• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chinh phục câu hỏi tổng hợp các quy luật di truyền luyện thi THPT quốc gia phần 3 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chinh phục câu hỏi tổng hợp các quy luật di truyền luyện thi THPT quốc gia phần 3 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

10 - Chinh phục câu hỏi tổng hợp các quy luật di truyền - Phần 3

Bài 1. Khi cho hai cây dị hợp tử có kiểu hình thân cao, quả tròn tự thụ phấn người ta thu được tỷ lệ P:

66% cây cao, quả tròn 16% cây thấp, quả bầu 9% cây cao, quả bầu 9% cây thấp, quả tròn

Kiểu gen của F1 là:

A. Ab//Ab.

B. AB//ab.

C. ab//ab.

D. AB//Ab.

Bài 2. Cho một cây lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây lưỡng bội khác cùng loài, thu được kết quả sau:

- Với cây thứ nhất, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn.

- Với cây thứ hai, đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn.

Cho biết: Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi một gen có hai alen (A và a), tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một gen có hai alen (B và b), các cặp gen này đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây thứ nhất là

A. Ab aB B. Ab ab C. AB

ab D. Aabb

Bài 3. Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm phân I, có một cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại hai điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra?

A. 16.

B. 32.

C. 8.

D. 64.

Bài 4. Ở lúa, gen A - thân cao, a - thân thấp, B – hạt tròn, b – hạt bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này cùng nằm trên một NST tương đồng. Lai giữa 2 thứ lúa thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói trên được F1, cho F1 giao phấn với cây khác thu được kết quả ở F2: 51% cao-tròn, 24% thấp - tròn, 24% cao- bầu dục, 1%

thấp- bầu dục. Cho biết quá trình giảm phân tạo noãn và tạo phấn diễn ra giống nhau. Quy luật di truyền và kiểu gen của cây F1

A. Hoán vị gen, Ab/aB, f = 20%.

B. Hoán vị gen, AB/ab, f = 40%.

C. Hoán vị gen, Ab/aB, f = 40%

D. Hoán vị gen, AB/ab, f= 20%.

(2)

Bài 5. Ở ớt, thân cao do gen A qui định là trội hoàn toàn so với thân thấp (a); quả đỏ (B) trội hoàn toàn so với quả vàng (b). Cho các cây P dị hợp tử cả 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ phân tính: 1 cao, vàng : 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ. Có thể kết luận

A. hai cặp gen phân li độc lập với nhau.

B. hai cặp gen liên kết hoàn toàn, P dị hợp tử chéo.

C. hai cặp gen liên kết hoàn toàn hoặc có hoán vị gen ở 1 giới tính với tần số bất kì, P dị hợp tử chéo.

D. P dị hợp tử đều, hoán vị gen ở 1 giới tính với tần số 50%.

Bài 6. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Gen B quy định lá dài trội hoàn toàn so với gen b quy định lá ngắn. Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST. Cho hai cây (p) đều dị hợp 2 cặp gen lai với nhau, F1 thu được 15% số cây có kiểu hình thân thấp lá ngắn. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Hoán vị gen xảy ra ở cả hai cây bố, mẹ (P) với tần số 40%.

B. Cả hai cây bố, mẹ (p) đều có liên kết gen hoàn toàn.

C. Một trong hai cây (p) có hoán vị gen với tần số 30%.

D. Một trong hai cây (p) có hoán vị gen với tần số 40%.

Bài 7. Cho P đều thuần chủng, khác nhau hai cặp gen, thấy đời F1 xuất hiện cây chín sớm, quả trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 37600 cây với 4 kiểu hình, trong đó có 375 cây chín muộn, quả xanh. Xác định kiểu gen F1 là:

A. Ab//Ab.

B. AB//ab.

C. Ab//aB.

D. AB//Ab.

Bài 8. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng ở cơ thể có kiểu gen AB

ab đã xảy ra hoán vị giữa alen A và a. . Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A. 1 loại giao tử.

B. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.

C. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.

D. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.

Bài 9. Cho các quy luật di truyền sau đây:

1.Quy luật phân ly

2. Quy luật phân ly độc lập 3. Quy luật tương tác gen 4. Quy luật liên kết gen 5. Quy luật hoán vị gen

Các quy luật di truyền nào dưới đây phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ

A. 2, 5 B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 4, 5 D. 2, 4, 5

Bài 10. Khi lai cà chua quả màu đỏ, dạng tròn với cà chua quả màu vàng, dạng bầu dục ở F1 thu được 100%

quả màu đỏ, dạng tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 tổng số 150 cây, trong đó có 99 cây quả màu đỏ, dạng

(3)

tròn. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến của quá trình sinh giao tử đực và cái giống nhau. Tần số hoán vị gen là

A. 15%.

B. 20%.

C. 30%.

D. 10%.

Bài 11. Cho mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai ♀ AB

ab Dd× ♂Ab aB dd , loại kiểu hình A-B-D- có tỷ lệ 27%. Cho biết ở hai giới có hoán vị gen với tần số như nhau. Nếu cho cơ thể có kiểu genAB

ab Dd lai phân tích, theo lí thuyết loại kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỷ lệ?

A. 13,5%

B. 20%

C. 10%

D. 15%

Bài 12. Cho biết F1 chứa hai cặp gen dị hợp, quy định hai tính trạng quả tròn- màu xanh. Hai tính trạng lặn tương phản là quả dài – màu trắng. Cho F1 tự thụ phấn, F2 gồm 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn ( quả dài – màu trắng) chiếm 0,49%. Nếu mọi diễn biến trong giảm phân của các tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái giống nhau thì kiểu gen của F1 và quy luật di truyền chi phối là:

A. Ab

aB và có hoán vị gen ở cả hai cây với tần số 7%

B. AB

ab và có hoán vị gen ở cả hai cây với tần số 7%

C. Ab

aB và có hoán vị gen ở cả hai cây với tần số 14%

D. AB

ab và có hoán vị gen ở cả hai cây với tần số 14%

Bài 13. Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 ở đời lai xuất hiện trong phép lai:

A. AaBb × AaBb ( không hoán vị) B. Ab

aB (f =25%) × AB

ab (liên kết hoàn toàn) C. AB

ab (f =20%) × AB

ab ( liên kết hoàn toàn) D. AB

aB ( liên kết hoàn toàn) ×AB

ab ( f=25%)

Bài 14. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Khi cho giao phấn hai cây, F1 có tỷ lệ kiểu hình là:

70% cây cao – quả tròn 20% cây thấp – quả bầu dục 5% cây cao – quả bầu dục 5% cây thấp – quả tròn

Xác định quy luật di truyền và kiểu gen của hai cây

(4)

A. AB ab × AB

ab có hoán vị gen ở 1 cây với f = 20%

B. Ab aB × Ab

aBcó hoán vị gen ở 2 cây với f=20%

C. AB ab × Ab

aBcó hoán vị gen ở 1 cây với f = 20%

D. AB ab × AB

ab có hoán vị gen ở 2 cây với f = 20%

Bài 15. Ở cà chua, gen quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định quả màu vàng, người ta tiến hành lai giữa hai dòng thuần có kiểu hình quả đỏ với quả vàng, thu được F1. Sau đó cho các cây F1 lai với cây bố kiểu hình quả đỏ (phép lai A) và với cậy mẹ quả vàng (phép lai B). Tỉ lệ kiểu hình được mong đợi thu được từ phép lai A và B lần lượt là:

A. Phép lai A: 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng; phép lai B: 100% quả màu vàng B. Phép lai A: 100% quả màu đỏ; phép lai B: 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng C. Phép lai A: 100% quả màu đỏ; phép lai B: 100% quả màu vàng

D. Phép lai A: 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng; phép lai B: 100% quả màu đỏ.

Bài 16. Kiểu gen của P là AB ab xAB

ab . Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Các gen A và B là trội hoàn toàn.

Khoảng cách trên bản đồ di truyền của hai locut gen A và B là 8cM. Tỷ lệ kiểu hình ( A-B-) được mong đợi ở thế hệ F1 là bao nhiêu?

A. 66,25%

B. 51,16%

C. 6,25%

D. 71,16%

Bài 17. Ở ruồi giấm, thân xám ,cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt. Các tính trạng do gen trên NST thường quy định. Cho lai các ruồi thân xám, cánh dài với nhau thế hệ f1 thu được 2000 con, trong đó có 225 ruồi xám – cụt. Kiểu gen của các ruồi đem lai và tần số hoán vị gen (f) là:

A.

B.

C.

D.

Bài 18. Nếu các tính trội đều trội hoàn toàn và mỗi gen quy định một tính trạng thì phép lai nào sau đây cho tỷ lệ kiểu hình 3:3:1:1

A. AaBb x aaBb và aB ab x Ab

ab với f=40%

B. AaBb x aaBb và AB Ab xAB

Ab với f= 40%

C. AaBb x AaBb và Ab aB x ab

ab với f= 25%

(5)

D. AaBb x aaBb và Ab aB xab

ab với f= 25%

Bài 19. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) ♀Ab

aB DE

de x ♂Ab aB

De

dEtrong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e có tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn chiếm tỉ lệ:

A. 9,69 % B. 8,16 % C. 10,26 % D. 11,34 %

Bài 20. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDe

dE × aaBb De

dEcho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là

A. 7,22% và 20,25%.

B. 7,94% và 19,29%.

C. 7,22% và 19,29%.

D. 7,94% và 21,09%.

Bài 21. Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A,a và B,b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM.

Hai cặp gen D,d và E,e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM. Cho phép lai: AB De ab de xAB de

ab de. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau.

Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tất cả các gen trên chiếm tỉ lệ

A. 2%.

B. 0,8%.

C. 8%.

D. 7,2%.

Bài 22. Ở một động vật có kiểu gen Bv/bV, khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:

A. 9 cM B. 3,6 cM C. 18 cM D. 36 cM

Bài 23. Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB

ab thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị gen bằng :

A. 30%

(6)

B. 20%

C. 10%

D. 40%

Bài 24. Ở lúa A: Thân cao trội so với a: Thân thấp; B: Hạt dài trội so với b: Hạt tròn. Cho lúa F1 thân cao hạt dài dị hợp tử về hai cặp gen tự thụ phấn thu được F2 gồm 4000 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó 640 cây thân thấp hạt tròn. Cho biết diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau ở bố và mẹ.

Tần số hoán vị gen là:

A. 10%.

B. 16%.

C. 20%.

D. 40%.

Bài 25. Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là:

A. AB ab xAB

ab ; hoán vị 1bên với f = 25%

B. Ab aB xAb

aB ; f = 8,65%

C. Ab

aB x Ab

ab ; f = 37,5%

D. AB ab xAb

ab ; f = 25%

Bài 26. Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài : 20,5% thân đen, cánh cụt : 4,5% thân xám, cánh cụt : 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 trong phép lai này là

A. 4,5%.

B. 9%.

C. 20,5%.

D. 18%

Bài 27. Cho hai cây đậu thuần chủng hoa tím, hạt tròn lai với hoa đỏ, hạt dài, thu được F1 100% hoa tím, hạt dài. Đem cây đực F1 lai phân tích. Giả sử có 1000 tế bào trải qua giảm phân để phát sinh hạt phấn, trong đó có 100 tế bào có hoán vị gen. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Nếu tất cả hạt phấn tạo ra đều được thụ phấn.

Tỉ lệ % kiểu hình hoa đỏ, hạt dài thu được ở FaA. 45%.

B. 47,5%.

C. 5%.

D. 25%.

Bài 28. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được F1

gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn;

80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?

A. Aa D d B

b × aa d d b b .

(7)

B. AB

ab Dd × ab abdd.

C. D d A

a Bb × d d a a bb.

D. Ad

aDBb × d d a a bb.

Bài 29. Cho các phép lai:

Trường hợp nào phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1? Biết rằng một gen quy định một tính trạng, trội là hoàn toàn, cấu trúc nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân.

A. 1.

B. 1,2.

C. 1,3.

D. 1,3,4.

Bài 30. Ở một loài thực vật, chiều cao cây do hai cặp gen Aa và Bb quy định theo kiểu: Nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Màu sắc hoa do hai cặp gen Dd và Ee quy định theo kiểu: Gen E quy định hoa màu đỏ, gen e quy định hoa màu tím, màu sắc hoa được biểu hiện khi không có gen D. Nếu trong kiểu gen có gen D sẽ cho hoa màu trắng. Cho cây thân cao, hoa trắng (P) tự thụ phấp, thu được đời con (F1) phân li theo tỉ lệ 6 cây cao, hoa trắng: 6 cây thấp, hoa trắng : 2 cây cao, hoa đỏ, 1 cây cao, hoa tím: 1 cây thấp, hoa đỏ. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Kiểu gen của cơ thể

A. Ad aD

Be bE B. D

d A

a BbEe C. AB DE

ab de D. AaBbDdEe.

Bài 31. Cho cơ thể dị hợp 5 cặp gen tự thụ phấn. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, mỗi gen nằm trên 1cặp NST. Số lượng các loại KG ở đời lai là :

A. 125 B. 243 C. 25 D. 32

Bài 32. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;

alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A. AaBb, Aabb, AABB.

B. AaBb, aaBb, AABb.

(8)

C. AaBb, aabb, AABB.

D. AaBb, aabb, AaBB.

Bài 33. Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen

A. Các gen không alen cùng nằm trên một NST đồng dạng, liện kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh

B. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ tinh

C. Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST ñồng dạng, sau khi hoán đổi vị trí do trao đổi chéo sẽ phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh

D. Các gen không alen có cùng locut trên cặp NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh

Bài 34. Ở một loài, một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể và có kiểu gen làAb aB

DE

dE , thực tế khi giảm phân không xảy ra trao đổi chéo sẽ tạo ra số loại giao tử là

A. 4 B. 6 C. 8 D. 2

Bài 35. Trong trường hợp mỗi gen quy đinh 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có hiện tượng hoán vị gen, cơ thể có kiểu gen D

d AB

ab tự thụ phấn đời con, số kiểu gen và kiểu hình là:

A. 27 kiểu gen; 8 kiểu hình B. 3 kiểu gen; 2 kiểu hình C. 3 kiểu gen; 3 kiểu hình D. 9 kiểu gen; 4 kiểu hình

Bài 36. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền liên kết ?

A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội (2n) của loài đó.

B. Liên kết gen hoàn toàn tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau.

C. Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.

D. Liên kết gen hoàn toàn làm tăng tần số biến dị tổ hợp.

Bài 37. Ở 1 loại đậu, màu hoa đỏ do 2 gen B quy định, gen A át chế sự biểu hiện của gen B và cho kiểu hình hoa trắng. Gen a không có khả năng át chế và gen b cho hoa màu vàng. Lai giữa 2 cây đậu thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn đậu trắng dị hợp tử. Cho F1 lai với 1 thứ hạt đậu khác ở F2 thu được kết quả 80 cây đậu hoa trắng, 60 cây đậu hoa đỏ và 20 cây đậu hoa vàng. Xác định kiểu gen của cây đem lai với đậu F1. Nếu cho F1 giao phấn thì ở kết quả lai sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính như thế nào?

A. Aabb, 9 hoa trắng : 6 hoa đỏ : 1 hoa vàng B. aaBb, 12 trắng : 3 đỏ : 1 vàng

C. Aabb hoặc aaBb, 12 trắng : 3 đỏ : 1 vàng

D. Aabb hoặc aaBb, 9 hoa trắng : 6 hoa đỏ : 1 hoa vàng

Bài 38. Cho biết các gen sau đây: A: thân cao; a: thân thấp B: hạt tròn; b: hạt dài D: hạt màu vàng; d: hạt màu trắng Ba cặp gen nói trên nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong đó gen qui định dạng hạt và gen qui định màu hạt liên kết hoàn toàn với nhau, không xuất hiện tính trung gian trong quá trình di truyền. Cho một cây P tự thụ phấn, ở F1 thu được 16 tổ hợp giao tử, các cây có hạt tròn đều có màu vàng và các cây hạt dài đều có màu trắng. Kiểu gen và kiểu hình của cây P nói trên là:

(9)

A. AaBD

bd (thân cao, hạt tròn, màu vàng) B. AaBd

bD (thân cao, hạt tròn, màu vàng) C. aaBd

bD (thân thấp, hạt tròn, màu vàng) D. AABD

bd (thân cao, hạt tròn, màu vàng)

Bài 39. Một loài thực vật, gen A quy định cây thân cao, gen a : thân thấp; gen B; quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen AB/ab giao phấn với cây có kiểu gen ab/ab. Biết rằng cấu trúc NST của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1: )

A. 1 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả trắng B. 1 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ C. 1 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ D. 3 cây cao, quả đỏ : 1 cây thấp, quả trắng

Bài 40. Ở bí, hai cặp alen phân li độc lập tương tác với nhau cùng quy định tính trạng hình dạng quả. Trong kiểu gen có mặt đồng thời A và B biểu hiện bí quả dẹt, chỉ có A hoặc B biểu hiện bí quả tròn, không có alen trội biểu hiện bí quả dài. Gen D quy định thân cao, alen d quy định thân thấp. Cho bí thân cao, quả dẹt tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ: 3 cây thấp, quả dẹt: 5 cây cao, quả tròn: 6 cây cao, quả dẹt: 1 cây thấp, quả tròn: 1 cây cao, quả dài. Kiểu gen của P là

A. AaBd

bD hoặc Bb Ad aD . B. Bb D

d A

a . C. Bb D

d A

a hoặc AaBd bD . D. AaBd

bD .

Bài 41. Cho biết các gen sau đây: A: qui định thân cao; a: qui định thân thấp B: hạt tròn; b: hạt dài D: hạt màu vàng; d: hạt màu trắng Ba cặp gen nói trên nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong đó gen qui định dạng hạt và gen qui định màu hạt liên kết hoàn toàn với nhau, không xuất hiện tính trung gian trong quá trình di truyền. Cho cây AaBd

bD liên kết gen hoàn toàn lai phân tích. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Kiểu hình ở con lai có tỉ lệ không đều nhau

B. Không xuất hiện kiểu hình thân cao, hạt tròn, màu vàng C. Xuất hiện cây thân thấp, hạt dài, màu trắng

D. Con lai xuất hiện 16 tổ hợp giao tử

Bài 42. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Trong quần thể có 5 kiểu gen khác nhau qui định thân cao, hoa đỏ. Người ta cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thế hệ sau thu được 100% thân cao, hoa đỏ. Kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ đem lai là

A. AB ab

(10)

B. AB AB C. AABB D. AaBb

Bài 43. Pt/c Bí quả tròn, xanh x quả tròn, vàng thu được F1 100% quả dẹt, vàng .Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 56,25% quả dẹt,vàng: 18,75% quả tròn,vàng: 18,75% quả tròn, xanh : 6,25% quả dài, xanh .Kiểu gen F1

như thế nào nếu tính trạng màu sắc quả do alen D, d qui định.

A. AaDd.

B. AaBbDd.

C. D d A Bb

a D. Ab

aB Dd

Bài 44. Sáu tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBbDE

de khi giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo cho số loại giao tử tối đa là

A. 12.

B. 10.

C. 8.

D. 64.

Bài 45. Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng hợp tử lặn, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng, thân thấp . Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên.

Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.

A. (1) và (4).

B. (2) và (5).

C. (3) và (7).

D. (6) và (8).

Bài 46. Ở một quần thể ngẫu phối, xét 3 locut gen sau: Locut gen I có 3 alen (quan hệ các alen: a1>a2=a3) nằm trên cặp NST thường số 1; Locut gen II có 5 alen (quan hệ các alen: b1>b2=b3=b4>b5) và Locut gen III có 4 alen (quan hệ các alen: d1=d2>d3>d4) cùng nằm trên cặp NST thường số 3. Trong trường hợp không xảy ra đột biến.

Cho các nhận định sau:

(1) số kiểu gen tối đa trong quần thể trên là 1260. (2) Quần thể trên sẽ cho tối đa 60 loại giao tử ở các locut gen

(11)

trên.

(3) Xuất hiện 160 loại kiểu hình trong quần thể. (4) Xuất hiện 6000 loại kiểu giao phối trong quần thể.

Số nhận định đúng:

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Bài 47. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?

(1) F2 có 9 loại kiểu gen.

(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.

(3) Ở F2 , số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.

(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Bài 48. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Cho các phép lai sau:

Tính theo lí thuyết, số phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 là bao nhiêu?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Bài 49. Ở bí ngô, lai hai dòng cây thuần chủng đều có quả tròn với nhau người ta thu được thể hệ sau (F1) có 100% cây có quả dẹt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Dưới dây là các kết luận.

1. Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fa) phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

2. Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen phân li độc lập cùng quy định.

3. Hình dạng quả bí ngô do 2 cặp gen quy định, di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

4. Chọn ngẫu nhiên 2 cây bí quả dẹt ở F2 cho giao phấn với nhau, tỉ lệ cây bí quả dài mong đợi ở F3 là 1/36.

5. Đem các cây quả tròn ở F2 đi tự thụ, xác suất thu được đời F3 phân tính theo tỷ lệ 3 : 1 là 1/2 Số kết luận đúng là:

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

(12)

Bài 50. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A – cao > alen a-thấp; B-đỏ > b-vàng. Cho 1 cây cao vàng giao phấn với 1 cây thấp đỏ(P) thu được F1. Có tối đa bao nhiêu trường hợp tỉ lệ kiểu hình sau đây phù hợp với F1.

(1) 100 % cao vàng.

(2) 1 cao đỏ : 1 cao vàng.

(3) 1 cao đỏ : 1 thấp đỏ.

(4) 1 cao đỏ : 1 cao vàng : 1 thấp đỏ : 1thấp vàng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: B

Cây dị hợp tử có kiểu hình thân cao, quả tròn tự thụ phấn thu được tỷ lệ P có 4 loại.

có cả thân thấp, quả bầu → phải tạo giao tử ab Câu 2: B

Xét tỷ lệ phép lai 1, Cao/thấp = 3/1, → Aa × Aa Phép lai 2, tròn /bầu dục = 3/1 → Bb × Bb F1 dị hợp 2 cặp gen

Phép lai 1: Cao/thấp = 3/1, tròn /bầu = 1/1 (Bb × bb)

Cây đem lai dị hợp → kiểu gen của cây số 1 sẽ là Ab ab Câu 3: D

Một cặp NST trao đổi chéo tối đa ( trao đổi chéo tại 2 điểm đồng thời) → 8 giao tử.

Các cặp NST khác không có trao đổi chéo tạo 2 điểm Tối đa có thể tạo: 8× 2× 2 × 2 = 64 loại giao tử Câu 4: A

A-thân cao, a-thân thấp, B-hạt tròn, b-hạt bầu dục. Hai cặp gen cùng nằm trên một NST tương đồng.

Lai hai thứ lúa thuần chủng thu được F1, F1 giao phấn → tỷ lệ thân thấp, bầu dục = 1% = 0,1 ab × 0,1 ab

0,1 ab là giao tử hoán vị → dị hợp chéo Ab

aB→ tần số hoán vị gen = 20%

Câu 5: C

A-thân cao, a-thân thấp, B-quả đỏ, b-quả vàng.

P dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn → 1 cao vàng: 2 cao, đỏ: 1 thấp đỏ

(13)

Loại trường hợp ly độc lập.

Xuất hiện cao vàng, thấp đỏ → P dị hợp chéo → loại D

Hai cặp gen có thể liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen ở 1 giới với tần số bất kì, P dị hợp chéo.

Câu 6: D

A-thân cao, a-thân thấp, B-lá dài, b-lá ngắn. Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST.

Cho hai cây P dị hợp 2 cặp gen lai với nhau → thân thấp, lá ngắn ab

ab= 15%.

Loại trường hợp liên kết hoàn toàn.

15% ab

abkhông phải trường hợp hoán vị hai bên, có thể là hoán vị 1 bên = 0,3 ab × 0,5 ab 0,3 ab là giao tử liên kết → tần số hoán vị gen = 40%

Câu 7: C

P thuần chủng khác nhau 2 cặp gen F1 → F1: chín sớm, quả trắng. F2 thu được cây chín muộn, xanh ( 2 tính trạng lặn) = 375/37600 = 1%

1%ab

ab = 0,1 ab × 0,1 ab

0,1 ab là giao tử hoán vị → dị hợp chéo Ab aB Câu 8: A

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng AB

ab xảy ra hoán vị gen giữa A và a.

Một tế bào sinh trứng chỉ tạo một trứng và 3 thể định hướng → khi tế bào này giảm phân chỉ tạo 1 loại giao tử.

Câu 9: D

Quy luật di truyền phản ánh hiện tượng kiểu hình con có sự tổ hợp lại các tính trạng đời bố mẹ đó là: phân ly độc lập, hoán vị gen và di truyền liên kết.

Liên kết gen trường hợp: Ab ab × aB

ab ( tỷ lệ xám, cụt × đen, dài) → đời con có tỷ lệ xám, dài: đen, cụt: xám cụt:

đen dài

Trong đó tỷ lệ xám dài, đen cụt là sự tổ hợp lại kiểu hình ở đời bố mẹ Câu 10: B

(14)

Quả đỏ, tròn với quả vàng, bầu dục → F1 100% màu đỏ, tròn.

F1 tự thụ phấn → quả đỏ, tròn có tỷ lệ 99/150 = 66%

F1 tự thụ phấn, hoán vị ở hai giới → áp dụng công thức: Quả đỏ, tròn ( A-B-) = 0,5 + quả thấp, bầu dục Tỷ lệ quả thấp, bầu dục = 16%

ab

ab= 16% = 0,4 ab × 0,4 ab

0,4 ab > 0,25 → giao tử liên kết → dị hợp đều AB ab Tần số hoán vị gen = 20%

Câu 11: B

Xét phép lai: Dd x dd → 1/2D- : 1/2dd.

Loại kiểu hình A-B-D- có tỉ lệ 27% nên tỉ lệ kiểu hình A-B- chiếm 54%

Tỉ lệ kiểu hình aabb là: 54% - 50% = 4%.

Vì ở hai giới có hoán vị gen tần số như nhau nên 4% ab/ab = 40%ab . 10%ab.

Tần số hoán vị gen là 20%.

Xét phép lai AB/ab Dd x ab/ab dd + AB/ab (f = 20%) x ab/ab → 40%A-B- + Dd x dd → 1/2D-

Vậy tỉ lệ loại kiểu hình A-B-D- ở Fa là 20%

Câu 12: C

Kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ nhỏ : 0,49%

→ Có hoán vị gen

%aabb = 0,49 = 0,07 ab.0,07 ab

ab = 0,07 < 0,25 → ab là giao tử hoán vị

→ Dị hợp chéo Ab aB

(15)

Tần số HVG = 0,07.2 = 0,14 = 14%

Câu 13: B

Xét hai cặp Aa và Bb cùng nằm trên một cặp NST tương đồng → mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng, trội lặn hoàn toàn. → loại A

D. không tạo được 4 loại kiểu hình → loại ab

ab= 1/16 = 6,25 AB

ab liên kết hoàn toàn → 0,5 AB : 0,5 ab ab

ab= 6,25 = 0,5 ab × 12,5 ab, 12,5 % ab là giao tử hoán vị → dị hợp chéo.

Tần số hoán vị gen = 12,5 × 2 = 25%

Câu 14: A

F1 có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ # 1:1:1:1

Tỷ lệ cao, bầu dục và thấy tròn chiếm tỷ lệ nhỏ → hoán vị gen.

TH1: Hoán vị gen 1 bên

Cây 1 có ( Aa, Bb) → gọi AB = ab = x, Ab =aB = 0,5 -x

Cây 2: ( Aa, Bb) → AB

ab → AB =ab= 0,5 hoặc Ab

aB→ Ab =aB=0,5 Thấp - tròn: aaB- = ( 0,5 -x ) × 0,5 = 0,5 → x = 0,4

ab = AB = 0,4 > 0,25 → giao tử liên kết → dị hợp đều AB

ab , tần số hoán vị gen = 20%

Loại đáp án C

TH2: Hoán vị gen 2 bên

Xét đáp án B: Có ab = 0,1 → aabb = 0,1^2 = 1% → khác đáp án → loại Xét đáp án D: Có ab = 0,4 → aabb = 0,4^2 = 0,16 → loại đáp án D Câu 15: B

(16)

P thuần chủng quả đỏ (AA) × quả vàng (aa) → F1: 100% Aa

Phép lai A: F1 (Aa) × AA( bố đỏ ở P thuần chủng) → F1: AA: Aa → 100% đỏ Phép lai B: F1 ( Aa) × mẹ vàng ( aa) → 1 Aa: 1 aa → 50% đỏ: 50% vàng Câu 16: D

kiểu gen của P AB ab × AB

ab mõi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị gen giữa locut A và B là 8cM → AB

ab tạo ra 2 loại giao tử: ab = AB = 0,46 ; Ab = aB = 0,04 ab

ab= 0,46 ab × 0,46 ab = 0,2116

Tỷ lệ kiểu hình A-B- = 0,5 + ab

ab= 0,5 + 0,2116 = 0,7116 = 71,16%

Câu 17: C

Vì đề bài cho lai các ruồi thân xám, cánh dài với nhau

→ Loại 2 đáp án A và D vì sai kiểu gen con ruồi cái Tỉ lệ ruồi xám - cụt = 225:2000=0,1125

- Xét đáp án B :Vì HVG chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái

AB

aB → AB = aB =0,5 AB

ab → AB = ab =0,5

Tỉ lệ ruồi xám - cụt = 0, vì không có giao tử Ab - Xét đáp án C :Vì HVG chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái :

AB

ab → AB = ab = 0,275 ; Ab = aB = 0,225

Con đực : AB

ab → AB = ab = 0,5

Tỉ lệ ruồi xám - cụt (A-bb) = 0,225.0,5 Ab

ab = 0,1125 (thoả mãn)

(17)

Câu 18: D

Xét riêng từng phép lai:

+ PL1 :Đáp án A: P : AaBb × aaBb có Aa × aa → TLKH :(1:1) ; Bb × Bb→ TLKH:(3:1)

→ TLKH của phép lai là : (1:1).(3:1) = 3:3:1:1

- Xét P : aB ab x Ab

ab , f =40%, có:

aB

ab →aB= ab =0,5

và : Ab

ab → Ab =ab = 0,5

Ta có TLKH:A_B_ =0,5.0,5=0,25 ; A_bb = 0,5.0,5=0,25; aaB- = 0,5.0,5 = 0,25; aabb = 0,5.0,5 = 0,25 → TLKH : 1:1:1:1 → Loại

+ Xét PL2 : Đáp án B: AB

Ab × AB

Ab , f=40%

Có : AB

Ab → AB=Ab =0,5

→ TLKH : A_B_ = 0,5^2 AB

AB+ 0,5^2.2 AB

Ab = 0,75 ; Ab

Ab= 0,5^2 = 0,25 → TLKH : 3:1 → Loại + Xét PL3 : Đáp án C : P :AaBb × AaBb → TLKH : 9:3:3:1 → Loại

→ đáp án còn lại đúng Câu 19: A

(P) ♀ Ab aB

DE

de x ♂Ab aB

De dE

Hoán vị B và b f = 20%, E và e có f = 40%.

Kiểu hình thân cao, hoa tím, quả vàng, tròn : A-B-ddE-

Tách riêng từng cặp tính trạng: Ab aB× Ab

aB → với f= 20%, aabb = 0,1× 0,1 = 1%; A-B-: 0,5 + 0,01 = 0,51

(18)

DE de × De

dE→ ddee= 0,3 × 0,2 = 0,06 ddE-: 0,25 - 0,06 = 0,19

Tỷ lệ A-B-ddE-: 0,51 × 0,19 = 0,0969 = 9,69%

Câu 20: B

Tần số hoán vị = 24%, AaBbDe

dE × aaBbDe dE

Kiểu gen dị hợp tử về bốn cặp gen AaBbDdEe : Xét riêng từng cặp AaBb × aaBb → AaBb = 1/4 De

dE× De

dE → dị hợp 2 cặp, DE

de hoặc De dE. DE

de = 0,12× 0,12 × 2 = 0,0288 De

dE= 0,38 × 0,38× 2 = 0,2888

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp về 4 cặp: 1/4× 0,3176 = 0,0794 =7,94%

Tỷ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên: A-B-D-E- AaBb × aaBb → A-B-: 1/2 × 3/4 = 3/8

De dE× De

dE → dede = 0,12× 0,12 = 0,0144

Áp dụng công thức: D-E-: 0,5 +0,0144 = 0,5144

Tỷ lệ kiểu hình trội về 4 tính trạng là: 0,5144 × 3/8 = 0,1929 = 19,29%

Câu 21: C

Cặp A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 20cM. D, d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10cM.

AB De

ab de × AB de ab de.

Kiểu gen đồng hợp lặn ab de ab de Xét riêng từng cặp AB

ab × AB

ab , f = 20% → ab

ab= 0,16

(19)

De de ×de

de → 0,5 de de

Tỷ lệ các gen đồng hợp lặn là: 0,16 × 0,5 = 0,08 = 8%

Câu 22: A

%số tế bào xảy ra hoán vị = 0,18 f hoán vị = 0,18/2=9%=> 9cM Câu 23: C

% số tế bào hoán vị là 40/200=0,2

tần số hoán vị = 1/2 tần số tế bào xảy ra hoán vị -> f hoán vị = 10%

Câu 24: C ab

ab= 0,16--> ab=0,4 là giao tử liên kết. Ab=aB=0,1 là giao tử hoán vị--> tần số hoán vị là 0,2 Câu 25: D

ý D cho: 0,375AB=ab, 0,125aB=Ab kết hợp với 0,5Ab:0,5ab -> A-B-= 0,375*1+0,125*0,5= 7/16

đáp án D

tất cả các đáp án còn lại đều không thỏa mãn A-B-=7/16 Câu 26: D

con đen cụt: ab ab

vì ruồi giấm đực không có hoán vị nên ab đực= 0,5 -> ab cái= 0,09 là giao tử hoán vị

-> tần số hoán vị = 0,09*2=0,18 Câu 27: B

1000 tế bào giảm phân sinh hạt phấn sẽ tạo ra 1000.4 = 4000 hạt phấn.

100 tế bào có hoán vị gen nên số giao tử sinh ra do hoán vị gen là 100.2 = 200 giao tử.

Tần số hoán vị gen là: 200 : 4000 = 5%.

P thuần chủng hoa tím, hạt tròn lai với hoa đỏ, hạt dài, thu được F1 100% hoa tím, hạt dài → tính trạng hoa tím, hạt dài là các tính trạng trội.

F1 có kiểu gen Ab/aB, khi giảm phân tạo các giao tử: Ab = aB = 47,5%, AB = ab = 2,5%.

F1 lai phân tích: Ab/aB x ab/ab

Cây hoa đỏ, hạt dài ở thế hệ Fa có kiểu gen aB/ab chiếm tỉ lệ = aB( đực F1) . ab (cái đem lai) = 47,5% . 1 = ,5%

Câu 28: D

Xét từng tính trạng ở F1 có:

+) Cao:Thấp= 1:1 => Aa x aa +) Đỏ:Vàng= 1:1 => Bb x bb +) Dài : Tròn =1:1 => Dd x dd

(20)

Ta thấy: (Cao:Thấp).(Dài:Tròn) = 1:1:1:1 khác tỉ lệ đề bài là 1:1

=> A và D liên kết với nhau.

Thân cao-quả dài và thân thấp-quả tròn là các tính trạng đi cùng nhau

=> A liên kết với d còn a liên kết với D

=> KG của phép lai : Ad//aD Bb x ad//ad bb Câu 29: C

- Xét phép lai P : AB/ab x AB/ab -> 1 AB/AB : 2 AB/ab : 1 ab/ab (TLKH :3:1)

- Xét phép lai P : AB/ab x aB/Ab -> 1 AB/aB : 1 AB/Ab : 1 aB/ab : 1 Ab/ab (TLKH :1:2:1) - Xét phép lai P: AB/ab x ab/ab -> 1 AB/ab : 1 ab/ab (LKG)

Câu 30: A

Quy ước : A-B- : cao A-bb; aaB-; aabb : Thấp D-E- ; D-ee : Màu trắng ddE- : Màu đỏ ; ddee :màu tím

Cao/thấp = 9:7 = 16 tổ hợp = 4.4 → Tương tác gen.→ P : AaBb × AaBb

Trắng : đỏ : tím = 12 : 3 : 1 = 16 tổ hợp = 4.4 → Tương tác át chế → P: DdEe × DdEe

→ P dị hợp về 4 cặp gen nên nếu theo quy luật PLĐL thì F1 có số tổ hợp là : 24.24= 256 mà F1 chỉ có tỉ lệ = 6:6:2:1:1 = 16 tổ hợp = 4.4

→ Di truyền liên kết

→ Đáp án B và D loại

Tương tác gen là hiện tượng tương tác giữa 2 gen không alen PLĐL cùng hình thành nên 1 tính trạng → Aa không liên kết với Bb (cùng quy định chiều cao thân), Dd không liên kết với Ee (quy định màu sắc)→ Loại đáp án C

Nếu cặp Aa liên kết với Dd thì cặp Bb liên kết với Ee ; hoặc nếu Aa liên kết với Ee thì Bb liên kết với Dd.

→ KG của P có thể là : Câu 31: B

Cơ thể dị hợp 5 cặp gen tự thụ phấn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng, nằm trên cặp NST khác nhau.

1 cặp gen dị hợp tự thụ → tạo ra 3^1 kiểu gen 5 cặp gen dị hợp tự thụ → 3^5 = 243 kiểu gen.

Câu 32: C

(21)

Khi lai với cây thứ nhất cho tỷ lệ phân li 1:1:1:1. Vậy cây thứ nhất phải có kiểu gen aabb.

Khi lai với cây thứ hai cho một loại kiểu hình. Vậy cây thứ hai phải có kiểu gen AABB.

Câu 33: A

Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là: Các gen không alen cùng nằm trên một NST đồng dạng, liện kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh

Câu 34: D

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Ab aB

DE

dE , khi giảm phân không có trao đổi chéo sẽ tạo ra 2 loại tinh trùng ( 1 tế bào không có trao đổi chéo chỉ tạo ra 2 loại tinh trùng)

Câu 35: B

Vì mỗi gen quy đinh 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không có hiện tượng hoán vị gen nên các gen sẽ liên kết hoàn toàn với nhau.

Cơ thể ABD/abd khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử ABD và abd với tỉ lệ ngang nhau.

Xét phép lai: P: ABD/abd x ABD/abd GP: ABD; abd ABD; abd

F1: KG: 1ABD/ABD : 2ABD/abd : 1abd/abd KH: 1 Trội-Trội-Trội : 1 Lặn-Lặn-Lặn

Vậy cơ thể có kiểu gen ABD/abd tự thụ phấn, đời con cho 3 kiểu gen và 2 kiểu hình Câu 36: C

Xét các phát biểu trên:

Phát biểu A sai vì số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường tương ứng với số NST trong bộ NST đơn bội (n) của loài đó chứ không phải tương ứng với số NST trong bộ NST lưỡng bội (2n) của loài đó.

B sai vì hoán vị gen mới tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp với nhau chứ không phải liên kết gen hoàn toàn.

C đúng.

D sai vì liên kết gen hoàn toàn làm giảm biến dị tổ hợp chứ không phải làm tăng biến dị tổ hợp.

Câu 37: B

Ta có: A-B-: trắng : A-bb: trắng : aaB-: đỏ : aabb: vàng

Tỷ lệ F1 x F1: 12 trắng:3 đỏ: 1 vàng Tỷ lệ hoa vàng ở phép lai=20/(60+80+20)

= 1/8=1/4=1/2

(22)

Nếu cây đem giao có KG: Aabb ta có: (AB; ab; Ab; aB) x (Ab; ab)= (6 trắng:1 vàng: 1 đỏ) nên cây đem lai chỉ có KG: aaBd

Câu 38: A

Vì cây tròn đều vàng và các cây dàu đều trắng nên D và B lk với nhau mà lại sinh ra 16TH nên vừa xảy ra Di truyền lk, vừa có DT độc lập, trong đó KG của gene A phải dị hợp Aa nên chọn A

Câu 39: A

Do cấu trục NST không thay đổi trong GP nên di truyền liên kết hoàn toàn G(AB:ab)*(ab) được tỷ lệ 1 cao đỏ: 1 thấp trắng

Câu 40: A

Cao:thấp = 3:1 và dẹt:tròn:bầu = 9:6:1

Vậy P dị hợp về 3 cặp gen. nhận thấy (cao:thấp)(dẹt:tròn:bầu) không cho ra đúng kết quả phân ly kiểu hình như giả thiết nên có thể kết luận rằng. Gen D liên kết với một trong 2 gen A và B.

. Trường hợp dị hợp tử đều BD/bd x BD/bd sẽ được (3B-D- : 1bbdd)

Vậy khi kết hợp với Aa x Aa sẽ cho (3B-D-:1bbdd)(3A-:1aa) = 9A-B-D- (mà trong tỷ lệ kiểu hình không có cái nào ra 9 cả) nên trường hợp dị hợp tử đều là loại.

. Do vậy ta chỉ có thể chọn trường hợp dị hợp tử chéo là Bd/bD. Do chức năng gen A và B là giống nhau nên ta có thể đổi B thành A, trở thành Ad/aD

Câu 41: B

Ta có phép lai AaBd/bD x aabd/bd

Nhận thấy vì B và D liên kết hoàn toàn nên không thể có giao tử BD để tạo hạt tròn, màu vàng.

Câu 42: B

Theo giả thiết trong quần thể có 5 kiểu gen khác nhau qui định thân cao, hoa đỏ nên các cặp gen quy định các cặp tính trạng này cùng nằm trên 1 cặp NST.

5 kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ là: AB/AB, AB/aB, AB/Ab, AB/ab, Ab/aB.

Người ta cho một cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thế hệ sau thu được 100% thân cao, hoa đỏ nên cây thân cao, hoa đỏ đem lai có thể có kiểu gen là AB/AB, AB/aB, AB/Ab

Câu 43: C

F1 phải dị hợp: Tỷ lệ det:tròn:dài= 9:6:1 và vàng:xanh=3:1

Vậy có xảy ra sụ liên kết gen: D lk với A hoặc D liên kết với B và phải xảy ra HVG f=50% mà P: AD/ADbb x ad/adBB nên F1: AD/adBb

Câu 44: C

Số loại G tối đa sinh ra = 4 x 2 = 8

Số tế bào tham gia giảm phân là 6 tế bào sẽ tạo ra tối đa 6 x 2 = 12 Giao tử 12>8 nên chỉ tạo ra được 8 loại giao tử thôI

Câu 45: C Câu 46: B

Số kiểu gen tối đa tạo bởi locut 1 là: 3.4/2 = 6 kiểu gen

Số kiểu gen tối đa trên NST số 3 là: 5.4.(5.4 + 1)/2 = 21.10 = 210 Số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 21.6 = 1260 → Đáp án 1 đúng.

Số loại giao tử tối đa về locut trên là: 5.4.3 = 60 → Đáp án 2 đúng

(23)

Số kiểu hình trong quần thể trên là: (3+2C2).(5+3C2).(4+2C2) = 160 → Đáp án 3 đúng Số kiểu giao phối trong quần thể là: 1260.1260 = 1587600 → Đáp án 4 sai

Câu 47: D Câu 48: D

Xét các phép lai của đề bài:

Phép lai 1:AaBb x Aabb cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: (3:1)(1:1) = 3:3:1:1 Phép lai 2: AaBb x aabb cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 Phép lai 3: Aabb x aaBb cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 Phép lai 4 cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1:1:1:1

Phép lai 5: Ab/Ab x Ab/Ab đời con có tỉ lệ kiểu gen 1Ab/Ab : 2Ab/ab : 1ab/ab, tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1 Phép lai 6: Ab/ab x aB/ab cho đời co có tỉ lệ kiểu gen 1Ab/aB : 1aB/ab : 1Ab/ab : 1ab/ab, tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.

Vậy có 4 phéo lai cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 Câu 49: C

Câu 50: C

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A – cao > alen a-thấp; B-đỏ > b-vàng. Cho 1 cây cao vàng giao phấn với 1 cây thấp đỏ (P) thu được F1.

Cây cao vàng có kiểu gen A-bb, cây thấp đỏ có kiểu gen aaB-, các gen có thể phân li độc lập hoặc cùng nằm trên 1 cặp NST.

Xét phép lai: A-bb x aaB-

Các trường hợp kiểu hình có thể xảy ra là:

+ 1 cao đỏ : 1 cao, vàng khi P: AAbb x aaBb hoặc P: Ab/Ab x aB/ab → 2 đúng + 1 cao đỏ : 1 thấp đỏ khi P: Aabb x aaBB hoặc P: Ab/ab x aB/aB → 3 đúng

+ 1 cao đỏ : 1 cao vàng : 1 thấp đỏ : 1thấp vàng khi P: Aabb x aaBb hoặc Ab/ab x aB/ab → 4 đúng.

Vậy có 3 trường hợp kiểu hình đúng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 9: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, alen trội tương ứng quy định máu

Để xác định tính trội lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính di truyền theo quy luật nào, người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ: Nghiên cứu sự

Di truyền Y học là khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào Y học, giúp việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa và hạn chế các bệnh tật

Để phát hiện sự bất thường hay bình thường của một cá thể trong phương pháp nghiên cứu tế bào: quan sát so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST của những người

Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gianA. Giới hạn

Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ nên trong kì sau của lần phân bào I của giảm phân không xảy ra sự tiếp hợp và trao

Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,3; tần số của alen B là 0,5 thì