• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 40 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 40 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

6 - Bài tập cơ chế di truyền cấp độ phân tử số 1

Câu 1: Một gen dài 0.51 µm , khi gen này thực hiện sao mã 3 lần , môi trường nội bào đã cung cấp số ribonucleotit tự do là

A. 4500 B. 3000 C. 1500 D. 6000

Câu 2: Một phân tử mARN có chiều dài 2040A0 có tỷ lệ các loại A,G,U,X lần lượt là 20% , 15% ,40% , 25% . Người ta dùng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài bằng phân tử mARN . Tính theo lí thuyết số loại nucleotit mỗi loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp phân tử ADN trên là

A. G = X= 240, A = T = 360 B. G = X= 320, A = T = 280 C. G = X= 360, A = T = 240 D. G = X= 280 , A = T = 320

Câu 3: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15 . Nễu chuyển những vi khuẩn này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn Ecoli sau 5 lần nhân đôi thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN trong vùng nhân chỉ chứa N14

A. 30 B. 8 C. 16 D. 32

Câu 4: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có G+A/ T+X = 0.25 để làm khuôn tổng hợp chuỗi

polinucleot bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của mạch khuôn đó . Tính theo lí thuyết , tỷ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này

A. A+ G= 20% ; T+X= 80%

B. A+ G= 80%; T+X= 20%

C. A+ G= 25%; T+X= 75%

D. A+ G= 75%; T+X= 25%

Câu 5: Một phân tử ADN của vi khuẩn có chiều dài là 34. 106 A0 và A chiếm 30% tổng số nucleotit . Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp hai lần . Số Nu loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là

A. 12.106 B. 18.106 C. 6.106 D. 9.106

Câu 6: Một phân tử ADN có chiều dài là 4080 A0 . Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 3 lần số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi của AND là

A. 16786 B. 19184 C. 16800 D. 19200

Câu 7: Một phân tử ADN nhân thực có 50 chu kì xoắn . phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần .Số liên kết hoá trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi là

A. 15968 B. 14970

(2)

C. 1600 D. 1500

Câu 8: Trên một đơn vị tái bản có 30 đoạn okazaki . Số đoạn mồi được cung cấp cho đơn vị tái bản này là A. 30

B. 31 C. 32 D. 33

Câu 9: Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN có 15 đơn vị tái bản , trong mỗi đơn vị tái bản có 18 đoạn okazaki . Số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị tái bản của ADN này tái bản một lần là

A. 302 B. 285 C. 270 D. 300

Câu 10: Một phân tử mARN có chiều dài là 2142A0 và tỉ lệ các loại nucleotit lần lượt là A: U: G:X = 1:2:2:4.

Nếu phân tử ADN dùng để tổng hợp phân tử mARN này có chiều dài bằng nhau thì số loạinucleotit mỗi loại của phân tử ADN là

A. A=T= 210 G=X= 420 B. A=T= 420, G=X= 210

C. T= 140, A = 70,X= 280. G= 140 D. A= 140, T= 70, G= 280, X= 140

Câu 11: Trong tự nhiên có bao nhiêu loại mã di truyền mà trong đó có chứa ít nhất 2 nucleotit loại G A. 10

B. 18 C. 9 D. 37

Câu 12: Trên mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có 300A, 400G , 600T, 200X Gen phiên mã 5 lần, số ribonucleotit mỗi loại mà mỗi trường cung cấp cho gen phiên mã là

A. 3000A, 2000X, 1500U, 1000G B. 3000U, 2000G, 1500A, 1000X C. 1860A, 12400X, 9300U, 6200G

D. 600A, 400X, 300U,200G

Câu 13: Một gen thực hiện phiên mã hai lần đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng các loại nucleotit các loại A=400 , U= 360 , G= 240 và X= 480 . Số lượng nucleotit từng loại của mỗi gen là

A. A=T=360, G=X=380 B. A=T= 380, G=X= 360 C. A=200, T= 180 , G= 120, X= 240 D. A=180, T=200, G= 240, X= 120

Câu 14: Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 80 đoạn okazaki . Số đoạn mồi được tổng hợp là

A. 120 B. 100 C. 80 D. 90

Câu 15: Một gen con tự nhân đôi đã tạo thành hai gen con , hình thành nên 3800 liên kết hidro trong số đó số liên kết hidro giũa các cặp G- X nhiều hơn số liên kết các cặp A-T là 1000 . Chiều dài của gen đó là

(3)

A. 2411 A0 B. 2550 A0 C. 5100A0

D. 2250A0

Câu 16: Chiều dài cuả một gen của sinh vật nhân sơ là bao nhiêu A0 để mã hóa một mạch polipeptit hoàn chỉnh có 300 axit amin ?

A. 3070A0 B. 3060A0 C. 3080.4 A0

D. 3000A0

Câu 17: Qua quan sát quá trình nhân đôi cuả một phân tử ADN ban đầu, ta thấy số mạch đơn cuả phân tử ADN ban đầu chiếm 6.25% tổng số mạch đơn tạo ra ở các phân tử AND con . Trong toàn bộ quá trình nhân đôi của ADN trên môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liêu tương đương với 104160 nucleotit. Chiều dài của phân tử ADN ban đầu là

A. 5712 A0 B. 11804,8 A0 C. 25296A0

D. 11067A0

Câu 18: Một gen thực hiện hai lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp các loại nucleotit với số lượng như sau 360A, 460U, 520G, 480X. Số lượng từng loại nucleotit của gen là

A. A= 820, G= 1000 B. A= 410, G= 500 C. A= 480, G= 540 D. A= 460; G= 520

Câu 19: Một gen ở vi khuẩn E.coli có chiều dài 4080 A0 và có tổng hai loại nu bằng 40% số nu của gen. Khi gen phiên mã tạo ra 1 phân tử mARN cần môi trường nội bào cung cấp 540 G và 120A. Số lượng 2 loại nu còn lại của mARN là:

A. 240X và 300U B. 360U và 180 X C. 360X và 180 U D. 300X và 240G

Câu 20: Trên mạch gốc của một gen có 400 adenin , 300 timin, 300 guanin , 200 xitozin . gen phiên mã một số lần cần môi trường cung cấp 900 adenin . Số lần phiên mã của gen là

A. 3 lần B. 2 lần C. 4 lần D. 1 lần

Câu 21: Tỷ lệ cac loại nucleotit trên mạch gốc của gen là A:T:G:X = 3:2:2:5 . Gen phiên mã hai lần đã cần môi trường cung cấp 300 A . số nucleotit loại G của mARN là

A. 750 B. 375 C. 525 D. 225

Câu 22: Một phân tử ADN có chiều dài 4080 và có A= 2G. phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 5 lần . Số nucleotit loại G mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là

(4)

A. 12800 B. 12400

C. 24800 D. 24400

Câu 23: Một phân tử ADN nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số phân tử ADN con được tạo ra là bao nhiêu ? A. 6

B. 7 C. 8 D. 9

Câu 24: Phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15 phóng xạ . Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có chứa N14 thì sau 5 lần tự sao thì tỷ lệ các mạch polinucleotit chứa N15 trong tổng số các mạch được tổng hợp trong các phân tử con là bao nhiêu ?

A. 1 4 B. 1

8 C. 1

16 D. 1

32

Câu 25: Một gen có chiều dài là 5270A0 . Gen nhân dôi 5 lần , số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là bao nhiêu

A. 99200 B. 96100

C. 49600 D. 48050

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: A

Đổi 0.51 µm = 5100 A0

Số Nucleotit ở mạch mã gốc của phân tử ADN này là N = = = 1500

Gen thực hiện sao mã 3 lần nên số lượng nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình sao mã là 1500 x 3 = 4500

Câu 2: A

Số nucleotit ở mạch mARN này là N= = = 600

Tỷ lệ các loại A,G,U,X lần lượt là 20% , 15% ,40% , 25% nên số lượng các loại ribonucleotit trong phân tử ARN lần lượt sẽ là

r A= 20%x 600= 120 rU= 40%x 600 = 240 r G=15%x 600= 90 rX = 25%x 600 = 150

Số Nucleotit mà môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp phân tử ADN là A= T = rA+ rU = 360 G= X = rG+ rX = 240

Câu 3: A

(5)

Số phân tử ADN con được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là 25 = 32 ph ân tử

Số phân tử có nguyên liệu hoàn toàn mới sẽ là 32- 2 = 30 phân tử

Sau 5 lần nhân đôi trong môi trường có chứa N14 thì sẽ tạo ra 30 phân tử trong vùng nhân chỉ chứa N14.

Câu 4: B

Ta có mạch khuôn có tỷ lệ G+A/ T+X = 0.25 => mạch bổ sung có tỷ lệ G+A/ T+X = 4

Ta lại có A+ G+ T+ X= 100 %

=> A+ G= 80%; T+X= 20%

Câu 5: A

Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là N = 34. 106 / 3.4x 2 = 2x 107 ( Nu )

A chiếm 30% , ta có G + A = 50% => G = 20%

Số lượng G trong phân tử ADN là 20% x 2x 107 = 0.2 x 2x 107 = 4 x 106

Số Nu loại G mà môi trường cung cấp cho hai lần nhân đôi liên tiếp là 4 x 106 x (22 - 1) = 12.106

Câu 6: A

Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là N = 4080/ 3.4 x2 = 2400 ( Nu )

Liên kết cộng hóa trị trong phân tử ADN được hình thành giũa nucleotit này và nucleotit kế tiếp trong một mạch . Do vậy số liên kết cộng hóa trị trong một mạch ADN sẽ bằng số nucleotit càu mạch đó trừ đi 1 Số liên kết hoá trị trong phân tử ADN là

(2400/2 – 1 )x 2 = 2400- 2 = 2398 liên kết

Số liên kết hóa trị mới được hình thành sau 3 lần nhân đôi là 2398 liên kết x ( 23 – 1 )= 16786

Câu 7: B

Số lượng nucleotit trong phân tử ADN là 50 x 20 = 1000 Nu

Số liên kết hoá trị trong phân tử ADN là (1000/2 – 1 )x 2 = 1000- 2 = 998 liên kết

Số liên kết hóa trị mới được hình thành sau 4 lần nhân đôi là : 998 liên kết x ( 24 – 1 )= 14970

Câu 8: C

Mỗi đoạn okaza ki cần có một đoạn mồi để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới có 30 đoạn Okazaki => cần có 30 đoạn mồi

Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch lên tục , mỗi mạch liên tục này cần có 1 đoạn mồi để tổng hợp mạch mới . Tổng số các đoạn mồi cần thiết để khởi đàu quá trình tổng hợp mạch mới là

30 + 2 = 32 ( đoạn mồi ) Câu 9: D

Mỗi đoạn okaza ki cần có một đoạn mồi để khởi đầu, một đơn vị tái bản trong quá trình tổng hợp mạch mới có 18 đoạn Okazaki => cần có 18 đoạn mồi

Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch lên tục , mỗi mạch liên tục này cần có 1 đoạn mồi để tổng hợp mạch mới . Tổng số các đoạn mồi cần thiết để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới của phân tử ADN đó là là

(18 + 2) x 15 = 20x 15 = 300 ( đoạn mồi ) Câu 10: A

Số nucleotit trong phân tử ARN là N= = = 630 (rN)

(6)

Tỉ lệ các loại nucleotit lần lượt là A: U: G:X = 1:2:2:4=> số lượng các loại ribonucleotit trên phân tử mARN lần lượt là

rA = 70 rU = 140 r G=140 ; rX= 280

Số lượng các loại Nu mỗi loại trong phân tử ADN dùng để tổng hợp mARN trên là A= T = rA + rU = 210

G=X= rG+ rX = 140 + 280 = 420 Câu 11: A

Mã di truyền chứa 2 Nucleotit loại G gồm có:

Mã gồm 2G và 1A có 3 mã Mã gồm 2G và 1U có 3 mã Mã gồm 2G và 1X có 3 mã

Mã di truyền chỉ chứa 3 nucleotit loại G là 1

Tổng số mã di truyền chứa ít nhất 2 nucleotit loại G là:

3 x 3 + 1 = 10 mã Câu 12: A

Mạch gốc của gen có 300A, 400G, 600T và 200X

Số nucleotit mà môi trường cần cung cấp cho gen phân mã 1 lần là rU = A = 300; rA = T = 600; rG = X = 200; rX = G = 400.

Số nucleotit mầ môi trường cần cung cấp cho gen phiên mã 5 lần là:

rU = 300 x 5 = 1500 rA = 600 x 5 = 3000 rG = 200 x 5 = 1000 rX = 400 x 5 = 2000.

Câu 13: B

Số lượng từng loại trong phân tử mARN rA = 400 : 2 = 200

rU = 300 : 2 = 180 rG = 240 : 2 = 120 rX = 480 : 2 = 240

Số lượng nucleotit từng loại của gen đó là:

A = T = rA + rU = 200 + 180 = 380.

G = X = rX + rG = 120 + 240 = 360 Câu 14: D

Mỗi đoạn okaza ki cần có một đoạn mồi để khởi đầu, trong quá trình tổng hợp mạch mới có 80 đoạn Okazaki

=> cần có 80 đoạn mồi

Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch lên tục , mỗi mạch liên tục này cần có 1 đoạn mồi để tổng hợp mạch mới nên một đơn vị tái bản cần có 2 đoạn mồi để tổng hợp mạch lIên tục .

Tổng số các đoạn mồi cần thiết để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới của phân tử ADN đó là là 80 + 2x 5

= 90 đoạn mồi Câu 15: B

Số liên kết hiđro được hình thành trong quá trình nhân đôi chính là số lien kết hiđro trong hai phân tử AND con Số liên kết hiđro trong 1 phân tử AND là:

3800 : 2 = 1900

Trong một phân tử ADN thì số liên kết H giữa cặp G và X nhiều hơn cặp A- T là : 1000 : 2 = 500

=>2A + 3G = 2A + 2A + 500 = 1900

=> 4A = 1400

=> A = 350

G = 1900 – (2 x A) : 3 = (1900 – 700) : 3 = 400

Chiều dài của gen đó là: L = (A + G) x 3,4 = (350 + 400) x 3,4 = 2550 A0 Câu 16: C

(7)

Số bộ ba trên mARN mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit đó là:

300 + 1 + 1 = 302 (bộ ba)

Chiều dài của gen sinh vật nhân sơ bằng chiều dài của mARN => chiều dài của gen : (302 x 3) x 3,4 = 3080,4 A0

Câu 17: B

Mạch đơn của AND ban đầu chiếm 6,25% tổng số mạch được tạo ra trong các phân tử ADNcon, phân tử ADN đã trải qua 4 lần nhân đôi và 16 phân tử ADN con được tạo ra.

Số nucleotit trong một phân tử ADN là:

= 6944 (Nu)

Chiều dài của phân tử AND ban đầu là: = 11804,8 A0 Câu 18: B

Số lượng ribonucleotit từng loại trong mARN là:

rA = 180 ; rG = 520 : 2 = 260 rU = 460 : 2 = 230; rX = 480 : 2 = 240 Số lượng từng loại nucleotit của gen là:

A = T = rA + rU = 180 + 230 = 410 (Nu) G = X = rX + rG = 260 + 240 = 500 (Nu) Câu 19: B

Số nucleotit có trong gen là 4080/ 3.4 x2 = 2400Nu

Số nu trên phân tử ADN do gen phiên mã là : 2400 : 2 = 1200 nu

Trong phân tử ADN ta luôn có tổng hai loại nucleotit không bổ sung cho nhau luôn bằng 50%

Trong mARN được phiên mã có 540G và 120 A nên 2 loại nu có tổng là 40% số nu của gen là A- T A= T = 0.2 x 2400 = 480

G= X = 0.3 X 2400 = 720 rU = A – rA = 480- 120= 360 r X = G – rG = 720- 540 = 180 Câu 20: A

Theo nguyên tắc bổ sung ta có: T = rA = 300

=> Số lần phiên mã của gen là = 3 lần Câu 21: B

Số nucleotit loại T trên gen là 300 : 2 = 150 (Nu) Số nucleotit loại X trên gen là (150 : 2) x 5 = 375 (Nu) Số nucleotit loại G của mARN là rG = X = 375 (Nu) Câu 22: B

Số nucleotit trong phân tử ADN đó là:

N = (4080 : 3,4) x 2 = 2400 (Nu)

Số Nucleotit loại G trong phân tử ADN đó là:

= 400 (Nu)

Số nucleotit loại G môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là 400.(25 - 1) = 12400

Câu 23: C

Số phân tử ADN con được tạo ra sau 3 lần nhân đôi là 23 = 8 (phân tử) Câu 24: D

(8)

Sau 5 lần tự sao thì số mạch ADN có trong các phân tử ADN con là 25.2 = 64 (mạch)

Khi chuyển các phân tử Ecoli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì vẫn có 2 mạch gốc ban đầu chứa N15

=> Tỉ lệ các phân tử ADN chứa N15 trong các phân tử con là Câu 25: B

Số nucleotit trong gen đó là:

(5270 : 3,4) x 2 = 3100 (Nu)

Số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen đó là:

3100 x (25 - 1) = 3100 x 31 = 96 100 (Nu)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Ở sinh vật nhân thực có gen cấu trúc là gen phân mảnh vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa aa (exon) là các đoạn không mã hóa aa( intron).. Ở sinh

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó