• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 11 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp tế bào luyện thi THPT quốc gia phần 11 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

6 - Cơ chế phát sinh giao tử và thụ tinh

Câu 1. Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế

A. nguyên phân. B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi.

C. giảm phân và thụ tinh. D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 2. Ở thực vật, loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội là A. nhân tế bào cánh hoa. B. tinh tử.

C. nhân tế bào ở đỉnh sinh trưởng. D. nhân tế bào phát sinh hạt phấn.

Câu 3. Loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là

A. tinh tử. B. tinh trùng. C. trứng D. hợp tử.

Câu 4. Quá trình giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau. Đó là do các nhiễm sắc thể A. tự nhân đôi trước khi giảm phân. B. phân ly độc lập, tổ hợp tự do.

C. đóng tháo xoắn có tính chu kỳ. D. tập trung về mặt phẳng xích đạo thành một hàng.

Câu 5. Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là

A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.

Câu 6. Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là

A. 3 B. 6 C. 9 D. 12

Câu 7. Có 1 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là:

A. 4 B. 8 C. 12 D. 2

Câu 8. Cơ chế dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là:

A. Sự nhân đôi của NST.

B. Sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép.

C. Sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kỳ giữa.

D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I.

Câu 9. Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là:

1. Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân.

2. Phân li NST trong giảm phân.

3. Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh.

4. Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân.

5. Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3 và 4. B. 1, 3, 4 và 5. C. 1, 2, 3 và 5. D. 1, 2, 4 và 5.

Câu 10. Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi. Tế bào đó đang ở

A. kì đầu hoặc kì sau của nguyên phân B. pha G1 hoặc pha G2 trong chu kỳ tế bào C. pha G1 của chu kỳ tế bào. D. kì đầu I hoặc kì đầu II của giảm phân Câu 11. Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của giảm phân 1 là

A. 36 B. 18 C. 9 D. 0

Câu 12. Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu khi chưa thụ tinh sẽ có số nhiễm sắc thể là

(2)

A. 48 B. 6 C. 12 D. 24

Câu 13. Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là nếu giảm phân hình thành giao tử không có đột biến và trao đổi chéo thì có thể tạo ra số loại giao tử là

A. 4 B. 8 C. 16 D. 32

Câu 14. Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là

A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.

Câu 15. Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đó tạo ra số loại tinh trùng là

A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.

Câu 16. Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng:

A. 32 B. 64 C. 124 D. 16

Câu 17. Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng:

A. 132 B. 64 C. 32 D. 16

Câu 18. Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:

A. 210. B. 215. C. 212. D. 213.

Câu 19. Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Biết trong giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

A. 2 B. 6 C. 4 D. 8

Câu 20. Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 NST, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều khác nhau về cấu trúc. Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:

A. 24. B. 27. C. 25. D. 28.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: D

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó thụ tinh( tạo hợp tử 2n).

Bộ NST duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là: giảm phân và thụ tinh

Bộ NST duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào là nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Câu 2: B

Tất cả các tế bào sinh đưỡng đều có bộ NST 2n. Tế bào có chứa bộ NST đơn bội chỉ là giao tử.

Ở thực vật có thể là hạt phấn hoặc noãn.

(3)

Câu 3: D

Các tế bào giao tử: tinh tử, tinh trùng, trứng đều mang bộ NST đơn bội.

Hợp tử là sự kết hợp của 2 giao tử đực (n) và giao tử cái(n) → hợp tử chứa bộ NST lưỡng bội (2n)

Câu 4: B

Quá trình giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau do các nhiễm sắc thể phân ly độc lập và tổ hợp tự do với nhau.

Câu 5: B

Sau giảm phân I tạo thành 2 tế bào con có bộ NST là n(kép) → Trải qua giảm phân II tạo thành tế bào có bộ NST là n(đơn).

Câu 6: A

Mỗi tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng sẽ bị tiêu giảm → từ 3 tế bào sinh trứng sẽ tạo thành 3 trứng.

Câu 7: A

1 tế bào sinh tinh qua giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.

Câu 8: D

Cơ chế dẫn tới hoán vị gen trong giảm phân là sự tiếp hợp NST và sự trao đổi chéo của các chromatide ở kì đầu của giảm phân I.

Câu 9: A

Cơ chế di truyền của cặp NST thường là:

Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân.

Phân li NST trong giảm phân → Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh.

Ngoài ra còn có sự liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân.

Câu 10: A

Hàm lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi, chứng tỏ tế bào đã trải qua quá trình nhân đôi ADN.

A. Kì đầu nguyên phân NST vừa nhân đôi, kỳ sau NST phân li về 2 cực của tế bào tuy nheien chưa có sự phân chia tế bào chất → hàm lượng ADN gấp đôi hàm lượng ADN tế bào bình thường.

B. Pha G2 NST đã nhân đôi, tuy nhiên pha G1 NST chưa nhân đôi.

C. Pha G1 NST chưa nhân đôi. NST nhân đôi ở pha S

D. Kì đầu I hàm lượng NST tăng gấp đôi tuy nhiên kì đầu II hàm lương ADN như hàm lượng ở 1 tế bào bình thường ( khác biệt là ở tế bào bình thường NST tồn tại từng cặp đơn, thì ở kì đầu II NST ở dạng n kép).

Câu 11: D

Cải bắp 2n=18. Kỳ sau giảm phân I lúc này NST đang ở trạng thái kép nên số NST đơn sẽ =0 Câu 12: C

(4)

Châu chấu 2n =24. Trứng châu chấu chứa số NST là n=12. Châu chấu đực thụ tinh cho châu chấu cái, sau đó châu chấu cái đẻ trứng đã thụ tinh xuống đất.

Trứng châu chấu có bộ NST là n=12, còn trứng đã thụ tinh có bộ NST là 2n=24 Câu 13: C

Tế bào xoma ruồi giấm chứa 8 NST → nếu giảm phân hình thành giao tử, không có đột biến và trao đổi chéo. có thể tạo số loại giao tử là 2^n )n-số cặp NST.

2^4 =16 loại giao tử.

Câu 14: A

1 tế bào sinh dục cái sau quá trình giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng sẽ bị tiêu giảm Giả sử có a tế bào sinh dục cái giảm phân→ tạo ra a trứng.

Câu 15: B

1 tế bào sinh dục đực qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại khác nhau.

Câu 16: A

Một tế bào sinh dục cái ( 2n =24) nhân đôi 5 lần tạo ra số lượng tế bào con là 2^5 = 32 tế bào con.

Tế bào sinh dục cái bước vào giảm phân, mỗi tế bào tạo ra 1 trứng có kích thước lớn và 3 thể định hướng.

Số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào Câu 17: C

Tế bào nguyên phân 3 lần tạo ra 2^3 = 8 tế bào.

Mỗi tế bào sinh dục đực qua giảm phân tạo ra 4 loại tinh trùng 8 tế bào sẽ tạo ra 8 × 4 =32 tinh trùng

Câu 18: B

ở ngô 2n=10. Giảm phân sẽ tạo tối đa 2^10 loại giao tử.

Có 5 cặp NST tương đồng hoán vị gen→ tạo ra 4^5 giao tử =2^10 giao tử.

5 cặp NST bình thường tạo thành: 2^5 giao tử.

Số loại giao tử được tạo thành:2^5× 2^10 =2^15 Câu 19: C

Có 1 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra tối đa 2 loại tinh trùng Có 2 tế bào sinh tinh sẽ tạo ra tối đa 4 loại tinh trùng.

Câu 20: B Ruồi giấm 2n=8.

Giảm phân có 3 cặp NST tương đồng trao đổi chéo → 4^3 =2^6 loại giao tử.

(5)

Cặp số 4 giảm phân bình thường tạo 2^1 =2 loại giao tử.

→ Số loại giao tử tạo thành: 2^6 × 2 = 2^7.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Ở sinh vật nhân thực có gen cấu trúc là gen phân mảnh vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa aa (exon) là các đoạn không mã hóa aa( intron).. Ở sinh

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại