• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về đột biến số lượng nhiễm sắc thể luyện thi THPT quốc gia | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về đột biến số lượng nhiễm sắc thể luyện thi THPT quốc gia | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

8. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Câu 1. Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có

A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi.

B. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.

C. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi.

D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc.

Câu 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể lệch bội?

A. Tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể.

B. Tế bào sinh dưỡng mang ba nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể.

C. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 4n.

D. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 2n.

Câu 3. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì số loại thể ba có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là

A. 24.

B. 48.

C. 36.

D. 14.

Câu 4. Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 510 nm. Gen A có số liên kết hidro là 3900, gen a có hiệu số phần trăm giữa loại A với G là 20% số nu của gen. Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. Số lượng nu mỗi loại trong kiểu gen sẽ là

A. A = T= 2700; G = X = 1800.

B. A = T= 1800; G = X = 2700 C. A = T= 1500; G = X = 3000.

D. A = T= 1650; G = X = 2850

Câu 5. Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

A. 44.

B. 20.

C. 80.

D. 22.

Câu 6. Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành A. thể một.

B. thể bốn.

C. thể không.

D. thể ba.

Câu 7. Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?

A. AaBbDdd.

B. AaBbd.

C. AaBb.

D. AaaBb.

Câu 8. Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?

A. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.

B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.

C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.

D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.

A. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX.

(2)

B. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.

C. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và YY.

D. Cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.

Câu 10. Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?

A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.

B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.

C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.

D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.

Câu 11. Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận

A. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ.

B. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X.

C. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính.

D. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.

Câu 12. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:

A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.

B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.

C. 2n-2; 2n; 2n+2+1.

D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.

Câu 13. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là

A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.

B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.

C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.

D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây khi nói về cơ chế phát sinh đột biến NST là đúng?

A. Do rối loạn quá trình nhân đôi của ADN đã dẫn đến đột biến nhiễm sắc thể.

B. Do rối loạn phân li của một hoặc một số cặp NST dẫn đến đột biến đa bội.

C. Do rối loạn trao đổi chéo và rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

D. Do rối loạn phân li của NST dẫn đến đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Câu 15. Cho lai 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa với nhau, ở đời con thu được 1 cây tứ bội có kiểu gen Aaaa. Đột biến tứ bội này xảy ra ở

A. lần giảm phân I hoạc giam phân II của cả bố và mẹ B. lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Aa

C. lần giẩm phân I của cơ thể Aa và giảm phân I hoạc giảm phân II của cơ thể aa D. lần giảm phân II của cả bố và mẹ

Câu 16. Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và Aa lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen AAaa. Phát biểu nào sau đây về cơ chế phát sinh đột biến tứ bội không đúng? (Biết rằng không xảy ra đột biến gen).

A. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và giảm phân 2 ở cây mẹ.

B. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và cây mẹ.

C. Đột biến có thể xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

(3)

D. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và cây mẹ.

Câu 17. Cơ chế phát sinh các giao tử (n – 1) và (n + 1) là do A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.

B. thoi vô sắc không được hình thành.

C. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.

D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân.

Câu 18. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng

A. thể ba.

B. thể một kép.

C. thể một.

D. thể không.

Câu 19. Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ nhiễm sắc thể?

A. Ba loại.

B. Một loại.

C. Bốn loại.

D. Hai loại.

Câu 20. Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 1 và Bb nằm trên cặp NST số 2. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 1 không phân li ở kì sau trong giảm phân I thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?

A. AaB, Aab, O.

B. AAB, b hoặc aaB,b C. AaBb, O.

D. AaB, b hoặc Aab, B

Câu 21. Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có một cặp NST mang các gen này không phân li ở giảm phân I, GP II vẫn bình thường thì có thể tạo ra các loại giao tử là

A. B, b và BB, Bb, bb, O B. B,b và BB, bb, O C. B,b và Bb, O D. BB và bb

Câu 22. Cho một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBbDd, giảm phân bình thường sẽ tạo ra loại tinh trùng:

A. ABD và Abd B. abD và Abd

C. ABD, ABd, AbD, Abd, abd, abD, aBD, aBd

D. Abd và aBD hoặc aBd và AbD hoặc abD và ABd hoặc ABD và abd

Câu 23. Cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử, một số tế bào đã xảy ra đột biến không phân li của cặp NST chứa cặp gen Aa trong giảm phân 2, các cặp NST còn lại phân li bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo thành là:

A. AaB, aab, B,b

B. AAB, aaB, aab, AAb,AB, Ab, aB, ab,B,b.

C. AAB, AAb, aaB, aab, B, b D. AaB, Aab,AAB, aab, B, b

Câu 24. Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo ra các loại giao tử có kiểu gen.

(4)

A. Aab, aab, b

B. Aabb, aabb, Ab, ab C. AAb, aab, b, Ab, ab D. Aab, aab, Ab, ab

Câu 25. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A. Abb và B hoặc ABB và b.

B. ABb và A hoặc aBb và a.

C. ABB và abb hoặc AAB và aab.

D. ABb và a hoặc aBb và A.

Câu 26. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể.

Các thể ba này

A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.

B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.

C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.

D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.

Câu 27. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là

A. Bbbb.

B. BBb.

C. Bbb.

D. BBbb.

Câu 28. Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là

A. 18.

B. 9.

C. 24.

D. 17.

Câu 29. Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.

B. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

D. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

Câu 30. Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là

A. 2n = 42.

B. 2n = 22.

C. 2n = 24.

D. 2n = 46.

Câu 31. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể ba có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là

A. 12.

B. 36.

C. 24.

D. 48.

Câu 32. Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 368 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?

(5)

A. Thể một.

B. Thể không.

C. Thể ba.

D. Thể bốn.

Câu 33. Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật.

B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính.

C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.

D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.

Câu 34. Câu nào sau đây là đúng khi nói về thể đột biến dị đa bội?

A. Có bộ nhiễm sắc thể là bộ đơn bội của hai loài bố mẹ.

B. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n.

C. Thường xảy ra ở động vật, ít gặp ở thực vật.

D. Được tạo ra bằng cách lai xa kết hợp đa bội hoá.

Câu 35. Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.

B. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

C. Không có khả năng sinh sản hữu tính ( bị bất thụ).

D. Hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên so với dạng lưỡng bội.

Câu 36. Trong thực tế cơ thể tam bội thường bất thụ vì

A. các giao tử bất thường sẽ mất cân bằng hệ gen có khả năng thụ tinh bình thường sinh ra con chỉ có khả năng sinh sản sinh dưỡng.

B. trong quá trình giảm phân tạo ra giao tử đơn bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.

C. không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân nên không tạo ra giao tử bình thường.

D. xác suất để tạo ra giao tử đơn bội của cơ thể tam bội là rất nhỏ nên xác suất để các giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo ra hợp tử 2n lại nhỏ hơn nữa.

Câu 37. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là

A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.

B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly.

Câu 38. Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là A. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.

B. tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

C. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.

D. tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.

Câu 39. Thể song nhị bội

A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.

B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.

C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

Câu 40. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

B. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.

C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.

D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

Câu 41. Cho biết A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Cặp alen Aa đều dài 4080 Å. Alen A có G/T = 3/7; alen a có X > A và có X2+ A2= 17%. Do đột biến tự đa bội đã làm xuất hiện kiểu gen Aaaa.

Cho các kết luận sau:

1. Số nucleotit loại X của gen A là 360 nucleotit.

(6)

2. Số nucleotit loại A của gen a là 960 nucleotit.

3. Số nucleotit loại A của kiểu gen Aaaa là 1560 nucleotit.

4. Đem giao phối giữa cây Aaaa với cây lưỡng bội Aa thì tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AAa là 1/4.

5. Tỉ lệ xuất hiện kiểu hình quả vàng khi cho cây Aaaa tự thụ ở thế hệ sau là 1/6.

Số kết luận đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 42. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây (1) AAaaBBbb x AAAABBBb

(2)AaaaBBBB x AaaaBBbb (3)AaaaBBbb x AAAaBbbb (4)AAAaBbbb x AAAABBBb

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.

Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, số phép lai cho đời con có 9 loại kiểu gen?

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 43. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?

(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.

Số đáp án đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 44. Loại cá thể tứ bội có kiểu gen BBbb được xuất hiện do sự chi phối của cơ chế nào sau đây?

1. Tự đa bội.

2. Dị đa bội.

3. Loại giao tử bất thường Bb gặp nhau qua thụ tinh.

4. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với bb.

5. Lai hữu tính giữa các cấy tứ bội trong quần thể.

Số đáp án đúng là A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 45. Một cá thể lệch bội có kiểu gen BBb, cá thể trên được xuất hiện do cơ chế:

1. Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với loại giao tử bình thường b.

2. Loại giao tử bất thường Bb thụ tinh với loại giao tử bình thường B.

3. Loại giao tử bất thường BBb thụ tinh với loại giao tử bất thường O.

4. Do không phân li NST ở kì sau 1, tạo loại giao tử bất thường Bb hoặc không phân li NST ở kì sau 2, tạo loại giao tử bất thường BB.

Số phương án đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 46. Một tế bào sinh dục xét cặp NST tương đồng có 2 nhiễm sắc thể trong đó 1 NST có nguồn gốc từ bố là A; 1 NST có nguồn gốc từ mẹ là a.

(7)

Cho các phát biểu sau:

(1) Nếu giảm phân bị rối loạn xảy ra trên cặp NST đó ở lần phân bào I có thể xuất hiện các giao tử Aa, O.

(2) Nếu giảm phân bị rối loạn xảy ra trên cặp NST đó ở lần phân bào II có thể xuất hiện các giao tử AA, aa, O.

(3) Tế bào giảm phân bình thường không có đột biến sẽ cho tối đa 2 loại giao tử.

(4) Các loại giao tử do rối loạn xảy ra ở lần phân bào I hoặc II kết hợp với các loại giao tử bình thường thì sẽ có tối đa 6 kiểu hợp tử dạng 2n - 1 và 2n + 1.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 47. F1 chứa 1 cặp gen dị hợp Bb đều dài 0,51µm. Gen trội B có tỷ lệ hiệu số giữa nucleotit loại G với một loại nucleotit khác là 10%. Gen lặn b có liên kết Hyđrô là 4050. Cho các phát biểu sau:

(1) Số lượng từng loại Nu trong giao tử B khi F1 giảm phân bình thường là: A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.

(2) Số lượng từng loại Nu trong giao tử b khi F1 giảm phân bình thường là:A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu.

(3) F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân I có thể tạo ra các giao tử: Bb, O.

(4) F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân II có thể tạo ra các giao tử: BB, bb, O.

(5) Hợp tử BBb chỉ có thể được tạo thành do bố hoặc mẹ rối loạn giảm phân I, cơ thể còn lại giảm phân bình thường.

Số phát biểu đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 48. Những phân tích di truyền cho biết ở cà chua gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác tính trạng quả màu vàng. Lai cà chua tứ bội AAaa với tứ bội khác Aaaa. Cho các phát biểu sau:

(1) Tỉ lệ phân tính về kiểu gen ở F1 là: 1AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.

(2) Tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở F1 là: 11 đỏ : 1 trắng.

(3) Cây cà chua có kiểu gen AAaa khi giảm phân có thể tạo ra các giao tử: 1AA : 4Aa : 1aa.

(4) Cây cà chua AAaa chỉ được tạo ra bằng cách tứ bội hóa cây lướng bội có kiểu gen Aa.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 49. Một hợp tử khi phân bào bình thường liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường tế bào nguyên liệu tạo ra tương đương với 329 NST đơn.Gen B nằm trên NST trong hợp tử dài 0,51 micromet và có A=30% số lượng Nu của gen.Môi trường tế bào đã cung cấp 63000 Nu cho quá trình tự sao của gen đó trong 3 đợt phân bào của hợp tử nói trên. Cho các phát biểu sau:

(1) Có hiện tượng dị bội thể xảy ra ngay từ khi hợp tử được hình thành.

(2) Tổng số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử là 376 NST.

(3) Gen B nằm trên NST bình thường.

(4) Số lượng nucleotit trong một gen B là 3000 Nu.

Số phát biểu đúng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

(8)

D. 4.

Câu 50. Xét một cặp gen Bb của 1 cá thể F1 tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều dài 4080 A0, gen b có A = 28%. Cặp gen đó nhân đôi tạo ra 4 cặp gen con, môi trường tế bào đã cung cấp 2664 nuclêôtit loại xitôzin. Cho các phát biểu sau:

(1) Số Nucleotit từng loại của giao tử b là: A = T = 672, G = X = 528.

(2) Số Nucleotit từng loại của alen B là: A = T = 360, G = X = 840.

(3) Hợp tử Bb có chứa 1056 nucleotit loại G.

(4) Hợp tử BB có chứa 1680 nucleotit loại A.

(5) Nếu giảm phân lần 1 bị rối loạn ở 1 giới tính thì có thể tạo ra hợp tử chứa 2520 nucleotit loại A.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: C

Đột biến số lượng NST gồm có đột biến đa bội và đột biến lệch bội trong đó đột biến lệch bội liên quan tới thay đổi số lượng của 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng.

Đột biến đa bội liên quan tới tất cả các cặp NST; tăng lên số nguyên lần của bộ NST đơn bội.

→ Đáp án C.

Câu 2: A

Đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST liên quan đến một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Trường hợp có thể là đột biến lệch bội đó là tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể.

→ Đáp án A Câu 3: D Câu 4: A

Cặp gen dị hợp mỗi alen đều dài 510nm. Gen A có H= 3900 → A = 600, G = 900, gen a có A - G = 20% → A =35%, G = 15% → A = 1050, G = 450.

Đột biến tạo thể dị bội Aaa. Số lượng nucleotide mỗi loại trong kiểu gen: A=T = 600 + 1050× 2 = 2700. G

=X = 900+ 450 × 2 = 1800.

→ Đáp án A Câu 5: A

Thể 4 là 2n+2=20+2=22

KÌ sau NST ở trạng thái 4n đơn vậy số nst là 44 ĐÁ A

Câu 6: D

Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 12. Hợp tử của loài nguyên phân 3 lần → các tế bào con có tổng NST đơn = 104.

Gọi bộ NST của loài là 2n = 104: 8 = 13 → 2n = 13 (thể 2n +1).

(9)

Hợp tử trên phát triển thành dạng thể ba.

→ Đáp án D.

Câu 7: B

Một loài thực vật 2n=6, các cặp NST tương đồng kí hiệu Aa, Bb, Dd.

Thể một là dạng đột biến số lượng NST, mà một cặp NST bị mất đi một chiếc.

Dạng đột biến lệch bội là AaBbd.

→ Đáp án B Câu 8: Â

Hội chứng Đao nhưng bội NST 2n=46, Khi quan sát tiêu bản bộ NST này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc còn NST số 14 có chiều dài bất thường.

Nguyên nhân có thể do đột biến lệch bội ở NST số 21 có 3 chiếc, nhưng một chiếc gắn vào NST số 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.

→ Đáp án A Câu 9: B

Hợp tử XYY ở người là do bố cho giao tử YY ( vì mẹ không có Y) → mẹ cho X → ở mẹ giảm phân bình thường, cặp YY là kết quả của quá trình rối loạn giảm phân II ở bố.

→ Đáp án B Câu 10: C

Mẹ có kiểu gen XAXa, bố XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .

Con có kiểu gen XAXaXa → bố k có Xa → bố cho XA → mẹ cho XaXa → mẹ bị rối loạn giảm phân II, ở bố giảm phân bình thường.

→ Đáp án C Câu 11: D

Nghiên cứu NST ở người người ta thấy NST giới tính XY, XXY, XXXY là nam; có những người NST giới tính XX, XO, XXX là nữ. Từ đó có thể kết luận NST Y mang gen quy định giới tính nam

Trên Y có gen SR Y nằm ở đầu mút của NST Y quy định sự phát triển của tinh hoàn. Gen này tham gia vào việc hình thành các đặc điểm giới tính nam. Nếu không có gen này sthif phôi sẽ phát triển buồng trứng và hình thành cơ thể nữ.

→ Đáp án D.

Câu 12: A

Khi cá thể tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái → 1 cặp NST rối loạn giảm phân I và giảm phân II bình thường → giao tử n -1, n+1, các tế bào bình thường giảm phân tạo giao tử n.

(10)

Các giao tử tạo thành là: n, n-1, n+1

Khi giao phối tự do → các tổ hợp: 2n, 2n-1, 2n+1, 2n-2, 2n+2

→ Đáp án A Câu 13: D

Trong một lần nguyên phân ở tế bào lưỡng bội, mội NST của cặp số 3 và một NST của cặp số 6 không phân ly. Kết quả sau quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là: 2n +1+1 và 2n-1-1 hoặc 2n+1-1 và 2n-1+1.

→ Đáp án D Câu 14: D Câu 15: C

Cho 2 cây lưỡng bội Aa lai với aa. Đời con thu được 1 cây tứ bội có kiểu gen Aaaa (Aa × aa).

Do sự kết hợp của giao tử do rối loạn giảm phân I hoặc II ở cơ thể aa → aa.

Do rối loạn giảm phân I ở cơ thể Aa → Aa, O.

Giao tử Aa kết hợp với aa → Aaaa.

→ Đáp án C.

Câu 16: A Câu 17: C Câu 18: B Câu 19: A Câu 20: D Câu 21: C

Bb khi phát sinh giao tử mà một cặp NST mang các gen này không phân ly ở giảm phân I nhưng giảm phân II vẫn phân li bình thường.

Bb → BBbb → giảm phân I không phân ly → BBbb, O → giảm phân II phân ly bình thường → Bb, O.

Các tế bào phân ly bình thường: Bb → B, b.

Các loại giao tử cơ thể có thể tạo ra là: Bb, O, B, b

→ Đáp án C Câu 22: D

Tế bào sinh tinh trùng AaBbDd → giảm phân có thể cho 2 loại tinh trùng: ABD và abd hoặc ABd và abD hoặc Abd và aBD hoặc aBd và AbD.

→ Đáp án D Câu 23: B

AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử, một số tế bào xảy ra đột biến khoogn phân ly của cặp NST chứa cặp gen Aa trong giảm phân II, các cặp NST còn lại phân li bình thường.

(11)

AaBb → AAaaBBbb → AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB → giảm phân II cặp gen chứa alen A, a không phân li còn cặp Bb phân li bình thường → AAB, B và aab,b hoặc AAb, b và aaB, B

Các tế bào khác giảm phân bình thường → AaBb → AB, Ab, aB, ab.

Các loại giao tử cơ thể có thể tạo thành là: AAB, AAb, aaB, aab, AB, Ab, aB, ab, B, b.

→ Đáp án B Câu 24: C

Cặp NST số 1 chưa Aa, cặp NST số 3 chứa Bb. nếu ở một số tế bào cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân II, cặp số 3 phân ly bình thường.

Aabb → AAaabbbb → AAbb và aabb → AAb, b, và aab, b

Một số tế bào rối loạn còn một số tế bào bình thường Aabb → Ab, ab Các loại giao tử tạo ra là: AAb, aab, b, Ab, ab.

→ Đáp án C Câu 25: D

Trong một tế bào sinh tinh. Xét hai cặp NST kí hiệu Aa, Bb. Khi tế bào giảm phân Aa phân ly bình thường, Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.

Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường → giao tử Bb, O Tế bào trên giảm phân → giao tử là: AaBb → ABb và a hoặc aBb và A.

→ Đáp án D Câu 26: D Câu 27: A

Xét cặp gen Bb nằm trên NST thường, mỗi alen đều có 1200 nucleotide. Alen B có 301 A → G = 299, alen B có 4 loại nucleotide bằng nhau.

Cho hai cây Bb giao phấn với nhau, có hợp tử chứa tổng số nucleotide loại G = 1199 trong khi alen A có G

= 299, alen a có G = 300.

Kiểu gen của hợp tử sẽ là: Bbbb. Nucleotide G = 299 + 300 × 3 = 1199.

→ Đáp án A Câu 28: D

Loài thực vật có 8 nhóm gen liên kết ( n=8) → 2n=16. Số NST trong mỗi tế bào ở thể ba ( 2n+1) đang ở kì giữa nguyên phân.

2n=16, → 2n +1 = 17, Kì giữa nguyên phân NST ở dạng 17 NST kép.

→ Đáp án D Câu 29: A

(12)

Câu 30: C

Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân có 44 NST → kì sau nguyên phân số lượng NST là 2n+2n ( vì lúc này NST phân chia về hai cực của tế bào tuy nhiên chưa có sự phân chia tế bào chất) → 2n =22.

Tế bào thể một kép có số lượng NST là 22 → bộ NST lưỡng bội bình thường của loài 2n= 24

→ Đáp án C Câu 31: A

Ở một loài thực vật có 2n=24, đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể ba có được = số bộ NST đơn bội của loài (n) =12

→ Đáp án A Câu 32: C

Ở loài thực vật 2n=22, lai hai cây lưỡng bội dc hợp tử. Hợp tử nguyên phân 4 lần liên tiếp, ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4, trong các tế bào con có 368 chromatide.

Lần nguyên phân thứ 4 lúc đó có 2^3 =8 tế bào, số chromatide lúc này là 4n = 368 : 8 = 46 → 2n=23.

Loài có bộ NST 22, hợp tử có bộ NST 2n = 23 = 2n+1.

Dạng đột biến thể ba.

Câu 33: C

Thể lệch bội và thể đa bội đều là dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể hình thành do sự rối loạn phân li của NST trong phân bào.

Thể lệch bội là sự rối loạn 1 hoặc một số cặp NST Thể đa bội là rối loạn của cả bộ NST.

→ Đáp án C Câu 34: D

A sai. Thể dị đa bội là đột biến đa bội khác nguồn, tế bào mang bộ NST của 2 loài khác nhau, dạng 2A + 2B.

B sai. Dạng đột biến làm tăng số nguyên lần bộ NST của loài và lớn hơn 2n là dạng đột biến tự đa bội.

C sai. Các dạng đột biến đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật do động vật có cơ chế thần kinh và thể dịch nên những đột biến đa bôi lớn → làm thay đổi lượng gen của NST thường gây chết.

D. đúng. Dị đa bội xảy ra giữa 2 loài khác nhau là do lai xa kết hợp với đa bội hóa.

→ Đáp án D.

Câu 35: A

Thể dị đa bội là đột biến đa bội khác nguồn, tế bào mang bộ NST của 2 loài khác nhau, dạng 2A + 2B.

Đột biến tự đa bội là đa bội cùng nguồn, tế bào mang bộ NST của 1 loài: 3A; 4A; 5A....

(13)

Đáp án A.

Câu 36: D Câu 37: D Câu 38: B

Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là do tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

→ Đáp án B Câu 39: A Câu 40: A

Để xác định xem một cây có phải là đột biến đa bội hay không người ta sử dụng phương pháp tế bào học.

Khi quan sát thấy tế bào có 40 NST mà chúng tồn tại thành từ nhóm gồm 4 chiếc giống nhau về hình dạng và kích thước → dạng đột biến 4n.

Còn nếu NST vẫn tồn tại thành 2 chiếc → nhóm; có 20 cặp thì là thể lưỡng bội bình thường.

→ Đáp án A.

Câu 41: C

Cặp gen Aa dài 4080 Ao → Số Nu của gen là: 4080.2/3,4 = 2400 Nu

- Gen A có G/T = 3/7 mà G + T = 1200 → G = X = 360; A =T = 840 → (1) đúng.

- Xét gen a có: X2+ = 17% = 0,17 mà X + A = 0,5

→ Thay vào ta có: (X+A)^2 - 2.X.A = 0,17 → X = 40%; A = 10% (Vì X>A) Vì X = 40% → X = 40% . 2400 = 960; và A = 10% = 240

→ Đáp án (2) sai.

- Số Nu loại A của gen Aaaa là: 840 + 3.240 = 1560 (Nu).→ (3) đúng

- Đem giao phối giữa cây Aaaa × Aa → (1/2 Aa : 1/2 aa).(1/2 A : 1/2 a) →Tỉ lệ kiểu gen AAa là 1/2 Aa . 1/2 A = 1/4.→ (4) đúng

P: Aaaa × Aaaa → (1/2 Aa : 1/2 aa). (1/2 Aa : 1/2 aa) → Tỉ lệ xuất hiện kiểu hình quả vàng là aaaa = 1/2 .1/2 = 1/4 → (5) sai

→ các đáp án đúng là: (1), (3),(4) Đáp án:C

Câu 42: C

(1): Có: AAaa × AAAA → (1 AA : 4 Aa : 1 aa) . 1 AA → TLKG : 1:2:1 → Có 3 loại kiểu gen Và BBbb × BBBb → (1 BB : 4Bb : 1 bb) . (1 BB : 1 Bb) → TLKG : 1:5:5:1 → Có 4 loại kiểu gen

→ Vậy phép lai (1) cho đời con có 3.4 = 12 loại kiểu gen.

(14)

(2) có: Aaaa × Aaaa → (1 Aa : 1 aa) . (1 Aa : 1 aa) → TLKG: 1:2:1 → Có 3 loại KG Và BBBB × BBbb → 1 BB . (1 BB : 4 Bb : 1 bb) → TLKG: 1:4:1 → có 3 loai KG

→ Vậy phép lai (2) cho đời con có 3.3 = 9 loại KG

(3) có Aaaa × AAAa → (1 Aa : 1 aa) . (1 AA : 1 Aa) → TLKG: 1:2:1 → Có 3 loại KG Và BBbb × Bbbb → ( 1 BB : 4 Bb : 1 bb) . (1Bb : 1 bb) → TLKG : 1:5:5:1 → Có 4 loại KG

→ Vậy phép lai (3) cho đời con có 3.4 = 12 loại KG

(4) có AAAa × AAAA → 1 AA.(1 AA : 1 Aa) → TLKG: 1 :1 → Có 2 loại kiểu gen Và Bbbb × BBBb → (1 Bb : 1 bb).(1BB : 1 Bb) → TLKG: 1:2:1 → Có 3 loại kiểu gen

→ Vậy (4) cho đời con 2.3 = 6 loại kiểu gen

→ Vậy chỉ có phép lai (2) thoả mãn Đáp án:C

Câu 43: B

Xét từng trường hợp ta có:

(1): AAAa × AAAa → (1 AA : 1 Aa). (1AA: 1 Aa) → TLKG : 1:2:1 (2): Aaaa × Aaaa → (1 Aa : 1 aa) . (1 Aa : 1 aa) → TLKG : 1:2:1

(3): AAaa × AAAa → (1 AA : 4 Aa : 1 aa).(1 AA : 1 Aa) → TLKG: 1:5:5:1 (4): AAaa × Aaaa → (1 AA : 4 Aa : 1 aa).( 1 Aa : 1 aa) → TLKG : 1:5:5:1

→ Vậy các phương án cho tỉ lệ kiểu gen 1:2:1 là: (1) và (2) Đáp án: B

Câu 44: C

Cá thể có kiểu gen BBbb có thể được xuất hiện do sự chi phối của cơ chế:

+ Tự đa bội: Bb đa bội hoá → BBbb

+ Giao tử Bb × giao tử Bb → BBbb hoặc giao tử BB × giao tử bb → BBbb + Lai hữu tính giữa các cây tứ bội trong quần thể.

VD: Lai P: BBBB × bbbb → BBbb

→ Các phương án đúng là (1); (3), (4); (5) Đáp án: C

(15)

Câu 45: C

Để tạo giao tử lệch bội BBb thì có thể có các trường hợp là:

+ TH1: Giao tử bất thường BB thụ tinh với giao tử bình thường b

VD: Cơ thể có kiểu gen BB khi giảm phân xảy ra sự không phân li ở GP I nên tạo giao tử BB và O. Cơ thể này lai với cơ thể có kiểu gen bb giảm phân bình thường tạo giao tử b.

Ta có: P: BB × bb → (BB ; O) . (b) → F1: BBb; b

+ TH2: Giao tử bất thường Bb thụ tinh với giao tử bình thường B

VD: P: Bb × BB → (Bb; O). (B) → F1: BBb; B (Không giảm phân I ở cơ thể Bb) + TH3: Giao tử bất thường BBb thụ tinh với giao tử bất thường O

Vd: P: BBb × BB (Không phân li trong GP I ở cả cơ thể ♀ và ♂ ) → (BBb; O).(BB; O) → Các kiểu gen có thể tạo ra là: BBBBb; BBb; BB.

→ (1), (2), (3) đúng

- (4) sai vì không rõ ràng:Do không phân li NST ở kì sau 1, tạo loại giao tử bất thường Bb → Giao tử Bb này không nói rõ kết hợp với giao tử nào → Chưa chắc tạo BBb

hoặc không phân li NST ở kì sau 2, tạo loại giao tử bất thường BB → Chưa nói rõ giao tử BB này kết hợp với giao tử nào → Chưa chắc tạo BBb

Đáp án: C Câu 46: C

Tế bào sinh dục có cặp NST tương đồng : Aa.

(1) đúng. Giảm phân bị rối loạn ở phân bào I : Aa → AAaa → (rối loạn) AA, aa → GP II → AA, aa, O.

(2) đúng. Giảm phân bị rối loạn ở phân bào II: Aa → AAaa → GP I → AA, aa → GP II rối loạn ở 2 tb → AA, aa, O.

(3) sai. Nếu tế bào giảm phân bình thường không có đột biến vẫn có thể có hiện tượng trao đổi chéo diễn ra ở kì đầu giảm phân I → các loại giao tử. Trao đổi chéo tại 1 điểm tạo thành 4 loại giao tử.

(4) đúng. Các loại giao tử xảy ra do rối loạn phân bào I hoặc II sẽ tạo tối đa các hợp tử dạng 2n -1 và 2n + 1 là: dạng: AAA; AAa; Aaa; aaa; A; a.

Vậy có phát biểu (1). (2), (4) đúng.

→ Đáp án C.

Câu 47: C

F1 chứa 1 cặp gen dị hợp dài 5100Å → N = 3000.

Gen B có hiệu sổ G - A = 10% → G = 30% = 900; A = T = 600.

(16)

gen b cps H = 4050 → G = X = 1050; A = T = 450.

(1) sai. Gen B có A = T = 600;G = X = 900.

(2) đúng.

(3) đúng. F1 xảy ra đột biến số lượng NST ở giảm phân I: Bb → BBbb → BBbb, O → Bb, O (4) đúng. Rối loạn NST ở giảm phân II. Bb → BBbb → BB; bb → rối loạn → BB, bb, O.

(5) sai. BBb có thể được hình thành do rối loạn giảm phân I (Bb) kết hợp với giao tử B bình thường hoặc do rối loạn giảm phân II (BB) kết hợp với giao tử b bình thường.

Vậy phát biểu (2), (3), (4) đúng.

→ Đáp án C.

Câu 48: B

Quy ước: A - quả đỏ; a - quả vàng.

Lau AAaa × Aaaa → 1 AAAa: 5 AAaa: 5 Aaaa: 1 aaaa.

(1) sai. Tỷ lệ là 1 : 5 : 5: 1.

(2) đúng. Tỷ lệ phân tính ở F1 là 11 đỏ: 1 trắng.

(3) đúng. Cây cà chua AAaa khi giảm phân có thể tạo 1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6 aa.

(4) sai. Có thể tạo AAaa bằng cách lưỡng bội hóa cây lưỡng bội có kiểu gen Aa hoặc lai giữa các cây tứ bội với nhau (các cây có thể tạo giao tử lưỡng bội: AA × aa hoặc Aa × Aa)

VD: AAAA × aaaa; AAaa × AAaa....

Vậy có phát biểu (2), (3) đúng.

→ Đáp án B.

Câu 49: C

Hợp tử phân bào liên tueeps 3 đợt → lấy của môi trường nội bào: 329 NST → bộ NST của loài 2n = 329:

(2^3-1) = 47; 2n = 47 (2n +1) - thể ba (1) đúng.

Gen B dài 5100Å và A = 30% → A = T = 900; G = X = 600.

Trong 3 đợt phân bào → môi trường cung cấp 63000 nucleotide cho quá trình tự sao của gen → cung cấp 63000: 7 = 9000 Nu.

Vậy 2n = 47; đột biến thể ba (BBB).

(2) đúng. Tổng số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử là 47.2^3 = 376.

(3) sai. Chưa thể kết luận được gen B nằm trên NST thường hay NST giới tính vì nếu là đột biến hội chứng

(17)

3X (XXX) thì gen có thể nằm trên X.

(4) đúng.

Vậy phát biểu (1), (2), (4) đúng.

→ Đáp án C.

Câu 50: B

Ta có N = (4080:2).3,4 = 2400.

Gen b có A = 28% = 672; G = X = 528 → (1) đúng.

Gen nhân đôi tạo 4 cặp gen con → nhân đôi 2 lần: môi trường cung cấp X =2664

→ G = X = 2664: (2^2 -1 ) = 888

Gen Bb có X(b) = 528 → X(B) = 360; A = T = 1200 - 360 = 840 (2) sai.

Hợp tử Bb có số nucleotide loại G = 528 + 360 = 888 → (3) sai.

Hợp tử BB có số nucleotide loại A = 840.2 = 1680 (4) đúng.

Nếu giảm phân I bị rối loạn → Bb, O → hợp tử có thể tạo thành: BBb; Bbb; B; b.

Nếu có A = 2520 → hợp tử có kiểu gen BBB.

Vậy ý (5) sai. Rối loạn giảm phân I ở 1 giới không tạo BBB.

Vậy chỉ có phát biểu (1), (4) đúng.

→ Đáp án B.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể.. Các ví dụ: Cây thông trong

(2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau trong quần thể tại một thời điểm

1- Trong điều kiện không có các tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh các đột biến gen 2- Gen ở trong bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu

Loại đột biến gen nào xảy ra không làm thay đổi số liên kết hidro của gen thay thế 1 cặp A – T bằng cặp T – A Câu 10: BA. Một đột biến gen (mất,

Một đoạn phân tử ADN chứa 1 gen liên quan đến tổng hợp nhiều loại protein và có chung 1 promoter Câu 7: Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mãC.

Trong phân tử ADN lai của hai loài có nhiều liên kết Hidro thì có nhiều trình tự nucleotit bắt cặp bổ sung cho nhau=> Độ tương đồng trong hai phân tử ADN

Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có chứa N 14 thì sau 5 lần tự sao thì tỷ lệ các mạch polinucleotit chứa N 15 trong tổng số các mạch được tổng hợp

Thường biến là những biến đổi kiểu hình của một kiểu gen dưới tác động của môi trường , nên thường biến không làm thay đổi vật chất di truyền , không