• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài tập có đáp án chi tiết về sinh thái học quần thể luyện thi THPT quốc gia | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài tập có đáp án chi tiết về sinh thái học quần thể luyện thi THPT quốc gia | Đề thi THPT quốc gia, Sinh học - Ôn Luyện"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

7. Sinh thái học quần thể

Câu 1. Đột biến xảy ra trong .... (G:gián phân, Gi: giảm phân) sẽ xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên, nếu là đột biến gen....(T: trội, L: lặn) sẽ biểu hiện trên....(B: trên toàn bộ cơ thể, P: một phần cơ thể) tạo nên....(K: thể khảm, Đ: thể đột biến):

A. G, L, P, K.

B. G, T, P ,K.

C. Gi, T, B, Đ.

D. Gi, L, P, K.

Câu 2. Điều nào sau đây không phù hợp với loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A. Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng nhanh.

B. Chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố môi trường vô sinh.

C. Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.

D. Kích thước cơ thể nhỏ.

Câu 3. Quần thể bị diệt vong khi:

A. Chỉ có nhóm tuổi trước sinh sản.

B. Chỉ có nhóm tuổi sau sinh sản.

C. Chỉ có nhóm tuổi sinh sản.

D. Chỉ có nhóm tuổi trước và sau sinh sản.

Câu 4. Ở loài cá Edriolychmus schmidti, cá đực kí sinh trong cá cái, tiêu giảm các cơ quan, chỉ phát triển cơ quan sinh sản để thụ tinh cho trứng của con cái, chúng sử dụng thức ăn của con cái. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ về sinh sản B. Quan hệ hỗ trợ về dinh dưỡng C. Quan hệ cạnh tranh

D. A và B đúng

Câu 5. Khẳng định nào dưới đây không chính xác khi nói về hiện tượng nhịp sinh học?

A. Nhịp sinh học có liên quan đến sự biến đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường.

B. Nhịp sinh học có tính di truyền.

C. Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm là ví dụ về nhịp sinh học ở thực vật.

D. Hiện tượng gấu ngủ đông là ví dụ nhịp sinh học ở động vật.

Câu 6. "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm". Câu ca thể hiện mối quan hệ sinh thái:

A. Giữa cơ thể với nhiệt độ môi trường.

B. Giữa cơ thể và độ ẩm môi trường.

C. Khả năng dự báo thời tiết của côn trùng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Hiện tượng cháy rừng gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể, đây là loại biến động:

A. Biến động số lượng theo chu kì mùa.

B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.

C. Biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.

D. Biến động số lượng không theo chu kì.

Câu 8. Kích thước của quần thể được tăng lên chủ yếu do:

(2)

A. Tăng tỉ lệ sinh sản, nhập cư và giảm tỉ lệ tử vong, giảm sự di cư.

B. Các cá thể lớn lên về kích thước và khối lượng.

C. Khu vực phân bố của quần thể được mở rộng.

D. Môi trường sống có nhiều thức ăn và ít kẻ thù

Câu 9. Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu phân bố nào?

A. Ngẫu nhiên B. Theo nhóm C. Đều

D. Rời rạc

Câu 10. Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường, điều gì sẽ xảy ra?

A. Mật độ của quần thể tăng theo cấp số B. Mật độ của quần thể sẽ giảm theo cấp số C. Tốc độ tăng trưởng quần thể sẽ tăng D. Tốc độ tăng trưởng quần thể sẽ giảm

Câu 11. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể A. Tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn

B. Giảm nếu cơ thể động vật có kéo dài ra C. Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.

D. Giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều khoang Câu 12. Cho các nhóm cá thể dưới đây:

1. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.

2. Đàn cá rô đồng trong ao.

3. Cây trong vườn.

4. Cây cỏ ven bờ hồ.

5. Nòng nọc và ếch xanh trong hồ.

6. Đàn chim trên một cái cây.

Số nhóm cá thể là quần thể là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 13. Cho các đặc điểm dưới đây:

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như song, núi, eo biển…

Có bao nhiêu đặc điểm có ở quần thể sinh vật A. 2

B. 3 C. 4 D. 5

(3)

Câu 14. Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các phát biểu sau:

1.Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

2.Khi mật độ cá thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể sẽ cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

3.Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

4.Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.

5.Các các thể trong quần thể đều có quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh chỉ xảy ra khi nơi ở chật hẹp.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15. Cho các phát biểu sau về sự phân bố cá thể trong quần thể:

1. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

2. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

3. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

4. Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

số phát biểu có nội dung không đúng là A. 0

B. 1 C. 2 D. 3

Câu 16. Tháp tuổi của dân số Việt nam thuộc loại nào? Hệ quả của phát triển dân số đó như thế nào?

I. Tháp trẻ; II. Tháp ổn định; III. Tháp già; IV. Nguồn sống suy giảm; VI. Nguồn sống tăng trưởng; VII. Điều kiện khí hậu xấu đi; VIII. Điều kiện khí hậu tốt lên; IX. Giảm dịch bệnh; X. Tăng dịch bệnh; XI. Trẻ em và người già chết nhiều hơn; XII. Trẻ em lớn nhanh hơn và người già ít bị tử vong; XIII. Kích thước quần thể tăng;

XIV. Kích thước quần thể giảm.

Có bao nhiêu dấu hiệu thuộc về đặc điểm của dân số Việt nam:

A. 7 B. 5 C. 6 D. 8

Câu 17. Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lý thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất?

A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng

C. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành

D. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống Câu 18. Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:

A. Quần thể cân bằng B. Kích thước tại K

(4)

C. DN/dt giữ nguyên không đổi

D. Điều kiện môi trường không giới hạn Câu 19. Sức chứa của môi trường là:

A. Tại sức chứa của môi trường thì mật độ cá thể của quần thể tăng nhanh theo cấp số

B. Sức chứa của môi trường là số lượng tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.

C. Số lượng cá thể tối thiểu để duy trì quần thể

D. Số lượng cá thể đủ để cung ứng cho bậc dinh dưỡng cao hơn

Câu 20. Điều khẳng định nào sau đây về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật là chính xác?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa và mức tử vong là tối thiểu.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa và mức tử vong là tối thiểu C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

D. Khi không có giới hạn của môi trường, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong Câu 21. Sự phân bố của động vật hay thực vật...

A. Thường đồng đều, cung cấp cho mỗi cá thể tối đa nơi sống và nguồn sống.

B. Thường theo nhóm, với việc các cá thể tụ họp tới nơi có nhiều nguồn sống hoặc tăng khả năng gặp gỡ.

C. Chủ yếu là ngẫu nhiên ở nhiều loài.

D. Chỉ đồng đều khi ít cạnh tranh nguồn thức ăn.

Câu 22. Nhóm sinh vật nào dưới đây thường có tỉ lệ đực/cái rất thấp?

A. Một số loài ong B. Các loài thú C. Chim D. Thân mềm

Câu 23. Độ dốc của đường cong sinh trưởng bắt đầu giảm khi...

A. Điều kiện môi trường lý tưởng

B. Sự tăng trưởng quần thể đạt mức tối đa

C. Quần thể chịu tác động của giới hạn môi trường D. Số lượng cá thể trong quần thể (N) là 50%

Câu 24. Hình thức phân bố các cá thể của quần thể trong không gian nào là phổ biến nhất:

A. Phân bố đều B. Phân bố không đều C. Phân bố theo nhóm D. Phân bố ngẫu nhiên Câu 25. Quần thể là:

A. Tập hợp các cá thể cùng loài.

B. Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới.

C. Tập hợp các cá thể cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

D. Tập hợp các cá thể cùng sống trong một khoảng không gian, thời gian xác định.

Câu 26. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể?

A. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn.

B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây

Câu 27. Mật độ cá thế của quần thể sinh vật là:

(5)

A. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể.

B. Số lượng cá thể có trong quần thể.

C. Số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

Câu 28. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối A. Độ da dạng về loài.

B. Mật độ cá thể.

C. Tỉ lẹ giới tính.

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

Câu 29. Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.

C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

Câu 30. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủa yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C. mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Câu 31. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp chimhair âu trên đảo Trường Sa.

B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.

D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

Câu 32. Kích thước của quần thể có thể hiểu là

A. là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong quần thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. diện tích phân bố của các cá thể trong quần thể.

C. số lượng cá thể trong một khoảng không gian nhất định.

D. mức năng lượng được tạo ra của các cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Câu 33. Kích thước của quần thể thay đổi và dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. Sự dao động này luôn diễn ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố:

A. nhu cầu sống của quần thể, mật độ cá thể.

B. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, điều kiện khí hậu.

C. mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.

D. tỉ lệ đực/cái, mật độ cá thể, điều kiện sống.

Câu 34. Nếu kích thước quần thể vượt kích thước tối đa thì có thể dẫn tới A. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể, mức tử vong cao.

B. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt.

C. quần thể bị phân chia thành hai.

D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

Câu 35. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.

C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.

(6)

D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Câu 36. Các dạng biến động của quần thể

A. biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động do con người.

B. biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm.

C. biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm.

D. biến động theo mùa, biến động do con người và biến động theo chu kỳ nhiều năm.

Câu 37. Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.

B. Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) dẫn tới mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng làm tăng số lượng cá thể của quần thể.

C. Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) dẫn tới mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

D. Quần thể không có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.

Câu 38. Hiện tượng “tự tỉa thưa” ở sinh vật là do

A. thiếu nguồn sống và nơi sinh sản do mật độ cá thể quá cao.

B. mật độ phân bố của sinh vật được tự điều chỉnh tăng hoặc giảm ở mức thích hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. mật độ cá thể quá cao, vượt quá sức “chịu đựng” của môi trường dẫn đến thiếu nguồn sống và nơi ở nên những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải.

D. những cá thể kém thích nghi sẽ bị đào thải, những cá thể thích nghi hơn sẽ tồn tại và phát triển.

Câu 39. Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

B. hỗ trợ.

C. cạnh tranh.

D. vật ăn thịt và con mồi

Câu 40. Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa vào các vật thể trôi nổi trong nước. 2 loài này cạnh tranh gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để

A. giảm các chất gây ô nhiễm.

B. làm cho bể thêm sinh động.

C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài.

D. tăng lượng ôxy cho nước.

Câu 41. Khi mật độ cá thể trong quần thể cao sẽ dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể về thức ăn, nơi ở, con đức giành con cái và cạnh tranh các nguồn sống khác. Điều này giúp

A. số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. các cá thể không cạnh tranh được sẽ di cư để tạo nên quần thể mới.

C. chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những cá thể có khả năng cạnh tranh cao.

D. quá trình tiến hóa của quần thể để tạo nên loài mới cách li sinh sản với quần thể gốc

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

(7)

Câu 1. Đột biến xảy ra trong .... (G:gián phân, Gi: giảm phân) sẽ xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên, nếu là đột biến gen....(T: trội, L: lặn) sẽ biểu hiện trên....(B: trên toàn bộ cơ thể, P: một phần cơ thể) tạo nên....(K: thể khảm, Đ: thể đột biến):

A. G, L, P, K.

B. G, T, P ,K.

C. Gi, T, B, Đ.

D. Gi, L, P, K.

B

Câu 2. Điều nào sau đây không phù hợp với loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A. Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng nhanh.

B. Chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố môi trường vô sinh.

C. Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn.

D. Kích thước cơ thể nhỏ.

C

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:

+ Điều kiện môi trường không bị giới hạn, hoàn toàn thuận lợi.

+ Đường cong tăng trưởng hình chữ J.

A. Đúng.

B. Đúng.

C. Sai. Những loài sinh sản theo tiềm năng sinh học thì tuổi sinh sản tới sớm.

D. Đúng. Những loài tăng trưởng theo tiềm năng sinh học thường gặp ở loài có kích thước nhỏ.

→ Đáp án C.

Câu 3. Quần thể bị diệt vong khi:

A. Chỉ có nhóm tuổi trước sinh sản.

B. Chỉ có nhóm tuổi sau sinh sản.

C. Chỉ có nhóm tuổi sinh sản.

D. Chỉ có nhóm tuổi trước và sau sinh sản.

B

Quần thể bị diệt vong khi chỉ có nhóm tuổi sau sinh sản.

Nhóm tuổi sau sinh sản không có khả năng tạo ra thế hệ sau vì thế quần thể sẽ bị diệt vong.

Nhóm tuổi trước sinh sản sau 1 thời gian trở thành nhóm tuổi sinh sản và có khả năng tạo ra thế hệ sau.

→ Đáp án B.

(8)

Câu 4. Ở loài cá Edriolychmus schmidti, cá đực kí sinh trong cá cái, tiêu giảm các cơ quan, chỉ phát triển cơ quan sinh sản để thụ tinh cho trứng của con cái, chúng sử dụng thức ăn của con cái. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ về sinh sản B. Quan hệ hỗ trợ về dinh dưỡng C. Quan hệ cạnh tranh

D. A và B đúng C

Loài cá Edriolychmus schmidti, cá đực kí sinh trong cá cái, chúng sử dụng thức ăn của cá cái - cạnh tranh nguồn thức ăn.

Việc cá đực kí sinh làm nguồn thức ăn của cá cái bị giảm xuống.

Đây là mối quan hệ cạnh tranh.

→ Đáp án C.

Câu 5. Khẳng định nào dưới đây không chính xác khi nói về hiện tượng nhịp sinh học?

A. Nhịp sinh học có liên quan đến sự biến đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường.

B. Nhịp sinh học có tính di truyền.

C. Lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm là ví dụ về nhịp sinh học ở thực vật.

D. Hiện tượng gấu ngủ đông là ví dụ nhịp sinh học ở động vật.

C

Nhịp sinh học là khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với sự thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Nhân tố sinh thái thúc đẩy sự khởi động của nhịp sinh học đó là: sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày chính là nhân tố báo hiệu chủ đạo, bao giờ cũng diễn ra trước khi có sự biến đổi nhiệt độ và do đó đã dự báo chính xác sự thay đổi mùa.

A. Đúng.

B. Đúng.

C. Sai. lá cây trinh nữ cụp lại khi bị va chạm là do sức căng nước của các tế bào phía dưới lá.

D. Đúng.

→ Đáp án C.

Câu 6. "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm". Câu ca thể hiện mối quan hệ sinh thái:

A. Giữa cơ thể với nhiệt độ môi trường.

B. Giữa cơ thể và độ ẩm môi trường.

C. Khả năng dự báo thời tiết của côn trùng.

(9)

D. Tất cả các đáp án trên.

B

Câu ca "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa". Khi trời sắp mưa, độ ẩm trong môi trường tăng lên, hơi nước ngưng tụ...chuồn chuồn là loài động vật cánh mỏng, hơi nước trong kk sẽ đọng trên cánh làm tăng tải trọng vì thể chuồn chuồn không bay cao được.

Đây là mối quan hệ giữa cơ thể và độ ẩm của môi trường.

→ Đáp án B.

Câu 7. Hiện tượng cháy rừng gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể, đây là loại biến động:

A. Biến động số lượng theo chu kì mùa.

B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.

C. Biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.

D. Biến động số lượng không theo chu kì.

D

Là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường

Biến động số lượng không theo chu kì: Xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng...

→ Đáp án D.

Câu 8. Kích thước của quần thể được tăng lên chủ yếu do:

A. Tăng tỉ lệ sinh sản, nhập cư và giảm tỉ lệ tử vong, giảm sự di cư.

B. Các cá thể lớn lên về kích thước và khối lượng.

C. Khu vực phân bố của quần thể được mở rộng.

D. Môi trường sống có nhiều thức ăn và ít kẻ thù A

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

Kích thước của quần thể chịu ảnh hưởng của tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, mức độ nhập cư, xuất cư...

Kích thước của quần thể tăng lên chủ yếu do: tăng tỷ lệ sinh sản, tăng tỷ lệ nhập cư...giảm tỷ lệ tử vong và giảm sự di cư.

→ Đáp án A.

Câu 9. Những cây thông xòe bóng râm và giết chết các cây non mới nảy mầm từ hạt, vậy chúng sẽ có kiểu phân bố nào?

A. Ngẫu nhiên B. Theo nhóm C. Đều

(10)

D. Rời rạc C

Trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể.

Các ví dụ: Cây thông trong rừng thông, đàn hải âu làm tổ

Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Các cây thông sẽ có kiểu phân bố đồng đều.

→ Đáp án C.

Câu 10. Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường, điều gì sẽ xảy ra?

A. Mật độ của quần thể tăng theo cấp số B. Mật độ của quần thể sẽ giảm theo cấp số C. Tốc độ tăng trưởng quần thể sẽ tăng D. Tốc độ tăng trưởng quần thể sẽ giảm D

Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường thì lúc này tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ giảm dần

Nếu số lượng cá thể vượt quá sức chứa của môi trường → các cá thể cạnh tranh với nhau để tranh giành nguồn sống nên tỷ lệ tử vong > tỷ lệ sinh; môi trường không đủ cung cấp → các cá thể di cư sang các quần thể khác → kích thước quần thể giảm.

→ Đáp án: D.

Câu 11. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể A. Tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn

B. Giảm nếu cơ thể động vật có kéo dài ra C. Giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.

D. Giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều khoang C

Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S?V) sẽ giảm nếu động vật có cơ thể lớn (thể tích lớn).

Tỷ lệ này giảm nhằm hạn chế sựa tỏa nhiệt. những động vật sống ở vùng ôn đới thường có S/V giảm.

→ Đáp án C.

Câu 12. Cho các nhóm cá thể dưới đây:

1. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.

2. Đàn cá rô đồng trong ao.

3. Cây trong vườn.

4. Cây cỏ ven bờ hồ.

(11)

5. Nòng nọc và ếch xanh trong hồ.

6. Đàn chim trên một cái cây.

Số nhóm cá thể là quần thể là:

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 A

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

1. Cá chép và cá vàng là hai loài khác nhau nên không phải là quần thể.

2. Cá rô đồng trong ao là quần thể.

3. Cây trong vườn không phải là quần thể vì có nhiều loại cây khác nhau.

4. Cây cỏ ven hồ cũng không được coi là một quần thể.

5. Nòng nọc và ếch xanh trong hồ là quần thể, vì nòng nọc và ếch là hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau nhưng vẫn cùng một loài..

6. Đàn chim trên một cái cây không phải là quần thể vì không cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định...đàn chim chỉ đậu trên cây rồi sẽ bay đi.

Chỉ có trường hợp (2) và (5) là quần thể.

→ Đáp án A.

Câu 13. Cho các đặc điểm dưới đây:

1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như song, núi, eo biển…

Có bao nhiêu đặc điểm có ở quần thể sinh vật A. 2

B. 3 C. 4 D. 5 B

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

(12)

1. Sai. Nhiều cá thể sinh vật chưa thể được tính là một quần thể vì chưa đủ các điều kiện để tạo thành một quần thể.

2. Đúng.

3. Đúng. Các cá thể trong quần thể cùng loài, có khả năng giao phối với nhau và sinh ra đời con hữu thụ.

4. Sai. Các cá thể của quần thể phải tập sống trong cùng một khu phân bố chính là nơi sinh sống của quần thể.

5. Sai. Các cá thể trong quần thể có thường có kiểu gen khác nhau, do quá trình giao phối tạo ra nhiều các biến dị tổ hợp

6. Đúng.

Dựa vào định nghĩa về quần thể sinh vật, các kết luận (2), (3), (6) đúng.

→ Đáp án B.

Câu 14. Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các phát biểu sau:

1.Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong.

2.Khi mật độ cá thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể sẽ cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

3.Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.

4.Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm.

5.Các các thể trong quần thể đều có quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh chỉ xảy ra khi nơi ở chật hẹp.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 A

Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có thể có mối quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ cạnh tranh.

1. Sai, Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

2. Sai. Mật độ giảm xuống mức tối thiểu, các cá thể có khả năng gặp nhau ít → giảm khả năng sinh sản.

3. Đúng.

4. Sai. Các cá thể chỉ có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp phân bố theo nhóm, chứ không chống lại dịch bệnh được.

(13)

5. Sai.

Chỉ có phát biểu (3) đúng.

→ Đáp án A.

Câu 15. Cho các phát biểu sau về sự phân bố cá thể trong quần thể:

1. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

2. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

3. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

4. Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

số phát biểu có nội dung không đúng là A. 0

B. 1 C. 2 D. 3 A

1. Đúng. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

2. Đúng. Phân bố ngẫu nhiên xảy ra khi các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, các cá thể không có đặc tính kết hợp nhóm và ít phụ thuộc vào nhau

3. Đúng. Phân bố đồng đều làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

4. Đúng. Phân bố đồng đều trong trường hợp các điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể trong quần thể.

Không có phát biểu nào sai

→ Đáp án A.

Câu 16. Tháp tuổi của dân số Việt nam thuộc loại nào? Hệ quả của phát triển dân số đó như thế nào?

I. Tháp trẻ; II. Tháp ổn định; III. Tháp già; IV. Nguồn sống suy giảm; VI. Nguồn sống tăng trưởng; VII. Điều kiện khí hậu xấu đi; VIII. Điều kiện khí hậu tốt lên; IX. Giảm dịch bệnh; X. Tăng dịch bệnh; XI. Trẻ em và người già chết nhiều hơn; XII. Trẻ em lớn nhanh hơn và người già ít bị tử vong; XIII. Kích thước quần thể tăng;

XIV. Kích thước quần thể giảm.

Có bao nhiêu dấu hiệu thuộc về đặc điểm của dân số Việt nam:

A. 7 B. 5 C. 6 D. 8

(14)

C

Tháp tuổi của dân số Việt Nam và hệ quả phát triển dân số đó:

I. Tháp trẻ.

IV: Nguồn sống suy giảm.

VII: Điều kiện khí hậu xấu đi.

X: Tăng dịch bệnh.

XI: Trẻ em và người già chết nhiều hơn.

XIII: kích thước quần thể tăng Các ý: I, IV, VII, X, XI, XIII đúng.

→ Đáp án C.

Câu 17. Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lý thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất?

A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng

C. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành

D. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống D

Câu 18. Một quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi:

A. Quần thể cân bằng B. Kích thước tại K

C. DN/dt giữ nguyên không đổi

D. Điều kiện môi trường không giới hạn D

Quần thể có thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học hoặc tăng trưởng thực tế.

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:

– Điều kiện môi trường không bị giới hạn, hoàn toàn thuận lợi.

– Đường cong tăng trưởng hình chữ J

→ Đáp án: D.

Câu 19. Sức chứa của môi trường là:

A. Tại sức chứa của môi trường thì mật độ cá thể của quần thể tăng nhanh theo cấp số

(15)

B. Sức chứa của môi trường là số lượng tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.

C. Số lượng cá thể tối thiểu để duy trì quần thể

D. Số lượng cá thể đủ để cung ứng cho bậc dinh dưỡng cao hơn B

Câu 20. Điều khẳng định nào sau đây về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật là chính xác?

A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa và mức tử vong là tối thiểu.

B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa và mức tử vong là tối thiểu C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

D. Khi không có giới hạn của môi trường, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong A

A. Đúng. khi môi trường không bị giới hạn mức sinh sản của quần thể là tối đa và tử vong là tối thiểu, quần thể sẽ sinh trưởng theo tiềm năng sinh học (hình chữ J)

B, C sai. Môi trường bị giới hạn, mức sinh sản sẽ giảm: vì các cá thể không được cung cấp đầy đủ nguồn sống (dinh dưỡng, nơi ở...) nên sinh sản. Khi các cá thể phải cạnh tranh nhau về nguồn sống thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên.

D. Sai. Khi môi trường không bị giới hạn, nhu cầu được cung cấp đầy đủ thì suwsc sinh sản sẽ tăng; tử vong sẽ giảm vì lúc này các cá thể thường có tuổi thọ sinh lí.

→ Đáp án: A.

Câu 21. Sự phân bố của động vật hay thực vật...

A. Thường đồng đều, cung cấp cho mỗi cá thể tối đa nơi sống và nguồn sống.

B. Thường theo nhóm, với việc các cá thể tụ họp tới nơi có nhiều nguồn sống hoặc tăng khả năng gặp gỡ.

C. Chủ yếu là ngẫu nhiên ở nhiều loài.

D. Chỉ đồng đều khi ít cạnh tranh nguồn thức ăn.

D

Các cá thể trong quần thể sinh vật thường có xu hướng phân bố theo nhóm

Phân bố theo nhóm là dạng phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng quần tụ với nhau để tăng khả năng hỗ trợ nhau kiếm ăn và chống lại kẻ thù.

VD: các loài động vật thường sống thành bầy, đàn.

→ Đáp án: D.

Câu 22. Nhóm sinh vật nào dưới đây thường có tỉ lệ đực/cái rất thấp?

A. Một số loài ong B. Các loài thú C. Chim D. Thân mềm C

(16)

A. Một số loài ong, chỉ có ong chúa là con cái, còn lại ong đực là ong thợ → tỷ lệ đực/ cái rất lớn.

B. Các loài thú tỷ lệ đực cái thường là 1: 1.

C. Chim. Tỷ lệ con đực ít hơn con cái rất nhiều. Tương tự như trong một đàn gà thuộc lớp chim, số lượng gà mái rất nhiều còn gà trống thì ít.

D. Thân mềm đa số phân tính, một số loài như ốc sên lưỡng tính → Sai.

→ Đáp án C.

Câu 23. Độ dốc của đường cong sinh trưởng bắt đầu giảm khi...

A. Điều kiện môi trường lý tưởng

B. Sự tăng trưởng quần thể đạt mức tối đa

C. Quần thể chịu tác động của giới hạn môi trường D. Số lượng cá thể trong quần thể (N) là 50%

C

Câu 24. Hình thức phân bố các cá thể của quần thể trong không gian nào là phổ biến nhất:

A. Phân bố đều B. Phân bố không đều C. Phân bố theo nhóm D. Phân bố ngẫu nhiên C

Hình thức phân bố các cá thể của quần thể trong không gian, phổ biến nhất là phân bố theo nhóm, vì nguồn sống của môi trường không đồng đều.

Phân bố theo nhóm là: Các cá thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống nhất.

Ý nghĩa: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường

→ Đáp án C.

Câu 25. Quần thể là:

A. Tập hợp các cá thể cùng loài.

B. Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới.

C. Tập hợp các cá thể cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

D. Tập hợp các cá thể cùng sống trong một khoảng không gian, thời gian xác định.

B

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể có các đặc trưng cơ abrn về: tỷ lệ giới tính, tỷ lệ nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước của quần thể và sự tăng trưởng của quần thể sinh vật.

(17)

→ Đáp án B.

Câu 26. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể?

A. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn.

B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây

A

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

A. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn là quần thể.

B, D. Sai. Có nhiều loại cá, không phải cùng 1 loài nên không phải quần thể.

C. Sai. Cây thân leo cũng có nhiều loại nên không phải là một quần thể.

→ Đáp án A.

Câu 27. Mật độ cá thế của quần thể sinh vật là:

A. Tỉ lệ đực, cái trong quần thể.

B. Số lượng cá thể có trong quần thể.

C. Số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

C

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Số lượng sinh vật được tính bằng đơn vị cá thể (con, cây) hay khối lượng sinh vật (sinh khối)

Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể.

→ Đáp án C.

Câu 28. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối A. Độ da dạng về loài.

B. Mật độ cá thể.

C. Tỉ lẹ giới tính.

D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.

A

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

(18)

Tỷ lệ giới tính Nhóm tuổi

Sự phân bố cá thể của quần thể Mật độ cá thể của quần thể Kích thước quần thể sinh vật Tăng trưởng của quần thể sinh vật

A. Độ da dạng loài không phải đặc trưng cơ bản của quần thể, vì quần thể là tập hợp các cá thể cùng 1 loài.

→ Đáp án A.

Câu 29. Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.

B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.

C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.

D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

B

Khi quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:

+ Điều kiện môi trường không bị giới hạn, hoàn toàn thuận lợi.

+ Đường cong tăng trưởng hình chữ J.

A. Sai. Xuất cư sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể nên không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học được.

B. Đúng.

C. Sai. Không gian cứ trú bị giới hạn, biến động số lượng cá thể, quần thể không thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học được.

D. Sai, nguồn sống không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài...→ không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học được.

→ Đáp án B.

Câu 30. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủa yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C. mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

(19)

D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

D

Mức sinh sản của quần thể là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian

Mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian

A. Đúng.

B. Đúng.

C. Đúng.

D. Sai. Mức sinh sản và tử vong của quần thể không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống, thức ăn, khí hậu....

→ Đáp án D.

Câu 31. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp chimhair âu trên đảo Trường Sa.

B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.

D. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

D

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

A.Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa là quần thể sinh vật.

B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở phú thọ là quần thể sinh vật.

C. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng là quần thể sinh vật.

D. Tập hợp cá trong Hồ Tây không phải là quần thể sinh vật, vì trong hồ có nhiều loại cá, các con cá này không cùng một loài...

→ Đáp án D.

Câu 32. Kích thước của quần thể có thể hiểu là

A. là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong quần thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. diện tích phân bố của các cá thể trong quần thể.

C. số lượng cá thể trong một khoảng không gian nhất định.

D. mức năng lượng được tạo ra của các cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định.

(20)

A

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

→ Đáp án A.

Câu 33. Kích thước của quần thể thay đổi và dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa. Sự dao động này luôn diễn ra, nó phụ thuộc vào các nhân tố:

A. nhu cầu sống của quần thể, mật độ cá thể.

B. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, điều kiện khí hậu.

C. mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.

D. tỉ lệ đực/cái, mật độ cá thể, điều kiện sống.

C

Kích thước của quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa.

Kích thước của quần thể = tỷ lệ sinh + tỷ lệ nhập cư - tỷ lệ tử - tỷ lệ xuất cư.

Vậy kích thước của quần thể sẽ phụ thuộc vào mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và mức độ xuất cư.

→ Đáp án: C.

Câu 34. Nếu kích thước quần thể vượt kích thước tối đa thì có thể dẫn tới A. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể, mức tử vong cao.

B. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt.

C. quần thể bị phân chia thành hai.

D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh.

A

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì:

+ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

+ ô nhiễm, bệnh tật, … tăng cao, mức tử vong cao

(21)

+ một số cá thể di cư khỏi quần thể

→ Đáp án A.

Câu 35. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường.

C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn.

D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

A

Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

Kích thước tối thiểu là: Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:

+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

→ Đáp án A.

Câu 36. Các dạng biến động của quần thể

A. biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động do con người.

B. biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm.

C. biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm.

D. biến động theo mùa, biến động do con người và biến động theo chu kỳ nhiều năm.

C

Biến động của quần thể: Là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường

Có hai loại biến động là biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì.

+ Biến động theo chu kì: Xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường Biến động theo chu kì ngày đêm, tuần trăng, mùa, nhiều năm, hoạt động của thuỷ triều,..

+ Biến động không theo chu kì: Xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được

→ Đáp án C.

(22)

Câu 37. Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.

B. Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) dẫn tới mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng làm tăng số lượng cá thể của quần thể.

C. Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) dẫn tới mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

D. Quần thể không có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.

D

A. Đúng. Là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể đó quanh trị số cân bằng khi kích thước quần thể đạt giá trị tối đa, cân bằng với sức chứa của môi trường.

B. Đúng.

C. Đúng.

D. Sai. Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi cá thể tăng quá cao: hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật, hoặc ăn thịt lẫn nhau ở động vật...

→ Đáp án D.

Câu 38. Hiện tượng “tự tỉa thưa” ở sinh vật là do

A. thiếu nguồn sống và nơi sinh sản do mật độ cá thể quá cao.

B. mật độ phân bố của sinh vật được tự điều chỉnh tăng hoặc giảm ở mức thích hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. mật độ cá thể quá cao, vượt quá sức “chịu đựng” của môi trường dẫn đến thiếu nguồn sống và nơi ở nên những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải.

D. những cá thể kém thích nghi sẽ bị đào thải, những cá thể thích nghi hơn sẽ tồn tại và phát triển.

C

Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là do: mật độ cá thể quá cao, thiếu nguồn sống → có hiện tượng cạnh tranh, yếu sẽ bị đào thải.

Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

→ Đáp án C.

Câu 39. Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

B. hỗ trợ.

C. cạnh tranh.

D. vật ăn thịt và con mồi A

Quan hệ sinh thái là quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và quan hệ giữa cá thể với môi trường.

(23)

Hỗ trợ:là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …

Vai trò: + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Cạnh tranh: giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.

→ Đáp án A.

Câu 40. Trong một bể nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa vào các vật thể trôi nổi trong nước. 2 loài này cạnh tranh gay gắt về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích chính để

A. giảm các chất gây ô nhiễm.

B. làm cho bể thêm sinh động.

C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài.

D. tăng lượng ôxy cho nước.

C

Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để giảm sự cạnh tranh của hai loài.

Loài ưa sống nơi thoáng đãng sẽ tránh khu vực có rong rêu để sinh sống, ngược lại những loài thích sống dựa dẫm vào vật thể trôi nổi sẽ chọn khu vực có nhiều rong rêu để sinh sống và kiếm thức ăn.

Mục đích chính là phân ly ổ sinh thái → hạn chế sự cạnh tranh.

→ Đáp án: C.

Câu 41. Khi mật độ cá thể trong quần thể cao sẽ dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể về thức ăn, nơi ở, con đức giành con cái và cạnh tranh các nguồn sống khác. Điều này giúp

A. số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. các cá thể không cạnh tranh được sẽ di cư để tạo nên quần thể mới.

C. chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại những cá thể có khả năng cạnh tranh cao.

D. quá trình tiến hóa của quần thể để tạo nên loài mới cách li sinh sản với quần thể gốc A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có

*Kết luận: Loài mới không xuất hiện ở một đột biến mà thường có sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến, loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là

Một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thể và một alen alen có lợi cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể →Thành phần kiểu gen của quần thể

(4) sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cơ chế cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó

Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh

+Trong trường hợp cá thể lông vàng có khả năng sinh sản thấp, các cá thể khác bình thường chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần

Yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số alen có hại trong quần thể nếu loại bỏ hết các alen có lợi 5 sai giao phối không ngẫu nhiên là thay đổi thành phần kiểu

Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp