhịp bước của mấy đứa em, Nam rất thích nhưng cậu sợ không dám bước lên.

– Ráng lên anh Nam! Làm theo tụi em nè.

Tranh 3

Vịn vào cây tre nhỏ, Nam run run bước từng bước một. Cây cầu rung rung theo nhịp chân của cậu. Chưa bao giờ Nam thấy tim mình đập nhanh đến vậy.

Bước được mươi bước, thấy cầu lắc lư, Nam hốt hoảng, buông tay vị và rơi xuống nước.

Tranh 4

Đám anh chị em họ vội vàng lội xuống đưa Nam lên bờ. Chúng trêu Nam và bảo đây là con ếch to nhất mà chúng từng gặp. Cả đám cười vui thích thú.

(3)

Các em hãy kể lai từng đoạn của câu chuyện Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Em hãy tìm hiểu nội dung câu chuyện theo gợi ý:

-Con có thích nhân vật Nam không? Vì sao?

-Con thích đoạn/ chi tiết nào trong câu chuyện trên?

-Nói với bạn một hoạt động dã ngoại mà con đã tham gia!

Ý nghĩa:Câu chuyện cho em biết chuyến về quê của bạn Nam có nhiều điều mới mẻ và thú vị.

3. Hoạt động nối tiếp a. Củng cố:

-Nhắc lại tên truyện vừa nghe? có các nhân vật nào? Nhân vật nào em yêu thích?

b. Dặn dò:

Em hãy kể lại truyện cho người thân cùng nghe; chuẩn bị chủ đề tuần sau.

Chúc các em chăm ngoan, học tốt!!!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Phân tích đề bài, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học ( 13 phút) Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.. -

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung câu chuyện, phối hợp lời kể điệu bộ,

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân

Hoạt động 2: Kể chuyện

Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung;

- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Kể lại được từng đoạn

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu