• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi và bài tập có đáp án chi tiết về di truyền học ở người luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi và bài tập có đáp án chi tiết về di truyền học ở người luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

9 – Ôn tập phần di truyền học số 2

Câu 1: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là

A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 +1.

B. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.

C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.

D. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.

Câu 2: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện ba dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét:

A. 432 B. 108 C. 12 D. 6

Câu 3: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây?

A. Thể bốn B. Thể một.

C. Thể không.

D. Thể ba.

Câu 4: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là

A. aaBBMn.

B. aaBBMMnn.

C. aaBbMMnn.

D. aBMMnn.

Câu 5: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:

- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu;

- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu. Kiểu gen của cây (P) là A. AaBbRr

B. AABbRr.

C. AaBbRR.

D. AaBBRr.

Câu 6: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường?

A. Hội chứng Đao và hội chứng Tơcnơ.

B. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphentơ.

C. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt

(2)

D. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ.

Câu 7: Ơ 1 loài cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi môt đoạn taị 1điểm, còn cơ thể đực GP bình thường. Qua thụ tinh tao ra được 512 kiểu tổ hơp. Biết loaì có bộ NST gồm cặp NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là.

A. 2n=8 B. 2n=46 C. 2n=10 D. 2n=14

Câu 8: Ở gà, alen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng lông nâu. Cho gà mái lông vằn giao phối với gà trống lông nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Phép lai (P) nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. AA × aa.

B. XAXa × XaY.

C. XaXa × XAY.

D. Aa × aa.

Câu 9: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.

Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và A hoặc aBb và a.

B. ABB và abb hoặc AAB và aab.

C. ABb và a hoặc aBb và A.

D. Abb và B hoặc ABB và b.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?

A. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).

B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).

D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 11: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%;

G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là A. ADN có cấu trúc mạch đơn.

B. ADN có cấu trúc mạch kép.

C. ARN có cấu trúc mạch đơn D. ARN có cấu trúc mạch kép.

Câu 12: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:

A. G = X = 360, A = T = 240.

B. G = X = 240, A = T = 360.

C. G = X = 280, A = T = 320.

D. G = X = 320, A = T = 280.

(3)

Câu 13: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là:

A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.

B. thay thế 1 cặp nuclêôtit C. mất 2 cặp nuclêôtit.

D. mất 1 cặp nuclêôtit.

Câu 14: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.

coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?

A. 16 B. 8 C. 32 D. 30

Câu 15: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ở đời con thu được 4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn.

Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín sớm ở đời con là

A. 840.

B. 2000 C. 3840 D. 2160

Câu 16: Một cặp vợ chồng đều di hợp về bệnh bạch tang va pheninketoniem. Nếu họ sinh được một đứa con trai đầu và một đứa con gái thứ hai thì xác suất để đứa con trai đó bị 1 trong 2 bệnh va đứa con gái đó bị 2 bệnh là bao nhiêu?

A. 6/512 B. 6/128 C. 3/512 D. 3/128

Câu 17: Ở người một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so va alen a quy định thuận tay trái,một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số ng mang gen thuận tay trái.một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này,xác suất để phần con đầu lòng của họ là con trai thuận tay phải là

A. 5/16 B. 5/6 C. 5/12 D. 5/8

Câu 18: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.

B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.

C. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.

D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen.

Câu 19: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

(4)

A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn

B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

C. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

D. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

Câu 20: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là

A. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.

B. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.

C. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: B

Tế bào 2n không phân li trong nguyên phân cho giao tử 2n+1 hoặc 2n-1

2 cặp NST khác nhau không phân li trong nguyên phân nên các tế bào con có thể tạo ra là 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1

Câu 2: B

Có 2n = 3. Loài xuất hiện 3 dạng thể ba => số cách chọn thể ba là 3 Mỗi thể ba có 4 kiểu gen tương ứng : AAA ; AAa ; Aaa: aaa

Các NST khác tồn tại cặp NST gồm 2 NST tương đồng => có tối đa 3 kiểu gen AA, Aa , Aa Số kiểu gen tối đa đưọc tạo ra là 3 x 4 x 3 x 3 = 108

Câu 3: B

Lai cây hoa đỏ thuần chủng BB với với cây hoa đỏ Bb => hoa trắng nên hoa trắng có kiểu gen b

=> hoa trắng là thể 1 (b) 2n-1 Câu 4: B

Phép lai: aaBB x MMnn aB Mn

=>Con lai aBMn => đa bội hóa : aaBBMMnn (thể song nhị bội) Câu 5: D

Phép lai 1: A_B_R_ x aabbRR => 50% A_B_R_ =1/2.1.1 Mà R_ = 1 => A_B=1/2

=>AaBBR_ hoặc AABbR_

Phép lai 2: A_B_R_ x aaBBrr => 25% A_B_R_ =1/2.1/2.1 Mà B_=1 => A_R_ = ½.1/2

=>Aa x aa và Rr x rr

=>KG P là AaBBRr Câu 6: C

Hội chứng Tơcnơ là đột biến NST giới tính có dạng XO Hội chứng Claiphentơ là hiện tưởng có cặp NST XXY

(5)

Bênh Đao do có 3 NST số 21

Hội chứng Patau do đột biến NST số 13 Hội chứng Etuot do đột biến NST số 18 Câu 7: A

Gọi n là số bộ NST đơn bội của loài

Cơ thể có các cặp NST có cấu trúc khác nhau nên => số loại giao tử đực có thể được tạo ra là 2n Cơ thể cái trao đổi đoạn tại một điểm nên số giao tử được tạo ra là 2n+1

=>2n+1 x 2n=29

=>n=4 => 2n=8 Câu 8: C

F1 có 2 kiểu tổ hợp = 2x1 =>loại đáp án A và B F2 có 2 kiểu tổ hợp = 2 x 1

Xét trường hợp trong phép lai C và D có Với C

XaXa × XAY.=> XaY : XAXa

F1 giao phấn có XA Y x X A Xa => XA Y : Xa Y: X a Xa :X A Xa ( 1 lông vằn : 1 lông nâu ) Với D ta có

Aa × aa => Aa : aa.

Cho F1 giao phối ta có các phép lai Aa x aa: Aa x Aa ; aa x aa=> tỉ lệ phân li kiểu hình khác 1 :1 Câu 9: C

Cặp Aa giảm phân bình thường cho giao tử A,a Cặp Bb rối loạn giảm phân 1 cho giao tử Bb và 0

=>các loại giao tử có thể được tạo thành là ABb và a hoặc aBb và A Câu 10: B

Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

Câu 11: A

Axit nucleic có A,T,G => phân tử ADN

%A+%G > 50%

=>Đây là phân tử ADN mạch đơn Câu 12: B

mARN có rN = L/3,4 = 600

Trong đó : Am=120 , Um=240, Gm=90, Xm=150

Số lượng nu mỗi loại cần cung cấp cho quá trình tổng hợp ADN là : A = T = Am + Um = 360

G = X = Gm + Xm = 240 Câu 13: C

Số nu môi trường cung cấp cho gen s là N1mt ,cho gen S là N2mt

Số nu ban đầu của gen s là N1, cho gen S là N2

Ta có N1mt = N1.(23-1) N2mt = N2.(23-1) Trừ vế với vế đc N1 – N2 = 4

=>mất 2 cặp nu Câu 14: D

(6)

Sau 5 lần nhân đôi tạo ra ADN con 25 = 32 Trong đó có 2 ADN còn chứa N15 ban đầu

=>.Số phân tử ADN con chứa hoàn toàn N14 = 32 – 2 =30 Câu 15: D

A:dài > a:tròn B:sớm > b:muộn ab/ab=160/4000=0,04

=>A_B_= (0,5+0,04) x 4000 = 2160 Câu 16: C

Gen quy định bệnh bạch tạng và bệnh pheninketoinem là các gen nằm trên NST thường và khác nhau . Bố mẹ dị hợp về bệnh bạch tạng và bệnh pheninketoniem => kiểu gen AaBb

Ta có AaBb x AaBb => 9 A-B- : 6 ( A-bb; aaB- ) 1 aabb Xác suất để đứa con trai đó bị 1 trong 2 bệnh là ½ . 6/16 = 3/16 Xác xuất sinh con gái bị hai bệnh là 1/16 . ½ = 1/32

Xác suất để họ sinh một con trai bị bênh và con gái bị bệnh là 3/16 .1/32 = 3/512

Câu 17: C

Người mang gen thuận tai trái( aa : Aa) chiếm 0,36 => AA = 0.64

=> fA= √0,64 = 0,8

=> fa = 0.2

=>Thành phần kiểu gen của quần thể trong trạng thái cân bằng là 0.64AA: 0.32Aa : 0.04aa Người đàn ông thuận tay phải: ( AA : Aa)= ( )

=> x aa

(5/6A : 1/6a) a

=>A_=5/6

=>Xác suất để con đầu long là trai và thuận tay phải là 5/6.1/2=5/12 Câu 18: C

Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen giống như cá cặp NST thường

Câu 19: C

Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể

Câu 20: C

Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. Ở người, mắt nâu là trội so với mắt xanh, da đen trội so với da trắng, hai cặp tính trạng này do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Một cặp vợ chồng có

Câu 13: Khi giao phối ruồi giấm cái có cánh chẻ với ruồi đực cánh bình thường thì thu được 42 con cái có cánh chẻ, 41 con cái có cánh bình thường, 43 con

Thành công trong việc xác định trình tự nucleotit của bộ gen người sẽ đưa Di truyền Y học tư vấn của tương lai là Y học dự phòng: đứa trẻ vừa sinh ra, căn cứ vào

Câu 14: Ở người, Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy

Câu 9: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, alen trội tương ứng quy định máu

Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường.. Các biến

Để xác định tính trội lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính di truyền theo quy luật nào, người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ: Nghiên cứu sự

1- Trong điều kiện không có các tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh các đột biến gen 2- Gen ở trong bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu