• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 39 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 39 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

5 - Lí thuyết cơ chế di truyền cấp độ phân tử số 2

Câu 1: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:

A. Phiên mã B. Sau phiên mã C. Trước phiên mã D. Dịch mã

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là:

A. Alanin B. Valin

C. Formyl mêtiônin D. Mêtiônin

Câu 3: Ở sinh vật nhân sơ, axit amin đầu tiên được đưa đến ribôxôm trong quá trình dịch mã là:

A. Alanin B. Valin

C. Formyl mêtiônin D. Mêtiônin

Câu 4: Hoạt động của pôlixôm trong quá trình dịch mã có vai trò:

A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.

B. Đảm bảo cho quá trình giải mã diễn ra nhanh chóng.

C. Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại.

D. Tăng hiệu suất tổng hợp các loại prôtêin cho tế bào.

Câu 5: Gen điều hòa có vai trò:

A. Tổng hợp prôtêin ức chế có khả năng liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.

B. Tổng hợp prôtêin ức chế làm tín hiệu điều hòa hoạt động gen.

C. Điều hòa hoạt động phiên mã và dịch mã của gen.

D. Tổng hợp prôtêin ức chế có khả năng liên kết với

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình dịch mã ?

A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.

B. Ở tế bào nhân sơ, tARN mang axit amin mở đầu là focmin mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.

C. Ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.

D. Các chuỗi pôlipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.

Câu 7: Quá trình phiên mã không cần sử dụng đoạn mồi vì:

A. Chỉ có một mạch của ADN được dùng làm khuôn.

B. Enzim ARN polimeraza tự tạo được đầu 3-OH tự do.

C. Nó là giai đoạn trung gian của quá trình tổng hợp prôtêin.

D. Nó chỉ diễn ra theo từng gen, từng đoạn ADN.

Câu 8: Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do:

A. Các tế bào nhân thực lớn hơn.

B. Sinh vật nhân sơ sống giới hạn trong môi trường ổn định.

C. Các nhiễm sắc thể nhân thực có ít nuclêôtit hơn, do vậy mỗi trình tự nuclêôtit phải đảm nhiệm nhiều chức năng.

D. Trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.

(2)

Câu 9: Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là:

A. Prôtêin ức chế.

B. Đường lactozơ.

C. Enzim ADN-polimeraza.

D. Đường mantôzơ.

Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân sơ, vùng mã hóa có chiều dài 0,51μm, gen này điều khiển quá trình tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có bao nhiêu aa?

A. 499 B. 498 C. 500 D. 998

Câu 11: Phân tử mARN tham gia giải mã ở tế bào chất của phần lớn gen ở sinh vật nhân thực:

A. Có chiều dài dài hơn chiều dài của gen tương ứng.

B. Có chiều bài bằng chiều dài của gen tương ứng.

C. Có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng.

D. Có trình tự nuclêôtit giống với mạch khuôn của gen.

Câu 12: Hoạt động nào sau đây trong tế bào mở đầu cho quá trình giải mã tổng hợp prôtêin?

A. Tổng hợp mARN B. Hoạt hoá axit amin

C. Lắp đặt các axit amin vào ribôxôm D. Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin

Câu 13: Chuẩn bị phiên mã cho gen cấu trúc trong opêron Lac, ARN-pôlimeraza bám vào A. Vùng khởi động.

B. Vùng mã hoá.

C. Vùng vận hành.

D. Gen điều hoà.

Câu 14: Một phân tử tARN mang anti-côđon là UUU, phân tử tARN này mang axit amin tương ứng để vào ribôxôm tổng hợp chuỗi polipeptit là (biết bộ ba UUU mã hóa axit amin pheeninalanin; bộ ba AAA mã hóa axit amin lizin; bộ ba UUA mã hóa axit amin lơxin; bộ ba AUU mã hóa axit amin lzôlơxin).

A. Lizin.

B. Pheeninalanin.

C. Lơxin.

D. Izôlơxin.

Câu 15: Các bộ ba nào sau đây khi thay một bazơ nitric này bằng một bazơ nitric khác sẽ trở thành bộ ba kết thúc. Biết trình tự các nucloetit trong mạch mã gốc có trinh tự theo chiều 3' - 5'

1- ATG. 2- AXG. 3- AAG. 4- TTT. 5- TTG. 6- TXX.

Đó là các bộ ba:

A. 1, 2, 4, 5, 6.

B. 2, 4, 5, 6.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 1, 2, 4

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN từ đầu 3 đến đầu 5 và chuỗi polipeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacboxyl

B. Trình tự của các aa trong chuỗi polipeptit phản ứng đúng trình tự của các mã bộ ba trên mARN.

(3)

C. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo NTBS giúp aa tương ứng gắn chính xác vào chuỗi polipeptit.

D. Khi riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc, quá trình sinh tổng hợp protein sẽ dừng lại, chuỗi polipeptit được giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và riboxom trở lại bào tương dưới dạng hai tiểu phần lớn và bé.

Câu 17: Trong quá trình dịch trong tế bào chất của sinh vật nhân thực không có sự tham gia của loài tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây

A. Mang bộ ba 5’AUG 3’

B. Mang bộ ba 5’UAA3’

C. Mang bộ ba 3’G AX 5’

D. Mang bộ ba 3’AUX 5’

Câu 18: Khi nói về bộ ba mở đầu trên mARN hãy chọn kết luận đúng

A. Trên mỗi phân tử mARN có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu B. Trên mỗi phân tử ARN có môt bộ ba mở đàu nằm ở đầu 3’ của mARN

C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG D. Tất cả các mã AUG trên mARN đều là bộ ba mở đầu Câu 19: Cho các thành phần sau

1. tARN mang axit amin mở đầu 2. Tiểu phần bé của riboxom 3 mARN

4. Tiểu phần lớn của riboxom

Trong giai đoạn mở đầu của quá trình dịch mã phân tử mARN tiếp xúc với các thành phần còn lại theo thứ tự dấu cộng mô tả sự hình thành liên kết giữa các thành phần

Phương án mô tả đúng trật tự liên kết của các thành phần trong giai đoạn mở đầu là A. 3 + 4 →3 + 4 + 2 →3 + 4 + 2 + 1

B. 3 + 4 →3 + 4 + 1 →3 + 4 + 1+ 2 C. 2 + 3→2 + 3 + 1 →2 + 3 + 1+ 4 D. 2 + 1 →2 + 1 + 3 →2 + 1 + 3 + 4

Câu 20: Khi nói về quá trình dịch mã kết luận sau đây không đúng A. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit

B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit C. Bộ ba kết thúc quy định hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi peptit

D. Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là chiều 5’→3’

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình dịch mã

A. Ở trên môt phân tử các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau mỗi điểm đặc hiệu với một riboxom

B. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa các bộ ba mã hóa trên mARN và bộ ba đối mã trên tARN

C. Các riboxom trượt theo từng bộ ba trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ khi gặp bộ ba mở đầu cho tơi khi gặp bộ ba kết thúc

D. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polypeptide và có cấu trúc giống nhau .

Câu 22: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac thì enzyme ARN polimeraza thường xuyên phiên mã ở loại gen nào sau đây

A. Gen điều hòa B. Gen A

(4)

C. Gen Y D. Gen Z

Câu 23: Điều hòa hoạt động gen chính là A. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra B. Điều hòa lượng mARN

C. Điều hòa lượng tARN D. Điều hòa lượng rARN

Câu 24: Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit diễn ra ở đâu A. Trong ty thể của sinh vật nhân thực

B. Trong lục lạp của tế bào C. Trong tế bào chất của tế bào

D. Trong nhân tế bào của cả sinh vật nhân sơ và nhân thực

Câu 25: Trong cấu trúc của Operon Lac, nếu đột biến làm mất một đọan phân tử ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được

A. Mất vùng khởi động B. Mất vùng vận hành C. Mất gen điều hòa D. Mất một gen cấu trúc

Câu 26: Quá trình dịch mã của sinh vật nhân thực khác sinh vật nhân sơ ở điểm nào ?

A. Sinh vật nhân sơ có nhiều riboxom cùng dịch mã một phân tử mARN còn sinh vật nhân thực thì có một phan tử dịch mã cho

B. Bộ ba mã mang thông tin mã hóa axit amin mở đầu cho quá trình dịch mã khác nhau C. Axit amin được mã hóa bởi bộ ba AUG ở hai nhóm sinh vật khác nhau

D. Quá trình dịch mã của sinh vật nhân thực diễn ra trong tế bào chất còn sinh vật nhân sơ diễn ra ở vùng nhân Câu 27: Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Tham gia hoạt hoá axit amin

B. Giúp hình thành liên kết peptit giữa các axit amin C. Cả A và B đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 28: Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản mã sao có 10 ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là:

A. 120

B. 140

C. 160 D. 80

Câu 29: Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 alanin, 80 xistêin, 70 triptôphan, 48 lơxin. Chiều dài của gen dã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên là bao nhiêu . Biết gen đó là gen không phân mảnh

A. 3060 ăngstron B. 3570 ăngstron C. 4080 ăngstron

(5)

D. 4590 ăngstron

Câu 30: Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 alanin, 80 xistêin, 70 triptôphan, 48 lơxin. Khối lượng phân tử prôtêin nói trên bằng:

A. 27000 đơn vị cacbon B. 31400 đơn vị cacbon C. 32780 đơn vị cacbon D. 35400 đơn vị cacbon

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: A

Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã Câu 2: D

Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho Mêtiônin. Vậy aa đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch là Mêtiônin

Câu 3: C

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực là formyl mêtiônin

Câu 4: C

Pôlixôm hay poliriboxom là một nhóm các riboxom cùng dịch mã trên một phân tử mARN, cùng tổng hợp một loại polipetit giúp tăng hiệu suất của quá trình tổng hợp protein

Câu 5: A

Gen điều hòa có chức năng mang thông tin tổng hợp protein ức chế .Đặc điểm của prôtêin ức chế là chúng có khả năng liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã

Câu 6: A Kết luận A sai .

Vì sau khi kết thúc quá trình dịch mã thì hai tiểu phần của riboxom tách nhau ra và tách ra khỏi mARN Câu 7: B

Quá trình phiên mã không cần sử dụng đoạn mồi vì enzim ARN polimeraza tự tạo được đầu 3-OH tự do cho quá trình tổng hợp ARN

Câu 8: D

Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.

Câu 9: B

Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là đường lactozơ Câu 10: B

Đổi 0,51μm= 5100 A 0

Sô rNu trong mARN được tổng hợp tử gen đó là

rN = = 1500 (rN)

(6)

Số phân tử aa có trong một phân tử protein hoàn chỉnh là (1500 : 3 )- 1 -1 = 498

Câu 11: C

Trong vùng mã hoá của gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục nên mARN sơ khai được tổng hợp có các đoạn không mã hóa xen kẽ với các đoạn mã hóa aa , nên sau khi mARN sơ khai được tổng hợp phải căt bỏ các đoạn không mã hóa aa trước khi tham gia giải mã . Vì vậy chiều dài cuả phân tử m ARN trưởng thành ở sinh vật nhân thực luôn có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng

Câu 12: B

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình tổng hợp protein của tế bào là hoạt hóa các aa Câu 13: A

Để chuẩn bị cho phiên mã các gen cấu trúc trong Operon Lac thì ARN-pôlimeraza phải bám vào vùng khởi động

Câu 14: A

Phân tử tARN mang anti-côđon là UUU nên bộ ba mã hóa trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba dối mã UUU là AAA mã hóa lizin

=> phân tử tARN đó gắn vào với axit amin lizin Câu 15: D

Ta có tất cả các bộ ba đó đều nằm trên ADN nên ta có bảng sau

Vậy các bộ ba mã hóa có thể thay đôi một mã bộ để thành bộ ba kết thúc là 1,2,4 Câu 16: A

Trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN từ đầu 3 đến đầu 5 và chuỗi polipeptit được hình thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacboxyl - sai

Vì trong quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển trên mARN từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc trên phân tử mARN, từ đầu 5' đến đầu 3'

Câu 17: D

Trong quá trình dịch mã , các bộ ba kết thúc không quy định tổng hợp aa nên không có tARN tương ứng Bộ ba kết thúc 5’ UAA3 ‘ →đối mã là 3’ AUU 5

Bộ ba kết thúc 5’ UAG3 ‘ →đối mã là 3’ AUX 5 Bộ ba kết thúc 5’ UGA3 ‘ →đối mã là 3’ AXU 5 Câu 18: A

A. Trên mỗi phân tử mARN có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu – đúng

(7)

B. Trên mỗi phân tử ARN có môt bộ ba mở đầu nằm ở đầu 3’ của mARN – sai vì bộ ba AUG nằm ở đầu 5’ của mARN chứ không nằm ở đầu 3’

C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG – sai vì trên mỗi mARN có nhiều bộ ba AUG, việc xuất hiện các bộ ba là ngẫu nhiên nên mỗi bộ ba sẽ được xuất hiện nhiều lần trên mARN

D. Tất cả các mã AUG trên mARN đều là bộ ba mở đầu sai vì trên mARN chỉ có một bộ ba mã hóa Câu 19: C

Giai đoạn mở đầu của quá trình dịch mã tiểu phần bé của riboxom gắn đặc hiệu vào với mARN ở vị trí bộ ba mở đầu , sau đó tARN mang axit amin mở đàu vào gắn với tiểu phần bé của riboxom , sau đó tiểu phần lớn mới gắn vào

Câu 20: C

A. Đúng vì khi dịch mã mỗi bộ ba đối mã trên của t ARN khớp bổ sung với bộ ba mã hóa trên mARN nếu t ARN không có bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã hóa trên mARN thì tARN sẽ bị đảy ra khỏi riboxom để tARN bổ sung đi vào . Khi liên kết bổ sung được hình thành thì liên kết peptide giữa các axit amin mới xảy ra

B. Đúng vì mã di truyền mang tính đặc hiệu nên trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trên chuỗi peptit

D. Đúng vì khi dịch mã riboxom trượt trên mARN từ bộ mã mở đầu ở đầu 5’ cho đến khi gặp bộ ba kết thúc ở đàu 3’ của mARN

C Sai . Vì bộ ba kết thúc không mang thông tin mã hóa axit amin Câu 21: A

Kết luận A sai vì mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên phân tử mARN . Mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba mở đầu nên có duy nhất một điểm bắt đầu dịch mã . Trên một mARN có nhiều riboxom khác nhau như chúng cùng đọc mã tại một điểm xác định

Kết luận B đúng vì trong quá trình dịch mã mỗi bộ ba mã hóa trên mARN đều khớp bổ sung với một bộ ba đối mã trên tARN

Kết luận C đúng vì riboxom trượt theo từng bộ ba kết thúc thì dừng lại và hai tiểu phần của riboxom tách ra khỏi mARN

Kết luận D đúng vì mã di truyền có tính đặc hiệu nên các chuỗi peptide được tổng hợp từ một phân tử mARN luôn có cấu trúc giống nhau

Câu 22: A

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac thì enzyme ARN polimeraza thường xuyên phiên mã ở gen điều hòa nhất vì các gen cấu trúc chỉ được phiên mã trong trường hợp môi trường có lactose, còn các gen điều hòa được phiên mã trong cả khi môi trường có lactose và trong môi trường không có lactose

Câu 23: A

Gen mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN , sản phẩm của gen tham gia vào các hoạt động sống của tế bào . Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau và nhu cầu về sản phẩm gen của tế bào là khác nhau. Lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hay ít là do cơ chế điều hòa hoạt động gen. Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra

Câu 24: C

Riboxom là bào quan tham gia vào quá trình tổng hợp protein nên quá trình tổng hợp protein chỉ xảy ra ở trong tế bào chất (nơi có riboxom) vì thế các phân tử mARN sau khi được tổng hợp trong nhân chúng được đưa ra ngoài tế bào chất để chuẩn bị cho quá trình dịch mã

Câu 25: A

Dựa vào chức năng của từng vùng trong Operon Lac ta có thể suy ngay ra được nếu đột biến mất vùng khởi động thì quá trình phiên mã các gen cấu trúc không xảy ra

Câu 26: C

(8)

Dịch mã ở sinh vật nhân thực khác sinh vật nhân sơ ở aa mở đầu Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu AUG mã hóa cho aa Methionin Ở sinh vật nhân sơ , bộ ba mở đầu AUG mã hóa cho aa formyl Methionin Câu 27: C

Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP có vai trò tham gia hoạt hoá axit amin và hình thành liên kết peptit giữa các axit amin

Câu 28: C

Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là:

phân tử Câu 29: A

Số lượng aa trong chuỗi polipeptide hoàn chỉnh là 100 + 80 + 70 + 48 = 298

Số bộ ba mã hóa trên phân tử mARN mang thông tin tổng hợp chuỗi polipeptide đó là 298 + 1 + 1 = 300 bộ ba

=> chiểu dài của gen đó là 300x 3 x 3.4 = 3060 ăngstron Câu 30: C

Số lượng aa trong phân tử prôtêin là 100 + 80 + 70 + 48 = 298

Khối lượng phân tử prôtêin là 298 x 110 = 32780 đơn vị cacbon

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Ở sinh vật nhân thực có gen cấu trúc là gen phân mảnh vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa aa (exon) là các đoạn không mã hóa aa( intron).. Ở sinh

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó