• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/10/2020 Ngày giảng: 9/10/2020

Tiết 5 ÔN TẬP CHUNG VỀ VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là văn tự sự.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản tự sự.

- Kĩ năng sống: Tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, lắng nghe tích cực…

3. Thái độ

- Có ý thức xác định đúng phương thức biểu đạt của văn bản tự sự để giúp người đọc, người nghe hình dung được diễn biến một sự việc.

4. Phát triển năng lực - Các năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản bản thân

+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

+ Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin

- Các năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ và thưởng thức tác phẩm văn học.

II. Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- HS: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài III. Phương pháp/ Kĩ thuật

- PP: Tái hiện tri thức, nêu vấn đề, thực hành - KT: Động não, trình bày 1 phút, viết tích cực IV. Tiến trình dạy học- giáo dục

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 2’

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp,

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 3 phút.

Tình huống:

(2)

? Em đã học ngững văn bản nào? Văn bản ấy sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

- Báng chưng bánh giày - Thánh Gióng

- Sơn Tinh Thủy Tinh.

- Sự tích Hồ Gươm.

* Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

? Tự sự là gì?

GV: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi ôn tập lại kiến thức về văn tự sự: sự việc, nhân vật, chủ đề, dàn bài và cách làm một bài văn tự sự.

HOẠT ĐÔNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

- Mục tiêu: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 20p

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: 15 phút

- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nhắc lại kiến thức

- PP: vấn đáp, tái hiện, nêu vấn đề - KT: động não, trình bày 1 phút - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhắc lại khía niệm - Văn bản,

- Tự sự,

- Phương thức biểu đat.

- Sự việc trong văn tự sự - Nhân vật trong văn tự sự.

- Chủ đề trong văn tự sự - Dàn bài của bài văn tự sự.

HS nhận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ.

? Em hiểu thế nào là văn bản?

- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

? Các văn bản “ Bánh chưng, bánh giầy”, “Thánh Gióng”; “Sơn Tinh, Thủy Tinh”sử dụng phương thức biểu đạt nào?

I. Ôn tập về văn bản và phương thức biểu đạt tự sự

- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

(3)

- Phương thức tự sự

? Mục đích giao tiếp của phương thức biểu đạt tự sự là gì?

- Là trình bày diễn biến sự việc

? Tương ứng với phương thức biểu đạt tự sự là kiểu văn bản nào?

- Văn bản tự sự

=> Vậy văn bản tự sự có đặc điểm và ý nghĩa như thế nào cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo

? Tự sự là gì?

Hoạt động nhóm: 4 nhóm Nhóm 1: Sự việc trong văn tự sự Nhóm 2: Nhân vật trong văn tự sự.

Nhóm 3: Chủ đề trong văn tự sự Nhóm 4: Dàn bài của bài văn tự sự.

HS thảo luận

Đại diên nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung

B3: Báo cáo kết quả hoạt động Nhóm 1:

- Được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,

Nhóm 2:

- 2 Loại: Nhân vật chính, nhân vật phụ.

Nhóm 3:

- - Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn nêu ra trong văn bản.

Nhóm 4:

- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.

- Kết bài: kể kết thúc của sự việc.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

II. Đặc điểm chung và ý nghĩa của văn bản tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự:

- Được trình bày một cách cụ thể:

sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,…

- Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

2. Nhân vật trong văn tự sự:

- Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản - Nhân vật chính đóng vai rò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản.

- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.

- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

2. Chủ đề

- Là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người viết muốn nêu ra trong văn bản.

3 . Dàn bài của bài văn tự sự:

thường có 3 phần:

- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.

- Kết bài: kể kết thúc của sự việc.

(4)

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

...

...

*HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.

- Mục tiêu

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.

- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nhóm - Kỹ thuật: Động não, kích thích tư duy - Thời gian: 20p

BT:

Hoạt động nhóm: 4 nhóm

Nhóm 1: Kể một tấm gương tốt trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết..

Nhóm 2: Kể một câu chuyện của bản thân.

Nhóm 3: Kể lại một giấc mơ em gặp Thánh Gióng và đã nhận được lời khuyên của ngài.

? Đề bài yêu cầu điều gì?

? Lập dàn ý cho các đề văn trên?

? Viết bài văn ngắn với các đề đã cho.

HS thảo luận

Đại diện nhóm trình bày, nhân xét, bổ sung.

Nhóm 1:

MB : Giới thiệu bạn (tên gì, trong trường hợp nào, học lớp mấy?) TB : VD

- Trong lớp, có một bạn gia đình gặp nhiều khó khăn, bạn lại tật nguyền, rất khó khăn trong việc đến lớp.

- Bạn .. . giúp bạn đến lớp, không ngại khó khăn trong những ngày mưa gió,…

hết lòng giúp bạn học tập.

- Thầy cô và các bạn đều rất cảm phục và ngợi khen.

KB : Cảm nghĩ về việc làm tốt của bạn Minh Nhóm 2:

Kể một câu chuyện của bản thân.

MB : Câu chuyện của bản thân là câu chuyện gì., xảy ra ở đâu, khi nào? Nêu ấn tượng chung.

TB : Kể diễn biến câu chuyện.

- Sự việc bắt đầu - Sự việc tiếp diễn

(5)

- Sự việc cao trào (thắt nút) - Sự việc kết thúc

KB: Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với em? Với mọi người xung quanh?

Nhóm 3:

MB : Giới thiệu hoàn cảnh gặp Thánh Giong.

TB : - Cuộc trò chuyện với Thánh Gióng.

+ Lên ba tuổi không biết nói, cười.

+ Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói và xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi.

+ Roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt được đem đến, Gióng trở thành tráng sĩ, đánh tan giặc.

- Lời khuyên của Thánh Gióng : ăn khỏe, học giỏi, năng tập thể dục, tham gia thể thao,…

KB : Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng và giấc mơ kì diệu.

HS thực hiện viết bài trên lớp.

*HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo

-Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc -Kỹ thuật: Động não, hợp tác.

- Thời gian: 5p

Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao lại có tên gọi hồ Hoàn Kiếm. (viết dưới dạng một đoạn văn ngắn 5-7 câu)

GV hướng dẫn

HS thực hiện nhiêm vụ ở nhà.

*HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật: tập hỏi và trả lời, trình bày một phút.

- Thời gian: 3p

? Sưu tầm văn bản tự sự trên báo, tài liệu... Xác định chủ đề, nhan đề, các sự việc chính, dàn bài của văn bản.

4. Hướng dẫn về nhà (4’) - Học bài

- Làm bài về nhà

- Chuản bị bài mới: Tìm hiểu chung về thể loại truyền thuyết + Tìm hiểu khái niệm truyền thuyết

+ So sáng truyền thuyết với truyện cổ tích.

+ Sưu tầm truyện cổ tích Việt Nam.

(6)

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Diễn biến: Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện ( Dế Mèn nghe Nhà trò kể tình cảnh của mình./ Dế Mèn phẫn nộ đến chỗ bọn

2/ Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những ý kiến dưới đây và bày tỏ thái độ của mình ( tán thành, phân vân hoặc không tán thành).. a/ Trẻ em có quyền mong

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đó là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, trong khóa luận “ Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc thực hiện hợp đồng

Thông qua việc nghiên cứu sự tác động của công tác đánh giá thực hiện công việc theo Thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc của đội ngũ nhân viên tại

Tiếp tục tăng cường công tác triển khai về việc thực hiện Luật an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên theo kế hoạch số 113/KH-BGDĐT ngày 9 tháng 3 năm 2015

Tùy thuộc vào từng bộ phận chức danh, lĩnh vực hoạt động… mà các nhà quản lý thực hiện việc xây dựng KPIs linh hoạt trong các bước và nên thuê các chuyên

Các câu truyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì?. Tục ăn trầu,