• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh có đáp án - Mã 12 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh có đáp án - Mã 12 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ MINH HỌA

(Đề thi có 40 câu / 5 trang)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Khảo sát một quần thể người thấy xuất hiện người có biểu hiện bệnh lý như sau

“Đầu nhỏ, sứt môi tới 75%, tai thấp và biến dạng…”. Hãy dự đoán người này mắc hội chứng gì.

A. Hội chứng Đao B. Hội chứng Tơcno C. Hội chứng Patau D. Hội chứng Etuot Câu 2: Một kĩ thuật được mô tả ở hình dưới đây:

Bằng kĩ thuật này, có thể:

A. tạo ra một số lượng lớn các con bò có kiểu gen hoàn toàn giống nhau và giống con mẹ cho phôi.

B. tạo ra một số lượng lớn các con bò đực và cái trong thời gian ngắn

C. tạo ra một số lượng lớn các con bò mang các biến dị di truyền khác nhau để cung cấp cho quá trình chọn giống.

D. tạo ra một số lượng lớn các con bò có mức phản ứng giống nhau trong một thời gian ngắn Câu 3: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là:

A. 2340 B. 4680 C. 1170 D. 138

Câu 4: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập là:

ĐỀ THI SỐ 12

(2)

A. số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

B. sự phân li của các NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh.

C. mỗi cặp gen phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

D. các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

Câu 5: Câu nào trong các câu sau là không đúng?

A. Trong quá trình phiên mã, mạch ARN mới được tạo ra theo chiều từ 3'5' B. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch ARN mới tổng hợp theo chiều 5'3' C. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, mạch ARN được dịch mã theo chiều từ 5'3' D. Trong quá trình tổng hợp ARN, mạch gốc ARN được phiên mã theo chiều 3'5' Câu 6: Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi:

A. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khởi đại dương.

B. đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương C. đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ D. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ Câu 7: Vì sao nói đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản:

A. vì cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa B. vì là cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp

C. vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn

D. vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể.

Câu 8: Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được gọi là dòng thuần. Dòng thuần có đặc điểm:

(1) có tính di truyền ổn định

(2) không phát sinh các biến dị tổ hợp (3) luôn mang các gen trội có lợi

(4) thường biến và đồng loạt theo một hướng

(5) có khả năng hạn chế phát sinh các đột biến có hại phương án đúng:

A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 1,3,4 D. 2,4,5

Câu 9: Một gen có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là

 

 

17

G X A T

 

 . Tính theo lý thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nu của gen là:

A. A T 35%;GX 15% B. A T 30%;GX 20%

(3)

C. A T 37,5%;GX 12,5% D. A T 43,75%;GX 6, 25%

Câu 10: Một loài côn trùng trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 200C thì chu kì vòng đời là 10 ngày. Nếu sống trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 280C thì vòng đời rút ngắn xuống chỉ còn 6 ngày. Nhiệt độ ngưỡng của loài này là:

A. 100C B. 120C C. 80C D. 8.50C Câu 11: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đac-uyn cho rằng các loài

A. là kết quả của quá trình tiến hóa từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

B. là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung

C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.

D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

Câu 12: Thực chất của sự tương tác gen không alen là:

A. mỗi một gen đóng góp một phần như nhau vào sự phát triển của cùng một tính trạng B. sự tác động qua lại giữa các sản phẩm của gen khác lôcut trong quá trình hình thành một kiểu hình.

C. sự tác động qua lại giữa các gen khác lôcut trong quá trình hình thành một kiểu hình D. hiện tượng gen này kìm hãm sự biểu hiện của một gen khác không cùng lôcut Câu 13: Điều hòa hoạt động của gen chính là

A. điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein B. điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein

C. điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.

D. điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein

Câu 14: Bốn hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất.

A. tảo đơn bào động vật phù du người B. tảo đơn bào thân mềm người

C. tảo đơn bào động vật phù du giáp xác chim người D. tảo đơn bào người

Câu 15: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng ?

A. Mã di truyền là mã bộ ba

B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin C. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin

(4)

D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ Câu 16: Các hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái:

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp (2) Khai thác triệt để các nguồn tại nguyên không tái sinh

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí

(5) Bảo về các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 17: Ở người gen H quy định máu đông bình thường, gen h quy định máu khó đông.

Gen M quy định mắt bình thường, gen m quy định bệnh mù màu. Các gen này đều nằm trên NST X không có alen trên Y. Mẹ bình thường, bố mù màu, con trai mắc cả hai bệnh. Kiểu gen của bố mẹ là?

A. XHMXhmXHMY B. XHmXhmXHMY C. XHMXhmX YhM D. XHMXhmX YHm Câu 18: Xét một loài có 5 cặp gen nằm trên 5 cặp NST tương đồng khác nhau, biết ở con đực có 2 cặp gen đồng hợp 3 cặp gen dị hợp, còn con cái thì ngược lại. Số kiểu giao phối có thể xảy ra giữa con đực và con cái là:

A. 80 B. 160 C. 320 D. 3200

Câu 19: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb aaaaBBbb (2) AAaaBBbb AaaaBbbb (3) AaaaBBBb AAaaBbbb

(4) AaaaBBbb AaBb (5)AaaaBBbb aaaaBbbb (6) AaaaBBbb aabb Thep lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?

A. 1 phép lai B. 2 phép lai C. 3 phép lai D. 4 phép lai Câu 20: Giả thuyết về đột biến NST từ 2n48 ở vượn người còn 2n46 ở người liên quan đến dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây?

A. Lặp đoạn trong một NST B. Chuyển đoạn không tương hỗ C. Chuyển đoạn tương hỗ D. Sát nhập NST này vào NST khác

(5)

Câu 21: Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước.

Chúng cạnh tranh nhau gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để:

A. Giúp cho chúng hỗ trợ nhau về thức ăn

B. Làm giảm bớt các chất gây ô nhiễm trong bể nuôi C. Tăng hàm lượng ôxy cho nước nhờ quang hợp của rong D. Giảm bớt sự cạnh tranh của 2 loài

Câu 22: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là:

A. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi B. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa.

C. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị D. chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.

Câu 23: Cho 5 tế bào có kiểu gen như sau AB DE

ab DEHhGg giảm phân sinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà các tế bào có thể tạo ra. Biết đã xảy ra hiện tượng hoán vị giữa gen A và a

A. 10 B. 5 C. 20 D. 15

Câu 24: Phân tử mARN trưởng thành dài 408 nm có tỷ lệ các loại nu : : : 4 : 2 : 3:1

A U G X  và mã kết thúc là UGA. Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit, số nucleotit có ở các đối mã của tARN loại A, U, G, X lần lượt là:

A. 479, 239, 360, 119 B. 239, 479, 120, 35 C. 480, 239, 359, 119 D. 479, 239, 359, 120 Câu 25: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề trong một chuỗi thức ăn, khoảng 90% năng lượng bị mất đi do:

(1) Phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường (2) Một phần năng lượng bị tiêu hao do hoạt động hô hấp của sinh vật

(3) Một phần năng lượng sinh vật không sử dụng được (4) Một phần năng lượng bị mất qua chất thải

(5) Một phần năng lượng bị mất đi các bộ phận bị rơi rụng

(6) Một phần năng lượng bị mất do sinh vật ở mắt xích phía trước không tiêu thụ hết các sinh vật ở mắt xích phía sau.

Có bao nhiêu phương án trả lời đúng ?

A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 26: Bằng chứng tiến háo nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới.

(6)

A. bằng chứng phôi sinh học B. bằng chứng sinh học phân tử C. bằng chứng giải phẫu so sánh D. bằng chứng tế bào học

Câu 27: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đời con là:

A. 1

36 B. 8

36 C. 18

36 D. 5

36 Câu 28: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, xét các kết luận sau:

(1) vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.

(2) Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.

(3) ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau

(4) sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.

Có bao nhiêu kết luận đúng :

A. 1 B. 3 C. 2 D. 4

Câu 29: Trong di truyền tế bào chất vai trò của bố, mẹ như thế nào?

A. vai trò của bố và mẹ là như nhau trong sự di truyền tính trạng B. vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ trong sự di truyền tính trạng

C. vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố trong sự di truyền tính trạng D. vai trò của bố mẹ là khác nhau trong sự di truyền tính trạng.

Câu 30: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng và hoa đỏ thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1

tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 hoa đỏ: 3 hoa hồng: 4 hoa trắng. Nếu cho các cây hoa trắng ở F2 tạp giao tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn được dự đoán ở đời con là.

A. 50% B. 16,75% C. 6,25% D. 25%

Câu 31: Ở người gen bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bệnh bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình không bị bệnh này. Cặp vợ cồng này dự định sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả 2 bệnh là

A. 9

16 B. 10

16 C. 3

16 D. 6

16

(7)

Câu 32: Gen M quy định vỏ trứng có vằn và bướm đẻ nhiều, alen lặn m quy định vỏ trứng không vằn và bướm đẻ ít. Những cá thể mang kiểu gen M- đẻ trung bình 100 trứng/lần, những cá thể có kiểu gen mm chỉ đẻ 60 trứng/lần. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, quần thể bướm đang cân bằng di truyền. Tiến hành kiểm tra số trứng sau lần đẻ đầu tiên của tất cả các cá thể cái, người ta thấy có 9360 trứng trong đó có 8400 trứng vặn. Số lượng cá thể cái có kiểu gen Mm trong quần thể là:

A. 48 con B. 84 con C. 64 con D. 36 con

Câu 33: Cho một số thông tin sau:

(1) loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn;

(2) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY;

(3) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X;

(4) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO;

(5) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường;

(6) loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là:

A.

         

2 , 3 , 4 , 5 , 6 B. (1), (3), (4), (6) C. (1), (2), (3), (4), (5), (6) D. (1), (2), (3), (4), (6)

Câu 34: Dựa vào sự kiện nào trong giảm phân để nhận biết có đột biến cấu trúc NST diễn ra.

A. Sự sắp xếp của các NST tương đồng ở mặt phẳng thoi phân bào trong kì giữa lần phân bào I.

B. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I C. Sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng ở kì đầu lần phân bào I D. Sự co ngắn đóng xoắn ở kì đầu lần phân bào I

Câu 35: Những cư dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5”. Câu này đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật.

A. loài cá Cơm – Biến động theo chu kỳ mùa

(8)

B. loài Dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng C. loài Rươi – Biến động theo chu kì tuần trăng D. loài Rùa biển – Biến động theo chu kì nhiều năm

Câu 36: Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau:

(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỉ thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh (2) Có hai giai đoạn, tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội

(3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

(4) Tiến hóa sinh học đóg vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu.

Các kết luận đúng là:

A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 37: Ở thỏ tính trạng màu sắc lông do quy luật tương tác át chế gây ra (A_B_ + A_bb:

lông trắng; aaB_lông đen; aabb: lông xám), tính trạng kích thước lông do một cặp gen quy định (D: lông dài, d: lông ngắn). Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng ngắn được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ như sau: 15 lông trắng dài: 15 lông ngắn trắng: 4 lông đen ngắn: 4 lông xám dài: 1 lông đen dài: 1 lông xám ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tần số hoán vị và kiểu gen F1 đem lại:

A. BD Aa Aabd

f 30%

bdbdB. AaBd Aabd

f 20%

bDbdC. Bd Aa Bd Aa f

30%

bDbDD. ADBb ADBb f

20%

adad

Câu 38: Ở phép lai con đực AaBBDd x con cái AaBbDD. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 12% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen AaaBbdd ở đời con chiếm tỉ lệ?

A. 0,25625% B. 0,3075% C. 0,615% D. 0,495%

Câu 39: Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biến ôn đới Châu Âu và loài cá miệng đúc sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Loài cá nào rộng nhiệt hơn? Vì sao.

A. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đúc vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước không giao động.

(9)

B. Loài cá miệng đúc rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước khá ổn định

C. Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn. Còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định

D. Loài cá miệng đục rộng nhiệt hơn loài cá cơm vì ở vùng nhiệt đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng ôn đới có nhiệt độ nước không giao động.

Câu 40:

Cho lưới thức ăn trên ở kỉ Jura, biết:

- Loài A là sinh vật sản suất

- Hai loài A và D thuộc nhóm sinh vật thống trị thời điểm này và cả 2 cùng sống trên cạn - Nếu loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ mất đi thì loài D sẽ tiêu thụ ưu tiên theo thứ tự loài

C B  khủng long bay.

Với những dữ kiện trên và sơ đồ hãy cho biết trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng:

(1) Loài A chắc chắn thuộc nhóm Hạt trần

(2) Loài C có thể là một loài cá vì là thức ăn cả khủng long bay.

(3) Loài B và C có thể có kiểu dinh dưỡng hoặc khác kiểu dinh dưỡng (4) Loài D rất có thể là loài khủng long bạo chúa.

(5) Lưới thức ăn trên là lưới thức ăn trên cạn (6) Lưới thức ăn trên có tất cả 5 chuỗi thức ăn

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án

1-B 2-D 3-A 4-C 5-A 6-D 7-A 8-B 9-D 10-C

(10)

11-B 12-B 13-C 14-C 15-B 16-C 17-D 18-D 19-B 20-D

21-D 22-C 23-C 24-B 25-D 26-B 27-B 28-C 29-C 30-D

31-B 32-A 33-D 34-C 35-C 36-D 37-C 38-B 39-C 40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

- Hội chứng Đao là do 3 NST số 21 trong tế bào. Người mắc bệnh thường thấp bé, cổ rụt, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày…

- Hội chứng Tơc-nơ là do trong tế bào chỉ còn 1 NST X. Người mắc bệnh thường có vú không phát triển, âm đạo tịt, khung chậu hẹp, trí tuệ kém phát triển.

- Hội chứng E-tuốt là do 3 NST số 18. Người mắc bệnh thường có kiểu hình trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay…

- Hội chứng Patau là do 3 NST số 13. Người mắc bệnh có kiểu hình đầu nhỏ, môi sứt, tai thấp, biến dạng,…

Câu 2: Đáp án D

Câu này nhìn có vẻ dễ vậy thôi nhưng dễ bị gài lắm đấy!

Nhiều bạn sẽ phân vân giữa A và D

Nhìn vào hình chúng ta đoán được ngay đây là kĩ thuật cấy truyền phôi.

A sai vì tuy tạo ra một lượng lớn các con bò có kiểu gen giống nhau nhưng không giống với con mẹ cho phôi, phôi là hợp tử mang vật chất di truyền của mẹ cho phôi và bố nên chắc chắn không giống mẹ hoàn toàn.

B sai vì các con bò được tạo ra phải cùng giới.

C sai vì các cá thể này đều có kiểu gen giống nhau nên không tạo ra được biến dị di truyền D đúng vì các cá thể này đều có kiểu gen giống nhau nên mức phản ứng như nhau.

Câu 3: Đáp án A

- Số giao tử chứa gen 1,2 là: 4.3 12  số kiểu gen chứa gen 1,2 là: 12. 12 1

 

78

2

 

- Số giao tử chứa gen 3,4 là: 2.2 4  số kiểu gen chứa gen 3,4,5 ở cơ thể XX là:

 

4. 4 1 2 10

 

- Số kiểu gen chứa gen 3,4,5 ở cơ thể XY là: 4.5 20 Vậy số kiểu gen tối đa ở quần thể là: 78. 10 20

2340

Câu 4: Đáp án C

(11)

- Điều kiện đặc trưng cho quy luật phân li độc lập là mỗi cặp gen phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Các điều kiện còn lại chỉ là điều kiện phụ để làm tăng độ chính xác.

Câu 5: Đáp án A

- Trong quá trình phiên mã, mARN được tổng hợp theo chiều từ 5' đến 3' - Trong dịch mã, mARN được dịch mã theo chiều từ 5' đến 3'

Câu 6: Đáp án D

- Vùng vĩ độ thấp là vùng có độ đa dạng loài cao do đó cấu trúc lưới thức ăn phức tạp.

- Vùng bờ là vùng giữa biển và lục địa, do đó ở các vùng này có số lượng loài là rất lớn cấu trúc lưới thức ăn phức tạp.

Câu 7: Đáp án A

A. Đột biến là 1 nhân tố tiến hóa cơ bản và nó tại ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

B. Sai vì giao phối mới tạo ra được biến dị tổ hợp C. Sai vì tần số đột biến gen là rất nhỏ

106104

D. Sai vì áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể là rất nhỏ.

Câu 8: Đáp án B

+ Dòng thuần có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các gen nên tính di truyền ổn định, không phát sinh các biến dị tổ hợp, thường biến và đồng loạt theo một hướng.

+ Để tạo dòng thuần nhanh nhất, người ta có thể nuôi cấy hạt phấn sau đó cho lưỡng bội hóa thu được cơ thể mang cặp gen đồng hợp

Câu 9: Đáp án D

Theo bài ra ta có:

2 1

43,75%

2 7

6, 25%

1 2 G

A A T

G X A G

 

   

 

   

  



Câu 10: Đáp án C

Tổng nhiệt hữu hiệu không đổi nên ta có:

20T

.10

28T

.6 T 80C

Câu 11: Đáp án B Câu 12: Đáp án B

Thực chất của sự tương tác giữa các gen không alen chính là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen (ví dụ: enzim). Giữa các gen không hề xảy ra sự tương tác nào cả.

Câu 13: Đáp án C

(12)

- Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm di gen tạo ra. Sản phẩm có thể là các ARN hoặc Protein

Câu 14: Đáp án C

Theo quy luật khuêchs đại sinh học: bậc dinh dưỡng càng cao thì nồng độ chất độc hại, khó phân hủy càng lớn

Do đó chuỗi thức ăn mà càng nhiều mắt xích thì càng bị nhiễm độc nặng vì thủy nhân là một chất độc khó phân hủy.

Câu 15: Đáp án B

- Khi đột biến thay thế 1 cặp (nu) này thành 1 cặp (nu) khác nhưng số lượng và trình tự axit amin là không thay đổi điều này là do tính thoái hóa của mã tức là nhiều bộ ba cùng quy định 1 loại axit amin.

Câu 16: Đáp án c

(1) Đúng, bón phân, tưới nước và diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp sẽ làm cho năng suất của các loài sinh vật trong hệ sinh thái này tăng lên.

(2) Sai, khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh trước mắt sẽ có lợi cho con người nhưng về lâu dài thì sẽ làm nguồn tài nguyên này biến mất.

(3) Đúng, loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá sẽ làm cho tôm cá phát triển, nguyên nhân là do các loài tảo độc, cá dữ thường gây hạy cho tôm, cá.

(4) Đúng, xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý thì sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.

(5) Đúng, bảo vệ các loài thiên địch để nhằm tiêu diệt các loài sinh vật gây hại cho các loài sinh vật có ích trong hệ sinh thái.

(6) Sai, sử dụng các chất hóa học sẽ không mang lại tác dụng tốt khi nó sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây hại cho con người.

Như vậy có 4 biện pháp đúng thỏa mãn yêu cầu đề bài Câu 17: Đáp án D

- Người con trai mắc cả 2 bệnh có kiểu gen X Yhm nhận Y từ bố và X Yhm từ mẹ - Mẹ bình thường nên mẹ có kiểu gen X XHM hm

- Bố bị mù màu nên có kiểu gen là X Yhm

Câu 18: Đáp án D

Số kiểu gen của con đực là: 2.2.C52 40

(13)

Số kiểu gen của con cái là: 2.2.2.C53 80 Số kiểu giao phối là: 40.80 3200 Câu 19: Đáp án B

Phép lai

 

3   2 1 2 loại kiểu hình loại

AAaa Aaaa

1AA: 4Aa aa:1

 

1Aa aa:1

11 trội: 1 lặn (có 2 kiểu hình

 

100% 1 :1

BBBb Bbbb  BBb bb 100% trội (có 1 kiểu hình) Vậy phép lai này có 2 loại kiểu hình nên loại

Các phép lai còn lại với cách làm tương tự ta có:

Phép lai (1): số kiểu gen: 3 4 12  , số kiểu hình: 2 2 4  Phép lai (2): số kiểu gen: 4 4 16   loại

Phép lai (4): số kiểu gen: 3 4 12  , số kiểu hình: 2 2 4  Phép lai (5): số kiểu gen: 2 4 8   loại

Phép lai (6): số kiểu gen: 2 3 6   loại Vậy phép lai: (1), (4) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Câu 20: Đáp án D

- Nhận thấy số NST ở vượn người nhiều hơn số NST ở người là 2 chiếc. Chứng tỏ đã xảy ra đột biến sát nhập NST này vào NST khác, làm giảm số lượng NST. Đây là một dạng của đột biến chuyển đoạn Roberson.

Câu 21: Đáp án D

Khi cho vào bể nuôi ít rong, giảm nơi ở của loài sống nơi thoáng đãng, tăng cơ hội kiếm thức ăn cho loài sống dựa dẫm. Khi loài rong ít hoặc mất dần đi, loài sống ở nơi thoáng đãng lại có ưu thế còn loài sống dựa dẫm thất thế hơn. Cứ như vậy, bổ sung thêm rong để duy trì trạng thái cân bằng của quần xã, giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

Câu 22: Đáp án C

- Tồn tại chính của Đác uyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế phát sinh các biến dị. Do đó ông mới chỉ đưa ra khái niệm biến dị cá thể và biến dị xác định.

Câu 23: Đáp án C

- Chỉ nhìn qua, các em có thể dễ bị đánh lừa bởi câu hỏi. Câu hỏi là số giao tử tối đa tạo ra chứa không phải là số loại giao tử tối đa tạo ra

+ Bình thường 1 tế bào tinh khi giảm phân cho 4 giao tử thuộc 2 loại

 5 tế bào sinh tinh khi giảm phân sẽ cho : 5.4 20 giao tử

(14)

 không cần quan tâm đến kiểu gen là gì ở bài này. Đây chỉ là 1 hình thức đánh lừa mà thôi !

Câu 24: Đáp án B 408nm4080A

Tổng số nucleotit là:

 

480 4080 240

1200 360

3, 4

120 A nu U

G X

 

 

   

 

Do mã kết thúc UGA không có bộ ba đối mã nên số nucleotit trên nARN mã hóa cho axit

amin là:

479 239 359 120 A U G X

 

 

 

  .

Theo nguyên tắc bổ sung, số nucleotit A, U, G, X trên mARN lần lượt là: 239, 479. 120, 359.

Câu 25: Đáp án D

Năng lượng bị thấy thoát trong chuỗi thức ăn do:

- Hoạt động hô hấp của sinh vật (năng lượng tạo nhiệt, cho động vật…) - Mất đi qua các bộ phận rơi rụng (lá, lông, …)

- Mất qua chất thải (phân và nước tiểu động vật) - Một phần không sử dụng được.

Câu 26: Đáp án B Câu 27: Đáp án B

:

P AAaa AAaa

1 1 4 1 1 4

: : : :

6AA 6aa 6Aa 6AA 6aa 6 Aa

   

   

   

F1 : có tỉ lệ Aaaa là: 4 1 1 4 8

. .

6 6 6 6 36 Câu 28: Đáp án C

Các kết luận đúng: (2), (4)

Ở vùng nhiệt đới, quần xã thường phân thành 4 – 5 tầng: 2 – 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ.

(15)

Ở các khi hệ sinh học, sự phân tầng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là các yếu tố vật lý (nhiệt độ, ánh sáng, ôxy, nguồn thức ăn…)

Câu 29: Đáp án C

Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò của bố và mẹ là không giống nhau. Do tinh trùng chỉ truyền nhân vào trứng và tế bào chất là hoàn toàn của trứng. Do đó, vai trò của mẹ là lớn hơn trong sự di truyền của tính trạng.

Câu 30: Đáp án D

Tuân theo quy luật tương tác gen 9 : 3 : 4 Quy ước gen: A B : đỏ

: A bb hồng

,

aaB aabb : trắng 1:

F AaBb AaBb

Cây hoa trắng ở F2 có: 0, 25aaBB: 0,5aaBb: 0, 25aabbab0,5

F2 tạp giao cho tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là: aabb

 

ab 2 0, 25

Câu 31: Đáp án B

Người chồng có kiểu gen: AaX YB

Người vợ có bố mẹ

Aa Aa

và nhận Xb từ bố nên xác suất người vợ có kiểu gen:

2 AaXBXb 3

Xác suất sinh con không bị máu khó đông: 3 4

Xác suất sinh con không bị bạch tạng là: 2 1 5 1  3 4 6 Vậy xác suất sinh con không bị cả hai bệnh : 3 5 10

4 6 16  Câu 32: Đáp án A

- Số trứng không vằn (mm) là: 9360 8400 960   số cá thể cái có KG mm là:

960 16 60  .

- Số cá thể cái có KG M_ là: 8400

100 84  có tổng 100 con cái ban đầu.

- Do CBDT nên % m 16 100 0, 4

 

(16)

%M 0,6

%Mm 2.0, 4.0,6 0, 48

  

 số cá thể Mm là: 0, 48.100 48 Câu 33: Đáp án D

(1) Đúng vì loài đơn bội chỉ với alen đột biến sẽ biểu hiện ra ngay kiểu hình dù alen đó trội hay lặn.

(2) Đúng vì đột biến gen trội thành lăn, gen này nằm trên X không có alen tương ứng trên Y nên khi cá thể là XY sẽ biểu hiện ra kiểu hình ngay.\

(3) Đúng vì loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trênn X, đột biến này sẽ biểu hiện ra kiểu hình. Trên thực thế, nếu gen lặn hay trội quy định bệnh nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X thường di truyền thẳng từ bố sang các con trai như tật có túm lông ở vành tai (4) Đúng

(5) Sai vì gen lặn chri biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp

(6) Đúng vì đã là gen trội thì nằm trên NST thường hay giới tính cũng đều biểu hiện ra kiểu hình nhanh chóng.

Câu 34: Đáp án C

Dựa vào sự tiếp hợp của các NST trong cặp tương đồng của kì đầu giảm phân I mà ta có thể nhận biết được đột biến cấu trúc NST:

+ Đột biến chuyển đoạn tạo cấu trúc dạng chữ thập.

+ Đột biến đảo đoạn tạo cấu trúc hình số 8

+ Đột biến mất đoạn hoặc lặp đoạn thì sẽ xuất hiện 1 vòng lồi lên không bắt cặp.

Câu 35: Đáp án C

- Đây là sự biến động của loài Rươi theo chu kì tuần trăng.

Câu 36: Đáp án D Câu 37: Đáp án C

- Xét sự di chuyển riêng rẽ của các cặp tính trạng đem lại:

+ Về màu lông: lông trắng: lông đen: lông xám 6 :1:1

 thỏ F1 có lông trắng, dài có kiểu gen dị hợp

1:

F AaBb Aabb

   loại B; D

+ Về chiều dài lông: lông dài: lông ngắn =1:1

1:

F Dd dd

 

(17)

Vậy F Aa Bb Dd1

, ,

 

Aa bb dd, ,

Xét lông xám ngắn: 1

0, 25 aabbdd 40  bd 0,1 0, 25

bd   (giao tử hoán vị) F1

 có kiểu gen Bd bd Aa Aa bDbd Tần số hoán vị f

 

% 20%

Câu 38: Đáp án B

Xét riêng từng cặp gen phân li độc lập: đực Aa x cái Aa: Aaa đời con tạo ra do sự kết hợp 2 giao tử: đực Aa x cái a

Ta có: cái Aa 0,5A: 0,5a

Ở đực Aa: 12% tế bào không phân li trong giảm phân I nên tạo ra 0,5Aa: 0,5 O 0,5 0,12 0,5 0,03

Aaa   

Đực BB x cái Bb 0,5BB: 0,5Bb

Xét đực Dd x cái Dd: Ở đực Dd 0,5D: 0,5d

ở đực Dd: 18% tế bào không phân li trong giảm phân II 0, 25DD: 0, 25dd: 0,5O 82% tế bào còn lại giảm phân bình thường nên tạo ra 0,5D: 0,5d

Kiểu gen dd đời con do đực d x cái d: 0,5

0,82 0,5

0, 205

0,03 0,5 0, 205 0,003075 0,3075%

AaaBbdd

     

Câu 39: Đáp án C

Loại cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, còn ở vùng nhiệt đới có nhiệt độ nước khá ổn định.

Câu 40: Đáp án A

(1) Sai: loài A là sinh vật sản xuất mà lại là loài thống trị ở kỉ Jura nên chỉ có thể là cây Hạt tần, tuy nhiên Hạt trần là một ngành chứ không phải là nhóm.

(2) Sai: loài B là loài ăn thực vật hạt trần mà lại là thức ăn của khủng long bay nên rất có thể loài B là một loài khủng long ăn chay, mà loài C vừa là thức ăn của khủng long bay, vừa là thức ăn của khủng long bạo chúa. Đồng thời lại tiêu thụ thức ăn là khủng long ăn chay nên loài C là một loài khủng long chứ không thể là cá.

(3) Sai. Loài B là loài ăn thực vật hạt trần, loài C là một loài khủng long ăn thịt do đó mà cả 2 loài này đều có kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng.

(4) Đúng. Loài D là loài ăn thịt đầu bảng nên chỉ có thể là loài khủng long bạo chúa.

(5) Đúng

(18)

(6) Đúng. 5 chuỗi thức ăn gồm

1. A  B C khủng long ăn thịt cỡ nhỏD 2. A  B C khủng long bay C

3. A B D

4. A B khủng long bay D 5. A  B C D

MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý ĐỀ 15 1. LÝ THUYẾT

 - Hội chứng Đao là do 3 NST số 21 trong tế bào. Người mắc bệnh thường thấp bé, cổ rụt, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày…

- Hội chứng Tơc-nơ là do trong tế bào chỉ còn 1 NST X. Người mắc bệnh thường có vú không phát triển, âm đạo tịt, khung chậu hẹp, trí tuệ kém phát triển.

- Hội chứng E-tuốt là do 3 NST số 18. Người mắc bệnh thường có kiểu hình trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay…

- Hội chứng Patau là do 3 NST số 13. Người mắc bệnh có kiểu hình đầu nhỏ, môi sứt, tai thấp, biến dạng,…

 Điều kiện đặc trưng cho quy luật phân li độc lập là mỗi cặp gen phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Các điều kiện còn lại chỉ là điều kiện phụ để làm tăng độ chính xác.

 - Dòng thuần có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các gen nên tính di truyền ổn định, không phát sinh các biến dị tổ hợp, thường biến và đồng loạt theo một hướng.

- Để tạo dòng thuần nhanh nhất, người ta có thể nuôi cấy hạt phấn sau đó cho lưỡng bội hóa thu được cơ thể mang cặp gen đồng hợp.

 Số NST ở vượn người nhiều hơn số NST ở người là 2 chiếc. Chứng tỏ đã xảy ra đột biến sát nhập NST này vào NST khác, làm giảm số lượng NST. Đây là một dạng của đột biến chuyển đoạn Roberson.

 Dựa vào sự tiếp hợp của các NST trong cặp tương đồng của kì đầu giảm phân I mà ta có thể nhận biết được đột biến cấu trúc NST:

+ Đột biến chuyển đoạn tạo cấu trúc dạng chữ thập.

+ Đột biến đảo đoạn tạo cấu trúc hình số 8

(19)

+ Đột biến mất đoạn hoặc lặp đoạn thì sẽ xuất hiện 1 vòng lồi lên không bắt cặp.

 Tồn tại chính của Đác uyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân biến dị và cơ chế phát sinh các biến dị. Do đó ông mới chỉ đưa ra khái niệm biến dị cá thể và biến dị xác định.

 - Ở vùng nhiệt đới, quần xã thường phân thành 4 – 5 tầng: 2 – 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ.

- Ở các khi hệ sinh học, sự phân tầng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà trước hết là các yếu tố vật lý (nhiệt độ, ánh sáng, ôxy, nguồn thức ăn…)

2. BÀI TẬP

 Các em nên lưu ý về câu hỏi số giao tử tối đa và số loại giao tử tối đa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A)Đột biến đã tạo nên các alen mới của cùng gen. B)Đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen. C)Phá vở các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. D)Gây

Câu 3: Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a

Câu 21: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST; mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; trong loài có các đột biến

(4) sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cơ chế cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó

Câu 22: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng trội hoàn

Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh

Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm săc thể thường, Alen D quy định màu mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt

Câu 9: Tác động của chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực