• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về ứng dụng di truyền học luyện thi THPT quốc gia phần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về ứng dụng di truyền học luyện thi THPT quốc gia phần 1 | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

23. Ứng dụng di truyền học - P1

Câu 1. Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:

A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD.

B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.

C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD.

D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.

Câu 2. Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1.

Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là

A. aBMMnn.

B. aBMn.

C. aaBBMn.

D. aaBBMMnn.

Câu 3. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về hai cặp gen này để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau đây thể hiện ưu thế lai cao nhất?

A. AABb.

B. AaBB.

C. AaBb.

D. AABB.

Câu 4. Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?

A. aaBBdd.

B. AaBbDd.

C. AABbDd.

D. AaBBDd.

Câu 5. Trong các phép lai sau, phép lai nào cho đời con F1 có ưu thế lai cao nhất?

A. AABB x AAbb.

B. AABB x DDdd.

C. AAbb x aaBB.

D. AABB x aaBB.

Câu 6. Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là:

A. AABbdd × AAbbdd.

B. aabbdd × AAbbDD.

C. aabbDD × AABBdd.

D. aaBBdd × aabbDD.

Câu 7. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?

(2)

A. AaBbCcDd x aabbccDD.

B. AaBbCcDd x aaBBccDD.

C. AaBbCcDd x AaBbCcDd.

D. AABBCCDD x aabbccdd.

Câu 8. Ở trường hợp nào sau đây, đời con được sinh ra là kết quả của quá trình tự đa bội?

A. AABB x DDEE → AABBDDEE B. AABB x DDEE → ABDE C. AABB x aabb → AaBb.

D. AABB x aabb → AAaaBBbb Câu 9. Cho các bước sau:

(1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.

(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.

(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau:

A. (1) → (3) → (2).

B. (1) → (2) → (3).

C. (3) → (1) → (2).

D. (2) → (1) → (3).

Câu 10. Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp A. lai khác dòng kép

B. lai khác dòng đơn C. lai khác thứ D. tự thụ phấn

Câu 11. Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo trong chọn giống là:

A. làm xuất hiện gen tốt ở một loạt cá thể.

B. bổ sung nguồn đột biến tự nhiên.

C. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.

D. tạo nguồn biến dị cho chọn lọc nhân tạo.

Câu 12. Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp gây đột biến nhân tạo là

A. chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật nuôi mà không có kết quả trên cây trồng.

B. áp dụng được cả ở đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế.

C. chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến.

D. cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến.

Câu 13. Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

B. làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể.

C. thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến.

D. làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng.

Câu 14. Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây?

A. Gây đột biến ở hợp tử B. Lai giống

C. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin

D. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây

Câu 15. Để có thể tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, đã xảy ra hiện tượng

(3)

A. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào soma ở đỉnh sinh trưởng của cành cây.

B. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử

C. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong nguyên phân của tế bào soma tạo ra tế bào 4n

D. Không phân li của toàn bộ bộ NST 2n trong giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao từ 2n, qua thụ tinh tạo ra từ tứ bội

Câu 16. Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động cônsixin là hoá chất gây đột biến đa bội

A. vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

B. lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây.

C. lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó.

D. lên bầu nhuỵ trước khi cho giao phấn.

Câu 17. Trong sản xuất nông nghiệp loại tác động của gen thường được chú ý là A. tác động của một gen lên nhiều tính trạng.

B. tác động cộng gộp.

C. tác động bổ trợ giữa hai loại gen trội.

D. tác động át chế giữa các gen không alen.

Câu 18. Cho :

(1): chọn tổ hợp gen mong muốn (2): tạo các dòng thuần khác nhau

(3): tạo các giống thuần bằng cách cho tự thụ hoặc giao phối gần (4): lai các dòng thuần khác nhau

Trình tự các bước trong quá trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp : A. (2),(3),(1),(4)

B. (1),(2),(4),(3) C. (3),(1),(4),(2) D. (2),(4),(1),(3)

Câu 19. Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau

1. xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.

2. chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

3. cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

4. cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống theo thứ tự A. 1,3,2,4.

B. 1,2,3,4.

C. 1,3,4,2.

D. 2,3,4,1.

Câu 20. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để A. thay đổi mức phản ứng của giống gốc.

B. cải tiến giống có năng suất thấp.

C. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.

D. củng cố đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.

Câu 21. Công việc nào trong các công việc nêu dưới đây cần được làm đầu tiên trong quá trình chọn lọc tạo nên một giống vịt mới?

A. Lai các giống thuần chủng với nhau.

(4)

B. Tạo dòng thuần.

C. Gây đột biến.

D. Chọn lọc các cá thể có kiểu hình mong muốn

Câu 22. Những phương pháp nào sau đây luôn tạo ra được dòng thuần chủng.

1. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.

2. Cho hai cá thể không thuần chủng của hai loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể dị đa bội.

3. Cho hai cá thể không thuần chủng của cùng một loài lai với nhau được F1, tứ bội hóa F1 thành thể tứ bội.

4. Cônxisin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ bội.

Phương án đúng:

A. 1, 2, 4.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 3, 4.

D. 2, 3, 4.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

Câu 24. Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của cơ thể có kiểu gen AAbbDd với cơ thể có kiểu gen MMnn thì tế bào lai sẽ có kiểu gen là

A. AbDMN.

B. AAbbDdMN.

C. AAbbDdMMnn.

D. AAbbDd

Câu 25. Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ? A. ♂AA x ♀aa và ♂Aa x ♀aa.

B. ♂AA x ♀aa và ♂AA x ♀aa.

C. ♂AA x ♀aa và ♂aa x ♀AA.

D. ♂Aa x ♀Aa và ♂Aa x ♀AA.

Câu 26. Trong những điều kiện thích hợp nhất, lợn Ỉ 9 tháng tuổi đạt 50 kg, trong khi đó, lợn Đại Bạch ở 6 tháng tuổi đã đạt 90 kg. Kết quả này nói lên :

A. Kiểu gen đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của giống.

B. Vai trò quan trọng của môi trường trong việc quyết định cân nặng của lợn.

C. Vai trò của kĩ thuật nuôi dưỡng trong việc quyết định cân nặng của lợn.

D. Tính trạng cân nặng ở lợn Đại Bạch do nhiều gen chi phối hơn ở lợn Ỉ.

Câu 27. Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là

A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại.

B. hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống.

C. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất.

D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa.

Câu 28. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để A. cải tiến giống có năng suất thấp.

B. củng cố các đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.

C. kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.

(5)

D. tạo giống mới.

Câu 29. Trong chọn giống, người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hoá học đối với

A. vi sinh vật, vật nuôi.

B. vi sinh vật, cây trồng.

C. vật nuôi, cây trồng.

D. vật nuôi.

Câu 30. Tính trạng nào sau đây là tính trạng có hệ số di truyền cao?

A. Số lượng trứng gà Lơgo đẻ trong một lứa.

B. Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò.

C. Khối lượng 1000 hạt của một giống lúa trong một vụ thu hoạch.

D. Sản lượng sữa của một giống bò trong một kì vắt sữa.

Câu 31. Loại tác nhân đột biến đã được sử dụng để tạo ra giống dâu tằm đa bội có lá to và dày hơn dạng lưỡng bội bình thường là

A. tia tử ngoại.

B. cônsixin.

C. tia X.

D. EMS (êtyl mêtan sunfonat).

Câu 32. Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến tạo thể đa bội lẻ thường không được áp dụng đối với các giống cây trồng thu hoạch chủ yếu về

A. rễ củ.

B. thân.

C. hạt.

D. lá.

Câu 33. Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp A. tự thụ phấn.

B. lai khác thứ.

C. lai khác dòng đơn.

D. lai khác dòng kép.

Câu 34. Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

Câu 35. Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.

B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.

C. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen.

D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.

Câu 36. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp nào sau đây?

A. Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dạng lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n).

B. Xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n).

(6)

C. Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5 - brôm uraxin (5BU) ở những giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n).

D. Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n).

Câu 37. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.

B. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

C. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.

D. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.

Câu 38. Tính trạng số lượng thường A. có mức phản ứng hẹp.

B. do nhiều gen quy định.

C. ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

D. có hệ số di truyền cao.

Câu 39. Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi A. điều kiện thời tiết.

B. chế độ dinh dưỡng.

C. kiểu gen.

D. kỹ thuật canh tác.

Câu 40. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến

A. đa bội.

B. mất đoạn.

C. dị bội.

D. chuyển đoạn.

Câu 41. Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở A. động vật bậc cao.

B. vi sinh vật.

C. nấm.

D. thực vật.

Câu 42. Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm A. tăng tỉ lệ dị hợp.

B. tăng biến dị tổ hợp.

C. giảm tỉ lệ đồng hợp.

D. tạo dòng thuần.

Câu 43. Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng A. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.

B. vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.

C. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.

D. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.

Câu 44. Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là A. NMU.

B. cônsixin.

C. EMS.

(7)

D. 5BU.

Câu 45. Các giống cây trồng thuần chủng

A. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ.

B. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.

C. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời.

D. có năng suất cao nhưng kém ổn định.

Câu 46. Biến dị tổ hợp

A. không phải là nguyên liệu của tiến hoá.

B. không làm xuất hiện kiểu hình mới.

C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ.

D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối.

Câu 47. Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là A. gây đột biến bằng sốc nhiệt.

B. gây đột biến bằng cônsixin.

C. lai hữu tính.

D. chiếu xạ bằng tia X.

Câu 48. Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (3).

B. (2), (3).

C. (1), (4).

D. (1), (2).

Câu 49. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gen của giống lúa X bị thay đổi theo.

B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.

C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.

D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất (6 tấn/ha, 8 tấn/ha, 10 tấn/ha,...) được gọi là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 50. Một số giống cây trồng, người ta có thể tạo ra những giống mới có năng suất cao hơn rất nhiều so với giống gốc do có sự tăng bất thường về kích thước của các cơ quan sinh dưỡng. Phương pháp được sử dụng:

A. Xử lí đột biến đa bội thể, nhằm tạo ra các loại cây trồng có các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn bình thường.

B. Xử lí gây đột biến lệch bội đối với các nhóm cây trồng có năng suất thấp.

C. Xử lí gây đột biến thể ba ở một số NST mang các gen quy định tính trạng số lượng, để làm tăng các sản phẩm mã hóa của các gen này.

D. Xử lí gây đột biến gen, tác động vào các gen quy định kích thước của các cơ quan, bộ phận nào đó trên cơ thể thực vật.

Câu 51. Điều nào sau đây không đúng về ưu thế lai

A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ B. Cơ thể mang ưu thế lai thường có kiểu gen đồng hợp tử

C. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở lai khác dòng

(8)

D. Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội

Câu 52. Để tạo được giống mới mang những đặc điểm mà giống cũ không có thì khâu đầu tiên các nhà tạo giống phải làm gì?

A. Tạo giống thuần về tất cả các cặp gen.

B. Tạo ra nguồn biến dị di truyền.

C. Nghiên cứu đặc điểm di truyền của giống có sẵn.

D. Nhân giống vô tính.

Câu 53. Để tạo thành dòng thực vật có độ thuần chủng cao ở hầu hết các tính trạng, phương pháp nào sau đây được sử dụng

A. Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, sử dụng 1 dòng tế bào mô phân sinh sạch bệnh.

B. Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính các cơ thể thực vật để tạo thành dòng thuần chủng.

C. Sử dụng phương pháp dung hợp tế bào trần để tạo ra các dòng tế bào thuần chủng D. Nuôi cấy hạt phấn thành cây đơn bội rồi tiến hành lưỡng bội hóa cây đơn bội thu được

Câu 54. Các thực nghiệm di truyền đã dẫn tới việc tạo thành các giống cây trồng đơn bội. Nhận xét nào dưới đây là chính xác về các đối tượng cây trồng tứ bội này

A. Không có sự khác biệt về số lượng NST giữa các cây tứ bội và các cây lưỡng bội B. Quần thể cây tứ bội hầu hết không thể giao phấn với quần thể cây lưỡng bội

C. Cây tứ bội là loài mới vì giữa cây tứ bội và cây lưỡng bội có sự cách ly về di truyền

D. Quần thể cây tứ bội không có sự khác biệt về kích thước các cơ quan sinh dưỡng so với quần thể cây lưỡng bội

Câu 55. Cosixin là một tác nhân hóa học gây đột biến mạnh. Nó thường được sử dụng trong công tác tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Cơ chế tác dụng của nó là

A. Tác dụng vào quá trình phân ly của cặp nhiễm sắc thể tương đồng gây ra hiện tượng đột biến dị bội B. Cản trở quá trình di chuyển của NST trên dây tơ vô sắc, là cơ chế gây ra hiện tượng đứt đoạn hay trao đổi đoạn NST

C. Cản trở quá trình hình thành thoi vô sắc, các nhiễm sắc thể nhân đôi không được di chuyển về hai cực của tế bào gây đột biến đa bội thể.

D. Tác dụng vào quá trình tái bản của phân tử ADN dẫn đến hiện tượng đột biến gen mã hóa

Câu 56. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBddEe thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần?

A. 2 B. 8 C. 4 D. 5

Câu 57. Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật:

1. Vi sinh vật 2. Động vật 3. Thực vật.

4. Bào tử 5. Hạt phấn

Số phương án đúng là A. 2

B. 3 C. 1 D. 4

(9)

Câu 58. Trong số những cây dưới đây, có bao nhiêu loại cây có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo ra giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao?

1. Cây lúa

2. Cây đậu tương 3. Cây củ cải đường 4. Cây ngô

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 59. Cho các nội dung sau về ưu thế lai:

1. Lai khác dòng luôn tạo ra ưu thế lai.

2. Để tạo ưu thế lai cao, thì dòng bố mẹ phải có ưu thế lai cao.

3. Chỉ cần lai khác dòng kép thì con lai luôn có ưu thế lai.

4. Muốn tạo ưu thế lai cần phải tìm các tổ hợp lai thích hợp.

5. Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau

6. Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng là cho tự thụ phấn bắt buộc

Số nội dung đúng là A. 2

B. 3 C. 4 D. 5

Câu 60. Cho các phát biểu sau về ưu thế lai:

1. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.

2. Trong cùng một tổ hợp lai, lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

3. Các con lai F1 có ưu thế lai thường được sử dụng làm giống.

4. Ưu thế lai được biểu hiện ở F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

Số phát biểu đúng là A. 1

B. 2 C. 3 D. 4

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: D

Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: C Câu 7: C Câu 8: D

(10)

Câu 9: A Câu 10: D Câu 11: D Câu 12: C Câu 13: A Câu 14: B Câu 15: A Câu 16: B Câu 17: B Câu 18: D Câu 19: A Câu 20: D Câu 21: B Câu 22: D Câu 23: C Câu 24: C Câu 25: C Câu 26: A Câu 27: A Câu 28: B Câu 29: D Câu 30: B Câu 31: B

Dâu tằm đa bội là đột biến số lượng NST. Các giống đa bội có khả năng sinh trưởng, sinh sản tốt hơn các cây lưỡng bội cùng loài.

Tác nhân đột biến tạo giống dâu tằm đa bội là consixin.

Consixin tác động làm ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc trong quá trình nhân đôi → VCDT nhân lên nhưng không phân chia → tạo các giống cây đa bội.

Câu 32: C Câu 33: A Câu 34: C Câu 35: D Câu 36: A Câu 37: B Câu 38: B Câu 39: C Câu 40: A Câu 41: A Câu 42: B Câu 43: D Câu 44: B Câu 45: C

(11)

Câu 46: C Câu 47: C Câu 48: C Câu 49: D Câu 50: A Câu 51: B Câu 52: B Câu 53: D Câu 54: C Câu 55: C Câu 56: C Câu 57: A Câu 58: A Câu 59: A Câu 60: A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một đơn vị tái bản đều có 10 đoạn okazaki ,mỗi đoạn okazaki cần có một đoạn mồi để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới => cần có 10 đoạn mồi để

Thường biến là những biến đổi kiểu hình của một kiểu gen dưới tác động của môi trường , nên thường biến không làm thay đổi vật chất di truyền , không

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A 0 và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi

Đột biến gen do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi (tác dụng của các bazo nito hiếm), hoặc do các tác nhân vật lý, hóa học,

mARN không ở dạng mạch thẳng không có cấu trúc xoắn còn tARN có cấu trúc xoắn tạo thành các thùy và có sự liên kết bổ sung giữa các đơn phân

Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba mở đầu là AUG mã hóa tổng hợp cho formyl mêtiônin ( khác với sinh vật nhân thực) Vậy aa đầu tiên được được được đưa đến riboxom trong

Khi có đường lacto, lacto sẽ liên kết với Protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian của Protein → Protein không bám được vào vùng vận hành O → Không ngăn

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong