• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền học quần thể luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về di truyền học quần thể luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

22. Di truyền học quần thể - P2

Câu 1. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,5Aa : 0,5aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1

A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

B. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

C. 7 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng.

D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

Câu 2. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.

Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:

A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa.

B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.

C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.

D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Câu 3. Một quần thể cây có 0,4AA ; 0,1aa và 0,5Aa. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau.

A. 16,67%.

B. 25,33%.

C. 15.20%.

D. 12,25%.

Câu 4. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F2 là:

A. 7/10AA : 2/10Aa : 1/10aa.

B. 15/18 AA : 1/9 Aa : 1/18 aa.

C. 9/25 AA : 12/25 Aa : 4/25 aa.

D. 21/40 AA : 3/20 Aa : 13/40aa.

Câu 5. Một quần thể có thành phần kiểu gen 0,3 AA: 0,5aa: 0,2Aa. Tiến hành loại bỏ tất cả các cá thể có kiểu gen aa, sau đó các cá thể giao phối tự do thì kiểu gen dị hợp Aa của quần thể ở thế hệ F1 là:

A. 40 %.

B. 32%.

C. 48 %.

D. 18%.

Câu 6. Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vằn.

Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:

A. 48 con.

(2)

B. 84 con.

C. 64 con.

D. 36 con.

Câu 7. Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó P(A) = 0,4. Nếu quá trình chọn lọc đào thải những cá thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S = 0,02. Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra áp lực chọn lọc:

A. 0,1612 AA: 0,4835 Aa: 0,3551 aa.

B. 0,1610 AA: 0,4875 Aa: 0,3513 aa.

C. 0,1613 AA: 0,4830 Aa: 0,3455 aa.

D. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa.

Câu 8. Xét 1 gen gồm 2 alen (A ,a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tỉ lệ của alen A trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Tỉ lệ mỗi alen ( A,a) trong giao tử cái ở quần thể ban đầu là:

A. A : a = 0,7 : 0,3.

B. A : a = 0,5 : 0,5.

C. A : a = 0,8 : 0,2.

D. A : a = 0,6 : 0,4.

Câu 9. Một gen có 2 alen (B và b), thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen của quần thể ở giới đực là

0,32BB:0,56Bb: 0,12bb; ở giới cái là 0,18BB:0,32Bb:0,50bb. Sau 4 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra thì tần số tương đối alen B và b của quần thể là :

A. B = 0,44 ; b = 0,56.

B. B = 0,63 ; b = 0,37.

C. B = 0,47 ; b = 0,53.

D. B = 0,51 ; b = 0,49.

Câu 10. Một gen có 2 alen (B và b), thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen của quần thể ở giới đực là 0,36BB:

0,48Bb: 0,16bb; ở giới cái là 0,04BB:0,32Bb: 0,64bb. Sau 1 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra thì quần thể có cấu trúc di truyền là

A. 0,12BB + 0,56Bb + 0,32bb = 1.

B. 0,16BB + 0,48Bb + 0,36bb = 1.

C. 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1.

D. 0,09BB + 0,42Bb + 0,49bb = 1.

Câu 11. Ở thỏ, màu lông được di truyền do dãy 3 alen: C – quy định màu xám tuyền, Ch: lông trắng điểm đen, c: lông bạch tạng với C > Ch > c và các gen nằm trên các NST khác nhau. Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen C, Ch, c. Khi đạt trạng thái cân bằng di truyền thì tần số tương đối của alen C là

A. p2 + pr + pq.

B. p2 + qr + pq.

C. p2 + 2pq.

D. p2 + pr.

Câu 12. Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là

A. A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.

B. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,6; b = 0,4.

C. A = 0,7; a = 0,3; B = 0,6; b = 0,4.

(3)

D. A = 0,5; a = 0,5; B = 0,7; b = 0,3.

Câu 13. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối dạng cân bằng về di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ

A. 0,42.

B. 0,3318.

C. 0,0378.

D. 0,21.

Câu 14. Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,3. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ

A. 56,25%.

B. 12%.

C. 32,64%.

D. 1,44%.

Câu 15. Cho một lôcut có 2 alen được kí hiệu là A và a; trong đó aa là kiểu gen đồng hợp tử gây chết, trong khi hai kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau. Nếu tần số alen a ở quần thể ban đầu là 0,1 thì sau 5 thế hệ tần số alen này sẽ là bao nhiêu?

A. 0,05.

B. 0,01.

C. 0,50.

D. 0,06.

Câu 16. Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 63% hạt tròn đỏ; 21% hạt tròn trắng; 12% hạt dài đỏ; 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A, a, B, b trong quần thể lần lượt là

A. A = 0,5; a =0,5; B = 0,6; b =0,4.

B. A = 0,7; a =0,3; B = 0,6; b =0,4.

C. A = 0,6; a =0,4; B = 0,5; b =0,5.

D. A = 0,5; a =0,5; B = 0,7; b =0,3.

Câu 17. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể giao phối đang cân bằng di truyền, A có tần số 0,3 và B có tần số 0,7. Kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ

A. 0,42.

B. 0,0378.

C. 0,3318.

D. 0.21.

Câu 18. Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là

A. 1,92%.

B. 0,96%.

C. 3,25%.

D. 0,04%.

Câu 19. Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2AABb : 0,2AaBb : 0,3aaBB : 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp tử sau 1 thế hệ là:

(4)

A. 25%.

B. 21%.

C. 18,75%.

D. 12,25%.

Câu 20. Xét một gen có 2 len A và a nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Gọi p và q lần lượt là tần số tương đối của alen A và a, nếu tần số alen ở 2 giới bằng nhau thì cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là biểu thức nào sau đây?

A. p2XAXA + 2pqXAXa + q2XaXa .

B. 0,5p2XAXA + pqXAXa + 0,5q2XaXa + 0,5pXAY + 0,5qXaY.

C. p2XAXA + 2pqXAXa + q2XaXa + pXAY + qXaY.

D. 0,5p2XAXA + 2pqXAXa + 0,5q2XaXa + 0,5p2XAY + 0,5q2XaY.

Câu 21. Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng ?

A. Nữ giới ( 0,49 XMXM : 0,42 XMXm : 0,09 XmXm ), nam giới ( 0,3 XMY : 0,7 XmY ).

B. Nữ giới ( 0,36 XMXM : 0,48 XMXm : 0,16 XmXm ), nam giới ( 0,4 XMY : 0,6 XmY ).

C. Nữ giới ( 0,81 XMXM : 0,18 XMXm : 0,01 XmXm ), nam giới ( 0,9 XMY : 0,1 XmY ).

D. Nữ giới ( 0,04 XMXM : 0,32 XMXm : 0,64 XmXm ), nam giới ( 0,8 XMY : 0,2 XmY ).

Câu 22. Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%; Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ

A. 3,45%.

B. 90,5%.

C. 0,5%.

D. 85,5%.

Câu 23. Có 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 cá thể, trong đó lần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là bao nhiêu?

A. 0,55.

B. 0,45.

C. 1.

D. 0,5.

Câu 24. Trong 1 quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen (p) quy định tính trạng tác động nhanh của enzim là 0,6 và tần số alen (q) quy đinh tác động chậm là 0,4. 100 con bướm từ quần thể khác di cư vào quần thể này và bướm di cư có tần số alen quy định tác động chậm enzim là 0,8. Tần số alen (q) của quần thể mới là

A. 0,44.

B. 0,56.

C. 0,4.

D. 0,6.

Câu 25. Giả sử có hai quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 cặp gen có 2 alen A và a. Quần thể I có tần số alen A là 0,6; quần thể II có tần số alen a là 0,2. Một số cá thể từ quần thể I đã di chuyển sang quần thể II và chiếm 15% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tính theo lí thuyết, tần số alen a ở quần thể mới sau 4 thế hệ sinh sản ngẫu phối là bao nhiêu?

A. 0,23.

B. 0,12.

(5)

C. 0,09.

D. 0,26.

Câu 26. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:

A. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

C. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

Câu 27. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số cây hoa đỏ. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa đỏ, xác suất để cả hai cây được chọn có kiểu gen dị hợp tử là

A. 14,06%.

B. 25%.

C. 75,0%.

D. 56,25%.

Câu 28. Ở một quần thể ngẫu phối,xét ba gen, gen 1 và 2 đều có 3 alen nằm trên một cặp NST thường, gen 3 có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả ba gen trên có thể được tạo ra trong quần thể nàylà:

A. 450.

B. 504.

C. 630.

D. 36.

Câu 29. Trong một quần thể thực vật lưỡng bội, lôcut 1 có 4 alen, lôcut 2 có 3 alen, lôcut 3 có 2 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là

A. 240.

B. 90.

C. 180.

D. 160.

Câu 30. Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là:

A. 2340.

B. 4680.

C. 1170.

D. 138.

Câu 31. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể?

(1) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

(2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau trong quần thể tại một thời điểm xác định.

(3) Tần số một kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

(6)

(4) Tùy theo hình thức sinh sản của loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau.

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 32. Cho các phát biểu sau:

1. Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.

2. Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

3. Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp.

4. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số tương đối của các alen trong quần thể.

Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng?

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 33. Ở một loài rắn, độ độc của nọc độc được quy định bởi một gen 2 alen T và t, trong đó T quy định tính trạng nọc độc và trội không hoàn toàn so với t. Khảo sát một quần thể gồm 2000 cá thể người ta thấy 720 cá thể có nọc độc cực mạnh, nếu coi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Số lượng cá thể có độ độc trung bình là A. 960.

B. 320.

C. Đáp án khác.

D. 1280.

Câu 34. Ở một loài lúa, khả năng chịu mặn được quy định bởi một gen đơn gồm hai alen trong đó R quy định khả năng chịu mặn và trội hoàn toàn so với r. Một quần thể lúa ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nói trên. Trong một ruộng thí nghiệm, người ta thấy 51% số có hạt thu được có thể mọc trên môi trường ngập mặn.

Tần số tương đối của hai alen trong quần thể này là A. pR = 0,3; qr = 0,7.

B. pR = 0,7; qr = 0,3.

C. pR = 0,8; pr = 0,2.

D. pR = 0,2; qr = 0,8.

Câu 35. Trong quần thể của một loài thú, xét hai locut: locut một có 3 alen là A1, A2, A3; locut hai có 2 alen là B và b. Cả hai locut đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X và các alen của hai locut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa về hai locut trên trong quần thể này là:

A. 18 B. 36 C. 30 D. 27

Câu 36. Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locut gồm ba alen: A1 (cánh đen) > A2 (cánh xám)

> A3 (cánh trắng). Trong một đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta thu được tần số các alen như sau: A1 = 0,5; A2 = 0,4 và A3 = 0,1.

Nếu quần thể bướm này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên, tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen, cánh xám và cánh trắng ở thế hệ sau sẽ là:

(7)

A. 0,24; 0,75; 0,01 B. 0,83; 0,16; 0,01 C. 0,75; 0,24; 0,01 D. 0,75; 0,15; 0,1

Câu 37. Trong một quần thể giao phối nếu có 5 alen khác nhau (a1, a2, a3, a4, a5) thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra bao nhiêu kiểu gen?

A. 5 kiểu gen B. 15 kiểu gen C. 10 kiểu gen D. 20 kiểu gen

Câu 38. Trong một quần thể người tỷ lệ nhóm máu O (kiểu gen IoIo) là 0,09; nhóm máu A (kiểu gen IAIA và IAIo) là 0,4; nhóm máu B (kiểu gen IBIB và IBIo) là 0,27 và nhóm AB (kiểu gen IAIB) là 0,24. Tần số tương đối của các alen IA : IB : Io là bao nhiêu?

A. IA : IB : Io = 0,13 : 0,18 : 0,69 B. IA : IB : Io = 0,4 : 0,3 : 0,3 C. IA : IB : Io = 0,18 : 0,13 : 0,69 D. IA : IB : Io = 0,69 : 0,13 : 0,18

Câu 39. Ở gà, tính trạng màu lông do một đơn gen quy định trong đó alen A quy định màu vàng, alen a quy định màu lông trắng. Cấu trúc di truyền của một quần thể đậu gà rừng đối với tính trạng màu lông là: 68% AA;

18% Aa và 14% aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể gà rừng đối với locut quy định màu lông là

A. 0,68 AA; 0,18Aa và 0,14aa B. 0,5929AA; 0,3542Aa và 0,0529aa C. 0,3542AA; 0,5929Aa và 0,0529aa D. 0,14AA; 0,18Aa và 0,68aa.

Câu 40. Lông tơ là tính trạng lặn của mèo nhà. Một nhà tạo giống đã tạo ra 1000 con mèo với 160 con lông tơ.

Khi ông ta đi công tác, vợ ông ta đã bán 160 con lông tơ với giá hời. Khi ông ta trở về, người chồng rất buồn nhưng vẫn phải duy trì số lượng mèo cần thiết. Vậy tỉ lệ mèo lông tơ ở thế hệ kế tiếp là bao nhiêu?

A. 8%

B. 16%

C. 2%

D. 4%

Câu 41. Ở một loài ngẫu phối, một gen có 2 alen là: gen A quy định tính trạng trội, gen a quy định tính trạng lặn. Trong quần thể hiện tại tỉ lệ kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng qua nhiều thế hệ kiểu hình trong quần thể chỉ biểu hiện theo gen trội. Ý kiến nào sau đây không đúng?

A. Ở thế hệ sau tỉ lệ kiểu gen trong quần thể sẽ là 0,67AA : 0,33Aa.

B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ tăng dần qua các thế hệ.

C. Tần số của alen A và alen a không duy trì ổn định qua các thế hệ.

D. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp sẽ giảm dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ tăng dần qua các thế hệ.

Câu 42. Trong một điều tra trên một quần thể thực vật, người ta ghi nhận sự có mặt của 80 cây có kiểu gen là AA, 20 cây có kiểu gen là aa và 100 cây có kiểu gen là Aa trên tổng số 200 cây. Biết rằng cây có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau, quần thể cách li với các quần thể lân cận và tần số đột biến coi như không đáng kể. Hãy cho biết tần số kiểu gen Aa sau một thế hệ ngẫu phối là bao nhiêu?

A. 45,5%

B. 66,25%

(8)

C. 55,66%

D. 25,76%

Câu 43. Một quần thể có cấu trúc di truyền khởi đầu là 3AA : 7aa. Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên, không có áp lực của các nhân tố tiến hóa thì thế hệ thứ 10 tỉ lệ các kiểu gen như thế nào?

A. 0,3AA : 0,7aa B. 3AA : 7aa

C. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa D. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa

Câu 44. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen (A và a), người ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỷ lệ phần trăm số cá thể dị hợp trong quần thể này là:

A. 18,75%

B. 37,5%

C. 56,25%

D. 75%

Câu 45. Ở một loài chó hoang, tính trạng màu lông do một đơn gen quy định trong đó alen A quy định màu vàng, alen a quy định màu lông trắng. Cấu trúc di truyền của một quần thể chó hoang đối với tính trạng màu lông là: 68%AA; 18%Aa và 14%aa.

Sau một thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể nói trên đối với locut quy định màu lông là:

A. 0,14AA : 0,18Aa và 0,68aa

B. 0,3542AA : 0,5929Aa và 0,0529aa C. 0,5929AA : 0,3542Aa và 0,0529aa D. 0,68AA : 0,18Aa và 0,14aa

Câu 46. Ở người hệ nhóm máu MN do 2 gen alen: M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N.

Kiểu gen MM: nhóm máu M, kiểu gen MN: nhóm máu MN, kiểu gen NN: nhóm máu N. Nghiên cứu một quần thể 720 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người có nhóm máu N. Vậy tỉ lệ alen M và N là bao nhiêu, nếu quần thể này là cân bằng

A. M = 50%, N = 50%

B. M = 25%, N = 75%

C. M = 82,2%, N = 17,8%

D. M = 17,8%, N = 82,2%

Câu 47. Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 250 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới alen A có tần số là:

A. 0,5 B. 1 C. 0,55 D. 0,45

Câu 48. Ở 1 loài thực vật, xét 1 locus gen nằm trên NST thường quy định màu hoa, trong đó alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Người ta đem các cây hoa đỏ thụ phấn cho các cây hoa trắng thu được đời con F1 có 312 cây hoa đỏ và 78 cây hoa trắng. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Cho các phát biểu sau:

1. Các cây hoa đỏ ban đầu có 40% cây mang kiểu gen dị hợp.

2. Đem các cây F1 tự thụ phấn sẽ thu được 40% số cây F2 cho hoa đỏ.

3. Đem các cây F1 ngẫu phối thu được 36% số cây F2 cho hoa trắng.

4. Đem các cây F1 ngẫu phối thu được 40% số cây F2 cho hoa trắng.

(9)

Số phát biểu đúng là A. 1

B. 2 C. 3 D. 4

Câu 49. Cho các phát biểu sau khi nói về quần thể tự phối:

1.Quần thể bị phân tầng thành những dòng thuần.

2.Tần số alen sẽ được thay đổi qua các thế hệ.

3.Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.

4.Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 50%.

Số phát biểu đúng là:

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 50. Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%.

Trong các nhận xét dưới đây, có mấy nhận xét đúng?

1. Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa.

2. Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.

3. Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.

4. Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

A-hoa đỏ, a-hoa trắng.

P có 0,5 Aa: 0,5 aa → A = 0,25, a= 0,75

Quần thể ngẫu phối → aa ( hoa trắng) = 0,75 × 0,75 = 9/16 Tỷ lệ kiểu hình là: 7 hoa đỏ: 9 hoa trắng

Câu 2: C

Quần thể ở thế hệ P: 0,45 AA: 0,3 Aa: 0,25 aa

Các kiểu gen aa không sinh sản được → số cá thể thamm gia sinh sản: 0,45 AA: 0,3 Aa = 0,75 → 0,6 AA: 0,4

(10)

Aa =1

Quần thể tự thụ phấn → thế hệ sau Aa = 0,4 × 1/2 = 0,2 AA = 0,6 + (0,4 -0,2)/2 = 0,7

aa = (0,4 -0,2)/2 = 0,1

Cấu trúc quần thể ở thế hệ sau: 0,7 AA : 0,2 Aa: 0,1 aa Câu 3: A

Quần thể có 0,4 AA: 0,1 aa và 0,5 Aa → kiểu gen dị hợp chỉ có khả năng sinh sản = 1/2 thể đồng hợp.

0,4 AA: 0,25 Aa : 0,1 aa = 0,75 → 0,533 AA: 0,333Aa: 0,134 aa Sau 1 thế hệ tự thụ phấn → Aa = 0,333 × 1/2 = 0,1665

Câu 4: B

Quần thể tự thụ phấn có tỷ lệ kiểu gen ở P 0,45 AA: 0,3 Aa: 0,25 aa → cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản → 0,45 AA: 0,3 Aa = 0,75 → 0,6 AA: 0,4 Aa = 1

Quần thể tự thụ phấn → tỷ lệ kiểu gen ở F1:0,7 AA: 0,2 Aa: 0,1 aa

Cá thể aa không có khả năng sinh sản → 0,7 AA: 0,2 Aa = 0,9 → 7/9 AA : 2/9 Aa =1 Quần thể tự thụ → F2: Aa = 2/9 Aa × 1/2 = 1/9 Aa

aa = (2/9 - 1/9)/2 = 1/18 AA = 7/9 + 1/18 = 15/18

Cấu trúc di truyền của quần thể sau 2 thế hệ tự thụ phấn → 15/18 AA: 1/9 Aa: 1/18 aa Câu 5: B

Quần thể có 0,3 AA: 0,5 aa: 0,2 Aa → loại bỏ cá thể có kiểu gen aa → 0,3 AA: 0,2 Aa = 0,5 → 0,6 AA: 0,4 Aa

=1

Cá thể giao phối tự do → Aa = 0,2× 0,8× 2 = 0,32 =32%

Câu 6: A

Số trứng không vằn là: 14200 - 12600=1600 Số cá thể không vằn là: 1600 : 100=16

Tổng số cá thể nghiên cứu là: 84 + 16 = 100 (cá thể)

(11)

Số cá thể lông không vằn (mm) chiếm tỉ lệ: 16 : 100 = 0,16 Tần số alen m là: 0,4

Tần số alen M = 1 - 0,4 = 0,6.

Tỉ lệ Mm trong quần thể là: 2.0,4 . 0,6 = 0,48.

Số cá thể Mm trong quần thể là: 0,48 .100 = 48 cá thể.

Câu 7: A

Quần thể : 0,16AA : 0,48 Aa: 0,36 aa

Quần thể đào thải cá thể có kiểu gen aa với S = 0,02 → aa = 0,36 - 0,36.0,02 = 0,3528.

Cấu trúc quần thể sau khi xảy ra áp lực của CLTN:

aa = 0,3528/(0,16 + 0,48 + 0,3528) = 0,3551.

Áp dụng công thức tương tự: AA = 0,1612 Aa = 0,4835

Câu 8: A

Quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa → Tần số alen A khi quần thể cân bằng là: A = 0,6

Vì Tỉ lệ của alen A trong giao tử đực của quần thể ban đầu là 0,5 nên tần số alen A trong giới cái là: 2.0,6 - 0,5

= 0,7

Tần số alen a ở giới cái là: 1 - 0,7 = 0,3 Câu 9: C

Gen có 2 alen B và b. Thế hệ xuất phát thành phần kiểu gen ở quần thể đực là: 0,32BB: 0,56 Bb: 0,12 bb → p(B) = 0,6; q(b) = 0,4

Ở giới cái: 0,18 BB: 0,32 Bb: 0,50 bb → p(B) = 0,34; q(b) = 0,66

Quần thể ngẫu phối (0,6B: 0,4b)× (0,34B: 0,66b) → 0,204BB: 0,532 Bb: 0,264bb Tần số alen: p(B) = 0,47 ; q(b) = 0,53

Qua các thế hệ ngẫu phối tần số alen không thay đổi.

(12)

Câu 10: A

Gen có 2 alen B và b.

Ở giới đực: 0,36BB: 0,48 Bb: 0,16 bb → p(B) = 0,6; q(b) = 0,4 Ở giới cái: 0,04BB: 0,32 Bb: 0,64 bb → p(B) = 0,2' q(b) = 0,8

Qua 1 thế hệ ngẫu phối, không có đột biến xảy ra: (0,6B: 0,4b) × (0,2B: 0,8b) → 0,12BB : 0,56 Bb: 0,32 bb Câu 11: A

Câu 12: A

Ta có A hạt tròn trội so với a hạt dài; B hạt đỏ trội so với b hạt trắng.

Hai cặp gen phân li độc lập: 0,63 hạt tròn, đỏ (A-B-): 0,21 hạt tròn, trắng (A-bb): 0,12 hạt dài, đỏ (aaB-): 0,04 hạt dài, trắng (aabb)

Tách riêng từng tính trạng → hạt dài = 0,12 + 0,04 = 0,16 aa → q(a) = 0,4; p(A) = 0,6 hạt trắng = 0,21 + 0,04 = 0,25 → q(b) = 0,5; p(B) = 0,5

Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:

A = 0,6 ; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.

Câu 13: C

Tỉ lệ Aa = 2.0,3.0,7 = 0,42 Tỉ lệ kiểu hình bb = 0,09

Vậy tỉ lệ kiểu hình Aabb = 0,42.0,09 = 0,0378 Câu 14: C

Ta có :Cây có kiểu hình hoa đỏ khi có cả 2 alen trội :A_B_ trong kiểu gen f(a) = 1- 0,4 = 0,6 ; và f(b) = 1 - 0,3 = 0,7

Tỉ lệ A- = 1- f(aa) = 1 - 0,6^2 = 0,64 Tỉ lệ B- = 1 - f(bb) = 1 - 0,7^2 = 0,51

Tỉ lệ kiểu gen A-B- = 0,64 . 0,51 = 0,3264 = 32,64%

Câu 15: D

Xét quần thể ở thế hệ ban đầu có f(a) = 0,1

(13)

2 kiểu gen AA và Aa có sức sống và khả năng thích nghi như nhau, còn aa gây chết:

Áp dụng công thức tính tần số alen sau n thế hệ:

f(a) = = qo/ (1 + nqo), trong đó qolà tần số tương đối của alen a ban đầu.

→ q5= 0,1/(1+0,1.5) = 0,067 Câu 16: C

Ta có A hạt tròn trội so với a hạt dài; B hạt đỏ trội so với b hạt trắng.

Hai cặp gen phân li độc lập: 0,63 hạt tròn, đỏ (A-B-): 0,21 hạt tròn, trắng (A-bb): 0,12 hạt dài, đỏ (aaB-): 0,04 hạt dài, trắng (aabb)

Tách riêng từng tính trạng → hạt dài = 0,12 + 0,04 = 0,16 aa → q(a) = 0,4; p(A) = 0,6 hạt trắng = 0,21 + 0,04 = 0,25 → q(b) = 0,5; p(B) = 0,5

Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:

A = 0,6 ; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.

Câu 17: B

Tỉ lệ Aa = 2.0,3.0,7 = 0,42 Tỉ lệ kiểu hình bb = 0,09

Vậy tỉ lệ kiểu hình Aabb = 0,42.0,09 = 0,0378 Câu 18: A

Xét hai cặp gen Aa, Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.

Quần thể cân bằng di truyền, p(A) = 0,2, q(a) = 0,8; p(B) = 0,4 → q(b) = 0,6 Tỷ lệ kiểu gen AABb = p2AA × 2pqBb = 0,2^2 × (2 × 0,4 × 0,6) = 1,92%

Câu 19: B

0,2AA:0,2Aa:0,6aa → A = 0,3;a = 0,7 => qua ngẫu phối: 0,09AA:0,42Aa:0,49aa 0,3BB:0,4Bb:0,3bb → B = 0,5;b = 0,5 → qua ngẫu phối : 0,25BB:0,5Bb:0,25bb Tỉ lệ mang 2 cặp gen dị hợp = 0,42.0,5 = 0,21

Câu 20: B

(14)

xét giới XX ở trạng thái cân bằng có CTDT là p^2X^AX^A : 2pqX^AX^a : q^2X^aX^a xét giới XY ở trạng thái cân bằn g có CTDT là pX^AY : qX^aY

Xét chung trong quần thể nên để tổng tỉ lệ là 1 thì phải chia 2 ở tất cả các hệ số hay CTDT của quần thể là : 0,5p^2X^AX^A + pqX^AX^a + 0,5q2X^aX^a + 0,5pX^AY + 0,5qX^aY

Câu 21: C

Xét các đáp án chỉ có đáp án B.

Nữ giới 0,81XMXM: 0,18 XMXm: 0,01 XmXm còn ở nam giới 0,9 XMY: 0,1XmY.

Trong đó tần số XM = 0,9; Xm = 0,1

Quần thể người (B) đạt trạng thái cân bằng. Nữ giới sẽ tính như gen trên NST bình thường còn ở nam giới do chỉ cần 1 NST X nên tần số kiểu gen chính bằng tần số alen.

Câu 22: A

Đực × cái : (0,95 A: 0,05a) × (0,9 : 0,1).

F1: 0,855 AA: 0,14 Aa: 0,005 aa.

Tỷ lệ thể đột biến trong số các cá thể mang alen đột biến = 0,005 (0,005 + 0,14) = 0,0345 = 3,45%.

Câu 23: A

Ở quần thể thứ 1 : Số cá thể có kiểu gen mang alen A là : 750 . 0,6 = 450 Ở quần thể thứ 2 : Số cá thể có kiểu gen mang alen A là 250 . 0,4 = 100

Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới alen A có tần số là : 450 100

750 250

 = 0,55 Câu 24: A

Quần thể 1 có 900 con bướm, tần số p(A) = 0,6 → q(a) = 0,4 → số cá thể mang q(a) = 0,4 × 900 = 360 cá thể.

Có 100 con bướm từ quần thể khác di cư vào → có q(a) = 0,8 → số cá thể mang q(a) = 0,8 × 100 = 80 cá thể Tổng số cá thể mang q(a) = 360 + 80 = 440.

Tần số alen q(a) trong quần thể mới ( có 900 + 100 = 1000 cá thể là) = 440/1000 = 0,44 Câu 25: A

(15)

Câu 26: A

Hoa trắng = 4% = 0,04 suy ra q(a) = 0,2 → P(A) = 0,8 cấu trúc dt của quần thể là :

0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

Chọn cây đỏ : 0,64/0,96 AA: 0,32/0,96Aa Tần số alen mới qa= 0,32/0,96 :2 = 1/6 Vậy tỉ lệ hoa trắng là 1/6^2 = 1/36 Suy ra hoa đỏ là 1- 1/36 = 35/36

Tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 35 đỏ: 1 trắng.

Câu 27: D

Số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ: 100% - 64% = 36%

Tần số alen a là: 0,6, tần số alen A = 1 - 0,4 = 0,6

Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa Cây hoa đỏ trong quần thể có thành phần: 1/4 AA : 3/4 Aa

Chọn ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ tính xác xuất để cả 2 cây được chọn có kiểu gen dị hợp là: (3/4)^2 = 9/16 = 56,25%

Câu 28: C

Gen a và 2 cùng nằm trên 1 NST thường nên ta có số loại NST đó là: 3.3 = 9.

Số loại kiểu gen = a + aC2 = 45

Gen nằm trên X có 4 alen → số loại kiểu gen ở XX = 10; XY = 4 Số loại KG giới tính là 10 + 4 = 14.

Vậy số loại kiểu gen tối đa về cả 3 gene được tạo ra trong quần thể là: 45.14 = 630 Câu 29: C

Quần thể thực vật lưỡng bội, các alen nằm trên các NST khác nhau và phân li độc lập.

Locus 1 có 4 alen → 4 + 4C2 = 10 KG Locus 2 có 3 alen → 3 + 3C2 = 6KG

(16)

Locus 3 có 2 alen → 2 + 2C2 = 3 KG

Tổng số kiểu gen trong quần thể = 10.6.3 = 180 Câu 30: A

Gen 1 và 2 nằm trên NST thườn, gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen → số kiểu gen tạo ra từ gen 1 và 2 là: (4.3) + (4.3)C2 = 78

Gen 2 và 3 có 2 alen nằm trên X → XX = (2.2) + (2.2)C2 = 10 Gen 5 có 5 alen nằm trên NST Y → XY = 4.5 = 20

Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể = 78.(10+20) = 2340 Câu 31: B

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong không gian xác định, tồn tại qua thời gian xác định, có thể giao phối để sinh ra thế hệ sau.

Mỗi quần thể đặc trưng bởi vốn gen: thể hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể → 1. Đúng.

Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số loại alen khác nhau của gen đó tại thời điểm xác định → 2.Sai.

Tần số một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể → 3.Đúng.

Tùy hình thức sinh sản từng loài mà đặc trưng của vốn gen cũng nhưu các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau → 4.Đúng.

Các phát biểu đúng là (1), (3), (4).

2 sai vì Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó chứ không phải của 1 gen bất kì nào khác

Câu 32: D

1. Sai. Quá trình tự phối làm giảm tần số kiểu gen dị hợp và tăng tần số kiểu gen đồng hợp, tần số alen không thay đổi.

2. Đúng. Quá trình ngẫu phối sẽ làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng.

3. Sai. Quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ làm tăng đồng hợp, giảm sự đa dạng di truyền của quần thể, giảm biến dị tổ hợp.

4. Đúng. Có thể dựa vào tỷ lệ các kiểu hình suy ra tần số alen trong quần thể.

(17)

Phát biểu (2), (4) đúng.

Câu 33: A

Quy ước: T trội không hoàn toàn so với t, TT : nọc độc cực mạnh, Tt: nọc độc bình thường, tt: không độc.

Quần thể cân bằng di truyền có 2000 cá thể: có 720 nọc độc cực mạnh (TT).

Nọc độc cực mạnh (TT) = 720/2000 = 0,36 → T = 0,6.

t = 0,4.

Cá thể có nọc độc trung bình Tt = 0,6× 0,4 × 2 = 0,48.

Số lượng cá thể : 0,48 × 2000 = 960.

Câu 34: A

Khả năng chịu hạn ở lúa, R - chịu mặn trội hoàn toàn so với r.

Quần thể lúa cân bằng di truyền: p^2RR + 2pqRr + q^2rr = 1.

Có 51% số hạt thu được mọc trên môi trường ngập mặn → 49% số hạt không có khả năng chịu hạn (rr) → q^2

= 0,49 → q = 0,7. → p(R) = 0,3.

Tần số tương đối của alen p(R) = 0,3 ; q(r) = 0,7.

Câu 35: D

Locus thứ nhất có 3 alen là A1, A2, A3.

Locus thứ hai có 2 alen B, b.

Hai locus này cùng nằm trên X → số loại NST X: 3 × 2 = 6.

Số kiểu gen ở XX : (6 × 7) : 2 = 21.

Số kiểu gen ở XY: 6.

Số kiểu gen tối đa về hai locus trong quần thể này là: 21 + 6 = 27.

Câu 36: C

A1 : cánh đen > A2 : cánh xám > A3 : cánh trắng.

Điều tra một quần thể bướm sống ở Cuarto người ta thu được tần số các alen như sau: A1 = 0,5; A2 = 0,4; A3 = 0,1.

(18)

Quần thể giao phối ngẫu nhiên: A1A1 : 2A1A2 : A2A2: 2A2A3 : A3A3 : 2 A1A3 Kiểu hình cánh đen: A1A1, 2A1A2, 2A1A3: 0,25 + 0,4 + 0,1 = 0,75.

Kiểu hình cánh xám: A2A2, 2A2A3 : 0,16 + 0,08 = 0,24.

Kiểu hình cánh trắng : A3A3 : 0,01

Câu 37: B

Quần thể nếu gen có 5 alen khác nhau → giao phối tự do sẽ tạo ra số kiểu gen.

Áp dụng công thức: [n(n+1)]:2. Với n = 5 → [5×6] : 2 = 15.

Giao phối tự do sẽ tạo ra 15 kiểu gen trong quần thể.

Câu 38: B

Nhóm máu do 3 alen Ia, Ib, Io quy định. Ia = Ib > Io.

Cấu trúc di truyền của quần thể người về nhóm máu : IaIa + 2IaIb + IbIb + 2 IbIo + IoIo + 2IaIo = 1.

Nhóm máu O, IoIo = 0,09 → Io= 0,3.

Nhóm máu A : IaIa + 2 IaIo = 0,4 mà Io = 0,3 → Ia = 0,4.

Ib = 1 - Ia - Io = 0,3.

Vậy tỷ lệ từng alen Ia : Ib : Io = 0,4 : 0,3 : 0,3.

Câu 39: B

A- màu vàng, a - màu trắng.

Cấu trúc di truyền: 0,68% AA : 0,18% Aa: 0,14% aa.

Tần số alen A = 0,68 + 0,18/2 = 0,77; alen a = 0,23.

Sau 1 thế hệ ngẫu phối → cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là p^2AA + 2pq Aa + q^2 aa = 1.

AA = 0,77× 0,77 = 0,5929.

Aa = 0,3542.

aa = 0,0529.

Câu 40: A

(19)

Câu 41: D

A - trội hoàn toàn so với a.

0,6 AA: 0,4 Aa.

Qua nhiều thế hệ quần thể chỉ biểu hiện theo gen trội, (đồng hợp tử lặn gây chết).

A = 0,8; a = 0,2

Thế hệ thứ 2. AA = 0,64; Aa = 0,32; aa = 0,04

Đồng hợp tử gây chết → AA : 0,64; Aa = 0,32 → 0,67 AA : 0,33Aa → Tần số alen A = 0,835; a = 0,165.

A. ĐÚng.

B. Đúng. kiểu gen dị hợp sẽ giảm xuống và kiểu gen đồng hợp tăng.

C. Đúng.

D. Sai.

Câu 42: A

Điều tra quần thể thực vật, có 80 cây có kiểu gen AA; 20 cây aa, 100 cây Aa trên tổng số 200 cây. Tỷ lệ kiểu gen: 0,4 AA : 0,5 Aa : 0,1 aa.

Các kiểu gen khác nhau sức sống như nhau, cách li với quần thể, đủ điều kiện của cân bằng Hacdi - Vanbec.

Tần số alen A = 0,4 + 0,5/2 = 0,65; alen a = 0,35.

Tần số Aa sau 1 thế hệ ngẫu phối. Sau 1 thế hệ ngẫu phối sẽ đảm bảo cân bằng Hacdi - vanbec: p^2 AA + 2pq Aa + q^2 aa.

Kiểu gen Aa = 2× 0,65× 0,35 = 0,455 = 45,5%.

Câu 43: C

Quần thể có cấu trúc 3 AA : 7 aa → 0,3 AA : 0,7 aa → A = 0,3; a = 0,7.

Các cá thể giao phối ngẫu nhiên → quần thể sẽ cân bằng di truyền.

Sau thế hệ thứ 10, tỉ lệ các kiểu gen : p^2AA + 2pq Aa + q^2aa = 1.

AA = 0,3× 0,3 = 0,09.

Aa = 0,3× 0,7× 2 = 0,42.

(20)

aa = 0,7× 0,7 = 0,49.

Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,09AA + 0,42 Aa + 0,49 aa = 1.

Câu 44: B Câu 45: C

A- màu vàng, a - màu trắng.

Cấu trúc di truyền: 0,68% AA : 0,18% Aa: 0,14% aa.

Tần số alen A = 0,68 + 0,18/2 = 0,77; alen a = 0,23.

Sau 1 thế hệ ngẫu phối → cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là p^2AA + 2pq Aa + q^2 aa = 1.

AA = 0,77× 0,77 = 0,5929.

Aa = 0,3542.

aa = 0,0529.

Câu 46: D

Ở người, nhóm máu MN do 2 gen M và N quy định, gen M trội không hoàn toàn so với N.

MM - quy định nhóm M, NN -nhóm máu N, MN - nhóm máu MN.

Quần thể: 22 MM: 216 MN: 492 NN → 0,030 MM: 0,296MN: 0,674NN Tần số alen M = 0,178, Tần số alen N = 0,822

Câu 47: C

Hai quần thể của cùng một loài.

Quần thể 1 có 750 cá thể, A = 0,6 → số cá thể mang alen A = 750 × 0,6 = 450. Số cá thể mang alen a = 300.

Quần thể 2 có 250 cá thể, A = 0,4 → số cá thể mang alen A = 250 × 0,4 = 100; số cá thể mang alen a = 150.

Toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1.

Tổng số cá thể: 750 + 250 = 1000.

Số cá thể mang alen A = 450 + 100 = 550.

Tần số alen A = 550/1000 = 0,55; tần số alen a = 0,45.

Câu 48: B

(21)

Ở một loài thực vật locus gen nằm trên NST thường quy định màu hoa, A - hoa đỏ, a - hoa trắng.

Đem hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng → đời con 312 hoa đỏ : 78 hoa trắng.

Tỷ lệ 0,8 hoa đỏ : 0,2 hoa trắng.

1. Đúng. Thế hệ ban đầu có 40% dị hợp → sau khi thụ phấn cho cây hoa trắng → Aa × aa → aa = 1/2× 40% = 20%.

2. Sai. F1 tự thụ phấn: 0,8 Aa : 0,2 aa. Cho cây F1 tự thụ phấn → tỷ lệ cây hoa đỏ = 0,8× 0,8× 3/4 = 0,48.

3. Đúng. Quần thể F1 0,8 Aa: 0,2 aa → A = 0,4; a = 0,6.

Khi ngẫu phối → Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.

Vậy số cây F2 cho hoa trắng là 36%.

4. Sai.

Phát biểu đúng là (1), (3).

→ Số phát biểu đúng là 2.

Câu 49: D

Quần thể tự phối, quần thể tự thụ phấn ở thực vật, giao phối cận huyết ở động vật.

1. Đúng. Quần thể tự phối sẽ thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp. Sau nhiều thế hệ tự phối sẽ phân thành các dòng thuần.

2. Sai.

3. Đúng. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp tăng và số cá thể có kiểu gen dị hợp giảm.

4. Sai. Quần thể ban đầu có Aa = 1 → sau thế hệ tự thụ phấn → Aa = 0,5; AA = aa = 0,25.

→ Phát biểu (1), (3) đúng.

Câu 50: B

Quần thể P ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa → Hợp tử F1có cấu trúc di truyền:

0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

vì Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%

nên ở thế hệ trưởng thành của F1 có cấu trúc: 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa tương ứng 2/17 AA : 6/17 Aa : 9/17aa

→ 1 sai, 3 sai

(22)

Tần số tương đối của các alen ở thế hệ F1 trưởng thành là: A = 5/17, a = 9/17 Xét thế hệ F2:

Hợp tử F2: (5/17)^2 AA + 2.(5/17).(12/17)Aa + (12/17)^2aa tương ứng 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa → 2 đúng Thế hệ trưởng thành ở F2: 0,09/4 AA : 0,41/4 Aa : 0,5/2aa → 4 sai

Vậy chỉ có trường hợp 2 đúng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cho hai cây (P) đều có kiểu hình trội về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F 1 có tổng tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen quy định kiểu hình

(4) sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cơ chế cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó

Câu 21: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thểD. Biến động

AD/ad Bb Câu 28: Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với

(2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính

Câu 17: Ở người một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so va alen a quy định thuận tay trái,một quần

Một đoạn phân tử ADN chứa 1 gen liên quan đến tổng hợp nhiều loại protein và có chung 1 promoter Câu 7: Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mãC.

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong