• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 5 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 5 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

7 - Cấu trúc và chức năng ARN và Protein

Câu 1. Một phân tử mARN có tỷ lệ giữa các loại ribônuclêôtit A = 2U = 3G = 4X. Tỷ lệ phần trăm mỗi loại ribô nuclêôtit A, U, G, X lần lượt sẽ là:

A. 10%, 20%, 30%, 40%. B. 48%, 24%, 16%, 12%.

C. 48%, 16%, 24%, 12%. D. 24%, 48%, 12%, 16%.

Câu 2. Vai trò nào sau đây không phải là của Prôtêin ?

A. Cấu tạo enzim và hoocmôn. B. Xúc tác.

C. Điều hoà. D. Di truyền và sinh sản.

Câu 3. Các yếu tố quyết định sự khác biệt trong cấu trúc các loại ARN là:

A. Số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc

B. Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN C. Thành phần, trật tự của các loại ribônuclêôtit

D. Cấu trúc không gian của ARN

Câu 4. Các thành phần chính trong cấu trúc của 1 ribonucleotit là:

A. Axit photphoric, đường C5H10O4, bazơ nitơ.

B. Axit photphoric, đường C5H10O5, bazơ nitơ.

C. Polypeptit, đường C5H10O4, bazơ nitơ.

D. Polypeptit, đường C5H10O5, bazơ nitơ.

Câu 5. Điểm khác biệt cơ bản giữa mARN và tARN là:

(1) Chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.

(2) mARN không có cấu trúc xoắn và nguyên tắc bổ sung còn tARN thì ngược lại.

(3) mARN có liên kết hidro còn tARN thì không.

(4) Khác nhau về thành phần các đơn phân tham gia.

A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).

Câu 6. Liên kết hóa trị và liên kết hidro đồng thời có mặt trong cấu trúc của loại axit nucleic nào sau đây:

A. Có trong ADN, mARN và tARN. B. Có trong ADN, tARN và rARN.

C. Có trong ADN, rARN và mARN. D. Có trong mARN, tARN và rARN.

Câu 7. Nói đến chức năng của ARN, câu nào sau đây không đúng:

A. tARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do và vận chuyển đến riboxom.

B. rARN có vai trò cấu tạo bào quan riboxom.

C. rARN có vai trò hình thành nên cấu trúc màng sinh chất của tế bào.

D. mARN là bản mã sao từ mạch khuôn của gen.

Câu 8. Những điểm khác nhau giữa ADN và ARN là:

(1) Số lượng mạch, số lượng đơn phân.

(2) Cấu trúc của 1 đơn phân.

(3) Liên kết hóa trị giữa H3PO4 với đường.

(4) Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.

A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (1), (3) và (4).

(2)

Câu 9. Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố nào sau đây quyết định:

A. số lượng, thành phần, trật tự xắp xếp các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN.

B. số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc.

C. trật tự xắp xếp các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN.

D. thành phần, trật tự xắp xếp các loại ribônuclêôtit.

Câu 10. Cấu trúc không gian của ARN có dạng:

A. mạch thẳng.

B. xoắn đơn tạo bởi 2 mạch pôlyribônuclêôtit.

C. có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo mỗi loại ARN.

D. có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo giai đoạn phát triển của mỗi loại ARN.

Câu 11. Cấu trúc bậc quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của prôtêin là:

A. bậc 2. B. bậc 3. C. bậc 4. D. bậc 1.

Câu 12. Liên kết nối giữa các nuclêôtit tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit là liên kết:

A. peptit B. hoá trị. C. ion D. hiđrô

Câu 13. Đơn phân chỉ có ở ARN mà không có ở ADN là:

A. guanine B. ađênin C. timin D. uraxin

Câu 14. Chức năng của tARN là:

A. cấu tạo ribôxôm. B. vận chuyển axit amin.

C. truyền thông tin di truyền. D. lưu giữ thông tin di truyền.

Câu 15. Đại phân tử đóng vai trò là vật chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là A. mARN và tARN. B. ADN và tARN.

C. ADN và mARN. D. tARN và rARN.

Câu 16. Loại đường cấu tạo nên đơn phân của ARN là

A. ribôzơ B. glucôzơ C. đeoxiribôzơ D. fructôzơ

Câu 17. Loại vật chất di truyền mà không có các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung là

A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN riboxom. D. ADN có trong ti thể.

Câu 18. Loại ARN có mang bộ ba đối mã (anticodon) là

A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN riboxom. D. ADN có trong ti thể.

Câu 19. Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là

A. nhân tố trung gian vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.

B. cấu tạo nên riboxom là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.

C. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể và thế hệ tế bào.

D. nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 20. Vị trí gắn với axit amin đặc hiệu của ARN vận chuyển bao giờ cũng là bộ ba

A. AAX. B. AXA. C. XXA. D. GGA.

Câu 21. Loại ARN có khả năng tự nhân đôi chỉ có ở

A. virut. B. vi khuẩn. C. nấm. D. tảo.

Câu 22. Ba thành phần cấu tạo nên protein là

(3)

A. axit photphoric, đường ribozơ, bazơ nitơ. B. nhóm NH2, nhóm COOH, gốc hidrocacbon.

C. nhóm NH2, nhóm COOH, axit amin. D. axit amin, đường đềôxyribôzơ, bazơ nitơ.

Câu 23. Liên kết peptit được hình thành A. giữa các nhóm COOH của các axit amin.

B. giữa đường của axit amin này với nhóm NH2 của axit amin kia.

C. giữa nhóm COOH của axit amin này với nhóm NH2 của axit amin kế tiếp.

D. giữa gốc phốt phát của axit amin này với đường 5 cacbon của axit amin kế tiếp.

Câu 24. Thành phần cấu tạo protein gồm có các nguyên tố

A. C, H, O. B. C, H, O, N. C. C, H, O, N, P. D. C, H, O, N, P, S.

Câu 25. Chức năng của ARN ribôxôm (rARN) là

A. mang axít amin đến ribôxôm trong quá trình dịch mã.

B. dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.

C. kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.

D. dùng làm khuôn mẫu cho quá trình tổng hợp tARN và rARN.

Câu 26. Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribonucleotit là A = 2U = 3G = 4X. Tỉ lệ % mỗi loại ribonucleotit A,U, G, X lần lượt:

A. 10%, 20%, 30%, 40%. B. 48%, 24%, 16%, 12%.

C. 40%, 30%, 20%, 10%. D. 12%, 16%, 24%, 48%.

Câu 27. Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Tỉ lệ % mỗi loại ribonucleotit A,U, G, X lần lượt:

A. A = 10%, U = 20%, G = 30%, X = 40%. B. A = 48%, U = 24%, G = 16%, X

= 12%.

C. A = 40%, U = 30%, G = 20%, X = 10%. D. A = 12%, U = 16%, G = 24%, X

= 48%.

Câu 28. Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: A = 2U = 3G = 4X. Số nucleotit từng loại của mARN trên là:

A. A = 576; U = 288; G = 192; X = 144. B. A = 144; U = 192; G = 288; X = 576.

C. A = 480; U = 360; G = 240; X = 120. D. A = 120; U = 240; G = 360; X = 480.

Câu 29. Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: G : X : U : A = 3 : 4 : 2 : 3. Số nucleotit từng loại của mARN trên là:

A. A = 300; U = 400; G = 200; X = 300. B. A = 600; U = 400; G = 600; X = 800.

C. A = 150; U = 100; G = 150; X = 200. D. A = 300; U = 200; G = 300; X = 400.

Câu 30. Chức năng nào dưới đây của prôtêin là không đúng:

A. Là thành phần quan trọng trong cấu trúc màng, tế bào chất các bào quan, nhân.

B. Cấu tạo các hoocmôn, kháng thể, enzim, có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

C. Tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể, cung cấp năng lượng lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit.

(4)

D. Có khả năng nhân đôi để đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của prôtêin qua các thế hệ tế bào.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: B

U=1 2 A G=1

3 A X=1

4 A

=> A+U+G+X= A+ =1

2 A + 1 3 A +1

4 A =100% => A=48% => U=24%

Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: B

Cấu trúc 1 ribonucleotide gồm có 3 thành phần là: acid photphoric, đường ribozo C5H10O4 và bazonito

Câu 5: D

Điểm khác biệt giữa mARN và tARN là : chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân với nhau.

Câu 6: B

Liên kết hóa trị hóa trị có mặt trong các loại acid nucleic.

Liên kết hidro chỉ có ở những acid nucleic có đoạn có trình tự liên kết bổ sung giữa nucleotide bé với nucleotide lớn.

mARN có cấu trúc mạch thẳng nên k thể có liên kết hidro. Còn tARN và rARN có các vùng cấu trúc xoắn lại các ribonucleotide liên kết bổ sung A-U, G-X với nhau.

Câu 7: C

Chức năng của ARN.

mARN: bản sao từ mạch khuôn của gen,mang thông tin kiểm soát và khởi động phiên mã.

tARN: có vai trò trong vận chuyển acid amine trong quá trình dịch mã rARN: kết hợp với protein để cấu tạo nên riboxome.

(5)

Câu 8: B

Điểm khác nhau giữa đơn phân của ADN và ARN.

1, ADN có 2 mạch còn ARN chỉ có 1 mạch; ADN có 4 loại đơn phân A,T, G, X. ARN có 4 loại đơn phân A, U, G, X

2. Cấu trúc 1 đơn phân khác nhau. Nucleotide cấu tạo từ đường deoxiribo, còn ARN cấu tạo từ dường ribozo.

4. Nguyên tắc bổ sung khác nhau vì có các đơn phân khác nhau..

Câu 9: A

Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do: số lượng,thành phần, trật tự sắp xếp các loại ribonucleotide và cấu trúc không gian của ARN

Câu 10: C

Cấu trúc không gian của ARN đều là cấu trúc 1 mạch.

mARN có cấu trúc mạch thẳng.

tARN có cấu trúc cuộn xoắn thành các thùy, tại các thùy có sự hình thành liên kết hidro giữa các ribonucleotide.

rARN có cấu trúc mạch đơn và phức tạp.

Câu 11: B

Cấu trúc bậc 3 là dạng xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc bậc 3 có vai trò quyết định với đặc tính và chức năng của mỗi loại Pr.

Câu 12: B

Liên kết nối giữa các nucleotide tạo nên chuỗi polipeptide là liên kết giữa đường và acid ( liên kết hóa trị).

Câu 13: D

ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotide: A, T, G, X ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các ribonucleotide: A, U, G, X Đơn phân chỉ có ở ARN mà không có ở ADN là U-Uraxin

Câu 14: B

tARN -ARN vận chuyển. Có vai trò quan trọng trong việc tạo phức hệ aa-tARN, tARN mang acid amine vào riboxome để tham gia dịch mã tạo phân tử Protein.

Câu 15: C

Đại phân tử đóng vai trò là vật chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là ADN và mARN.

Câu 16: A

(6)

ARN gồm có 4 loại đơn phân A, U, G, X. Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần là: acid photphoric, base nito và đường ribozo.

Câu 17: A

A. mARN dạng mạch thẳng → không có liên kết bổ sung giữa các nu.

ARN vận chuyển,có các thùy xoắn lại với nhau. Tại các thùy này có liên kết hidro.

ARN riboxome có cấu tạo phức tạp, có nhiều đoạn cuộn xoắn → có liên kết hdiro.

ADN có trong ty thể. ADN dạng mạch kép có liên kết bổ sung A-T và G-X.

Câu 18: B

Gen mang bộ ba mã gốc, mARN mang bộ ba mã sao( codon), tARN mang bộ ba đối mã( anticodon)

Câu 19: D

Ngoài chức năng vận chuyển acid amine, tARN còn có chức năng quan trọng là nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 20: C

Vị trí gắn với acid amine đặc hiệu của tARN bao giờ cũng là bộ ba XXA.

Câu 21: A

Virut có bộ NST là ARN nên co quá trình sao mã ngược tử ARN → ADN Câu 22: B

Protein là đại phân tử,cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các acid amine.

Mỗi acid amine gồm có 3 thành phần đó là: Gốc R (hidrocacbon), nhóm NH2, nhóm COOH.

Câu 23: C

Giưã 2 acid amine sẽ hình thành 1 liên kết peptide. Liên kết peptide hình thành giữa nhóm COOH của acid amine này với nhóm NH2 của acid amine kế tiếp

Câu 24: B

Protein gồm 4 thành phần chính cấu tạo nên đó là: C, H, O, N.

Câu 25: C Câu 26: B

mARN có A =2U =3G=4X. Tỷ lệ mỗi loại %A + %U + %G + %X = 100 %

%U =%A/2, %G = %A/3; %X =%A/4 → A = 48%, U = 24%, G = 16%, X =12%

Câu 27: A

mARN có A: U: G :X = 1: 2: 3: 4 Ta có %A + %U + %G + %X =100%

A=1/10 → A = 10%, U =20%, G =30%, X =40%

Câu 28: A

(7)

Số nu của mARN = (4080: 3,4) =1200

Ta có A + U + G + X =1200, A =2U =3G=4X → U =A/2, G =A/3, X =A/4 A =576, U =288, G = 192, X =144

Câu 29: D

Số nucleotide của mARN = 4080: 3,4 = 1200

G: X : U :A = 3: 4: 2: 3 → G = 3/12 N → G =300, A = 300, U =200, X =400 Câu 30: D

Protein đều có chức năng ở 3 trường hợp A, B, C. Riêng trường hợp D thì không đúng vì khả năng nhân đôi để đảm bảo tính đắc trưng và ổn định là chức năng của ADN.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Ở sinh vật nhân thực có gen cấu trúc là gen phân mảnh vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa aa (exon) là các đoạn không mã hóa aa( intron).. Ở sinh

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó