• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về ứng dụng di truyền học luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về ứng dụng di truyền học luyện thi THPT quốc gia phần 2 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1. Ứng dụng di truyền học - P2

Câu 1. Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:

A. (3), (4).

B. (1), (2).

C. (1), (3).

D. (1), (4).

Câu 2. Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.

B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

C. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 3. Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.

(4) Cấy truyền phôi ở động vật.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2).

B. (2) và (4).

C. (3) và (4).

D. (1) và (3).

Câu 4. Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng.

B. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.

C. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế bào lưỡng bội.

D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.

Câu 5. Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 32 B. 5 C. 16 D. 8

Câu 6. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.

B. cấy truyền phôi.

C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.

(2)

Câu 7. Cây bông có gen kháng sâu hại được tạo ra nhờ phương pháp A. chuyển gen từ giống bông cao sản.

B. gây đột biến nhiễm sắc thể.

C. chuyển gen từ vi khuẩn.

D. gây đột biến gen.

Câu 8. Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:

A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép

B. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn

C. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp

Câu 9. Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì

A. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.

B. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.

C. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận

D. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.

Câu 10. Dạng sinh vật được xem như “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là A. thể thực khuẩn.

B. vi khuẩn.

C. nấm men.

D. xạ khuẩn.

Câu 11. Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là

A. điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau.

B. tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hoá học phù hợp.

C. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào công tác tạo ra giống mới.

D. giải thích được nguồn gốc của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit nuclêôtit.

Câu 12. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. gây đột biến nhân tạo.

B. dùng kỹ thuật vi tiêm.

C. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit.

D. lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền?

A. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.

B. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.

C. Là phân tử ADN mạch thẳng.

D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn.

Câu 14. Phương pháp thông dụng nhất trong kỹ thuật chuyển gen ở động vật là A. cấy truyền phôi.

B. cấy nhân có gen đã cải tiến.

C. biến nạp.

D. Vi tiêm.

Câu 15. Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật:

1. Cấy truyền phôi. 2. Dung hợp tế bào trần.

(3)

3. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. 4. nuôi cấy hạt phấn.

5. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. 6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.

Phương án đúng là:

A. 1,2,3,4.

B. 2,4,5,6.

C. 2,3,5,6.

D. 1,2,5,6.

Câu 16. Trong kĩ thuật DT, người ta dùng enzim ligaza để A. cắt AND thành đoạn nhỏ

B. nối các liên kết hiđrô giữa AND thể cho với plasmit

C. nối đoạn AND của tế bào cho vào thể truyền tạo AND tái tổ hợp D. cắt AND thể nhận thành những đoạn nhỏ

Câu 17. Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường. Các biến dị này được sử dụng để tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp tạo giống nào ?

A. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô tạo mô sẹo.

B. Dung hợp tế bào trần.

C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. Nuôi cấy hạt phấn.

Câu 18. Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?

A. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc.

B. Làm biến đổi định hướng trên vật liệu di truyền cấp phân tử.

C. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử bằng tác nhân ngoại lai.

D. Làm tăng số lượng nuclêôtit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống.

Câu 19. Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:

1.Tạo giống bông kháng sâu hại.

2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại 3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt.

4. Chuột nhắc mang gen tăng trưởng của chuột cống.

5. Cừu Đoly

6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa

7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người A. 1,4,6,7

B. 1,2,4,5,7 C. 1,3,4,6,7 D. 1,4,6,7

Câu 20. Enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là A. pôlymeraza.

B. ligaza.

C. restrictaza.

D. amilaza.

Câu 21. Vi khuẩn Ecoli sản xuất Insulin của người là thành quả của A. gây đột biến nhân tạo.

B. công nghệ tế bào.

(4)

C. dùng kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit.

D. lai tế bào xôma.

Câu 22. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen ? A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh,năng suất thịt và sữa đều tăng.

C. Cây đậu tương có mang kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh.

D. Cà chua bị bất hoạt hoặc gây chín sớm.

Câu 23. Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.

B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.

Câu 24. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ? I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.

II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.

III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A. I, III, IV, II.

B. I, II, III, IV.

C. II, I, III, IV.

D. II, I, IV, III.

Câu 25. Trong kĩ thuật cấy gen, để có thể tách các gen mã hóa cho những protein nhất định các enzyme restrictaza (enzyme giới hạn) phải có tính năng sau:

A. Thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN.

B. Lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.

C. Nhận ra và cắt đứt ADN ở những trình tự nucleotit xác định.

D. Nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hóa trị.

Câu 26. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.

D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

Câu 27. Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là

A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.

B. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.

C. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

D. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được

Câu 28. Cho các khâu sau:

1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.

(5)

2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.

5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.

6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.

Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:

A. 1,2,3,4,5,6.

B. 2,4,1,3,5,6.

C. 2,4,1,5,3,6.

D. 2,4,1,3,6,5.

Câu 29. Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là:

A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.

B. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

C. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được.

D. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.

Câu 30. Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để :

A. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

B. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.

C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận D. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.

Câu 31. Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào

A. tế bào nhận B. Gen cần chuyển C. enzim restritaza.

D. thể truyền

Câu 32. Cho các thành tựu trong ứng dụng di truyền học sau đây:

1. Giống lúa gạo vàng có gen tổng hợp βcaroten 2. Cà chua có gen quả chín bị bất hoạt

3. Dưa hấu tam bội có hàm lượng đường cao 4. Cừu có khả năng sản xuất protein của người 5. Giống táo má hồng cho 2 vụ quả/năm

Thành tựu nào không phải là kết quả của ứng dụng công nghệ gen?

A. 3,5 B. 2,5 C. 2,3 D. 4,5

Câu 33. Cho: 1. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi 2. Lấy trứng ra khỏi cơ thể rồi cho thụ tinh nhân tạo

3. Nuôi TB xô ma của hai loài trong ống nghiệm

4. Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để thai phát triển và đẻ

Trình tự đúng các giai đoạn trong quá trình tạo động vật chuyển gen là:

(6)

A. 2,1,3,4 B. 2,1,4 C. 3,2,1,4 D. 2,3,4

Câu 34. Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật A. được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.

B. không thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

C. không thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. tiết kiệm được diện tích nhân giống.

Câu 35. Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do:

A. xạ khuẩn sinh sản chậm.

B. xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.

C. xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm.

D. xạ khuẩn khó tìm thấy.

Câu 36. Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?

A. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử.

B. Làm biến đổi định hướng trên vật chất di truyền cấp phân tử.

C. Làm tăng số lượng nuclêôtit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống.

D. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc.

Câu 37. Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kĩ thuật di truyền là A. hiểu được cấu trúc hóa học của axit nuclêic và di truyền vi sinh.

B. có thể tái tổ hợp ADN của hai loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại . C. phát hiện các loại enzim cắt giới hạn và các loại enzim nối.

D. sản xuất lượng lớn insulin trong thời gian ngắn và làm hạ giá thành của nó.

Câu 38. Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.

(4) Cấy truyền phôi ở động vật.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2).

B. (1) và (3).

C. (3) và (4).

D. (2) và (4).

Câu 39. Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng tạo dòng tế bào xôma có biến dị được sử dụng trong việc

A. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.

B. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau của từ một số giống ban đầu.

C. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm.

D. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau.

Câu 40. Sự nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly. Tính di truyền của Đôly là:

A. Mang tính di truyền của cừu cho tế bào tuyến vú.

B. Mang tính di truyền của cừu cho trứng và cừu cho tế bào tuyến vú.

C. Mang tính di truyền của cừu được cấy phôi.

(7)

D. Mang tính di truyền của cừu cho trứng.

Câu 41. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật

A. Hệ gen của nó được con người lai tạo cho phù hợp với lợi ích của mình.

B. Hệ gen của nó được con người tạo biến dị cho phù hợp với lợi ích của mình.

C. Hệ gen của nó được con người gây đột biến cho phù hợp với lợi ích của mình.

D. Hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.

Câu 42. Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là:

A. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao.

B. Tạo ra cây ăn quả không có hạt.

C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.

D. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

Câu 43. Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) trong công nghệ tế bào thực vật là:

A. Tạo ra giống cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

B. Tạo giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra.

C. Nhân nhanh được nhiều cây quí hiếm.

D. Tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen.

Câu 44. Những quá trình nào sau đây không tạo ra được biến dị di truyền?

A. Cấy truyền phôi và nhân bản vô tính động vật.

B. Chuyển gen từ tế bào thực vật vào tế bào vi khuẩn.

C. Cho lai hữu tính giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.

D. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn sau đó l¬ưỡng bội hoá.

Câu 45. Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?

A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.

B. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.

C. Lai tế bào sinh dưỡng khác loài.

D. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu 46. Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?

A. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

B. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.

C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.

D. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.

Câu 47. ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là

A. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

B. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.

C. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

Câu 48. Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.

B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.

C. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.

D. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.

Câu 49. Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?

(8)

A. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Lai tế bào xôma khác loài.

C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.

D. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.

Câu 50. Ở cà chua biến đổi gen, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là

A. gen sản sinh ra êtilen đã bị bất hoạt.

B. gen sản sinh ra êtilen đã được hoạt hoá.

C. cà chua này đã được chuyển gen kháng virút.

D. cà chua này là thể đột biến.

Câu 51. Trong kỹ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli vì

A. E. coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao.

B. môi trường dinh dưỡng nuôi E. coli rất phức tạp.

C. E. coli không mẫn cảm với thuốc kháng sinh.

D. E. coli có tốc độ sinh sản nhanh.

Câu 52. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là A. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen B. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau

C. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu D. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu

Câu 53. Trong KT chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu A. để có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp.

B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.

C. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận được dễ dàng.

D. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.

Câu 54. Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E.coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn, người ta phải lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần làm như vậy là vì:

A. Nếu không làm như vậy gen của người sẽ không phiên mã được trong tế bào vi khuẩn.

B. Nếu không làm như vậy gen của người sẽ không dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.

C. Gen của người quá lớn không đi vào được tế bào vi khuẩn.

D. Nếu không làm như vậy sản phẩm của gen người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.

Câu 55. Cho các thành tựu dưới đây, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ tế bào?

1. Tạo ra giống lúa ―gạo vàng‖ có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

2. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

3. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

4. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa . 5. Tạo giống dưa hấu đa bội.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 56. Cho các thành tựu tạo giống sau:

(1)Tạo giống cà chua chậm chín

(9)

(2)Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao.

(3)Tạo giống hạt gạo màu vàng

(4)Tạo giống cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.

(5)Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc tuyền.

Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 57. Cho các nội dung sau:

1. Nuôi cấy mô tế bào tạo giống mới nhanh chóng và sạch bệnh.

2. Phagơ được dùng để chuyển gen vào vi khuẩn.

3. Ở thực vật có thể chuyển gen trực tiếp qua ống phấn.

4. Nuôi cấy mô tế bào giúp tránh hiện tượng thoái hóa giống.

Có bao nhiêu nội dung đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 58. Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

(5) Tạo giống cừu mà trong sữa có chứa prôtêin của người (6) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại.

(7) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- carôten trong hạt.

Có bao nhiêu thành tựu là thành tựu của công nghệ gen?

A. 2 B. 3 C. 5 D. 6

Câu 59. Thành quả không phải của công nghệ gen là

A. tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi, cây trồng.

B. cấy được gen của động vật vào thực vật.

C. cấy được gen của người vào vi sinh vật.

D. tạo được chủng penicillium có hoạt tính phênixilin gấp 200 lần chủng ban đầu.

Câu 60. Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng A. có tốc độ sinh sản nhanh.

B. thích nghi cao với môi trường.

C. dễ phát sinh biến dị.

D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

(10)

Câu 1. Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:

A. (3), (4).

B. (1), (2).

C. (1), (3).

D. (1), (4).

C

(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường là thành tựu của ứng dụng phương pháp đột biến kết hợp với lai hữu tính.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia là thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao là thành tựu của ứng dụng phương pháp đột biến kết hợp với lai hữu tính.

→ Đáp án: C.

Câu 2. Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.

B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.

C. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B

Muốn loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi NST người ta thường dùng đột biến NST dạng mất đoạn.

Mất đoạn là đột biến NST bị mất đi một đoạn. Mất đoạn chứa gen có hại → gen đó sẽ bị loại ra khỏi NST.

Thường áp dụng đột biến mất đoạn nhỏ vì mất đoạn lớn chứa nhiều gen → thường làm giảm sức sống hoặc gây chết đối với thể đột biến.

→ Đáp án: B.

Câu 3. Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.

(11)

(4) Cấy truyền phôi ở động vật.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2).

B. (2) và (4).

C. (3) và (4).

D. (1) và (3).

A

Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình. Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của sinh vật theo 3 cách sau:

- Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen. Sinh vật có được gen của loài khác bằng cách này được gọi là sinh vật chuyển gen.

- Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen. 1 gen nào đó của sinh vật có thể được làm biến đổi cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn (ví dụ, tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng hơn bình thường) hoặc làm cho nó biểu hiện 1 cách khác thường (ví dụ biểu hiện ở những mô mà bình thường nó không được biểu hiện).

Ngoài ra còn có thể loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gene.

→ Đáp án: A.

Câu 4. Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng.

B. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội.

C. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế bào lưỡng bội.

D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất.

D

Một quy trình nuôi cấy bao phấn hay hạt phấn tách rời về cơ bản có thể chia làm ba giai đoạn:

1. Giai đoạn tạo cấu trúc phôi từ các hạt phấn nuôi cấy. Các cấu trúc phôi này sau đó có khả năng phân chia tế bào và biệt hoá cơ quan hình thành cây hoàn chỉnh trong những điều kiện thích hợp.

2. Giai đoạn biệt hoá cơ quan và tái sinh cây đơn bội từ các cấu trúc phôi (giai đoạn tái sinh).

3. Giai đoạn lưỡng bội hoá bộ nhiễm sắc thể của các cây đơn bội tạo thành cây đơn bội kép (doubled haploids) đồng hợp tử cùng nguồn gen.

Vậy ở quy trình nuôi cấy hạt phấn, Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen đồng hợp chứ không phải dị hợp.

→ Đáp án: D.

Câu 5. Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 32

(12)

B. 5 C. 16 D. 8 D

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành dòng đơn bội sau đó tiến hành lưỡng bội hóa để tạo dòng thuần chủng.

Số dòng thuần tối đa sẽ bằng số loại hạt phấn (giao tử) mà kiểu gen đó có thể tạo ra

Cây có kiểu gen AabbDDEeGg có thể tạo 23 = 8 loại giao tử → tiến hành nuôi cấy sẽ tạo 8 dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

→ Đáp án: D.

Câu 6. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp A. nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.

B. cấy truyền phôi.

C. chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.

B

Câu 7. Cây bông có gen kháng sâu hại được tạo ra nhờ phương pháp A. chuyển gen từ giống bông cao sản.

B. gây đột biến nhiễm sắc thể.

C. chuyển gen từ vi khuẩn.

D. gây đột biến gen.

C

- Tạo giống cây trồng biến đổi gen: bằng kĩ thuật gen người ta đã đưa nhiều gen quy định các đặc tính quý như năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển... vào cây trồng.

Ví dụ: Chuyển gen trừ sâu vào cây bông tạo giống cây bông kháng sâu hại.

→ Đáp án: C.

Câu 8. Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích:

A. Làm tăng hoạt tính của gen được ghép

B. Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn

C. Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli D. Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp

C

Câu 9. Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì

A. Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.

B. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.

C. Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận

(13)

D. Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.

D

Người ta có thể dùng thể truyền để chuyển 1 gen cần chuyển từ tế bào này sang tế bào khác là vì: Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận (gen sẽ không vào được tế bào nhận, không nhân lên và không thể thu sản phẩm)

-Thể truyền là phân tử ADN có khả năng tồn tại độc lập trong tế bào hoặc có thể gắn vào hệ gen của tế bào và mang gen cần chuyển.

-Thể truyền là phân tử ADN có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào nhận để tăng nhanh lượng bản sao của gen cần chuyển làm khuôn mẫu điều khiển tổng hợp 1 lượng lớn sản phẩm sinh học mong muốn.

-Thể truyền là phân tử ADN nhỏ có thể dễ dàng lọt qua màng tế bào để xâm nhập vô tế bào nhận thích hợp.

-Nhờ có mang các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu giúp dễ dàng nhận biết sự có mặt của ADN tái tổ hợp ở tế bào nhận.

→ Đáp án: D.

Câu 10. Dạng sinh vật được xem như “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gen là A. thể thực khuẩn.

B. vi khuẩn.

C. nấm men.

D. xạ khuẩn.

B

Dạng sinh vật được xem như nhà máy sản xuất các sản phẩm sinh học từ công nghệ gene đó là: vi khuẩn.

Có thể chuyển các gen vào trong vi khuẩn (VD:E.coli) sau đó nuôi cấy vi khuẩn và thu sinh khối VD: chuyển gen tổng hợp insulin vào trong vi khuẩn nhằm sản xuất hormone chữa bệnh tiểu đường.

→ Đáp án: B.

Câu 11. Kết quả được xem là quan trọng nhất của việc ứng dụng kĩ thuật chuyển gen là

A. điều chỉnh sửa chữa gen, tạo ra ADN và nhiễm sắc thể mới từ sự kết hợp các nguồn gen khác nhau.

B. tạo ra nhiều đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể thông qua tác động bằng các tác nhân lí, hoá học phù hợp.

C. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp thông qua các quá trình lai giống ở vật nuôi hoặc cây trồng để ứng dụng vào công tác tạo ra giống mới.

D. giải thích được nguồn gốc của các vật nuôi và cây trồng thông qua phân tích cấu trúc của axit nuclêôtit.

A

Câu 12. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. gây đột biến nhân tạo.

B. dùng kỹ thuật vi tiêm.

C. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit.

D. lai tế bào sinh dưỡng.

(14)

C

Các chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sinh tổng hợp các sản phẩm như insulin, somatostatin, hGH... là thành quả của công nghệ ADN tái tổ hợp, các gen được chuyển vào tế bào E.coli nhờ thể truyền.

→ Đáp án: C.

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền?

A. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng.

B. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật.

C. Là phân tử ADN mạch thẳng.

D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn.

D

Plasmid là một trong những loại viecto chuyển gen được dùng phổ biến.

Plasmid có trong tế bào chất của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của nhiễm sắc thể.

Trong tế bào chất có chứa hàng chục plassmid; chúng có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.

Plasmid là ADN vòng, kép, có kích thước: 8000 - 200.000 cặp nucleotide.

→ Đáp án: D.

Câu 14. Phương pháp thông dụng nhất trong kỹ thuật chuyển gen ở động vật là A. cấy truyền phôi.

B. cấy nhân có gen đã cải tiến.

C. biến nạp.

D. Vi tiêm.

D

Phương pháp chuyển gen thường dùng:

+ Chuyển gen trực tiếp: vi tiêm, súng bắn gene, xung điện,...

+ Chuyển gen gián tiếp: nhờ vi khuẩn Agrobacterium, nhờ tinh trùng...

PP thông dụng nhất trong kĩ thuật chuyển gen ở động vật là vi tiêm: Nguyên tắc của phương pháp vi tiêm là một lượng nhỏ DNA được tiêm trực tiếp vào nhân tế bào phôi trần hoặc tế bào nguyên vẹn một cách cơ học dưới kính hiển vi. Phương pháp này cho phép đưa gen vào đúng vị trí mong muốn ở từng tế bào với hiệu quả tương đối cao.Tuy nhiên do đòi hỏi phải tinh vi, tỉ mỉ và cực kỳ chính xác nên hạn chế số lượng tế bào vi tiêm và ngoài ra còn có thể làm tổn thương đến tế bào phôi do tác nhân cơ học gây ra khi tiến hành vi tiêm.

→ Đáp án: D.

Câu 15. Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật:

1. Cấy truyền phôi. 2. Dung hợp tế bào trần.

3. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. 4. nuôi cấy hạt phấn.

(15)

5. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. 6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.

Phương án đúng là:

A. 1,2,3,4.

B. 2,4,5,6.

C. 2,3,5,6.

D. 1,2,5,6.

B

Những ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn giống ở thực vật bao gồm

+ Nuôi cấy hạt phấn: nuôi hạt phấn đơn bội trong ông nghiệm → phát triển thành cây → lưỡng bội hóa.

+ Nuôi cấy mô tế bào: từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (chồi đỉnh, chồi ngọn) → tách tế bào → nuôi cấy tạo mô sẹo → dùng các hormone kích thích hình thành rễ, lá → tạo cây hoàn chỉnh → chuyển ra vườn ươm + Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị

+ lai tế bào xoma hay dung hợp tế bào trần.

→ Đáp án: B.

Câu 16. Trong kĩ thuật DT, người ta dùng enzim ligaza để A. cắt AND thành đoạn nhỏ

B. nối các liên kết hiđrô giữa AND thể cho với plasmit

C. nối đoạn AND của tế bào cho vào thể truyền tạo AND tái tổ hợp D. cắt AND thể nhận thành những đoạn nhỏ

C

Trong kĩ thuật di truyền, người ta dùng enzyme ligaza trong việc tạo ADN tái tổ hợp.

Sau khi tách được ADN gen cần chuyển và ADN từ vi khuẩn thì cùng cho cắt bởi 1 loại enzyme cắt giới hạn tạo đầu dính → trộng 2 loại ADN để bắt cặp bổ sung → thêm enzyme nối (ligaza) tạo liên kết photphodieste để tạo ADN tái tổ hợp.

→ Đáp án: C

Câu 17. Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường. Các biến dị này được sử dụng để tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp tạo giống nào ?

A. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô tạo mô sẹo.

B. Dung hợp tế bào trần.

C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

D. Nuôi cấy hạt phấn.

C

Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường. Các biến dị này được sử dụng để tạo ra các giống cây trồng mới, có

(16)

các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

Ưu điểm là tạo các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu

Phương pháp này tạo ra các giống mới dựa vào hiện tượng đột biến gen và biến dị số lượng NST tạo thể lệch bội khác nhau

Quy trình tạo giống mới từ chọn dòng tế bào xô ma có biến dị: Tế bào xoma (2n) nuôi cấy trên môi trường nhân tạo → nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau → (chọn lọc) → Dòng tế bào xoma có biến dị → (môi trường dinh dưỡng) → các giống có kiểu gen khác nhau của cùng giống ban đầu.

→ Đáp án: C.

Câu 18. Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?

A. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc.

B. Làm biến đổi định hướng trên vật liệu di truyền cấp phân tử.

C. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử bằng tác nhân ngoại lai.

D. Làm tăng số lượng nuclêôtit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống.

B

Kĩ thuật cấy gen làm biến đổi định hướng trên vật liệu di truyền cấp phân tử (phù hợp với mục đích của con người) còn đột biến gen là những biến đổi ngẫu nhiên, không có định hướng

→ Đáp án: B.

Câu 19. Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:

1.Tạo giống bông kháng sâu hại.

2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại 3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt.

4. Chuột nhắc mang gen tăng trưởng của chuột cống.

5. Cừu Đoly

6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa

7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người A. 1,4,6,7

B. 1,2,4,5,7 C. 1,3,4,6,7 D. 1,4,6,7 C

Trong các thành tựu trên:

- Thành tựu 1, 3, 4, 6, 7 là những thành tựu tạo ra nhờ công nghệ gen.

- Thành tựu 2 là thành tựu của khoa học kĩ thuật trong sản xuất các chế phẩm hóa học - Thành tựu 5 là thành tựu của công nghệ tế bào.

(17)

Vậy có 5 thành tựu là thành tựu của công nghệ gen

→ Đáp án: C.

Câu 20. Enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là A. pôlymeraza.

B. ligaza.

C. restrictaza.

D. amilaza.

C

Enzyme Rectrictaza dùng trong việc tạo ADN tái tổ hợp. Trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp gồm các bước:

+ Tách ADN cho và ADN của thể truyền

+ Cắt bằng enzyme cắt giới hạn - rectrictaza (cùng 1 loại để tạo đầu dính) + Trộn 2 loại để chúng bắt cặp bổ dung → bổ sung thêm ligaza.

→ Đáp án: C.

Câu 21. Vi khuẩn Ecoli sản xuất Insulin của người là thành quả của A. gây đột biến nhân tạo.

B. công nghệ tế bào.

C. dùng kĩ thuật chuyển gen nhờ plasmit.

D. lai tế bào xôma.

C

Các chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sinh tổng hợp các sản phẩm như insulin, somatostatin, hGH... là thành quả của công nghệ ADN tái tổ hợp, các gen được chuyển vào tế bào E.coli nhờ thể truyền.

Sau khi chuyển ADN tái tổ hợp vào E.coli → chọn dòng tế bào mang đúng gen cần chuyển và biểu hiện → nuôi cấy E.coli → thu sinh khối và tách sản phẩm.

→ Đáp án: C.

Câu 22. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen ? A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n.

B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh,năng suất thịt và sữa đều tăng.

C. Cây đậu tương có mang kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh.

D. Cà chua bị bất hoạt hoặc gây chín sớm.

A

A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n không phải là sinh vật bị biến đổi gen mà liên quan tới phương pháp gây đột biến và lai hữu tính.

Sinh vật biến đổi gen: sinh vật có hệ gen bị biến đổi để phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của con người.

(18)

VD: lúa có gen kháng sâu bệnh hại, đậu tương mang gene kháng thuốc diệt cỏ từ thuốc lá cảnh...

→ Đáp án: A.

Câu 23. Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.

B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.

A

Trong nhân bảo vô tính. Số cá thể tạo ra do nhân bản vô tính thường có tuổi thọ ngắn hơn so với cá thể cùng loài.

nhân bản vô tính thì cá thể sinh ra mang đặc điểm giống hệt cá thể cho nhân chứ không phải mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó

→ Đáp án: A.

Câu 24. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ? I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.

II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.

III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A. I, III, IV, II.

B. I, II, III, IV.

C. II, I, III, IV.

D. II, I, IV, III.

D

Trong kĩ thuật cấy gen: Đầu tiên phải tạo ADN tái tổ hợp sau đó chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

+ Tạp ADN tái tổ hợp gồm các bước: - Tách ADN của tế bào cho và ADN của plasmid - Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmid - Nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN của plasmid thành ADN tái tổ hợp.

Chuyển đoạn ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

→ Đáp án: D.

Câu 25. Trong kĩ thuật cấy gen, để có thể tách các gen mã hóa cho những protein nhất định các enzyme restrictaza (enzyme giới hạn) phải có tính năng sau:

A. Thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN.

B. Lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung.

C. Nhận ra và cắt đứt ADN ở những trình tự nucleotit xác định.

D. Nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hóa trị.

(19)

C

- Mỗi loại enzim cắt giới hạn sẽ cắt 2 mạch đơn của phân tử ADN ở những vị trí nucletotit xác định. Những vị trí này gọi là những trình tự nhận biết.

→ Kết quả tạo ra các đầu dính. Khi trộn các đoạn ADN của tế bào cho với ADN plasmit đã cắt hở, các đầu dính bắt cặp bổ sung với nhau.

→ Vì thế, để việc cắt để tạo các đầu dính chính xác để chúng có thể bắt cặp bổ sung khớp với nhau thì enzim cắt giới hạn cần phải có khả năng nhận ra những trình tự nhận biết và cắt đúng những vị trí xác định đó.

→ Đáp án: C.

Câu 26. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.

D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

C

- Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo và cấy truyền phôi đều là ứng dụng tạo giống bằng công nghệ tế bào, trong đó:

+ Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo:Nuôi cấy các mẩu mô → điều khiển cho tế bào biệt hóa thành các mô khác nhau (rễ, thân, lá) → tái sinh thành cây trưởng thành

→ Phương pháp này tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất, vì các cây tái sinh đều được phát triển từ các bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây (mô bất kì).

\

→ Đáp án: C.

Câu 27. Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là

A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.

B. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.

C. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

D. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được

D

Phương pháp lai tế bào (dung hợp tế bào trần) cho phép tạo giống lai khác loài ở thực vật khắc phục được nhược điểm mà lai hữu tính thông thường không thể tiền hành được.

Lai hữu tính thông thường không thể tiến hành trên các loài có họ hàng xa, nhưng phương pháp lai tế bào có thể tiến hành trên những loài cách xa nhau về nguồn gốc.

(20)

→ Đáp án: D.

Câu 28. Cho các khâu sau:

1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.

2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.

3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.

4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.

5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.

6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.

Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là:

A. 1,2,3,4,5,6.

B. 2,4,1,3,5,6.

C. 2,4,1,5,3,6.

D. 2,4,1,3,6,5.

B

Để tạo ADN tái tổ hợp, chúng ta cần phải tách chiết được thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. Khi có được 2 loại ADN thì cần xử lý chúng bằng 1 loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại đầu dính có thể khớp nối các đoạn ADN với nhau và sau đó dùng 1 loại keo dính là enzim ligaza để gắn chúng lại thành ADN tái tổ hợp.

Sau đó đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận → Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc → Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp nhờ các gen đánh dấu.

VD: Gen đánh dấu là gen kháng kháng sinh - nuôi trên môi trường có kháng sinh → chọn lọc dòng ADN mang ADN tái tổ hợp.

→ Đáp án: B.

Câu 29. Ưu điểm của phương pháp lai tế bào là:

A. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính giữa thực vật với động vật.

B. tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau.

C. tạo ra được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài rất khác xa nhau mà bằng cách tạo giống thông thường không thể thực hiện được.

D. tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.

C

Phương pháp lai tế bào (dung hợp tế bào trần) cho phép tạo giống lai khác loài ở thực vật khắc phục được nhược điểm mà lai hữu tính thông thường không thể tiền hành được.

Lai hữu tính thông thường không thể tiến hành trên các loài có họ hàng xa, nhưng phương pháp lai tế bào có thể tiến hành trên những loài cách xa nhau về nguồn gốc.

→ Đáp án: C.

Câu 30. Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để :

(21)

A. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

B. Phát hiện được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.

C. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận D. Tạo ra ADN tái tổ hợp dễ dàng.

B

Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu để nhằm phát hiện tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp hay chưa.

Tạp ADN tái tổ hợp gồm các bước: - Tách ADN của tế bào cho và ADN của plasmid - Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmid - Nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN của plasmid thành ADN tái tổ hợp.

Sau đó sẽ chọn lọc dòng tế bào chứa ADN mong muốn.

→ Đáp án: B

Câu 31. Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào

A. tế bào nhận B. Gen cần chuyển C. enzim restritaza.

D. thể truyền D

Trong công nghệ gen, gen đánh dấu được gắn sẵn vào thể truyền để trong quá trình chọn lọc dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp một cách dễ dàng.

Gen đánh dấu không thể gắn vào enzim restrictaza vì gen có bản chất là ADN còn enzim có bản chất là protein

→ Đáp án: D.

Câu 32. Cho các thành tựu trong ứng dụng di truyền học sau đây:

1. Giống lúa gạo vàng có gen tổng hợp βcaroten 2. Cà chua có gen quả chín bị bất hoạt

3. Dưa hấu tam bội có hàm lượng đường cao 4. Cừu có khả năng sản xuất protein của người 5. Giống táo má hồng cho 2 vụ quả/năm

Thành tựu nào không phải là kết quả của ứng dụng công nghệ gen?

A. 3,5 B. 2,5 C. 2,3 D. 4,5 A

1. Tạo ra giống lúa ―gạo vàng có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt là thành tựu do ứng dụng công nghệ gen

2. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt là thành tựu do ứng dụng công nghệ gen

(22)

3. Tạo giống dưa hấu đa bội là thành tựu ứng dụng phương pháp gây đột biến.

4. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa là thành tựu do ứng dụng công nghệ gen 5. Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao là thành tựu ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Thành tựu không phải kết quả của ứng dụng công nghệ gen là: 3,5

→ Đáp án: A.

Câu 33. Cho: 1. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi 2. Lấy trứng ra khỏi cơ thể rồi cho thụ tinh nhân tạo

3. Nuôi TB xô ma của hai loài trong ống nghiệm

4. Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để thai phát triển và đẻ

Trình tự đúng các giai đoạn trong quá trình tạo động vật chuyển gen là:

A. 2,1,3,4 B. 2,1,4 C. 3,2,1,4 D. 2,3,4 B

Câu 34. Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật A. được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.

B. không thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

C. không thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. tiết kiệm được diện tích nhân giống.

D

- Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo và cấy truyền phôi đều là ứng dụng tạo giống bằng công nghệ tế bào, trong đó:

+ Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo:Nuôi cấy các mẩu mô → điều khiển cho tế bào biệt hóa thành các mô khác nhau (rễ, thân, lá) → tái sinh thành cây trưởng thành

→ Phương pháp này tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất, vì các cây tái sinh đều được phát triển từ các bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây (mô bất kì).

Nuôi cấy mô thực vật tạo ra số lượng cây con lớn, trong tg ngắn và có thể bảo tồn những cây quý hiếm bằng việc lấy 1 mẩu mô sinh dưỡng tách tế bào sau đó đem chúng đi nuôi cấy.

Việc nuôi cấy mô sẽ giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sau đó thành cây hoàn chỉnh rồi chuyển ra vườn ươm.

→ Đáp án: D.

(23)

Câu 35. Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do:

A. xạ khuẩn sinh sản chậm.

B. xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng.

C. xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm.

D. xạ khuẩn khó tìm thấy.

A

Người ta thường chuyển gen tổng hợp kháng sinh vào trong chủng vi khuẩn (VD: E.coli) là do E.coli sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn, vì thế thu sinh khối sẽ được nhiều.

So với vi khuẩn E.coli (thời gian thế hệ khoảng 20p) thi xạ khuẩn sinh sản chậm

→ Đáp án: A.

Câu 36. Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen?

A. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử.

B. Làm biến đổi định hướng trên vật chất di truyền cấp phân tử.

C. Làm tăng số lượng nuclêôtit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống.

D. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc.

B

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường diễn ra vô hướng.

Kĩ thuật cấy gen làm biến đổi định hướng trên vật liệu di truyền cấp phân tử (phù hợp với mục đích của con người) còn đột biến gen là những biến đổi ngẫu nhiên, không có định hướng

→ Đáp án: B.

Câu 37. Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kĩ thuật di truyền là A. hiểu được cấu trúc hóa học của axit nuclêic và di truyền vi sinh.

B. có thể tái tổ hợp ADN của hai loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại . C. phát hiện các loại enzim cắt giới hạn và các loại enzim nối.

D. sản xuất lượng lớn insulin trong thời gian ngắn và làm hạ giá thành của nó.

B

Kĩ thuật chuyển gen: chuyển ADN tái tổ hợp vào loài khác nên có thể cho phép tái tổ hợp vật chất di truyền của các loài khác xa nhau → tạo giống sinh vật mới có năng suất và chất lượng cao hơn.

Vậy thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng công nghệ gen là khả năng cho tái tổ hợp di truyền giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại mà lai hữu tính không thực hiện được.

→ Đáp án: B.

Câu 38. Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng.

(24)

(4) Cấy truyền phôi ở động vật.

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2).

B. (1) và (3).

C. (3) và (4).

D. (2) và (4).

A

Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình. Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của sinh vật theo 3 cách sau:

- Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen. Sinh vật có được gen của loài khác bằng cách này được gọi là sinh vật chuyển gen.

- Làm biến đổi 1 gen đã có sẵn trong hệ gen. 1 gen nào đó của sinh vật có thể được làm biến đổi cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn (ví dụ, tạo ra nhiều hoocmon sinh trưởng hơn bình thường) hoặc làm cho nó biểu hiện 1 cách khác thường (ví dụ biểu hiện ở những mô mà bình thường nó không được biểu hiện).

Ngoài ra còn có thể loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gene.

→ Đáp án: A.

Câu 39. Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng tạo dòng tế bào xôma có biến dị được sử dụng trong việc

A. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.

B. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau của từ một số giống ban đầu.

C. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm.

D. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau.

A

Quy trình tạo giống mới từ chọn dòng tế bào xô ma có biến dị: Tế bào xoma (2n) nuôi cấy trên môi trường nhân tạo → nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau → (chọn lọc) → Dòng tế bào xoma có biến dị → (môi trường dinh dưỡng) → các giống có kiểu gen khác nhau của cùng giống ban đầu.

Ưu điểm là tạo các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu

Phương pháp này tạo ra các giống mới dựa vào hiện tượng đột biến gen và biến dị số lượng NST tạo thể lệch bội khác nhau

→ Đáp án: A.

Câu 40. Sự nhân bản vô tính đã tạo ra giống cừu Đôly. Tính di truyền của Đôly là:

A. Mang tính di truyền của cừu cho tế bào tuyến vú.

B. Mang tính di truyền của cừu cho trứng và cừu cho tế bào tuyến vú.

C. Mang tính di truyền của cừu được cấy phôi.

D. Mang tính di truyền của cừu cho trứng.

A

(25)

Trong nhân bảo vô tính. Số cá thể tạo ra do nhân bản vô tính thường có tuổi thọ ngắn hơn so với cá thể cùng loài.

Nhân bản vô tính thì cá thể sinh ra mang đặc điểm giống hệt cá thể cho nhân chứ không phải mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.

Cừu Doly mang tính di truyền của cừu cho tế bào tuyến vú (cho nhân)

→ Đáp án: A.

Câu 41. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật

A. Hệ gen của nó được con người lai tạo cho phù hợp với lợi ích của mình.

B. Hệ gen của nó được con người tạo biến dị cho phù hợp với lợi ích của mình.

C. Hệ gen của nó được con người gây đột biến cho phù hợp với lợi ích của mình.

D. Hệ gen của nó được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.

D

Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi phù hợp với lợi ích của mình. Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của sinh vật theo 3 cách sau:

+ Đưa thêm 1 gene lạ vào trong hệ gene + Làm biến đổi hệ gene có sẵn

+ Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene trong hệ gene

→ Đáp án: D.

Câu 42. Ưu thế nổi bật của tạo dòng thuần chủng từ hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh thành dòng đơn bội rồi xử lý bằng Conxixin để lưỡng bội hoá là:

A. Tạo ra cây dị hợp về tất cả các gen nên ưu thế cao.

B. Tạo ra cây ăn quả không có hạt.

C. Tạo ra cây có khả năng kháng bệnh tốt.

D. Tạo ra cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

D

1. Giai đoạn tạo cấu trúc phôi từ các hạt phấn nuôi cấy. Các cấu trúc phôi này sau đó có khả năng phân chia tế bào và biệt hoá cơ quan hình thành cây hoàn chỉnh trong những điều kiện thích hợp.

2. Giai đoạn biệt hoá cơ quan và tái sinh cây đơn bội từ các cấu trúc phôi (giai đoạn tái sinh).

3. Giai đoạn lưỡng bội hoá bộ nhiễm sắc thể của các cây đơn bội tạo thành cây đơn bội kép (doubled haploids) đồng hợp tử cùng nguồn gen.

→ Ở quy trình nuôi cấy hạt phấn, Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen đồng hợp chứ không phải dị hợp.

(26)

→ Đáp án: D.

Câu 43. Ưu thế nổi bật của lai tế bào sinh dưỡng (Xôma) trong công nghệ tế bào thực vật là:

A. Tạo ra giống cây có kiểu gen đồng hợp về tất cả c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Một trong 3 cặp nucleotide nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn má hóa acid amine alanin

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong

Câu 15: Trong quá trình phát sinh giao tử, một tế bào sinh trứng có kiểu gen là giảm phân bình thường và không có trao đổi chéo, thì có bao nhiêu loại

Bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của cơ chế nguyên phân, giảm phân( tạo thành các giao tử n) sau đó