• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ:

Đột biến nhiễm sắc thể

(4 tiết) I. Cơ sở xây dựng

Dựa trên căn cứ về:

- Chuẩn KTKN môn sinh học THCS;

- KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn sinh học cấp THCS

- Hướng dẫn chỉ đạo về xây dựng chủ đề dạy học của Sở GD&ĐT Tỉnh Quảng Ninh và Phòng GD&ĐT Thị xã Đông Triều.

II. Nội dung chủ đề - Đột biến NST

+ Đột biến cấu trúc NST III. Mục tiêu

1) Kiến thức

Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, thể đa bội)

2) Kĩ năng :

Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến đột biến NST

Quan sát, phân tích kênh hình

Thảo luận nhóm, làm việc với SGK

Vẽ sơ đồ 3) Thái độ

- Góp phần củng cố niềm yêu thích bộ môn và niềm tin vào khoa học - Giáo dục ý thức kỉ luật, nghiêm túc trong thực hành

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn

4) Kĩ năng sống và liên môn

- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông - Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử,...

- Liên môn: Môn Công nghệ , GDCD, Hóa, ...

5) Các năng lực hướng tới Các năng lực chung

+ NL tự học

HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề + NL giải quyết vấn đề

- Kĩ năng thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu chủ đề - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực

+ NL tư duy sáng tạo

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

- Liên hệ kiến thức lí tuyết trong làm bài tập và giải thích các hiện tượng thực tiễn.

(2)

+ NL tự quản lý: Quản lí nhóm học tập: Lắng nghe, quan sát và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

+ NL giao tiếp: Trao đổi thảo luận về các nội dung, ghi chép, báo cáo kết quả.

+ NL hợp tác: Làm việc theo nhóm trao đổi nội dung thảo luận

+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT): Sưu tầm tư liệu liên quan tới chủ đề

+ NL sử dụng ngôn ngữ- NL sử dụng Tiếng Việt:Trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề.

Các kỹ năng khoa học: Quan sát; Phân loại hay sắp xếp theo nhóm; Tìm mối liên hệ; Xử lí và trình bày các số liệu trong giải bài tập; Thực hành

Các năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực kiến thức sinh học: Các kiến thức liên quan đến chủ đề,.., + Năng lực nghiên cứu khoa học: Quan sát, đo đạc, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả,.. liên quan đến chủ đề

+ Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng kính hiển vi, thực hiện các yêu cầu an toàn trong thao tác thí nghiệm,....

IV. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của chủ đề Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao

Các NL/

KN cần hướng tới Đột biến

NST  Kể được các

dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, thể đa bội)

 Trình bày được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể (1-7)

- Phân biệt được các dạng ĐB qua hình.

- Giải thích được tại sao ĐB thường gây hại?

- Trình bày được cơ chế hình thành một số ĐB, thể ĐB - Mô tả một số ĐB, thể ĐB (12-16, 20)

- Vận dụng giải các bài tập ĐB

- Giải thích được một số hiện tượng về bệnh do ĐB (22, 23)

- Vận dụng giải các bài tập nâng cao, giải thích hiện tượng thực tế.

(27-32)

- Tự học - Tư duy sáng tạo - Đưa ra các tiên đoán - Hợp tác - Quan sát - Tìm mối liên hệ - Vận dụng thực tiễn.

V. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức Mức độ Nhận biết

Câu 1. Những nguyên nhân nào gây ra những biến đổi cấu trúc NST?

(3)

Cõu 2. Xét hai NST không tơng đồng mang các đoạn lần lợt là:

ABCDEG0HIK và MNOP0QR. Sau đột biến đã xuất hiện NST có cấu trúc ABCDH0GEIK. Đây là dạng đột biến?

A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.

Cõu 3. Sự biến đổi số lượng NST ở 1 cặp NST thường thấy những dạng nào?

Cõu 4. Hóy nờu hậu quả của đột biến dị bội?

Mức độ Thụng hiểu

Cõu 5. Tại sao biến đổi cấu trỳc NST lại gõy hại cho con người, sinh vật?

.

Cõu 6. Yếu tố nào được coi trọng hơn trong trồng trọt

A. Giống B. Kĩ thuật C. Thời tiết D. cả A, B Cõu 7 . Nguồn nguyờn liệu chủ yếu trong chọn giống là:

A. BDTH B. ĐB NST D. ĐBG D. Cả B, C Cõu 8. Biến dị nào sau đõy khụng di truyền được

A. ĐBG B. Thường biến C. BDTH D. ĐB NST Mức độ Vận dụng thấp

Cõu 1. Giải thớch cõu núi “ Nhất nước, nhỡ phõn, tam cần, tứ giống”. Điều này cú cũn đỳng trong giai đoạn hiện nay, giải thớch?

....

Mức độ Vận dụng cao

Cõu 1. Cú 4 dũng ruồi giấm thu được từ 4 vựng địa lý khỏc nhau .Phõn tớch trật tự trờn NST số 2, người ta thu được kết quả sau :

- Dũng 1cú thứ tự cỏc đoạn NST là ABFEDCGHIK.

- Dũng 2……….. ABCDEFGHIK.

- Dũng 3 ………..ABFEHGIDCK.

- Dũng 4……… ABFEHGCDIK.

Nếu dũng 3 là dũng gốc ,hóy cho biết loại ĐB đó sinh ra 3 dũng kia và trật tự phỏt sinh cỏc dũng đú.

Cõu 2. Cho 1 loài cú 2n=8. Xỏc định ớ hiệu bộ NST và số lượng NST của loài đú trong cỏc trường hợp bị ĐB sau:

- Thể 1 nhiếm: ...

- Thể khụng nhiễm: ...

- Thể đa nhiễm: ...

- Thể 1 nhiễm kộp: ...

- Thể 3 nhiễm: ...

- Thể tam bội: ...

- Thể tứ bội: ...

(4)

Câu 3. (Dành cho HS giỏi) Một loài SV có số nhóm liên kết bằng 10. Do đột biến NST, bộ NST có 22 NST. Khả năng ĐB loại nào có thể xảy ra ? Sự khác nhau giữa các ĐB trên ?

V. Tổ chức dạy học chủ đề Tiết theo

chủ đề Tiết theo PPCT Nội dung

1 23 Đột biến cấu trúc NST

2 24 Đột biến số lượng NST

3 25 Bài 24: Đột biến số lượng NST (tt)

4 26 - Bài 26: TH nhận biết một vài dạng đột biến

Ngày soạn: 21/11/2020 Ngày giảng:23/11

Tiết 23 BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I/. Mục tiêu bài học 1/. Kiến thức

- HS trình bày được khái niệm và một số dạng của đột biến cấu trúc NST.

- HS giải thích được nguyên nhân, vai trò của ĐB cấu trúc NST với bản thân SV và con người.

- Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người.

2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

- Gây được hứng thú cho HS. Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

-Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài bản địa.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet...

để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến và tính chất cấu trúc NST.

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

- Liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục II.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

(5)

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản.

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về quy luật di truyền.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

- Năng lực thí nghiệm.

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh hình 22 SGK.

Tranh cơ chế đột biến cấu trúc NST.

Thông tin bổ sung: Sách DT học của “Phan Cự Nhân”.

* HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà. Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST.

III/. Phương pháp dạy học:

- Quan sát tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề.

- Trực quan, dạy học nhóm.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/.Kiểm tra bài cũ (4 phút) HS1: Bài tập: cho 1 đoạn ADN:

- A-G-T-X-A - - T-X-A-G-T -

Xác định đoạn ADN trong đó trường hợp thay thế cặp thứ 4 bằng cặp T-A:

Trả lời: - A-G-T-A-A- - T-X-A-T-T-

HS2: Em hãy mô tả cấu trúc điển hình của NST?

3/. Các hoạt động dạy học: Trong tự nhiên SV hoặc con người đôi khi bị đột biến gen dẫn đến sự biến đổi kiểu hình. Vậy đột biến NST sẽ dẫn đến những biến đổi gì thì cô cùng các em đi nghiên cứu bài hôm nay.

(6)

Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? (20 phút)

-Mục tiêu: HS hiểu, trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST, kể tên được 1 số dạng đột biến cấu trúc NST

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GV treo tranh hình 22 SGK.

- Giải thích:

+ Mũi tên dài chỉ q/trình dẫn đến đột biến

+ Mũi tên ngắn chỉ điểm xảy ra ĐB.

+ Bên trái là NST ban đầu gồm các đoạn nào?

- Phiếu HT: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST.

- Đoạn ADN, NST ban đầu a.

+ Có 8 Nu.

+ Trình tự các Nu.

GV yêu cầu HS quan sát H23.1/65 trao đổi nhóm, thảo luận nhóm đưa ra ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

HS: Quan sát H23.1/65 trao đổi nhóm, thảo luận nhóm đưa ra ý kiến hoàn thành phiếu học tập.

GV yêu cầu các nhóm lên dán PHT.

HS: Đại diện nhóm lên bảng dán.

GV: Đưa đáp án.

HS: So sánh đối chiếu và hoàn thành bảng vào vở học.

GV: Vậy đột biến cấu trúc NST là gì?

gồm có mấy dạng ĐB cấu trúc NST ? HS: Dựa vào ND SGK/65 trả lời.

I/. Đột biến cấu trúc NST là gì?

- Bảng các dạng đột biến cấu trúc NST.

ST

T NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi

Dạng biến đổi a Gồm các đoạn:

ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Lặp lại đoạn

BC Lặp đoạn

c Gồm các đoạn:

ABCDEFGH

Trình tự đoạn BCD đổi thành DCB

Đảo đoạn

- ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.

- Các dạng đột biến cấu trúc NST là: Mất đoạn; Lặp đoạn; Đảo đoạn.

(7)

GV: NX và giảng giải lại cho HS hiểu và chốt lại kiến thức.

HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST (15 phút)

-Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

-Giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài bản địa.

GV: Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?

HS: Thu nhận thông tin SGK nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học, phá vỡ cấu trúc NST. Kết luận.

GV: H/dẫn HS tìm hiểu VD1, 2 SGK.

+ VD1 là dạng đột biến nào?

+VD nào có hại, có lợi cho SV con người?

Hãy cho biết tính chất lợi, hại của đột biến cấu trúc NST?

HS: Nghiên cứu VD, nêu được.

+ VD 1 là dạng mất đoạn.

+ VD 1 có hại cho con người.

+ VD 2 có lợi cho SV.

HS: tự rút ra kết luận.

GV chốt kiến thức: Đa số đột biến gây hại ở động vật  phòng tránh các tác nhân gây đột

II/. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.

1/. Nguyên nhân phát sinh

- Đột biến NST có xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người - Nguyên nhân: do các tác nhân vật lí, hóa học, phá vỡ cấu trúc NST.

2/. Vai trò của đột biến cấu trúc NST

+ VD 1 là dạng mất đoạn.

+ VD 1 có hại cho con người.

+ VD 2 có lợi cho SV.

- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân SV.

- Một số đột biến có lợi => Có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.

(8)

biến cho người và động vật.

Tuy nhiên, đột biến ở thực vật lại có thể tạo giống mới ưu việt, năng suất cao  sử dụng trong công nghệ sinh học. Hiện nay ở một số nơi, người dân sử dụng hầu hết các loài thực vật có năng suất cao nhập nội  giảm đa dạng loài bản địa  suy giảm đa dạng sinh học.

4/. Củng cố (4 phút):

GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/66.

Cho 1 NST có cấu trúc sau: A B C D

=> Hãy xác định NST khi đột biến trong các trường hợp:

+ Đột biến mất đoạn C.

+ Đột biến đảo đoạn BC.

+ Đột biến lặp đoạn BC.

Đáp án:

1) A B D 2) A C B D

3) A B C B C D

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm BT theo câu hỏi SGK/66.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết /66.

GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 23.

Ngày soạn: 21/11/2020 Ngày giảng:25/11

Tiết 24

BÀI 23. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (TIẾT 1)

I/. Mục tiêu bài học 1/. Kiến thức:

- HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở 1 cặp NST.

- Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

(9)

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Sống có trách nhiệm, yêu hòa bình, bảo vệ môi trường để hạn chế sự phát sinh đột biến.

-Biết yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, khoan dung, độ lượng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ

- Giáo dục lòng say mê môn học.

- Giáo dục thái độ đúng trong việc bảo vệ môi trường đất, nước.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet...

để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

- Liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục II.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo; Năng lực tự quản.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực tìm mối liên hệ; Năng lực hình thành giả thuyết khoa học.

- Năng lực thí nghiệm.

II/. Chuẩn bị

* GV: Thông tin bổ sung SGV trang 89.

Thông tin bổ sung: Sách DT học của “Phan Cự Nhân”.

* HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.

Sưu tầm 1 số tranh ảnh về đột biến số lượng NST trong sách báo, tự nhiên.

III/. Phương pháp dạy học - Hỏi đáp nêu vấn đề.

- Vấn đáp - tìm tòi; Trực quan.

- Dạy học nhóm.

(10)

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

HS 1: Đột biến NST là gì? Nêu từng dạng đột biến đó?

HS 2: Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?

3/. Các hoạt động dạy học:

Ngoài sự biến đổi về cấu trúc NST có thể có sự biến đổi số lượng NST. Vậy đột biến số lượng NST là gì? Nguyên nhân, hậu quả của nó như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.

GV kiểm tra kiến thức cũ của HS: Cặp NST tương đồng? Bộ NST lưỡng bội, đơn bội là gì?

HS:- NST tương đồng: Là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước còn gọi là bộ NST lưỡng bội.

- Bộ NST đơn bội: Là bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.

GV cho HS quan sát các tranh bộ NST bình thường và các bộ NST đột biến, yêu cầu so sánh, rút ra kết luận:

Thế nào là đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Có mấy dạng?

HS :

- Khái niệm.

- Đột biến số lượng NST:

+ Xảy ra với 1 hoặc 1 số cặp NST (Đột biến dị bội).

+ Xảy ra với tất cả các cặp NST (Hiện tượng đa bội).

Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể (15 phút)

-Mục tiêu: HS trình bày được các dạng biến đổi số lượng ở 1 số cặp NST.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Sống có trách nhiệm, yêu hòa bình, bảo vệ môi trường để hạn chế sự phát sinh đột biến.

- Biết yêu thường, chia sẻ, trách nhiệm, khoan dung, độ lượng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ

I/. Hiện tượng dị bội thể

(11)

- GV cho HS quan sát các tranh bộ NST 2n bình thường của ruồi giấm cái và các bộ NST đột biến, yêu cầu so sánh, rút ra kết luận:

Thế nào là đột biến dị bội thể?

- Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp nào đódị bội thể.

GV thông báo:

+ Đột biến dị bội thể là hiện tượng thay đổi số lượng NST trong cặp NST.

+ Người ta phát hiện ở cà độc dược và một số loài TV khác 12 thể đột biến thêm 1 NST.

GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGKtrả lời câu hỏi:

+ Sự biến đổi số lượng NST thấy ở những dạng nào?

HS: Nghiên cứu TT trả lời: Các dạng: 2n + 1; 2n – 1.

HS phát biểu, bổ sung.

GV hoàn chỉnh kiến thức.

GV: Ở ruồi giấm 2n= 8 có bao nhiêu thể đột biến mang đột biến mất, thêm 1 NST.

HS: Đột biến mất 1 NST: 4 thể đột biến; thêm 1NST: 4 thể đột biến  tổng số 8 thể đột biến.

- GV mở rộng:

+ Một số dạng đột biến liên quan đến một số cặp NST dạng 2n - 1 – 1 và 2n + 1 + 1, …

+ Thể dị bội khác với thể lưỡng bội ở điểm nào?

Khác về số lượng NST:

- Thể lưỡng bội có 2n NST.

- Thể dị bội có nhiều hơn hoặc ít hơn 2n một hoặc một số cặp NST.

Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội?

- Hiện tượng dị bội thể: là đột biến thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở một cặp NST nào đó.

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về mặt số lượng.

* Hiện tượng dị bội thể là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi số lượng.

* Có các dạng: 2n + 1 2n – 1 2n - 2

Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội (20 phút).

- Mục tiêu: HS giải thich được cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n – 1).

(12)

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Sống có trách nhiệm, yêu hòa bình, bảo vệ môi trường để hạn chế sự phát sinh đột biến.

- Biết yêu thường, chia sẻ, trách nhiệm, khoan dung, độ lượng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ GV yêu cầu HS q/s hình 23.2nhận xét sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong: Trường hợp bình thường?

Trường hợp bị rối loạn phân bào? Kết quả hình thành những loại giao tử nào?

HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nêu được:

+ Bình thường: Mỗi giao tử có 1 NST.

+ Bị rối loạn.

1 giao tử có 2 NST.

1 giao tử không có NST nào.

hợp tử có 3 NST hay 1 NST của cặp tương đồng.

*GV: Các giao tử trên tham gia thu tinhhợp tử có số lượng NST như thế nào?

HS: Dựa vào ND SGK trả lời:

Giao tử n+1 gặp n (bt) => hợp tử 2n+1.

Giao tử n-1 gặp n (bt) => hợp tử 2n-1.

Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội?

GV thông báo: Nữ chứa cặp giới tính XX, nam XY. Quá trình đột biến có thể xảy ra ở những cặp này.

VD: Ở người thêm 1 NST số 21gây bệnh đao.

GV: Viết sơ đồ thể hiện cơ chế phát sinh thể XXY, XXX, OX, OY? Tại sao hình thành được những thể đột biến này?

HS: P: XX x XY Gp: XX,O X,Y

II/. Sự phát sinh thể dị bội

* Cơ chế phát sinh thể dị bội:

- Thể dị bội là sự không phân li của căp NST tương đồng nào đó trong giảm phân. Kết quả là một giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào, các giao tử bất thường này kết hợp với các giao tử bình thường, sẽ tạo ra các thể dị bội.

* Hậu quả:

(13)

F1: XXX,XXY, XO, YO

- Do rối loạn giảm phân ở tế bào sinh trứng => hình thành trứng chứa giao tử 2 NST và trứng không chứa NST nào trong cặp giới tính.

- GV giới thiệu 1 số dạng thể dị bội và cho HS quan sát tranh minh hoạ.

+ Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể?

HS: Nêu hậu qủa của hiện tượng dị bội thể.

- GV rút ra kết luận.

GV thông báo thêm 1số dạng dị bội thể khác: 2n + 1 + 1;

2n + 2; 2n – 1 – 1; …

- Gây biến đổi hình thái ở TV hoặc gây bệnh ở người như bệnh đao, bệnh tơcnơ.

4/. Củng cố (3 phút):

+ GV Nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

+ Cho HS làm 1 số bài tập củng cố:

Câu 1: Viết kí hiệu nhiễm sắc thể của 3 tế bào sau? (GV cho HS quan sát tranh 3 bộ NST 2n, 2n - 1 và 2n + 1).

Câu 2:

a. Ở cây lưỡng bội của ngô có bộ NST 2n = 20. Xác định:

- Số lượng NST trong bộ NST của thể ba nhiễm là bao nhiêu?

- Số lượng NST trong bộ NST của thể một nhiễm là bao nhiêu?

- Số lượng NST trong bộ NST của thể không nhiễm là bao nhiêu?

b. Ở cây lưỡng bội của lúa có bộ NST 2n = 24. Xác định các dạng thể dị bội của lúa trong các trường hợp sau:

- Số lượng NST trong bộ NST là 25.

- Số lượng NST trong bộ NST là 22.

- Số lượng NST trong bộ NST là 23.

+ GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/68.

A/ Sự biến đổi số lượng ở 1cặp NST thường thấy ở dạng nào??

B/ Em hãy nêu cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số NST là (2n + 1) và (2n – 1)?

C/ Em hãy nêu hậu quả của hiện tượng di bội thể?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/68.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết /68, nghiên cứu trước bài 24 ”Đột biến số lượng NST.

(14)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 25

BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (TIẾP)

I/. Mục tiêu bài học 1/. Kiến thức:

- HS Trình bày được khái niệm thể đa bội, phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.

- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học. Gây được hứng thú cho HS.

- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước

+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng các loài sinh vật

+ Có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào đời sống.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, intenet...

để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

II/. Chuẩn bị

* GV: - Phiếu học tập.

- Bảng phụ.

* HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học - Hỏi đáp nêu vấn đề.

(15)

- Vấn đáp - tìm tòi.

- Trực quan.

- Dạy học nhóm.

- Hỏi và trả lời.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

HS : Cơ chế hình thành thể 2n+1 và 2n-1?

Trả lời: Trong GP 1cặp NST không phân li -> 2 loại g/tử: 1 chứa 2NST trong cặp, 1 g/tử không chứa NST nào

Trong thụ tinh:

+ Giao tử có 2 NST trong 1 cặp gặp giao tử bình thường (chứa 1 NST) -> thể 2n+1 + Giao tử không có NST trong 1 cặp gặp giao tử bình thường (chứa 1 NST) -> thể 2n-1 3/. Các hoạt động dạy học:

Đột biến NST xảy ra ở 1 hoặc 1số cặp NST là hiện tượng dị bội thể, xảy ra ở tất cả bộ NST là hiện tượng đa bội thể, vậy hiện tượng đa bội thể là như thế nào? Ta nghiên cứu tiết 27.

Hoạt động: (33 phút) Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể

- Mục tiêu: HS trình bày được các dạng biến đổi số lượng NSTxảy ra ở tất cả bộ NST.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước + Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng các loài sinh vật

+ Có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào đời sống

GV thông báo: Trong tế bào sinh vật bộ NST của loài hầu hết

III/. Hiện tượng đa bội thể

(16)

là 2n, tuy nhiên ở 1 số loài có bộ NST là 3n, 4n.

Hệ số của n khác so với thể lưỡng bội như thế nào?

HS: Thu nhận thông tin trả lời câu hỏi: Tăng lên.

GV: Thế nào là thể lưỡng bội?

HS: Thể lưỡng bội có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.

GV:Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Các cơ thể có tế bào chứa bộ NST 3n, 4n, 5n … gọi là gì?

HS: Cơ thể 3n: thể tam bội; Cơ thể 4n: thể tứ bội; Cơ thể 5n:

thể ngũ bội

GV: Thể đa bội là gì?

Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn 2)

GV: Yêu cầu HS quan sát tranh 24.1 -> 24.4 nhận xét các đặc điểm của thể đa bội: Sự tăng số lượng NST gấp bội lần đã ảnh hưởng như thế nào tới kích thước của cơ thể? Vì sao?

HS: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Kích thước của cơ thể lớn hơn so với cây lưỡng bội. Do quá trình trao đổi chất tăng (hàm lượng ADN tăng).

GV: Chốt lại kiến thức. HS nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

GV thông báo: Sự phát triển số lượng NST: ADN ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá, kích thước tế bào.

GV yêu cầu HS qs hình 24.1 24.4, hoàn thành phiếu học tập

Đối tượng q/sát Đặc điểm

Mức đa bội thể Kích thước cơ quan 1) Tế bào cây rêu

2) Cây cà độc dược 3)...

4)...

- Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnhYêu cầu HS thảo luận GV: Sự tương quan giữa mức đa bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào?

Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?

HS: Số lượng n lớn -> kích thước lớn.

Có thể nhận biết cây đa bội qua kích thước cơ quan sinh sản, sinh dưỡng lớn hơn thể lưỡng bội.

-

- Khái niệm :  Là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (> 2n).

- Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN, trong tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của cơ thể đa bội đối với điều kiện không thuận lợi của MT.

- Dấu hiệu nhận biết là tăng kích thước, hình dạng các cơ quan của cây.

- Ứng dụng:

(17)

GV bổ sung: Chỉ đến 1 mức giới hạn nào đó đa bội thể tăng, khi quá giới hạn kích thước sinh vật giảm.

GV: Khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

HS : Tăng kích thước của thân, lá củ, quả để tăng năng suất của cây cần sử dụng các bộ phận này.

+ Tăng kích thước của thân cành làm tăng sản lượng gỗ cho cây trồng.

+ Tăng kích thước của lá, thân, củ của cây trồng và tăng sản lượng cây trồng.

+ Tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt.

4/. Củng cố (6 phút): GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

A/ Thể đa bội là gì? cho ví dụ?

B/ Đột biến là gì? kể tên các dạng đột biến?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/71.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/71, nghiên cứu trước tiết 26.

Ngày soạn: 17/11/2017 Tiết 26 Ngày giảng:21/11/2017

BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS phân biệt được thường biến và ĐB về 2 phương diện: Khả năng DT và sự biểu hiện KH.

- HS trình bày được khái niệm thường biến, mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt.

- Trình bày được mối quan hệ kiểu gen, môi trường, kiểu hình, phân tích ví dụ cụ thể.

- Trình bày được ảnh hưởng của MT đối với tính trạng và số lượng, mức phản ứng của chúng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.

2/. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích, HĐN, phát triển tư duy, lý luận, so sánh.

3/. Thái độ:

- Xây dựng hứng thú, ý thức tự học và lòng say mê môn học.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Sống có trách nhiệm, yêu hòa bình, bảo vệ môi trường để hạn chế sự phát sinh đột biến.

+ Biết yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, khoan dung

+ Độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể

(18)

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục II.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán; Năng lực tìm mối liên hệ.

- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học; Năng lực thí nghiệm.

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh phóng to hình 25-SGK/72; Thông tin bổ sung SGV trang 95 Bảng kiến thức: So sánh thường biến và đột biến gen.

Phiếu học tập, bảng phụ.

Đối tượng quan sát Điều kiện MT KH tương ứng Kiểu gen

Nhân tố tác động 2HS q/s lá cây rau

mác

Mọc trong nước Trên mặt nước Trong không khí VD1: Cây rau rừa

nước

Mọc trên bờ Mọc ven bờ

Mọc trên mặt nước

VD2: Luống su hào

Trồng đúng qui trình

Không đúng qui trình

* HS: Kiến thức đột biến, kiểu gen, kiểu hình.

Nghiên cứu các hoạt động dạy học, học bài cũ.

III/. Phương pháp dạy học

Quan sát tìm tòi, hỏi đáp nêu vấn đề, trực quan, dạy học nhóm.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ: Không.

(19)

3/. Các hoạt động dạy học:

Chúng ta đã biết, KG qui định TT. Thực tế người ta gặp hiện tượng 1 KG cho nhiều KH khác nhau khi sống trong đk MT khác nhau. Tại sao vậy ? Ta đi nghiên cứu tiết bài 25.

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi kiểu hình do tác động của MT (18 phút).

- Mục tiêu: HS trình bày được sự biến đổi kiểu hình do tác động của MT - Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV yêu cầu HS q/s tranh, tìm hiểu các VD hoàn thành phiếu HT -> HS: Thảo luận, điền vào phiếu HT.

Nhóm 1 : hình 25.1

+ Lá cây rau mác trong MT nước có hình gì? Tại sao?

+ Lá trên mặt nước có hình gì? tại sao?

+ Kiểu gen của tế bào 3 loại lá này có giống nhau không?

Nhóm 2: Cây dừa nước

+ Các đoạn thân của cây dừa nước có KH như thế nào?

+ 3 đoạn thân có cùng kiểu gen không?

+ Biến dị ở 3 đoạn thân do nguyên nhân nào?

+ Nhóm 3: ví dụ ở cây su hào + Nhận xét gì về 2 luống su hào?

+ Do đâu mà 2 luống su hào lại có năng suất khác nhau?

+ Hai luống su hào có cùng giống (kiểu gen) không?

HS: Q/sát hình, nghiên cứu ví dụ SGK, thảo luận, trả lời:

- Dài, mảnh -> Được nước nâng đỡ tránh t/động của sóng.

- Bề mặt phiến lá rộng -> Nổi, tăng diện tích tiếp xúc á/s.

I/. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của MT:

- VD: Sự biến đổi lá cây rau mác.

+ Chỉ biến đổi về kiểu hình còn kiểu gen không thay đổi.

+ Sự biến đổi ra KH của 1KG phụ thuộc vào các yếu tố của MT sống.

(20)

- Hình mũi mác nhưng nhỏ do không được nâng đỡ và tránh tác dụng của gió.

- Giống nhau.

- Khác nhau: Cùng kiểu gen; Do thay đổi môi trường (độ ẩm); Năng suất khác nhau; Yếu tố kĩ thuật: Phân bón, chăm sóc khác nhau; Giống nhau cùng kiểu gen.

GV: Sự biến đổi KH trong các VD trên do nguyên nhân nào? Thường biến là gì?

=> Do tác động của MT sống.

Tính chất của thường biến?

HS: Có tính đồng loạt theo 1 hướng ứng với điều kiện MT.

GV: Chốt kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

- Khái niệm: Thường biến là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể, dưới ảnh hưởng trực tiếo của MT.

- Tính chất: Thường biến là những biến đổi không DT được biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa kiểu gen, MT và kiểu hình (10 phút).

- Mục tiêu: HS nắm được sự biểu hiện ra KH của 1 KG, phụ thuộc vào cả KGvà MT.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Sống có trách nhiệm, yêu hòa bình, bảo vệ môi trường để hạn chế sự phát sinh đột biến.

+ Biết yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, khoan dung

+ Độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể

GV yêu cầu HS trả lời dựa vào các VD mục I, thông tin mục II:

Sự biểu hiện ra KH của 1 KG phụ thuộc vào những

II/. Mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường và kiểu hình:

- KH là kết quả tương tác giữa kiểu gen và MT.

- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

- Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của MT.

(21)

yếu tố nào?

HS: Biểu hiện KH là do tương tác giữa KG và MT.

GV: Nhận xét mqh giữa kiểu gen, MT và kiểu hình?

Những tính trạng loại nào chịu ảnh hưởng của MT?

HS: TT số lượng chịu ảnh hưởng của MT.

GV: Tính dễ biến dị của tính trạng số lượng liên quan đến năng suất, có lợi ích và tác hại gì trong sản xuất?

HS: Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung.

+ Nếu gieo trồng và chăm sóc đúng qui trình, năng suất tăng.

+ Nếu gieo trồng, chăm sóc sai qui trình, năng suất giảm.

GV: Nhận xét mqh tính trạng số lượng với KG và môi trường?

HS: Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

GV: Chốt lại kiến thức.

Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Muốn có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lí cho cây.

HS nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 3: Mức phản ứng (10 phút)

-Mục tiêu: HS nắm được mức phản ứng là gì ? cho VD về mức phản ứng ở cây trồng.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Sống có trách nhiệm, yêu hòa bình, bảo vệ môi trường để hạn chế sự phát sinh đột biến.

+ Biết yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, khoan dung

III/ Mức phản ứng

(22)

+ Độc lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của tập thể

GV: Thông báo: Mức phản ứng đề cập đến giới hạn thường biến của tính trạng số lượng. Yêu cầu HS tìm hiểu VD SGK

GV: N/suất bình quân và n/s tối đa của giống DR2

khác nhau do đâu?

Vì sao trong đk gieo trồng tốt nhất giống DR2 chỉ cho n/s 8 tấn/ha/vụ?

HS: Do kỹ thuật chăm sóc. Vì giới hạn năng suất của 1 giống do KG của giống đó quy định.

GV: Giới hạn n/s do giống hay KT ch/sóc qui định?

Mức p/ứng là gì?

GV: Hiểu biết về mức phản ứng của tính trạng năng suất có ý nghĩa gì trong chăn nuôi và trồng trọt?

HS: Có những hiểu biết về mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường, từ đó có biện pháp kĩ thuật đúng để tạo ra năng suất cao nhất.

- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước MT khác nhau.

- Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên DT được.

4/. Củng cố :5p

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập SGK/73.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục ‘em có biết’ SGK/73, nghiên cứu trước bài 26 Ngày soạn: Tiết 26 Ngày giảng:

BÀI 26. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS biết được 1 số dạng ĐB hình thái ở TV và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt, hoa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh...

- HS nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi hoặc trên tiêu bản.

2/. Kĩ năng:

(23)

- Rèn kĩ năng q/s trên tranh và tiêu bản, kĩ năng sử dụng kính hiển vi, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, kĩ năng tự tin khi trình bày trước tập thể.

- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, lý luận.

3/. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng phân tích, thu nhận, xử lí thông tin khi quan sát xác định từng dạng đột biến.

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực tự quản; Năng lực giao tiếp.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tính toán; Năng lực tìm mối liên hệ.

II/. Chuẩn bị

* GV: - Tranh ảnh về các dạng đột biến hình thái ở TV.

- Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây, hành ta.

- Tranh về các kiểu biến đổi số lượng cấu trúc NST ở hành tây, dâu tằm, dưa hấu.

- Tiêu bản Bộ NST thường và bộ NST có h/tượng mất đoạn. Bộ NST (2n, 3n, 4n,

…).

* Học sinh: Sưu tầm mẫu vật; Xem trước bài ở nhà.

III. Phương pháp dạy học:

- Đàm thoại, nhóm, trực quan.

- Làm việc với SGK, nêu và giải quyết vấn đề.

- Thực hành - quan sát; Hoàn tất một nhiệm vụ.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.

3/. Bài thực hành:

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (5 phút).

GV: Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 thư kí nhóm để ghi kết quả làm TH.

(24)

GV: Gọi nhóm trưởng của các nhóm lên bàn GV để nhận dụng cụ thực hành.

GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh, mẫu vật để tiến hành làm bài thực hành.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5 phút).

GV: Nêu yêu cầu của bài thực hành.

HS: Nghe giảng và nghiên cứu yêu cầu của bài thực hành.

Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (20 phút).

I/. Quan sát các dạng đột biến theo tranh, mẫu vật thật để phân biệt các loại đột biến. - --- Mục tiêu: HS chỉ ra được đâu là dạng gốc đâu là dạng đột biến

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nhóm, trực quan. Làm việc với SGK, nêu và giải quyết vấn đề.Thực hành - quan sát; Hoàn tất một nhiệm vụ.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

Yêu cầu HS quan sát tranh, mẫu vật đột biến.

Chia nhóm-> nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát mẫu vật, tranh ảnh, thư kí tổng hợp ý kiến để hợp thành bảng 26; Các dạng đột biến với dạng gốc.

GV theo dõi hoạt động của các nhóm, nhắc nhở khuyến khích các nhóm.

Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV thống nhất ý kiến của các nhóm và treo Bảng kiến thức chuẩn.

- Chuột đen-> trắng.

- Người da vàng -> bạch tạng.

- Lá lúa xanh -> trắng.

- Thân lúa tròn -> dẹt.

- Hạt tròn -> dài.

- Lá dâu tằm nhỏ -> to.

- Củ hành tây nhỏ ->to.

- Dưa hấu có hạt -> không hạt.

HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn, sửa chữa bổ sung.

II/. Quan sát bộ NST thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc hoặc số lượng NST.

- Mục tiêu: HS phân biệt được các loại đột biến NST: đột biến cấu trúc và đột biến số lượng

Vẽ hình đột biến thường gặp.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, nhóm, trực quan. Làm việc với SGK, nêu và giải quyết vấn đề.Thực hành - quan sát; Hoàn tất một nhiệm vụ.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

- Yêu cầu mỗi nhóm quan sát các tiêu bản hiển vi về:

+ Đột biến cấu trúc NST (dạng mất đoạn).

+ Thể dị bội (bệnh down, tơcnơ).

+ Thể đa bội ở thực vật (dâu tằm, dưa hấu).

(25)

- Chú ý: hướng dẫn h.s cách lên tiêu bản hiển vi.

- HS: Lên tiêu bản quan sát.

So sánh với dạng thường biến không đột biến, vẽ hình.

Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)

- Yêu cầu HS viết thu hoạch, vẽ hình các đột biến cấu trúc, số lượng NST theo bảng sau :

Đối tượng quan sát Đặc điểm hình thái

Thể lưỡng bội Thể đa bội

4/. Củng cố (3 phút):

GV: Nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm.

GV: Nhận xét chung kết quả giờ thực hành và yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thực hành.

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

- Về viết thu hoạch, vẽ hình.

- Chuẩn bị tranh ảnh, mẫu vật thường biến V/. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

a) 1. Mg, sinh ra khí hiđro cháy được trong không khí. MgCO 3 , khí sinh ra là CO2 làm đục nước vôi trong. CuO, dung dịch muối đồng có màu xanh. MgO, dung dịch thu được

☐ Diện tích cây lương thực tăng chậm hơn các nhóm cây khá..

+ Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn: Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, con đực tranh giành con cái trở nên gay

Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nhất cả nước, lại có số dân đông và tăng nhanh so với cả nước đã làm cho diện tích đất thổ

* Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa thứ hai của Việt Nam nhưng bình quân lúa theo đầu người của vùng lại thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước vì:. - Dân

Doanh nghiệp dự định tăng giá bán và họ ước tính rằng nếu tăng giá bán lên 2 nghìn đồng mỗi sản phẩm thì mỗi tháng sẽ bán được ít hơn 6 sản phẩm so với hiện tại.. Giả

• Khảo sát mối liên quan giữa độ dày bánh rau với tuổi thai, cân nặng thai nhi, và các chỉ số sinh trắc học của thai nhi.... Đối tượng và phương