• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chinh phục các câu hỏi hay và khó về di truyền học quần thể luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chinh phục các câu hỏi hay và khó về di truyền học quần thể luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

2 - phần Di truyền học quần thể_Phần 2

Câu 1. Một quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng, tỉ lệ kiểu gen aa là 0,16. Tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là

A. 0,36 B. 0,16 C. 0,48 D. 0,32

Câu 2. Định luật Hacdi-Vanbec phản ánh:

A. Trạng thái động của tần số các alen trong quần thể B. Sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể C. Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể

D. B và C đúng

Câu 3. Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?

A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53

C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P D. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P

Câu 4. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng?

A. Nữ giới ( 0,36 XMXM : 0,48 XMXm : 0,16 XmXm ), nam giới ( 0,4 XMY : 0,6 XmY ).

B. Nữ giới ( 0,49 XMXM : 0,42 XMXm : 0,09 XmXm ), nam giới ( 0,3 XMY : 0,7 XmY ).

C. Nữ giới ( 0,81 XMXM : 0,18 XMXm : 0,01 XmXm ), nam giới ( 0,9 XMY : 0,1 XmY ).

D. Nữ giới ( 0,04 XMXM : 0,32 XMXm : 0,64 XmXm ), nam giới ( 0,8 XMY : 0,2 XmY ).

Câu 5. Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?

A. Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa B. Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53

C. Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ thể đồng hợp tăng so với P D. Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P

Câu 6. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ p là: 0,5AA+0,4Aa+0,1aa = 1. Tính theo lý thuyết, cấu trúc di truuyền của quần thể này ở thế hệ F1 là:

A. 0,60AA+0,20Aa+0,20aa=1.

B. 0,42AA+0,49Aa+0,09aa=1.

C. 0,49AA+0,42Aa+0,09aa=1.

D. 0,50AA+0,40Aa+0,10aa=1.

Câu 7. Trong quần thể người gen quy đinh nhóm máu gồm 3 alen IA, IB, I0. Cứ 1000 người thì gặp 200 người có nhóm máu AB, 120 người có nhóm máu O. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số alen IB lớn hơn tần số alen IA. Tỉ lệ người có nhóm máu A trong quần thể là

A. 0,04 B. 0,16 C. 0,2375 D. 0,12

Câu 8. Một quần thể tự phối có 100% Aa. Đến thế hệ F5, thành phần kiểu gen là : A. 100% Aa

B. 25%AA : 50%Aa : 25%aa

C. 48,4375%AA : 3,125%Aa : 48,4375%aa D. 46,875%AA : 6,25%Aa : 46,875%aa

Câu 9. Quần thể có thành phần kiểu gen nào dưới đây là ở trạng thái cân bằng?

A. 0,5AA; 0,25Aa ; 0,25aa B. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa C. 0,33AA : 0,34Aa : 0,33aa D. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa

(2)

Câu 10. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn d gây ra, gen D qui định bình thường. Những người bạch tạng được gặp với tần số 0.09%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:

A. 0,9409DD : 0,0582Dd : 0,0009dd B. 0,0582DD : 0,9409Dd :0,0009 dd C. 0,49DD : 0,42Dd : 0,09dd

D. 0,0009DD : 0,0582Dd : 0,9409dd

Câu 11. Quần thể có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây ? A. Sự giao phối xảy ra ngẫu nhiên

B. Sự xuất hiện các đột biến C. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp D. Sự xuất hiện các thường biến

Câu 12. Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?

A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.

B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.

C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.

D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

Câu 13. Trong một quần thể ngẫu phối, có hai alen A là trội hoàn toàn so với a. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền tần số alen A là 0,3, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là :

A. 0,15 AA + 0,3 Aa + 0,55 aa =1.

B. 0,3 AA + 0,7 aa = 1.

C. 0,09 AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1.

D. 0,2 AA + 0,2 Aa + 0,6 aa = 1.

Câu 14. Trong một quần thể ngẫu phối đạt trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen A và a. Tần số alen a là 0,2 thì cấu trúc di truyền của quần thể này là:

A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

B. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa.

C. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa.

D. 0,04 AA : 0,32 Aa: 0,64 aa.

Câu 15. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền, xét một gen gồm 2 alen A và a, trong đó có 9% số cá thể có kiểu gen aa. Tỉ lệ số cá thể có kiểu gen Aa trong quần thể này là

A. 42%.

B. 18%.

C. 49%.

D. 91%.

Câu 16. Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,32AA : 0,56Aa : 0,12aa. Sau 4 thế hệ tự thụ rồi tiếp tục ngẫu phối qua 5 thế hệ, thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là :

A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.

B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.

C. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa.

D. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa.

Câu 17. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng có số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Vậy tần số alen a bằng bao nhiêu?

A. 0,02.

B. 0,80.

C. 0,40.

D. 0,20.

Câu 18. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Nếu các cá thể có kiểu hình thân đen không có khả năng sinh sản thì sau một thế hệ ngẫu phối tần số tương đối của alen A và a trong quần thể lần lượt là:

A. 0,3: 0,2.

B. 0,3: 0,2.

C. 0,1 : 0,4.

D. 0,6 : 0,4.

(3)

Câu 19. Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền khởi đầu là 0,2 AA + 0,4Aa + 0,4aa = 1. Biết rằng A – hoa đỏ trội hoàn toàn so với aa – hoa trắng. Sau một thế hệ ngẫu phối, quần thể diễn ra sự tự thụ phấn liên tiếp 2 thế hệ. Khi đó tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ trong quần thể là

A. 0,24.

B. 0,38.

C. 0,46.

D. 0,62.

Câu 20. Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%.

Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là

A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.

B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.

C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa.

D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa.

Câu 21. Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 len B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:

A. 31,36%

B. 56,25%

C. 81,25%

D. 87,36%

Câu 22. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng về di truyền, alen A có tần số 0,3 và alen B có tần số 0,6. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ

A. 0,36.

B. 0,1512.

C. 0,0336.

D. 0,0672.

Câu 23. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối dạng cân bằng về di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ

A. 0,42.

B. 0,3318.

C. 0,0378.

D. 0,21.

Câu 24. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,3; tần số của alen B là 0,5 thì tỉ lệ kiểu gen AaBb là

A. 21%.

B. 42%.

C. 50%.

D. 15%

Câu 25. Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%.

Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là:

A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa

Câu 26. Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?

A. 3/4.

(4)

B. 119/144.

C. 25/144.

D. 19/24.

Câu 27. Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen)> cg (cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5; cg = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdi- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:

A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng.

B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng.

C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng.

D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng.

Câu 28. Quần thể người có sự cân bằng về các nhóm máu. Tỉ lệ nhóm máu O là 25%, máu B là 39%. Vợ và chồng đều có nhóm máu A, xác suất họ sinh con có nhóm máu giống mình bằng:

A. 72,66%.

B. 74,12%.

C. 80,38%.

D. 82,64%.

Câu 29. Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát : C1 : nâu, C2 : hồng, C3 : vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau : Màu nâu có 360 con ; màu hồng có 550 con ; màu vàng có 90 con. Xác định tần số các alen C1, C2, C3 ? Biết quần thể cân bằng di truyền.

A. 0,4; 0,4; 0,2 B. 0,2 ; 0,5; 0,3 C. 0,3; 0,5; 0,2 D. 0,2; 0,3; 0,5

Câu 30. Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Hai vợ chồng cùng có nhóm máu B. Tính xác suất họ sinh con trai đầu lòng có nhóm máu B ?

A. 45/98.

B. 45/49.

C. 3/16 D. 47/49.

Câu 31. Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là

A. 0,0125%.

B. 0,025%.

C. 0,25%.

D. 0,0025%.

Câu 32. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là

A. 75,0%.

B. 56,25%.

C. 14,06%.

D. 25%.

Câu 33. U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh.

A. 0,3%

B. 0,4%

C. 0,5%

D. 0,6%

Câu 34. Ở người gen đột biến lặn (m) nằm trên NST X không có alen trên Y. Alen trội tương ứng là (M) không gây mù màu. Trong quần thể người ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về bệnh mù màu có tần số

(5)

nam giới bị mù màu là 5%. Xác định tỉ lệ những người mang gen lặn qui định bệnh bạch tạng trong kiểu gen ?

A. 14,75%

B. 7,375%

C. 0,25%

D. 9,75%

Câu 35. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là

A. 36%.

B. 25%.

C. 16%.

D. 48%.

Câu 36. Quần thể ban đầu đang cân bằng di truyền có q(a) = 0,01, các đồng hợp tử lặn chết trong dạ con.

Hãy tính tần số các alen sau 1 thế hệ ? A. p(A) = 0,9901; q(a) = 0,0099.

B. p(A) = 0,9001 ; q(a) = 0,0999.

C. p(A) = 0,9801; q(a) = 0,0199.

D. p(A) = 0,901 ; q(a) = 0,099.

Câu 37. Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Do khí hậu thay đổi nên các cá thể aa đều bị chết ở giai đoạn con non. Nếu không phát sinh đột biến mới, không có di nhập gen thì ở thế hệ F5 trưởng thành, tần số alen a trong quần thể là

A. 0,6.

B. 0,15.

C. 0,36.

D. 0,25.

Câu 38. Quần thể giao phối có thành phần kiểu gen : 0,35AA : 0,50Aa : 0,15aa. Nếu xảy ra đột biến thuận với tần số 5% thì tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là :

A. 0.57 : 0.43 B. 0.58 : 0.42 C. 0.62 : 0.38 D. 0.63 : 0.37

Câu 39. Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể I có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể II có 250 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể II di cư sang quần thể I thì ở quần thể mới, tần số alen A là

A. 0,45.

B. 1 C. 0,55 D. 0,5

Câu 40. Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5% ; Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ

A. 3,45%.

B. 90,5%.

C. 0,5%.

D. 85,5%.

Câu 41. Khi nói về di truyền học quần thể, có các phát biểu sau:

1.Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số alen của quần thể.

2.Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

3.Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền.

(6)

4.Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp.

5.Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gen sẽ không đổi qua các thế hệ.

6.Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các alen trong quần thể.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 42. Cho các nội dung sau:

1.Nhìn chung thì vốn gen của quần thể là rất lớn và đặc trưng cho quần thể ở một thời điểm xác định.

2.Hiện tượng thoái hóa giốngthường xảy ra khi quần thể giao phối cận huyết hoặc tự thụ.

3.Từ tần số kiểu gen và tần số alen người ta xây dựng cấu trúc di truyền của quần thể tự phối. Qua đó dự tính được xác suất bắt gặp thể đột biến trong quần thể.

4.Quần thể cân bằng di truyền được hiểu là quần thể có tỉ lệ các kiểu gen của các gen tuân theo công thức p2 + 2pq + q2 = 1.

Số nội dung đúng là:

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 43. Cho các đặc điểm sau:

1.Các cá thể trong quần thể giao phối ít phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ sinh sản.

2.Không thể kết cặp giao phối với các quần thể cùng loài phân bố ở cùng lân cận.

3.Trong thực tế, một quần thể khó có thể cân bằng di truyền vì chịu tác động của đột biến, di nhập gen.

4. Quần thể giao phối thường có thành phần kiểu gen đa dạng.

5.Giao phối không phải là hiện tượng phổ biến ở động vật và thực vật.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 44. Khi nói về quần thể tự phối, có các phát biểu sau:

1. Các cá thể trong quần thể không có mối quan hệ với nhau.

2. Vốn gen của quần thể bị phân thành những dòng thuần.

3.Tần số alen sẽ được thay đổi qua các thế hệ.

4.Số cá thể dị hợp tăng, số cá thể đồng hợp giảm.

5.Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc 0,2AA + 0,8Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gen đồng hợp chiếm 50%.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 45. Cho cấu trúc di truyền của quần thể sau:

1.100% các cá thể của quần thể có kiểu hình lặn.

2.100% các cá thể của quần thể có kiểu hình trội.

3.100% các cá thể của quần thể có kiểu gen đồng hợp trội.

4.0,08XAXA + 0,24XAXa + 0,18XaXa + 0,2XAY + 0,3XaY = 1.

5.xAA + yAa + zaa = 1 với (y/2)2 = x2.z2.

6.Quần thể có tần số alen A ở giới XX là 0,8; ở giới XY là 0,2.

7.0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.

8.0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1 nhưng có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản.

Số quần thể đang đạt trạng thái cân bằng di truyền là

(7)

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 46. Một quần thể có 360 cá thể có kiểu gen AA, 280 cá thể có kiểu gen Aa, 360 cá thể có kiểu gen aa.

Cho các kết luận dưới đây:

(1) Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25.

(2) Quần thể đang cân bằng về mặt di truyền.

(3) Tần số của alen A là 0,6.

(4) Sau một thế hệ tự phối, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 0,26.

Số phương án đúng là A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 47. Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể:

(1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp.

(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

(4) Định luật Hacđi – Vanbec góp phần giải thích vì sao trong tự nhiên có những quần thể ổn định trong thời giai dài.

(5) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng các thể của một loại kiểu hình suy ra tần số các alen trong quần thể.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 48. Cho các phát biểu sau về di truyền quần thể:

(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen lặn, làm giảm tần số alen trội.

(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Nếu ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể.

(4) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 49. Một loài động vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen pA = 0,3 và qa = 0,7. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có bao nhiêu dự đoán đúng trong các dự đoán sau:

(1) Nếu cho các cá thể trội trong quần thể giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.

(2) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội trong số cá thể của quần thể chiếm 9%.

(3) Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 91%.

(4) Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm 13/17.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 50. Ở một loài thú, tính trạng lông trơn do alen trội A quy định, tính trạng lông ráp do gen lặn a quy định. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 9% số con lông ráp.

Nếu chỉ cho các con lông trơn giao phối với nhau thì ở đời con. Cho các phát biểu sau:

(1) số con lông trơn chiếm tỉ lệ 91%.

(8)

(2) số con mang alen lặn chiếm 9/169.

(3) số cá thể mang cả alen trội và alen lặn chiếm 42%.

(4) số cá thể đồng hợp trội chiếm tỉ lệ 100/169.

Số phát biểu đúng là A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

f(aa) = 0,16 → f(a) = 0,4

→ f(A) = 1 - 0,4 = 0,6 Vậy Aa = 0,6 . 0,4 . 2 = 0,48 Câu 2: D

Định luật Hacdi-Vanbec là ở quần thể giao phối, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng không thay đổi qua các thế hệ.

Định luật này phản ánh Sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể và Trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể

Câu 3: D

Quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối sẽ đạt trạng thái cân bằng và các thế hệ tiếp theo cũng cân bằng (Theo lí thuyết) và tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ.

→ Đáp án không chính xác là:D - Ta xét các đáp án còn lại:

Xét quần thể ban đầu có f(A) = 0,47 ; f(a) = 0,53

→ Quần thể ban đầu chưa cân bằng

Vậy ở thế hệ F3 quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng:

F3: 0,47^2 AA + 2.0,47.0,53 Aa + 0,53^2 aa = 1 22,09% AA + 49,82% Aa + 28,09% aa = 1

→ Tỉ lệ dị hợp ở F3 giảm và tỉ lệ đồng hợp tăng so với P Câu 4: C

Câu 5: D

Cấu trúc di truyền ở thế hệ P: 17,34% AA : 59,32% Aa: 23,34%aa.

Tần số alen p(A) = 0,1734 + = 0,47; q(a) = 1 - 0,47 = 0,53.

Quần thể giao phối,tần số alen không đổi, thế hệ F3 tuân theo định luật Hacdi - Vanbec: p2AA + 2pq Aa + q2aa = 1.

Cấu trúc di truyền: 0,2209 AA : 0,4982Aa : 0,2809 aa = 1.

Tỷ lệ dị hợp giảm và đồng hợp tăng Câu 6: C

(9)

Sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể đạt trạng thái cân bằng QT ban đầu có f(A) = 0,5 + 0,4/2 = 0,7; f(a) = 1 - 0,75 = 0,3

→ Cấu trúc của QT ở F1: 0,7^2 AA + 2.0,7.0,3 Aa + 0,3^2 aa = 1 Câu 7: C

Quần thể người, trong số 1000 người, có 120 người nhóm máu O chiếm 12%; 20% người nhóm máu B.

Cấu trúc di truyền nhóm máu của quần thể người: IAIA + 2IAIB + IBIB + 2IBIO + IOIO + 2 IAIO =1.

Quần thể đang ở trạng thái cân bằng → Io = = 0,35.

IA + IB = 0,65.

2IAIB = 0,2 → Biết IB > IA → IB = 0,4; IA = 0,25.

Tần số alen nhóm máu: IA = 0,25; IB = 0,4 ; IC = 0,35.

Tỷ lệ người có nhóm máu A trong quần thể: IAIA + 2IAIO = 0,25× 0,25 + 2× 0,25× 0,35 = 0,2375 = 23,75%.

Câu 8: C

Quần thể tự phối có Aa = 100%

→ Ở thế hệ thứ 5 có: f(Aa) = 100%/2^5 = 3,125%

f(AA) = f(aa) = (100% - 3,125%)/2 = 48,4375%

Câu 9: B

Gọi cấu trúc di truyền là xAA + yAa + zaa =1.

Quần thể cân bằng khi: x × z = .

Ta thấy chỉ có quần thể 0,25AA : 0,5 Aa : 0,25aa là cân bằng đi truyền.

Câu 10: A

Bạch tạng do gen lặn d gây nên, D quy định bình thường.

Những người bạch tạng gặp với tần số = 0,09% → alen d = 0,03 → D 0,97.

Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,97× 0,97DD + 2× 0,97× 0,03 Dd + 0,03× 0,03 dd = 1.

0,9409 DD + 0,0582 Dd + 0,0009 dd = 1 Câu 11: D

Thường biến diễn ra mang tính đồng loạt theo 1 hướng xác định, làm giảm sự đa dạng về kiểu hình của quần thể

Câu 12: B

A: quần thể gồm hoa màu đỏ và hoa màu hồng: AA và Aa=> không thể đang ở trạng thái cân bằng B: Quần tehẻ gồm các cây hoa màu đỏ AA=> đã cân bằng

C: Quần thể gồm các cây hoa có màu hồng: Aa=> chưa cân băng

D:Quần thể gồm các cây hoa màu đỏ và hoa màu trắng : AA và aa=> chưa cân bằng Câu 13: C

Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, A=0,3-> a=0,7=> tần số kiểu gen trong quần thể: AA=0,09 Aa=0,42, aa=0,49

Câu 14: A a=0,2=> A=0,8

Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,64AA:0,32Aa:0,04aa Câu 15: A

(10)

aa= 0%=> a=0,3-> A=0,7

tỉ lệ số cá thể có kiểu gen Aa trong quân thể là 2x0,3x0,7=0,42 Câu 16: D

tần số alen của quần thể ban đầu: A=0,6:a=0,4 4 thế hệ tự thụ thì tần số alen không đổi

thế hệ cuối cùng ngẫu phối=> quần thể đạt trạng thái cân bằng=> tần số kiểu gen: AA=0,36 Aa=0,48 aa=0,16

Câu 17: D

Số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể đồng hợp lặn => Aa=8aa

=8 ; p+q=1 => p=0,2; q=0,8 Câu 18: D

Các cá thế thân đen không có khả năng sinh sản=> AA=0,2: Aa=0,8 -> tần số alen ở thế hệ sau là A=0,6; a=0,4

Câu 19: C

Tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ: Aa= =0,1

AA=0,2+0,3/2=0,35 => tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ là 0,35+0,1=0,45 Câu 20: A

sau 1 thế hệ ngẫu phối, aa=0,16-> a=0,4 ta có 1

2 Aa+aa=0,4-> Aa=0,3 => AA=0,45 Câu 21: D

tỉ lệ aa=0,04-> trội về tính trạng A chiếm 0,96 tỉ lệ bb=0,09 => trội về tính trạng B chiếm 0,91

=> tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là 0,96x0,91=87,36%

Câu 22: D

tỉ lệ kiểu gen Aa=2x0,3x0,7=0,42 tỉ lệ kiểu gen bb= 0,16

=> tỉ lệ kiểu gen Aabb= 0,42x0,16=0,0672 Câu 23: C

tỉ lệ Aa=2x0,3x0,7=0,42 tỉ lệ kiểu hình bb=0,09

vậy tỉ lệ kiểu hình Aabb=0,42x0,09=0,0378 Câu 24: A

A=0,3=> a=0,7=> Aa=2x0,3x0,7=0,42 B=0,5->b=0,5-> Bb=0,5

vậy AaBb= 0,42x0,5=0,21 Câu 25: A

Sau khi ngẫu phối, quần thể đạt trặng thái cân bằng-> a=0,4 quay lại quân fthể ban đầu ta có 1

2Aa+aa=0,4 -> Aa=0,3=> AA=0,45

Câu 26: B IO=0,5

tần số người có nhóm máu B = IB^2+2xIBxIO=0,39=> IB=0,3=> IA=0,2 -> một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A có thể là 0,04IAIA: 0,2IAIO -> cho giao tử 0,14IA: 0,1IO-> IO= 5

12

xác suất để người con này mang nhóm máu O là 25/144 -> xác suất sinh con giống bố mẹ là 119/144

Câu 27: A

Ta có cc=0,01=cánh trắng cánh xám = cg^2+2xcgxc=0,24 Câu 28: D

(11)

IO=0,5; IB^2+2xIOxIb=0,39-> IB=0,3-> IA=0,2

=> IAIA=0,04; IAIO=0,2-> cho giao tử IA= 7

12; IO= 5 12

=> xác suất họ sinh con nhóm máu O là 25/144=> xác suất họ sinh con nhhóm máu A giống họ kà 82,64%

Câu 29: B

ốc sên vàng= =0,09

=> C3=0,3

tỉ lệ ốc sên hồng = 0,55= C2^2+2x0,3xC2-> C2=0,5-> C1=0,2 Câu 30: A

IO=0,2

người có nhóm máu B= IB^2+2xIBxIO=21%-> IB=0,3 -> IBIB=0,09:IOIB=0,12

=> IB chiếm 5/7; IO chiếm 2/7

hai vợ chồng cùng có nhóm máu B thì có thể sinh con nhóm máu O hoặc nhóm máu B xác suất họ sinh con nhóm máu O là 2/7x2/7=4/49

=> xác suất sinh con nhóm máu B là 45 49

=> xác suất sinh con trai nhóm máu B là 45 98 Câu 31: D

mỗi người có 2 alen => 100 người có 200 alen

=> a=1/200 => A=1-1/200=199/200

=> CTDT: 39601/40000AA : 398/40000Aa : 1/40000aa

xs 1 người bình thường có kiểu gen dị hợp=(398/40000)/(39601/40000 + 398/40000)

=9,95.10^-3

=> xs cần tìm=(9,95.10^-3)^2.1/4 =2,5.10^-5 Câu 32: B

hoa trắng chiếm 1-0,64=0,36

=> aa=0,36 => a=0,6 => A=1-0,6=0,4

=> CTDT: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa

=> xs cây dị hợp trong ssố hoa đỏ=0,48/(0,16+0,48)=0,75

=> xs 2 cây dị hợp=0,75^2=0,5625 Câu 33: C

người đàn ông này có kiểu gen dị hợp 1 người có 2 alen => 50 có 100 alen

=> a=1/100=0,01

=> CTDT : 0,9801AA:0,0198Aa:0,0001aa

=> xs để 1 ngwòi bìmh thường có kiểu gen dị hợp=0,0198/(0,0198+0,9801)=2/101

=> xs cần tìm=2/101.1/4=0,005 Câu 34: B

với gen trên X không có alen tương ứng trên Y thì tần số kiểu gen ở nam giới chính là tần số alen

=> m=0,05;M=1-0,05=0,95

=> ở nữ có CTDT: 0,9025X^MX^M :0,095X^MX^m:0,0025X^mX^m

=> tỉ lệ người mang gen lặn=(0,095+0,05+0,0025)/2=0,07375 Câu 35: B

ta có aa=10000-6400=3600

=> aa=0,36 => a=0,6 => A=1-0,6=0,4

=> CTDT : 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

=> tỉ lệ đồng hợp trong các hạt nảy mầm = 0,16/(0,16+0,48)=0,25 Câu 36: A

a=0,01 => A=1-0,01=0,99

=> CTDT : 0,9801AA : 0,0198Aa : 0,0001aa tỉ lệ các kg ở thế hệ sau là :

Aa=0,0198.0,5=99/10000

AA=0,9801+(0,0198-99/10000)/2 =0,98505

(12)

aa=(0,0198-99/10000)/2=0,00495

=> CTDT : 199/202AA : 1/101Aa : 1/202aa

=> a=1/202 + 1/202=1/101=0,0099 A=1-0,0099=0,9901

Câu 37: B

ta có aa=0,36 => a=0,6 áo dụng CT ta có :

ở thế hệ F5 có a=0,6/(1+5.0,6)=0,15 Câu 38: A

tần số alen ở thế hệ đầu là :

A=0,35+0,5/2=0,6 => a=1-0,6=0,4 đột biến thuận A=> a

=> Tần số các alen là :

A=0,6-0,6.0,05=0,57 ;a=1-0,57=0,43 Câu 39: C

tần số alen A ở quần thể mới là : (750.0,6+250.0,4)/(750+250)=0,55 Câu 40: A

Ta có : P: đực x cái

0,95 A : 0,05 a 0,9 A : 0,1 a F1 : 0,855 AA : 0,14 Aa : 0,005 aa

=> thể đột biến trong số cá thể mang alen đột biến = 0,005 / (0,005 + 0,14)

= 3,45 % Câu 41: D Câu 42: C Câu 43: B Câu 44: C Câu 45: A Câu 46: B Câu 47: C Câu 48: B Câu 49: A Câu 50: B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 14: Ở người, Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy

Câu 9: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, alen trội tương ứng quy định máu

Để xác định tính trội lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính di truyền theo quy luật nào, người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ: Nghiên cứu sự

Di truyền Y học là khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào Y học, giúp việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa và hạn chế các bệnh tật

Để phát hiện sự bất thường hay bình thường của một cá thể trong phương pháp nghiên cứu tế bào: quan sát so sánh cấu trúc hiển vi của bộ NST của những người

Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gianA. Giới hạn