• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 9 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền và biến dị cấp phân tử luyện thi THPT quốc gia phần 9 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

20 - Ôn tập di truyền và biến dị cấp phân tử - Đề 3 Câu 1. Thể đột biến là:

A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến.

B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.

C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.

Câu 2. Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết hiđrô giảm đi 1 liên kết.

Lọai đột biến đó là

A. mất một cặp A-T B. thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X C. thêm một cặp A-T D. thay một cặp G-X bằng cặp A-T Câu 3. Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi:

A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã

C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế

Câu 4. Một đoạn của phân tử ADN chứa 3000 nucleotit .Tổng hợp liên kết hoá trị giữa các gốc đường và photphat trong đoạn ADN đó là bao nhiêu?

A. 2998 B. 3000 C. 5998 D. 6000

Câu 5. Mô tả nào dưới đây về các bộ phận của một gen là đúng?

A. Vùng khởi động là nơi liên kết với protein khởi động.

B. Vùng khởi động nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc.

C. Vùng vận hành là nơi liên kết với ARN plymeraza D. Vùng khởi động nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

B. Sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin.

C. Trong cùng một thời điểm chỉ có một ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.

Câu 7. Gen không phân mảnh khác gen phân mảnh là:

A. có vùng khởi đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

B. có đoạn mã hoá liên tục xen kẽ các đoạn mã hoá không liên tục.

C. có vùng mã hoá liên tục.

D. có vùng mã hoá liên tục, xen kẽ các đoạn không mã hoá .

Câu 8. Một gen cấu trúc của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá gồm 5 Intron đều bằng nhau.

Các đoạn êxôn có kích thước bằng nhau và dài gấp 3 lần các đoạn intron. mARN trưởng thành mã hoá chuỗi pôlipeptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu). Chiều dài của vùng mã hoá là :

A. 4692 A0. B. 4896 A0. C. 9792 A0 D. 5202 A0. Câu 9. Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản sao có 10 ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là

(2)

A. 120. B. 140. C. 160. D. 180.

Câu 10. Số bộ ba mã hóa axít amin của một phân tử mARN dài 0,408 micromét là

A. 400. B. 399. C. 300. D. 299.

Câu 11. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là : A. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G.

B. A liên kết X ; G liên kết T.

C. A liên kết U ; G liên kết X.

D. A liên kết T ; G liên kết X.

Câu 12. Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực : A. Nhân B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Thể Gongi.

Câu 13. Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là

A. một số loài vi khuẩn. B. một số loài vi khuẩn cổ.

C. một số loài vi sinh vật nhân thực. D. một số loài virut.

Câu 14. Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axitamin là :

A. Tạo phức hợp aa-ATP. B. Tạo phức hợp aa-tARN.

C. Tạo phức hợp aa-tARN-Ribôxôm. D. Tạo phức hợp aa-tARN-mARN Câu 15. Anticôdon có nhiệm vụ :

A. Xúc tác liên kết axitamin với tARN.

B. Xúc tác vận chuyển axitamin đến nơi tổng hợp C. Xúc tác hình thành liên kết peptit.

D. Nhận biết côdon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp protein.

Câu 16. Hoạt động của gen cấu trúc chịu sự kiểm soát chủ yếu của

A. gen ức chế B. gen điều hoà. C. gen sản xuất. D. gen khởi động Câu 17. Trong quá trình điều hoà hoạt động gen của Lăc ôperon ở E.côli, vai trò chất cảm ứng

A. Giải ức chế và kích thích hoạt động sao mã của gen cấu trúc.

B. Ức chế gen điều hoà, ngăn cản tổng hợp prôtêin ức chế.

C. Vô hiệu hoá prôtêin ức chế, giải phóng gen vận hành.

D. Hoạt hoá enzim ARN pôlimeraza.

Câu 18. ARN polimeraza có thể được di chuyển trên những vùng nào của mạch mã gốc để thực hiện quá trình phiên mã?

A. Vùng kết thúc B. Vùng điều hoà. C. Vùng mã hoá. D. Tất cả các vùng.

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?

A. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba.

B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.

C. Chỉ liên quan tới một bộ ba.

D. Là một dạng đột biến điểm.

Câu 20. Đột biến ở vị trí nào sau đây trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?

A. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

C. Đột biến ở mã mở đầu. D. Đột biến ở mã kết thúc.

(3)

Câu 21. Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:

A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T.

C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.

Câu 22. Một gen dài 4080 A0 và có 20% ađênin, gen bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit loại G – X.

Số nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:

A. A = T = 720 nuclêôtit; G = X = 479 nuclêôtit.

B. A = T = 600 nuclêôtit; G = X = 599 nuclêôtit.

C. A = T = 400 nuclêôtit; G = X = 799 nuclêôtit.

D. A = T = 480 nuclêôtit ; G = X = 719 nuclêôtit.

Câu 23. Một gen dài 4080 A0 trong quá trình nhân đôi xảy ra đột biến. Sau khi xảy ra đột biến gen đột biến có vẫn có chiều dài là 4080 A0 nhưng có số liên kết hiđrô ít hơn 1 liên kết. đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit

A. loại G – X bằng một cặp nuclêôtit loại A – T.

B. loại A – T bằng một cặp nuclêôtit loại G – X.

C. loại A – T bằng một cặp nuclêôtit loại T – A.

D. loại G – X bằng một cặp nuclêôtit loại X – G.

Câu 24. Một gen bình thường ở sinh vật nhân sơ điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh gồm 498 axit amin. Đột biến đã tác động đến 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen đã xảy ra là

A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit.

C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. thêm hai cặp nuclêôtit

Câu 25. Một gen dài 5100 A0, có số nuclêôtit loại ađênin gấp đôi số nuclêôtit loại guanin.

Trong quá trình nhân đôi gen xảy ra đột biến làm mất một cặp nuclêôtit loại A – T. Số liên kết hiđrô của gen sau khi đột biến xảy ra là

A. 3598 liên kết. B. 3498 liên kết.

C. 4497 liên kết. D. 4498 liên kết.

Câu 26. Sau khi xảy ra đột biến, gen còn A = T = 599 nuclêôtit; G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần, nguyên liệu môi trường đã cung cấp giảm đi A = T = 1

nuclêôtit so với gen ban đầu. Chiều dài của gen ban đầu là A. 5100 A0. B. 4080 A0.

C. 2448 A0. D. 8160 A0. Câu 27. Một đột biến gen khi đã phát sinh sẽ

A. Nếu không được sửa chữa sẽ được tái bản qua cơ chế tự sao của ADN và di truyền cho thế hệ sau.

B. được biểu hiện ra kiểu hình nếu không được sửa chữa.

C. luôn được di truyền qua sinh sản hữu tính.

D. không được biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ thứ nhất.

Câu 28. Cơ chế phát sinh đột biến gen là

1. sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN do bazo hiếm 2. sự rối loạn nhân đôi ADN do tác nhân lý, hóa hoặc sinh học

(4)

3. sự rối loạn phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào 4. sự rối loạn trao đổi chéo của các NST trong quá trình phân bào

A. 1,2 B. 2,3 C. 3,4 D. 1,4

Câu 29. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ chế phát sinh đột biến gen?

A. Đột biến gen không phụ thuộc đặc điểm cấu trúc của gen, các gen khác nhau có khả năng như nhau trong việc phát sinh đột biến.

B. Các tác nhân đột biến gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN; hoặc làm đứt phân tử ADN rồi nối đoạn bị đứt vào ADN ở vị trí mới.

C. Có những gen bền vững, ít bị đột biến nhưng có những gen dễ đột biến làm xuất hiện nhiều alen.

D. Đột biến gen phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.

C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.

D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

Câu 31. Đột biến gen là những biến đổi

A. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.

B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.

C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.

D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.

Câu 32. Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Mã di truyền là mã bộ ba.

B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Câu 33. Cho các thông tin về đột biến sau đây:

(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.

(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.

(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

Các thông tin nói về đột biến gen là

A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (1) và (4).

Câu 34. Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

(5)

A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.

B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.

C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.

D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.

Câu 35. Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?

A. Đột biến giao tử. B. Đột biến ở hợp tử.

C. Đột biến ở giai đoạn tiền phôi. D. Đột biến xôma.

Câu 36. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp.

C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.

D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

Câu 37. Những dạng đột biến gen nào thường gây nghiêm trọng cho sinh vật?

A. Thay thế 1 cặp nuclêotit. B. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit.

C. Mất và thay thế 1 cặp nuclêotit. D. Thêm và mất 1 cặp nuclêotit.

Câu 38. Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?

A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba.

B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.

C. Làm thay đổi trình tự nu của nhiều bộ ba.

D. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác.

Câu 39. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi pôlipeptit ?

A. Mất 1 cặp nuclêotit. B. Thêm 1 cặp nuclêotit.

C. Chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêotit. D. Thay thế 1 cặp nuclêotit.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một vài cặp nucleotide. Đột biến điểm là đột biến liên quan tới 1 cặp nucleotide.

Nguyên nhân đột biến có thể do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi hoặc do các tác nhân lý, hóa, sinh.

Thể đột biến là những cá thể đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình.

Câu 2: D

(6)

Đột biến gen không làm thay đổi chiều dài là đột biến dạng thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác. Số liên kết giảm đi 1 → đột biến dạng thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

Câu 3: C

Cấu trúc Operol Lac: P, O, Z, Y, A.

Trong đó: P: vùng khởi động, nơi bám của ARN pol để phiên mã.

O: vùng vận hành O, nơi bám của Protein ức chế để kiểm soát quá trình phiên mã.

Z, Y, A: nhóm gen cấu trúc.

A. Sai, đó là vùng mã hóa của gen.

B. Sai. Vùng khởi động.

C. Vùng vận hành O.

D. Sai. Gen điều hòa R.

Câu 4: C

trong mỗi Nu có 1 liên kết đường -photphat và giữa 2 Nu cũng có 1 liên kết đường-photphat

=> số liên kết Đ-P của phân tử ADN=2.3000-2=5998 Câu 5: D

Cấu trúc của một gen gồm các vùng: (tính từ đầu 3' của mạch mã gốc).

+ Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3', mang thông tin quy định tín hiệu khời đầu và kiểm soát quá trình phiên mã.

+ Vùng mã hóa: mang thông tin quy định mã hóa chuỗi polypeptide.

+ Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thúc.

Câu 6: B

A. Sai. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một acid amine B. Đúng

C. Sai. Thường có 1 nhóm riboxome → polixom tham gia dịch mã trên 1 phân tử mARN D. Sai. Khi dịch mã Riboxome dịch chuyển theo chiều 5' → 3' trên phân tử mARN Câu 7: C

Ở sinh vật nhân thực, vùng mã hóa của gen có cấu trúc phân mảnh ( vùng mã hóa không liên tục), ở sinh vật nhân sơ vùng mã hóa có cấu trúc không phân mảnh ( liên tục)

(7)

Gen phân mảnh, xen kẽ các đoạn intron là các đoạn exon.

Câu 8: A

Gen có 5 đoạn intron sẽ có 6 đoạn exon.

Chiều dài mARN trưởng thành = (359+1) × 3 × 3,4 = 3672Å

Một exon sẽ có chiều dài : 3672 :6 =612Å → Chiều dài của intron = 612 :3 = 204Å . Tổng chiều dài của gen: 204 × 5 + 612× 6 =4692Å

Câu 9: C

Một gen nhân đôi 3 lần tạo ra 8 phân tử ADN.

Mỗi gen phiên mã 2 lần và có 10 riboxome trượt qua không lặp lại → Số phân tử Protein bậc 1 được tổng hợp = 8 × 2× 10 = 160 phân tử.

Câu 10: B

Tổng số ribonucleotide = 4080: 3,4 =1200

Số bộ ba mã hóa acid amine: (1200 :3) -1 =399. Trừ đi bộ ba kết thúc chỉ mang tín hiệu kết thúc không mã hóa acid amine.

Câu 11: A

Trong cơ chế phiên mã, nguyên tắc bổ sung thể hiện giữa việc nu trên mạch mã gốc bổ sung với ribonucleotide trên ARN.

A mạch gốc liên kết với U môi trường, T mạch gốc liên kết với A môi trường, G mạch gốc liên kết với X và X mạch gốc liên kết với G.

Câu 12: B

Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide diễn ra ở tế bào chất trong tế bào nhân thực.

Sau khi ADN phiên mã tạo mARN → mARN tiến hành cắt bỏ intron và nối exon lại với nhau → mARN hoàn chỉnh → đi qua lỗ nhân ra tế bào chất và tiến hành dịch mã tổng hợp chuỗi

polypeptide.

Câu 13: D

Đa số sinh vật ADN là vật chất di truyền nhưng ở một số Virut không có ADN mà vật chất di truyền là ARN.

Câu 14: B

Quá trình tổng hợp Protein gồm có hai giai đoạn đó là hoạt hóa acid amine và tổng hợp chuỗi polypeptide.

Trong giai đoạn hoạt hóa acid amine, dưới sự tác dụng của enzyme acid amine sẽ gắn vào tARN tương ứng.

(8)

Kết quả của quá trình này tạo nên phức hợp aa-tARN Câu 15: D

Bộ ba trên mạch gốc của gen là bộ ba mã gốc, bộ ba trên mARN là bộ ba mã sao (codon) bộ ba trên tARN là bộ ba đối mã( anticodon).

Anticodon có vai trò nhận biết codon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp Protein.

Câu 16: B

chỉ có gen Cấu trúc và gen điều hòa. trong đó gan điều hòa đóng vai trò kiểm soát, điều tiết sự hoạt động của gen cấu trúc

Câu 17: C Câu 18: D

ARN polimeraza có thể di chuyển được trên cả 3 vùng của mạch mã gốc, điều hòa, mã hóa và quá trình phiên mã kết thúc khi ARN polymeraza chạy qua vùng kết thúc.

Câu 19: A

Đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác là đột biến điểm (liên quan tới một cặp nucleotide).

Đột biến thay thế cặp nucleotide chỉ liên quan tới bộ ba có cặp nucleotide bị thay thế, không ảnh hưởng tới nhiều bộ ba.

Đột biến thay thế thường dễ xày ra hơn so với các dạng đột biến khác (do bắt cặp nhầm trong nhân đôi - các bazo nito hiếm; do các hóa chất - 5BU...).

Câu 20: C

Khi bắt đầu dịch mã, acid amine mở đầu là Methionine ở SVNT và foocmin methionine ở SVNS; bộ ba mở đầu AUG.

Đột biến ở bộ ba mở đầu, quá trình dịch mã sẽ không diễn ra.

Câu 21: C

Gen có 3000 n, T=30% ==> T=900 ; G=X=600 Chiều dài: (3000:2)x3,4 =5100

H=2A +3G=3600

Sau ĐB chiều dài gen k đổi.

Liên kết Hidro giảm đi 1.

Suy ra : ĐB dạng thay thế G-X bằng cặp A-T.

Câu 22: D

N =(4080 ÷ 3,4) × 2 = 2400

A = 20% → A = 2400 × 0,2 = 480.

(9)

G = X = 0,3 × 2400 = 720

Gen bị ĐB mất 1 cặp GX → A = T = 480; G = X = 719 Câu 23: A

Trong các dạng ĐB gen, ĐB không làm thay đổi chiều dài là ĐB dạng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.

A liên kết với T bằng 2 lk Hidro, G liên kết với X bằng 3 lk Hidro.

ĐB làm giảm 1 liên kết là dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T Câu 24: C

Tổng số nucleotide của gen = (498 + 2)× 3× 2 =3000 nucleotide

Sau khi đột biến tác động tới 1 cặp nucleotide, tổng nucleotide vẫn không đổi.

Dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotide.

Câu 25: B

Tổng số nucleotide của gen = (5100 : 3,4) × 2 = 3000.

A + G + 1500 A = 2G

→ A = 1000, G = 500

Trong quá trình nhân đôi gen xảy ra đột biến làm mất 1 cặp A - T Số nucleotide của gen ĐB: A =999, G =500

Số liên kết hidro của gen ĐB : 2 × 999 + 3× 500 = 3498 Câu 26: A

Sau khi ĐB thì gen A = 599, G = 900 nucleotide.

Khi đột biến tự nhân đôi 1 lần thì môi trường cung cấp giảng đi A = T = 1 so với nucleotide ban đầu → Gen ban đầu có A = T = 599 + 1 =600.

Vậy chiều dài gen ban đầu: (600 +900) × 3,4 = 5100Å Câu 27: A

B sai. đột biến lặn thì không biểu hiện thành kiểu hình ngay

c sai. đột biến xô ma không di truyền qua con đường sinh sản hữu tính D sai. nếu là đột biến trội thì có biểu hiện thành kiểu hình ra được Câu 28: A

(10)

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide. Đột biến liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến điểm.

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học.

3. sự rối loạn phân ly các NST trong quá trình phân bào → đột biến số lượng NST.

4. sự rối loạn trao đổi chéo của các NST trong quá trình phân bào → đột biến cấu trúc NST.

Câu 29: A

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

Nguyên nhân đột biến gen: do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi giữa dạng thường và dạng hiếm;

ngoài ra còn do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học.

Cơ chế phát sinh đột biến gen; đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

Có những gen dễ đột biến, có những gen khó đột biến.

Câu 30: B

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, có những đột biến gen lặn và đột biến gen trội.

Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp lặn.

Đột biến gen trội biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp trội và dị hợp.

Câu 31: C

Đột biến gen là sự thay đổi cấu trúc của gen, liên quan đến một điểm nào đó trên phân tử ADN Câu 32: B

Câu 33: D

1.Đúng. Đột biến gen xảy ra ở một hoặc một số cặp nucleotide, xảy ra ở cấp độ phân tử 4. Đúng. Làm xuất hiện alen mới trong quần thể

2. Sai. Làm thay đổi số lượng gen là ĐB NST

3. Sai. làm xuất hiện một hoặc nhiều phân tử ADN là ĐB số lượng NST Câu 34: C

Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:

Nguyên nhân đột biến gen: do sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi giữa dạng thường và dạng hiếm;

ngoài ra còn do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học.

Cơ chế phát sinh đột biến gen; đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng,

(11)

cường độ của tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.

C. Sai.

Câu 35: D

Đột biến giao tử,hợp tử hay giai đoạn tiền phôi đều di truyền qua SSHT Đột biến xoma là ĐB ở TB sinh dưỡng, tạo thể khảm, chỉ di truyền qua SSVT Câu 36: B

Đột biến gen sẽ biểu hiện thành thể đột biến.

Những đột biến gen trội biểu hiện thành thể đột biến cả ở thể đồng hợp và thể dị hợp.

Những đột biến gen lặn biểu hiện thành thể đột biến khi ở trạng thái đồng hợp lặn.

Câu 37: D

Những đạng đột biến gen thường gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật là những đột biến dịch khung.

Đột biến dạng mất và thêm 1 cặp nucleotide gây hậu quả nghiêm trọng nhất vì làm dịch chuyển khung dịch mã từ vị trí xảy ra đột biến.

Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide chỉ làm biến đổi một acid amine.

Câu 38: C

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.

Đột biến liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến điểm.

Đột biến thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác, chỉ liên quan tới 1 bộ ba → chỉ ảnh hưởng tới 1 acid amine.

Câu 39: D

Loại đột biến gen có khả năng không làm thay đổi thành phần acid amine trong chuỗi polypeptide là đột biến dạng thay thế một cặp nucleotide.

Đột biến thay thế chỉ ảnh hưởng tới 1 bộ ba nếu rơi vào mã thoái hóa thì sẽ k ảnh hưởng đến acid amine đó.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Ở sinh vật nhân thực có gen cấu trúc là gen phân mảnh vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa aa (exon) là các đoạn không mã hóa aa( intron).. Ở sinh

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó